Trang chủNewsThời sựPhải triệt những kẻ 'chăn dắt'

Phải triệt những kẻ ‘chăn dắt’


Qua làm việc với các sở, ngành về các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước để không xảy ra tình trạng người lang thang, xin ăn, chăn dắt, sử dụng lao động trẻ em, Ban Văn hóa – xã hội TP.HCM đánh giá rằng TP.HCM đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện Quyết định số 812 năm 2023 của UBND TP.HCM về quy chế phối hợp tập trung trẻ em, người lang thang xin ăn và các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp.

Thời gian qua mặc dù các địa phương có ra quân tổ chức tăng cường thực hiện nhưng số trường hợp người lang thang, xin ăn giảm không đáng kể, có nhiều địa phương còn tăng. Điều này cho thấy các giải pháp vẫn chưa đủ mạnh.

“TP.HCM cần công bố, thống nhất một số đường dây nóng về tiếp nhận thông tin liên quan tình trạng trẻ em, người lang thang xin ăn và có cơ chế xử lý thông tin chính xác, kịp thời. Bởi hiện nay, một người dân đi đường nhìn thấy trường hợp người lang thang, xin ăn thì không biết liên hệ số điện thoại nào. Chúng ta có thể đặt băng rôn đường dây nóng ngay các trục đường, giao lộ để người dân thấy”, ông Cao Thanh Bình nói.

Thu dung người lang thang xin ăn tại TP.HCM: Phải triệt những kẻ 'chăn dắt'- Ảnh 1.

Người lang thang, xin ăn ở Q.Phú Nhuận được tập trung xác minh cư trú

Song song đó, ông Cao Thanh Bình cho rằng TP.HCM cần tăng cường điều tra, xử lý nghiêm và triệt để các đối tượng chăn dắt, lợi dụng sức lao động của trẻ em, người già, người khuyết tật để trục lợi cá nhân.

“Đa số các trường hợp đến các cơ sở bảo trợ xã hội được bảo lãnh về. Thế nên phải có biện pháp nghiệp vụ để theo dõi các trường hợp này sau khi trở về địa phương, như đối với trẻ em thì gia đình có chăm sóc không hay là lại sử dụng các em để xin ăn. TP.HCM cũng cần phải mạnh dạn xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự những vụ việc chăn dắt trẻ em”, ông Cao Thanh Bình nhấn mạnh.

Về mặt chính sách, ông Cao Thanh Bình cho rằng cần phải bổ sung, quy trách nhiệm và xây dựng quy trình chặt chẽ hơn, ví dụ khi có tin báo thì sau bao nhiêu tiếng đồng hồ địa phương phải xử lý. TP.HCM cần quy trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trước nếu thực hiện chưa tốt công tác quản lý địa bàn.

Các cơ quan quản lý cũng đề cập về việc người lang thang, xin ăn di chuyển qua nhiều địa bàn, do đó ông Cao Thanh Bình cho rằng TP.HCM cần nghiên cứu có kênh kết nối chung để cả hệ thống cùng nhận diện, theo dõi, tránh tình trạng “bắt cóc bỏ dĩa”. Đồng thời phải phối hợp các tỉnh, thành, địa bàn giáp ranh quan tâm, quản lý chặt chẽ hơn.

Về lâu dài, ông Cao Thanh Bình cho rằng phải hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội bền vững, tính toán các chính sách, chế độ về chăm sóc, học nghề cho người lang thang, xin ăn khi các cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận. TP.HCM hiện đã lập Quỹ An sinh xã hội, thế nên hoàn toàn có thể tin rằng sẽ có nhiều giải pháp chăm lo, hỗ trợ kịp thời trong thời gian tới.

“Ở góc độ đại biểu HĐND, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, tăng cường giám sát, đôn đốc việc thực hiện công tác này”, ông Cao Thanh Bình nói.

Thu dung người lang thang xin ăn tại TP.HCM: Phải triệt những kẻ 'chăn dắt'- Ảnh 2.

Một trường hợp cụ già lang thang xin ăn ở góc đường Tô Ngọc Vân – Phạm Văn Đồng (P.Linh Tây) được tổ công tác TP.Thủ Đức tiếp nhận, tập trung về phường

Bà Nguyễn Thành Phụng, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM), cho biết Sở LĐ-TB-XH thực hiện công tác tham mưu UBND TP.HCM để chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, tập trung người lang thang, xin ăn trên địa bàn.

Theo bà Phụng, để thực hiện hiệu quả việc quản lý, tập trung người lang thang, xin ăn, cần tính tới các giải pháp chính sau: Thứ nhất, có kênh tiếp nhận phản ánh về người lang thang, xin ăn trên địa bàn, truyền thông không cho tiền người xin ăn trực tiếp.

Thứ hai, vai trò của mỗi quận, huyện và TP.Thủ Đức trong các giải pháp tăng cường quản lý địa bàn hoặc phối hợp các địa bàn giáp ranh về công tác này. Các địa phương cần rà soát các khu dân cư tập trung nhiều người tạm trú (đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật) và phối hợp chặt chẽ với Công an TP.HCM nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các đối tượng chăn dắt, lợi dụng người yếu thế xin ăn để trục lợi. Đồng thời, tại địa phương phải có giải pháp giúp đỡ, việc làm… cho người khó khăn vươn lên, tự lực trong cuộc sống.

