Trang chủNewsNhân quyềnPhải hành động trong tất cả các giai đoạn của chu trình...

Phải hành động trong tất cả các giai đoạn của chu trình di cư

Trong quá trình di cư, người di cư có thể phải đối mặt nhiều rủi ro. Vì vậy, để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của họ, cần một góc nhìn “360 độ” ở cả một chu trình di cư.

Tham dự các sự kiện này có gần 60 đại biểu đến từ các quốc gia thành viên của Nhóm làm việc (Việt Nam, New Zealand, Thái Lan, Malaysia, Sri Lanka, Philippines, Australia, Indonesia, Maldives,...) cùng đại diện Tổ chức Di cư quốc tế (IOM). (Ảnh: Xuân Sơn)
Các đại biểu tham dự cuộc họp giai đoạn hành động chung 2023-2024 và cuộc họp thường niên của Nhóm làm việc về triệt phá các mạng lưới đưa người di cư trái phép, mua bán người trong khuôn khổ Tiến trình Bali. (Ảnh: Xuân Sơn)

Trong khuôn khổ cuộc họp giai đoạn hành động chung 2023-2024 và cuộc họp thường niên của Nhóm làm việc về triệt phá các mạng lưới đưa người di cư trái phép, mua bán người trong khuôn khổ Tiến trình Bali về chống đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia có liên quan diễn ra 3 ngày từ 16-18/7 tại Hà Nội, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong bảo vệ người di cư, thúc đẩy Tiến trình Bali hiệu quả hơn, đồng thời thấy được những nỗ lực cụ thể của Việt Nam từ chính sách đến thực tiễn trong việc bảo vệ người di cư.

Tiến trình Bali được thành lập năm 2002, là tiến trình tham vấn khu vực tự nguyện và không ràng buộc với sự đồng chủ trì của các Chính phủ Australia và Indonesia, bao gồm hơn 45 quốc gia thành viên và tổ chức tham gia. Việt Nam tham gia Tiến trình Bali vào tháng 2/2002.

Trong số các tiến trình đa phương về di cư, Tiến trình Bali được thừa nhận là hình mẫu hợp tác khu vực thành công về phòng, chống đưa người di cư trái phép và mua bán người. Trong quá trình hình thành và phát triển, Tiến trình Bali đã thiết lập nhiều cơ chế hợp tác, làm việc, trong đó có Nhóm công tác (được thành lập năm 2009) nhằm xây dựng và thúc đẩy các biện pháp thực tiễn, góp phần tăng cường hợp tác giải quyết nạn đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia.

Di cư là một sự lựa chọn

Tại cuộc họp, bà Phan Thị Minh Giang, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã chia sẻ cách tiếp cận về một chu trình di cư. Bà Giang nhấn mạnh, khi nhìn nhận di cư trong toàn bộ chu trình, có thể thấy sự dễ bị tổn thương có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình di cư. Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của người di cư và đảm bảo bảo vệ kịp thời các quyền của người di cư, điều quan trọng là phải hành động trong tất cả các giai đoạn.

Bà Giang nói: “Trước khi di cư, chúng ta cần khuyến khích di cư an toàn và có đầy đủ thông tin, và/hoặc ngăn chặn bạo lực, bóc lột hoặc lạm dụng người di cư bằng cách xác định các yếu tố thúc đẩy di cư và các yếu tố rủi ro có thể làm trầm trọng thêm tình trạng dễ bị tổn thương trong quá trình di cư và tìm kiếm giải pháp để giảm thiểu rủi ro”.

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, di cư là một sự lựa chọn chứ không phải là một điều cần thiết. Những người di cư tiềm năng cần phải chuẩn bị kỹ càng trước khi rời quê hương, biết điều gì đang chờ đợi họ, biết cách tự nhận diện rủi ro và tự bảo vệ mình trước những rủi ro.

Trong quá trình di cư, các biện pháp bảo vệ những người di cư dễ bị tổn thương là xác định, loại bỏ rủi ro và hỗ trợ kịp thời cho họ, đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp như đại dịch, thiên tai, bị mua bán.

Sau khi di cư, cần hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho người di cư để giải quyết mọi tổn thương phát sinh.

Mỗi quốc gia tham gia vào quá trình di cư có trách nhiệm ngăn chặn việc bóc lột người di cư vì điều này không chỉ gây tổn hại cho chính người di cư mà còn làm suy giảm uy tín, hình ảnh của đất nước.

