Trang chủNewsThời sựPhấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ...

Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề “Những nội dung cốt lõi, điểm mới trong Dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2026-2030 và về tình hình kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch năm 2025; về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam; về chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương”.

Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trước đó, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã quyết nghị thông qua nội dung cơ bản của các văn kiện trình Đại hội XIV, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025-2027; chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và một số nội dung quan trọng khác.

Tăng trưởng năm 2024 dự kiến vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra

Trình bày nội dung đánh giá tình hình kinh tế – xã hội năm 2024, ước thực hiện 5 năm 2021-2025 và dự kiến kế hoạch năm 2025, phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2026-2030, sau khi phân tích bối cảnh tình hình, công tác chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, những năm đầu nhiệm kỳ, tập trung phòng, chống đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Do đó, năm 2024 tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia; tập trung khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19, phòng chống và kịp thời khắc phục hậu quả cơn bão số 3, nhanh chóng ổn định đời sống, khôi phục sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế – xã hội.

Nhờ đó, năm 2024, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đây và hiện nay là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu (riêng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người xấp xỉ đạt, nếu tốc độ đạt tăng trưởng cả năm trên 7% thì sẽ đạt toàn bộ các chỉ tiêu); trong đó hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về xã hội và chỉ tiêu về tăng năng suất lao động vượt kế hoạch đề ra.

Người đứng đầu Chính phủ điểm lại một số kết quả nổi bật như kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt khoảng 7% (phấn đấu trên 7%), vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (4-4,5%), trong khi vẫn thực hiện tăng lương và tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý. Thu ngân sách nhà nước vượt trên 10% dự toán; bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn quy định. An ninh năng lượng, an ninh lương thực, cân đối cung cầu lao động được bảo đảm.

Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD- Ảnh 2.
Người đứng đầu Chính phủ điểm lại một số kết quả nổi bật như kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát triển kết cấu hạ tầng có bước đột phá rõ nét, đã hoàn thành đưa vào khai thác 2.021 km đường bộ cao tốc và đường dây 500 kV mạch 3 Quảng BìnhHưng Yên. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Có điều kiện để làm và quyết tâm làm đường sắt cao tốc

Thủ tướng nhấn mạnh, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là một trong những công trình biểu tượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới và tạo nguồn lực mới.

Trước đây, còn có ý kiến khác nhau về dự án khi quy mô GDP của nước ta mới hơn đạt 100 tỷ USD, bình quân đầu người trên 1.000 USD, song đến nay quy mô GDP đã gấp nhiều lần, chúng ta đã có điều kiện để làm và phải quyết tâm làm.

Dự án đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, bài bản, Bộ Chính trị đã có Kết luận và Hội nghị Trung ương 10 đã có Nghị quyết thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến. Việc triển khai sẽ theo cách làm mới, đa dạng hóa nguồn lực từ trong nước, ngoài nước, ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu, hợp tác công tư, mô hình TOD…

Cũng theo Thủ tướng, vừa qua có nhiều ý kiến khởi động lại các dự án điện hạt nhân vì đây là điện sạch và chi phí phù hợp, được nhiều nước trên thế giới đã và đang sử dụng với những dự án an toàn, hiệu quả, quy mô phù hợp.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường được chú trọng; đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân tiếp tục được nâng lên. Đã dành gần 700.000 tỷ đồng cho cải cách tiền lương. Tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Đến nay, đã huy động được 2.152 tỷ đồng để hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra và khoảng 6.000 tỷ đồng cho Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”.

Chính trị – xã hội ổn định; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, nhất là đối ngoại cấp cao được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Quy mô kinh tế năm 2025 dự kiến đạt 500 tỷ USD

Thủ tướng cho biết, trên cơ sở kết quả từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ước thực hiện năm 2024 và kế hoạch năm 2025, dự kiến kết quả đánh giá 5 năm 2021-2025 thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030 như sau:

Tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt khoảng 6%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới; GDP bình quân đầu người tăng từ 3.720 USD năm 2021 lên khoảng 4.900 USD năm 2025, tăng 31,7%.

