Trang chủNewsThời sựPhải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn...

Phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế. Chúng ta đã Tổng kết 40 năm đổi mới và thống nhất rằng cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để chúng ta vững bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.

Phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế- Ảnh 1.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ trong “sóng to, gió lớn”, có thời điểm là “bão tố”

“Tôi rất ấn tượng và xúc động trước những kết quả mà chúng ta đạt được trong năm 2024 vừa qua”, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ. Những con số, những kết quả đầy thuyết phục được nêu trong các báo cáo của Chính phủ và ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, có thể khẳng định: Chúng ta đã hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 trong hoàn cảnh đầy “sóng to, gió lớn”, thậm chí có thời điểm là “bão tố” ở cả bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư nhiệt liệt hoan nghênh, ghi nhận, chúc mừng, biểu dương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên, đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài về những nỗ lực phấn đấu và những kết quả, thành tích đã đạt được trong năm 2024, tạo nền tảng, động lực mới, khí thế mới, tâm thế mới cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2025 và Kế hoạch 5 năm 2021-2025, tạo đà cho mục tiêu hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch mà Đại Hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và 100 năm thành lập nước.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn và thách thức nhưng chúng ta đã đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và gặt hái nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó hoàn thành và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch năm 2024. Nổi bật là sự phục hồi tích cực của nền kinh tế, với mức tăng trưởng cao; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát hiệu quả; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm vững chắc. An sinh xã hội được cải thiện rõ rệt, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Chính trị – xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được tăng cường, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, mở rộng, củng cố vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Môi trường hòa bình, ổn định đã được giữ gìn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước và gia tăng niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

“Điểm danh” các địa phương đóng góp lớn cho tăng trưởng

Nhấn mạnh một số kết quả quan trọng, Tổng Bí thư nêu rõ, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%, cao nhất khu vực và thế giới trong bối cảnh khó khăn toàn cầu. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tỉ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng, trong khi nông nghiệp giảm. Xuất siêu kỷ lục trên 20 tỷ USD. Các lĩnh vực kinh tế số và kinh tế xanh trở thành động lực tăng trưởng mới, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững toàn cầu. Chuyển đổi số đạt nhiều kết quả tích cực, nổi bật với việc triển khai Đề án 06. Chính phủ số được đẩy mạnh, cải cách hành chính hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước và thúc đẩy hiện đại hóa các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Những kết quả này phản ánh nỗ lực của toàn hệ thống chính trị và toàn dân, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực và quốc tế.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương các thành phố lớn luôn giữ vị trí tốp đầu đóng góp vào tăng trưởng như TPHCM, Hà Nội…và các địa phương mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vào tốp đầu về các chỉ số: tăng trưởng, giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách như Bắc Giang, Hòa Bình, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Định, Đắk Lắk, Giai Lai, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Trà VinhKiên Giang.

Theo Tổng Bí thư, các đột phá chiến lược được triển khai quyết liệt, với tinh thần đổi mới sáng tạo và sự quyết tâm cao độ, đạt được những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực. Thể chế và pháp luật được xác định là trọng tâm cải cách, với các bước đi đồng bộ, mạnh mẽ nhằm nâng cao hiệu lực quản lý, tạo môi trường pháp lý minh bạch, thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời bảo đảm công bằng và quyền lợi cho người dân. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Các dự án trọng điểm như mạng lưới đường cao tốc được triển khai đồng bộ, đã có trên 2.000 km đường cao tốc, tăng cường kết nối liên vùng, giảm chi phí logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo Tổng Bí thư, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, và môi trường tiếp tục được đầu tư, phát triển, đạt kết quả rất rõ nét.

An sinh xã hội được chú trọng vì đây là thành quả của tăng trưởng, “đất nước giàu mạnh thì người dân phải được thụ hưởng thành quả này”. Tăng trưởng phải đến tất cả mọi người, làm sao bảo đảm hài hòa, công bằng, bình đẳng, khuyến khích phát triển.

“Không chỉ có mục tiêu tăng trưởng mà làm sao phải nâng cao đời sống của người dân. Chúng ta hay nói không để ai bị bỏ lại phía sau”, Tổng Bí thư nêu rõ.

Phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với phát triển kinh tế, tạo sự hài hòa trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước.

Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, góp phần phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm và xử lý các điểm nóng, tạo sự an tâm cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời củng cố niềm tin vào hệ thống chính trị. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều thành tựu nổi bật.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh, kế thừa và phát huy những thành tựu quan trọng từ các giai đoạn trước.

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục là điểm sáng với sự chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, đồng bộ và bài bản. Hàng loạt vụ án tham nhũng, kinh tế lớn được phát hiện, xử lý nghiêm minh, khẳng định rõ tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Tổng Bí thư cho biết, Chính phủ đã trình Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo đúng định hướng của Trung ương và tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền địa phương chủ động hơn trong việc giải quyết công việc, đồng thời nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan hành chính; giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý công việc, và cải thiện sự phục vụ của Nhà nước đối với người dân; sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tiếp tục chấn chỉnh tình trạng cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm.

Mặc dù năm 2024 đã chứng kiến nhiều kết quả tích cực và thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế-xã hội, Tổng Bí thư chỉ rõ, cũng không thể phủ nhận rằng còn tồn tại một số hạn chế và bất cập nghiêm trọng, cùng với những thách thức lớn đang tiếp tục đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các cấp, các ngành trong việc xây dựng và thực hiện các giải pháp hiệu quả.

Phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế- Ảnh 2.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát triển để ổn định-ổn định để phát triển – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế

Tổng Bí thư chỉ rõ: Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 – năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển KTXH 10 năm giai đoạn 2021-2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Tổng Bí thư yêu cầu, cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế. Chúng ta đã Tổng kết 40 năm đổi mới và thống nhất rằng cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để chúng ta vững bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.

Ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của Hệ thống chính trị theo hướng “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”.

Điều này không chỉ là cắt giảm mà còn đòi hỏi cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, minh bạch hóa, và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hành chính, kinh tế, tài chính-ngân sách, và quản lý tài nguyên. Đồng thời, cần tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tự lực và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu. Cần bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, đề cao phương pháp “quản lý theo kết quả”, đổi mới phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, và chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, tạo không gian mới và động lực phát triển. Tư duy đổi mới cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ quản lý các cấp. Thực hiện cải cách mạnh mẽ hệ thống tài chính, ngân hàng, tiền tệ. Hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo minh bạch, đồng bộ, công bằng, và nhanh chóng khắc phục những chồng chéo, bất cập trong hệ thống hiện hành, tạo nền tảng pháp lý ổn định, dễ tuân thủ. Tinh thần là một vấn đề, một nội dung chỉ quy định tại một luật; doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Cơ quan Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Cần ưu tiên xây dựng hành lang pháp lý cho những mô hình kinh tế mới và thực thi hiệu lực, hiệu quả pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ để khuyến khích sự sáng tạo trong xã hội. Khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong tương lai phụ thuộc nhiều vào quá trình đổi mới phát triển kinh tế của chúng ta.

Thực hiện chính sách “khoán tăng trưởng” cả về số lượng và chất lượng

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát là mục tiêu then chốt để xây dựng nền kinh tế vững mạnh, ổn định, quán triệt phương châm “phát triển để ổn định-ổn định để phát triển”.

Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, coi trọng chất lượng tăng trưởng và phấn đấu tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ và hiệu quả. Trong đó, cần đẩy mạnh đột phá về thể chế, đề cao nguyên tắc thị trường trong huy động và phân bổ nguồn lực, đồng thời loại bỏ cơ chế “xin – cho” và tư duy bao cấp. Cần phát huy sức mạnh từ nhân dân và mọi thành phần kinh tế bằng cách xây dựng một nền hành chính hiệu quả, năng động, và môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch, chi phí thấp, đạt chuẩn quốc tế để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và làm giàu. Nhà nước phải bảo vệ quyền tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh, đồng thời ban hành chính sách khuyến khích phát triển các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chuyển đổi số quốc gia cần được đẩy mạnh, phát triển kinh tế số và tăng cường kết nối giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí, như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục, đất công không sử dụng, tài sản tranh chấp và các vụ án kéo dài. Hoàn thiện cơ chế thử nghiệm (sandbox) để hỗ trợ phát triển kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy vai trò động lực quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Thực hiện chính sách “khoán tăng trưởng” cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm tạo sự năng động, sáng tạo để các địa phương tự tìm cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm đạt mức tăng trưởng hai con số, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cả nước.