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang phát biểu tại Cuộc họp giai đoạn hành động chung 2023-2024 và cuộc họp thường niên của nhóm làm việc về triệt phá các mạng lưới đưa người di cư trái phép
Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang phát biểu tại Cuộc họp. (Ảnh: Xuân Sơn)

650.000 người lao động Việt Nam ở nước ngoài

Tại sự kiện, bà Giang đã chia sẻ bức tranh chung về di cư của Việt Nam cũng như những nỗ lực của Việt Nam trong việc phòng chống di cư trái phép và bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương trong quá trình di cư.

Ở Việt Nam hiện có nhiều loại hình di cư, trong đó, di cư lao động là loại hình chính. Tuy nhiên, riêng đối với loại hình này, có rất nhiều hình thức đi ra nước ngoài làm việc: thông qua doanh nghiệp dịch vụ, cá nhân, tổ chức đầu tư ra nước ngoài hoặc đi theo diện kết hợp lao động kỳ nghỉ. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận người qua biên giới làm việc hoặc ở lại nước ngoài tìm việc làm sau các chuyến du lịch.

Hiện nay có khoảng 650.000 người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, lao động nữ chiếm hơn 30% đến 40%.

Chỉ riêng trong năm 2023 đã có 159.986 người (55.804 nữ) đi làm việc theo diện này. Những thị trường chính tiếp nhận lao động Việt Nam gồm Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Ngoài ra, còn có một bộ phận lao động tự phát ở khu vực biên giới hoặc ở nước ngoài theo đường du lịch. Lượng kiều hối do người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chuyển về trong nước hằng năm ước đạt khoảng 4 tỷ USD.

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang cho biết, trong quá trình làm việc ở nước ngoài, người lao động Việt Nam có thể gặp nhiều khó khăn, nguy cơ khác nhau, tùy theo từng hình thức đi làm việc ở nước ngoài và loại hình công việc.

Đặc biệt, tình trạng công dân bị lừa đi làm việc tại các cơ sở lừa đảo trực tuyến trong khu vực Đông Nam Á nhằm mục đích ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trong thời gian qua cho thấy những nguy cơ đó đã trở thành vấn đề hết sức nhức nhối. Quyền và lợi ích chính đáng của công dân bị xâm phạm nghiêm trọng, nhiều người trong số họ trở thành nạn nhân của các loại tội phạm, nhất là tội phạm mạng, hoặc trở thành nạn nhân bị mua bán.

Theo tổng hợp sơ bộ của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, từ năm 2021 đến nay, có khoảng 4.000 công dân được các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải cứu, hỗ trợ và đưa về nước; một số trường hợp được xác định là nạn nhân bị mua bán.

Phải hành động trong tất cả các giai đoạn của chu trình di cư
Hiện nay có khoảng 650.000 người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. (Nguồn: VGP)

Bảo vệ, tôn trọng người di cư

Về những nỗ lực của Việt Nam trong việc ngăn ngừa bóc lột và bảo vệ người di cư, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường công tác quản lý di cư và bảo hộ công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài, bao gồm ngăn ngừa việc bóc lột người di cư.

Cụ thể, thứ nhất, Việt Nam xây dựng và triển khai Kế hoạch Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (Thỏa thuận GCM). Ngày 20/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 402/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM.

Kế hoạch nhằm tạo môi trường di cư minh bạch, dễ tiếp cận, tôn trọng nhân phẩm của người di cư, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, đặc biệt là các nhóm đặc thù, phụ nữ và trẻ em.

Thứ hai, Việt Nam xây dựng và ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.

Việt Nam thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vào ngày 13/11/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022, thay thế Luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

Luật đã bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm gồm: lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc thực hiện hành vi khác trái pháp luật; nghiêm cấm phân biệt đối xử; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động…

Bên cạnh đó, để chủ động bảo vệ quyền của người lao động, Luật quy định công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động sau khi xuất cảnh có thể đăng ký trực tuyến với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để được hỗ trợ khi có vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động ở nước ngoài và hưởng quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Người lao động khi bị ngược đãi, đe dọa cũng được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng; được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận các dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.

Thứ ba, Việt Nam đang xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) với 3 nhóm giải pháp chính: hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân; quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định nạn nhân; nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân.

Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) là một bước phát triển trong hoạt động lập pháp của Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người nói riêng, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng, chống mua bán người.