Quy mô nền kinh tế tăng từ 346 tỷ USD, xếp thứ 37 trên thế giới năm 2020; lên 433 tỷ USD, xếp thứ 34 thế giới năm 2023 (theo số liệu cập nhật mới nhất của Ngân hàng Thế giới); và dự kiến khoảng 500 tỷ USD năm 2025 (tăng 1,45 lần so với năm 2020), xếp thứ 33 thế giới và thứ 4 khu vực ASEAN.

Thực hiện ba đột phá chiến lược đạt kết quả tích cực, nhất là về xây dựng kết cấu hạ tầng; trong đó đến cuối năm 2025 cả nước sẽ có hơn 3.000 km đường bộ cao tốc (đạt mục tiêu đề ra) và tiếp tục triển khai nhiều dự án cho giai đoạn 2026-2030. Hạ tầng số, hạ tầng điện được đầu tư xây dựng trên phạm vi cả nước.

Công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật được chỉ đạo quyết liệt với tinh thần cải cách, đổi mới, chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy kiến tạo phát triển; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ trình Quốc hội ban hành 43 luật; Chính phủ ban hành 460 nghị định; theo chương trình Kỳ họp thứ 8 (khai mạc ngày 21/10/2024), dự kiến Quốc hội ban hành 18 luật, 2 nghị quyết, cho ý kiến 10 luật. Công tác quy hoạch tiếp tục được đẩy mạnh; tăng cường liên kết vùng, phát triển kinh tế vùng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các dự án tồn đọng, kéo dài, các ngân hàng yếu kém từng bước được giải quyết căn cơ.

An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện; hỗ trợ trên 68 triệu lượt người lao động và 1,41 triệu lượt người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 với tổng kinh phí gần 120.000 tỷ đồng. Phát động Quỹ Vaccine, đã huy động được hàng chục nghìn tỷ đồng để tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Đối ngoại và hội nhập quốc tế là điểm sáng, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, mở ra các cơ hội hợp tác, hướng phát triển mới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.

Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD- Ảnh 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá, về đích… – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

“Đánh giá chung 5 năm 2021-2025, chúng ta đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật, khá toàn diện, cơ bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu và nước ta vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, chỉ số phát triển con người được cải thiện, chỉ số hạnh phúc năm 2024 theo đánh giá của Liên Hợp Quốc tăng 11 bậc so với năm 2023, xếp thứ 54/143 quốc gia, vùng lãnh thổ, tạo nền tảng cho giai đoạn sau phát triển cao hơn; góp phần chứng minh nhận định: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, Thủ tướng phát biểu.

Sau khi phân tích về những hạn chế, bất cập và khó khăn, thách thức, nguyên nhân, Thủ tướng chỉ rõ một số bài học kinh nghiệm:

Theo đó, kiên định đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cạnh tranh chiến lược phức tạp; nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách chủ động, sáng tạo, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ.

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, nhất là những lúc khó khăn.

Nhân dân làm nên lịch sử, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước, sức mạnh ngoài nước; đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả.

Sự lãnh đạo, đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích

Về dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2026-2030, sau khi phân tích bối cảnh tình hình, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng cho biết mục tiêu năm 2025 và phấn đấu đến năm 2030.

Trong đó, xác định năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã xác định; lấy ổn định làm tiền đề cho phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025. Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, thuộc nhóm 30 nền kinh tế có quy mô GDP hàng đầu thế giới, tạo tiền đề vững chắc đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc vào năm 2045.

Một số chỉ tiêu chủ yếu, năm 2025, tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7-7,5%). GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%…

Giai đoạn 2026-2030, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,5-8,5%/năm; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 7.400-7.600 USD.

Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD- Ảnh 4.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu đại biểu tham dự – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030 gồm:

Thứ nhất, tập trung hoàn thiện thể chế phát triển, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa quản lý tốt, vừa kiến tạo không gian phát triển, đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; cắt giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế “xin cho”.

Thứ hai, phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao, trong đó có các đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao.

Thứ tư, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 780-800 tỷ USD.

Thứ năm, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, khai thác hiệu quả không gian phát triển mới, lấy đô thị làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Thứ sáu, phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của Nhân dân.

Năm 2025, chuẩn bị chu đáo, tổ chức tốt các ngày lễ lớn của đất nước (135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, 95 năm ngày thành lập Đảng, 80 năm ngày thành lập nước, 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…); phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước và tạo chuyển biến căn bản về nhà ở xã hội trong năm 2025.

Thứ bảy, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Thứ tám, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

Thứ chín, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Phát huy hiệu quả trường phái “Ngoại giao cây tre Việt Nam: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”.

Thứ mười, đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao năng lực quản trị xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Mười một là giải pháp, nhiệm vụ về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và kế hoạch tài chính, ngân sách nhà nước 3 năm 2025-2027; theo đó, tăng thu, tiết kiệm chi, phát huy tính chủ đạo của Trung ương và tính chủ động của địa phương, tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược, trọng điểm…



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-phan-dau-den-nam-2030-gdp-viet-nam-dat-khoang-780-800-ty-usd-381873.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởng

Kinhtedothi - Chiều tối ngày 28/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh. Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Tại sự kiện,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thủ hiến bang Hessen (Đức)

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh chuyến thăm của Thủ hiến Boris Rhein sang thăm Việt Nam vào thời điểm quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Đức nói chung và quan hệ Việt Nam-Hessen đang phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực, tin tưởng chuyến thăm sẽ tạo thêm động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Hessen. Thủ hiến Boris Rhein bày tỏ vui mừng có dịp thăm lại Việt Nam...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 2 tân Bộ trưởng

Chiều tối ngày 28/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Nhân dịp...

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, đóng góp trách nhiệm, hiệu quả...

Chuyến công tác tại Brazil và Cộng hòa Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tầm nhìn chiến lược, cam kết mạnh mẽ, đề xuất có trách nhiệm và sẵn sàng tham gia, đóng góp nhiều hơn nữa của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu tại Hội nghị Thượng định G20, nhất là về chống đói nghèo, phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng; đồng thời củng cố, thúc đẩy quan hệ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc tạm hoãn tổ chức Kỳ tuyển dụng viên chức năm 2024

(TN&MT) - Ngày 13/12, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc đã có Thông báo số 33/TB-QTMB về việc tạm hoãn tổ chức Kỳ tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm. Trước đó, ngày 28/11/2024, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc đã ban...

Quảng Trị đề xuất tăng thêm công suất điện gió trên bờ, ngoài khơi

Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết: Địa phương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xem xét bổ sung tăng thêm cho địa phương khoảng 1.500 – 2.000 MW điện gió trên bờ và từ 2.600 - 4.000 MW điện gió ngoài khơi. ...

Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW

Chiều 16/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" tại các cơ quan...

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tham mưu cấp ủy xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức và các lĩnh vực tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, đánh giá kết quả công tác tham mưu cấp ủy xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo...

Hội nghị Báo chí toàn quốc năm 2024

(TN&MT) - Ngày 16/12, tại TP. Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị. ...

Bài đọc nhiều

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

NVIDIA chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam, cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD

NVIDIA đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong vòng 4 năm tới, giúp tạo thêm khoảng 4.000 việc làm trực tiếp, khoảng 40.000-50.000 việc làm gián tiếp. ...

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 thăm, tặng quà gia đình chính sách

(NLĐO)- Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thăm Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Quảng Ngãi ...

Tối nay, ai sẽ là quán quân Rap Việt mùa 4?