Thứ ba, các đơn vị chức năng, đại biểu HĐND, đại biểu Quốc hội tăng cường kiểm tra, giám sát để biết địa phương thực hiện có quyết liệt không, thực hiện tới đâu nhằm có giải pháp kịp thời. Ngoài ra, UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức cũng cần xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác triển khai, tổ chức thực hiện Quyết định số 812 năm 2023 của UBND TP.HCM tại phường, xã, thị trấn hàng quý và đột xuất.

Trong khi đó, ông Phạm Đình Nghinh, Phó chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM, cho rằng thực tế rất khó giải quyết dứt điểm tình trạng người lang thang, xin ăn, nhất là với vị trí, quy mô và tính chất đặc thù như TP.HCM. Thay vào đó, TP.HCM có thể tính tới triển khai các giải pháp làm sao giúp kéo giảm đến mức thấp nhất tình trạng người lang thang, xin ăn, trong đó đặc biệt là trẻ em.

“Trong bất cứ điều kiện và hoàn cảnh nào, trẻ em luôn là nhóm đối tượng cần được quan tâm và bảo vệ đặc biệt. Nhiều thành phố lớn trên thế giới vẫn diễn ra tình trạng người lang thang, xin ăn nhưng thấy rất ít hoặc gần như không có trẻ em. Nhưng điều này thì ngược lại với thực trạng của thành phố, nơi mà trẻ em lại là nhóm đối tượng chiếm đa số. Đã đến lúc chúng ta cần các giải pháp thực tế, quyết liệt và cụ thể hơn để hướng tới việc giải quyết một cách căn bản tình trạng người lang thang, xin ăn, đặc biệt là trẻ em”, ông Nghinh nêu ý kiến.

Thu dung người lang thang xin ăn tại TP.HCM: Phải triệt những kẻ 'chăn dắt'- Ảnh 3.

Cần giải pháp quyết liệt, cụ thể hơn để hướng tới dứt điểm tình trạng trẻ em lang thang xin ăn. Trong ảnh: Trẻ em phun lửa, xin ăn tại phố tây Bùi Viện (Q.1, TP.HCM)

Theo ông Nghinh, việc giải quyết vấn đề người lang thang xin ăn không thể quy trách nhiệm duy nhất về một cơ quan, một cấp, một ngành mà cần có sự kết nối và phối hợp của nhiều bên liên quan với nhau.

“Chúng ta cũng không thể chỉ tập trung quy hết trách nhiệm về chính quyền cơ sở nếu như chưa giải quyết một cách căn cơ và thỏa đáng vấn đề nhân sự, chính sách hỗ trợ, thủ tục quy trình hồ sơ khi giải quyết vấn đề người lang thang xin ăn”, ông Nghinh nhấn mạnh.

Song song đó, ông Nghinh cũng cho rằng căn cơ của vấn đề người lang thang xin ăn xuất phát từ nghèo đói hoặc tình trạng lợi dụng người già, trẻ em để trục lợi. Do đó, cần có từng giải pháp cho vấn đề cụ thể.

Đối với nguyên nhân xuất phát từ vấn đề nghèo đói, thiên tai thảm họa, sức khỏe yếu kém, không có công ăn việc làm…, ngoài việc triển khai các chính sách trợ cấp như hiện nay, TP.HCM cần đẩy mạnh hơn nữa việc hình thành các trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội, bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Cùng với đó, cần tính tới sắp xếp và kiện toàn các cơ sở bảo trợ hiện có theo hướng bổ sung và mở rộng chức năng tiếp cận, hỗ trợ cộng đồng.

“Trong trường hợp không may mắn rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, các nhóm yếu thế sẽ được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu nhanh và hiệu quả nhất trong khả năng (cung cấp suất ăn, hỗ trợ chỗ ở tạm thời, chăm sóc nuôi dưỡng dài hạn, hỗ trợ học văn hóa, học nghề, giải quyết việc làm…). Còn đối với hành vi chăn dắt, lợi dụng người già, trẻ em xin ăn thì các cơ quan nhà nước các cấp cần phối hợp công an điều tra và xử lý thật nghiêm, răn đe. Điều này cần được làm thường xuyên và liên tục chứ không nên chỉ là các dịp lễ, tết hoặc nhân một dịp có các ngày kỷ niệm nào đó”, ông Nghinh cho hay.



Source link

Cùng chủ đề

Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 1.400 tỷ đồng

Thành phố Hà Nội đã tiến hành chi trả kinh phí trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên 1.400 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2024. Theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, toàn TP hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Các cơ sở trợ giúp xã hội của TP Hà Nội thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 3.080 đối tượng bảo trợ xã...

SHB tích cực tham gia các hoạt động xã hội

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024. Bên cạnh phát triển hoạt động kinh doanh, ngân hàng tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ người nghèo, xóa nhà tạm theo chủ trương của Chính phủ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổng Giám đốc SHB Ngô Thu Hà, đại diện ngân...

ACB ngăn chặn giao dịch 10.000 tài khoản nghi ngờ gian lận

Áp dụng công nghệ tiên tiến bảo vệ tài khoản khách hàng, chiến lược bảo mật đa lớp giúp ACB phát hiện và cảnh báo rủi ro, đem lại sự an tâm khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số. ...

Trao giải thưởng tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội

(CLO) Chiều 31/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Lễ trao giải thưởng “Tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội trong nền kinh tế số”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu dùng, khiến quyền lợi của người tiêu dùng chưa được đảm bảo. Do đó, các đại biểu đề nghị quy...

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ nhà Trung Quốc và các đối tác. Tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Mới nhất

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Mới nhất