Để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của người di cư, theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang, các quốc gia cần: Rà soát các chính sách và thực tiễn để đảm bảo không tạo ra hay làm trầm trọng hơn tính dễ bị tổn thương của người di cư; tăng cường hợp tác để cung cấp cho người di cư trong những tình huống dễ bị tổn thương, bất kể tình trạng di cư của họ, đặc biệt đối với phụ nữ, trẻ em, người già, nạn nhân bị mua bán; áp dụng các biện pháp hỗ trợ đối với người di cư trong tình huống khủng hoảng.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dự và phát biểu khai mạc Hội nghị rà soát tình hình triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Hội nghị rà soát tình hình triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự tháng 12/2023. (Ảnh: Quang Hòa)

Hợp tác là chìa khóa

Trong khuôn khổ Hội nghị, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Beresford đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc ngăn ngừa bóc lột và bảo vệ người di cư, cũng như sự tích cực của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về lĩnh vực này. Đồng thời, Đại sứ khẳng định sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để xây dựng cũng như thực hiện các chiến lược ứng phó với di cư bất hợp pháp, buôn người.

Là người trực tiếp tham gia các hoạt động hợp tác giữa New Zealand và Việt Nam trong lĩnh vực di cư trong suốt 12 tháng qua, ông Ben Quinn, sĩ quan liên lạc về di cư trái phép của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh New Zealand chia sẻ với phóng viên báo chí bên lề hội nghị những ấn tượng của ông trong nỗ lực chống di cư trái phép và buôn bán người của Việt Nam.

Ông Ben Quinn nhấn mạnh: “Chúng tôi rất hài lòng với cách New Zealand và Việt Nam hợp tác trong 12 tháng qua để chống lại tình trạng di cư bất hợp pháp và buôn bán người”.

Bày tỏ ấn tượng về những bước đi mà Việt Nam đã thực hiện để ứng phó với tình trạng di cư bất hợp pháp, ông đồng thời hy vọng sự hợp tác giữa hai nước sẽ góp phần vào giải quyết bài toán chung về di cư.

Đại diện Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh New Zealand khẳng định tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin, hợp tác song phương và đa phương trong việc triệt phá các mạng lưới đưa người di cư trái phép, mua bán người và tội phạm xuyên quốc gia.

Ông nói: “Hợp tác giữa các quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc chống lại tình trạng di cư trái phép và buôn bán người. Các quốc gia không thể đơn độc chống lại những tội ác này khi sự di chuyển của người dân mang tính quốc tế”.

Trong khuôn khổ cuộc họp, ông Carl Knight, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh New Zealand chia sẻ một số thực tiễn về những người Việt Nam lao động tại New Zeland. Theo ông, người lao động Việt Nam tại New Zealand đang gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng như nợ nần, bị lừa đảo, bóc lột lao động, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Hiện nay, chính quyền New Zealand đã và đang có những cách tiếp cận thông qua chính sách và truyền thông để bảo vệ người di cư, tuyên truyền để người di cư nhận thức được các loại hình tội phạm xuyên quốc gia…

Hợp tác song phương, đa phương, đưa ra chiến lược, khung khẩu hiệu chung, thúc đẩy Tiến trình Bali mạnh hơn, hiệu quả hơn… là những điểm chính được các đại biểu nhấn mạnh trong các tham luận tại cuộc họp nhằm chung tay giải quyết bài toán di cư nan giải, phức tạp xuyên biên giới, tạo ra một không gian an toàn, an ninh cho phát triển bền vững.





Nguồn: https://baoquocte.vn/phai-hanh-dong-trong-tat-ca-cac-giai-doan-cua-chu-trinh-di-cu-278827.html

Cùng chủ đề

Năm người chết, hàng chục người mất tích trong vụ chìm tàu tại Hy Lạp

(CLO) Một thảm kịch đã xảy ra vào sáng sớm ngày 14/12 khi một chiếc tàu chở người di cư chìm ngoài khơi đảo Crete, Hy Lạp, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 40 người khác được báo cáo là mất tích. ...

IOM hỗ trợ tỉnh Quảng Bình nâng cao nhận thức cho người dân về di cư an toàn, hợp pháp

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Quyết định số 3465/QĐ-UBND ngày 10/12/2024, phê duyệt khoản viện trợ phi dự án “Chiến dịch truyền thông mở rộng nhằm nâng cao nhận thức về di cư an toàn và phòng ngừa di cư trái phép từ Việt Nam sang Úc bằng đường biển” do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam tài trợ. Với số vốn thực hiện không hoàn lại 300 triệu đồng...