Tối nay 14-12, quán quân Rap Việt mùa 4 sẽ được gọi tên trong đêm công bố và trao giải. Hiện các diễn đàn xôn xao nhiều ý kiến với chủ đề: Ai sẽ là quán quân Rap Việt mùa này? HLV B Ray (trái) và GILL, Robber trong Rap Việt chung kết Cuộc cạnh tranh bảy thí sinh trong Rap Việt mùa 4 được đánh giá dễ thở hơn khi hai cái tên ứng cử viên nặng ký cho quán quân mùa...

Cùng chuyên mục

Ông bố Trung Quốc nhồi máu cơ tim vì kèm con làm bài tập

Theo SCMP, ông bố họ Trương, khoảng 40 tuổi, đột nhiên cảm thấy khó thở và đau ngực trong lúc dạy kèm con trai - học sinh trung học cơ sở đang chuẩn bị cho kỳ thi vào trung học phổ thông – tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu và được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tính.Các bác sĩ tại bệnh viện Sir Run Run...

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế – xã hội sau điều tra 53 DTTS

Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng trống” cơ bản về điều kiện sống, về kinh tế, xã hội, văn hóa… còn nhiều hạn chế, chưa đáp...

Đô thị bị phủ kín bụi bặm, Chủ tịch TP Yên Bái lên tiếng

Trước tình trạng người dân TP Yên Bái phải sống chung với bụi bẩn do hoạt động san gạt, vận chuyển đất sạt lở sau bão số 3, Chủ tịch UBND TP đã thông tin về tiến độ làm sạch đô thị. Sáng 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) cho biết, đến 31/12 toàn bộ hoạt động san gạt, xử lý các điểm sạt lở trên địa...

Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, rét đậm giảm dần, Trung Bộ giảm mưa

(ĐCSVN) – Hôm nay (17/12), Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ; vùng núi đêm trời rét, có nơi rét đậm, rét hại, nhiệt độ 6-11 độ C. Trung Bộ giảm mưa, Nam Bộ hửng nắng, sáng mát mẻ, trời mù.   ...

Tài xế ô tô đấm người túi bụi ở trung tâm TPHCM khai những gì?

Tài xế Quách Minh Nhựt khai rằng vì lo lắng với việc đưa con đi khám bệnh, trong khi đó lại bị người đi xe gắn máy nhắc nhở ngay cổng bệnh viện nên nóng giận, không kiểm soát được hành động. XEM CLIP: Cơ quan CSĐT Công an quận 1, TPHCM tối nay (16/12) cho biết đã làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ tài xế ô tô đánh, đấm túi bụi người đi xe gắn máy trước...

Mới nhất

Đô thị bị phủ kín bụi bặm, Chủ tịch TP Yên Bái lên tiếng

Trước tình trạng người dân TP Yên Bái phải sống chung với bụi bẩn do hoạt động san gạt, vận chuyển đất sạt lở sau bão số 3, Chủ tịch UBND TP đã thông tin về tiến độ làm sạch đô thị. Sáng 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND TP Yên Bái (tỉnh...

Chung cư sắp bàn giao thu hút khách hàng “xuống tiền”

Những dự án sắp bàn giao thu hút khách hàng nhờ tiến độ rõ ràng, tạo niềm tin cho người mua để ở cũng như hấp dẫn nhà đầu tư vì tiềm năng tăng giá ngay sau khi bàn giao. Những dự án sắp bàn giao thu hút khách hàng nhờ tiến độ rõ ràng, tạo niềm tin cho người...

Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy không giới hạn cho các kế hoạch đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh năm 2025: Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy...

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù...

Bình Dương tăng cường đấu tranh với tội phạm ‘tín dụng đen’

Tỉnh Bình Dương đã phát hiện triệt xóa 74 vụ với 148 đối tượng về các hành vi liên quan đến "tín dụng đen", trong đó đã khởi tố 50 vụ với 91 bị can về hành vi cho vay nặng lãi. Ngày 11/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg...

Mới nhất

Khó khăn thì thích nghi!