Ít nhất 22 người Somalia thiệt mạng vì lật thuyền ngoài khơi Madagascar

(CLO) Bộ trưởng Thông tin Somalia Daud Aweis cho biết ít nhất 22 công dân Somalia đã thiệt mạng khi hai chiếc thuyền chở người di cư bị lật ngoài khơi bờ biển Madagascar vào cuối tuần qua. ...

Hàng nghìn người di cư tìm cách đến Mỹ trước ngày ông Donald Trump nhậm chức

Khoảng 5.000 người di cư đến từ Venezuela, Colombia, Ecuador, Honduras, El Salvador và Guatemala, khởi hành từ sáng sớm và nghỉ ngơi ở thị trấn Huehuetán, cách thành phố Tapachula, Mexico 26 km. Ngày 20/11, một đoàn người di cư lên tới 5.000 người từ các nước Trung và Nam Mỹ đã khởi hành từ bang Chiapas, miền Nam Mexico, giáp với Guatemala để tìm đường đến Mỹ trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine tiếp tục từ chối khí đốt Nga, một nước châu Âu đang tìm cách để nhập hàng từ Moscow

Mới đây, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ quốc gia Đông Âu này, sau khi hợp đồng thương mại giữa hai bên hết hạn vào cuối năm nay.

Hé lộ chi tiết về vụ sát hại vị tướng quân đội, Moscow khởi tố điều tra tội khủng bố

Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Nga - cùng trợ lý của ông, đã thiệt mạng trong một vụ nổ mà Moscow coi là khủng bố, xảy ra sáng 17/12 ở Đông Nam khu vực thủ đô nước này.

Hé lộ chi tiết về vụ sát hại vị tướng quân đội, Moscow khởi tố điều tra tội khủng bố

Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Nga - cùng trợ lý của ông, đã thiệt mạng trong một vụ nổ mà Moscow coi là khủng bố, xảy ra sáng 17/12 ở Đông Nam khu vực thủ đô nước này.

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa “cây nhà lá vườn” để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào viện trợ quân sự phương Tây và tăng cường khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Lao dốc, xuống mức thấp nhất trong tuần

Giá xăng dầu hôm nay 18/12, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12, giá dầu giảm khoảng 1% xuống mức thấp nhất trong một tuần do lo ngại về nhu cầu sau các dữ liệu kinh tế từ Đức và Trung Quốc, trong khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về lãi suất.

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Mới nhất

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A

Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A đoạn tránh Ba Đồn và đoạn tránh nhà máy xi măng Sông Gianh được gia hạn thời gian hoàn thành đến năm 2025 thay vì năm 2024 như kế hoạch ban đầu. Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12ADự...

Xuất khẩu da giày, túi xách gần tới đích 27 tỷ USD

Hết 11 tháng năm 2024, doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta đạt 24,6 tỷ USD, trong đó, giày dép đạt 20,75 tỷ USD, tăng 12,9%, túi xách đạt 3,83 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Hết 11 tháng năm 2024, doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta đạt 24,6...

Xuất khẩu da giày, túi xách gần tới đích 27 tỷ USD

Hết 11 tháng năm 2024, doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta đạt 24,6 tỷ USD, trong đó, giày dép đạt 20,75 tỷ USD, tăng 12,9%, túi xách đạt 3,83 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Hết 11 tháng năm 2024, doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta đạt 24,6...

TPHCM khả năng có mưa trái mùa vào dịp Giáng sinh

TPO - Cơ quan Khí tượng Dự báo trong dịp lễ Giáng sinh, thời tiết TPHCM sẽ se lạnh, nhiệt độ thấp nhất từ 20 độ C, ngoài ra trong ngày 24/12, khả năng xuất hiện mưa trái mùa với lượng nhỏ. Từ ngày 25/12, một vài nơi sẽ có mưa vừa vào khoảng trưa đến chiều tối....

T&T Group nhảy vào hàng không; Sovico phát triển trung tâm dữ liệu; 2 tỷ phú Việt ‘bắt tay’ tại dự án lớn nhất...

Sovico có kế hoạch phát triển trung tâm dữ liệu; Vinaconex-ITC muốn vay công ty mẹ để làm dự án Cát Bà Amatina; 2 tỷ phú Việt 'bắt tay' tại dự án trung tâm triển lãm lớn nhất Đông Nam Á;VIMC chốt thời điểm thoái hết vốn tại Vinabridge T&T Group nhảy vào hàng không; Sovico phát triển trung tâm...

Mới nhất