Mở ra những cơ hội phát triển kinh tế mới

Cần tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược, trọng điểm và quan trọng quốc gia, đặc biệt, các dự án về hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt cao tốc, cảng biển, sân bay, năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc, trên 1.000 km đường bộ ven biển và khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Cần thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế và chính sách phát triển điện lực và năng lượng tái tạo, đặc biệt là hydrogen, điện hạt nhân. Cần ưu tiên phát triển hạ tầng số quốc gia, hạ tầng đổi mới sáng tạo và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế số, các ngành mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ mới, đồng thời tạo ra các cơ hội mới trong các lĩnh vực như công nghệ tài chính, thương mại điện tử, giáo dục số, y tế số,… Cần đẩy mạnh thương mại hóa 5G và nghiên cứu công nghệ 6G, phát triển vệ tinh viễn thông và nâng cấp hạ tầng trục viễn thông quốc gia. Đặc biệt, tăng cường nghiên cứu và triển khai các chương trình khai thác hiệu quả không gian vũ trụ, không gian biển và không gian ngầm nhằm mở ra những cơ hội phát triển kinh tế mới và gia tăng năng lực nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ tài nguyên và chủ quyền quốc gia.

Tập trung thực hiện hiệu quả và thực chất công cuộc cơ cấu lại nền kinh tế, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Việc phát triển nhanh nhưng phải bền vững cần được xây dựng trên nền tảng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và đặc biệt là lấy con người làm trung tâm, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cơ chế quản lý khoa học phải tạo động lực đổi mới sáng tạo như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao hay công nghệ sinh học.

Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, và xây dựng con người Việt Nam có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng môi trường sống lành mạnh, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cần hun đúc, nuôi dưỡng tư duy của trẻ em ngay từ khi cắp sách đến trường một tinh thần tự học, tinh thần tự giác, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, sống có hoài bão, lý tưởng và ý chí vươn lên. Việc đầu tư phát triển văn hóa cần hài hòa với kinh tế và xã hội, tạo dựng một xã hội văn minh, đoàn kết và tiến bộ. Ban hành cơ chế khuyến khích phát triển công nghiệp văn hóa, tạo ra các sản phẩm văn hóa giá trị, phát huy tiềm năng và bản sắc dân tộc. Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 để nâng cao đời sống tinh thần, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong hội nhập quốc tế.

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2025 nhằm tăng cường nhận thức cộng đồng về giá trị lịch sử, văn hóa và truyền thống dân tộc. Xây dựng hệ thống chính sách xã hội toàn diện, hiện đại và bền vững. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và hỗ trợ nhóm yếu thế. Đổi mới biện pháp dự báo và giám sát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng hiệu quả. Chính sách về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng cần công bằng, hiệu quả, hướng tới môi trường sống an toàn, thân thiện. Thúc đẩy bình đẳng giới, tiến bộ phụ nữ, phòng, chống bạo lực gia đình, và phát triển thể dục thể thao như yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng đời sống người dân. Quyết liệt triển khai các sáng kiến và cam kết tại COP26. Cần ban hành và thực thi lộ trình giải pháp giảm ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn bao gồm Thủ đô Hà Nội và TPHCM, đưa chỉ số chất lượng không khí về mức không có hại cho sức khoẻ. Thực hiện hiệu quả Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh tại đồng bằng sông Cửu Long. Triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, tập trung vào các giải pháp phòng, chống sạt lở đất tại miền núi phía bắc và đồng bằng sông Cửu Long.

Thấm nhuần tư tưởng trung tâm “kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc”

Tổng Bí thư nhấn mạnh bảo vệ vững chắc, độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Tập trung thực hiện các giải pháp quyết liệt để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, từ đó nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Tại Hội nghị, Tổng Bí thư đã đưa ra một số câu hỏi mở; lưu ý những vấn đề xuất phát từ thực tiễn cần có những phân tích một cách thấu đáo, khách quan và toàn diện tình hình, tìm nguyên nhân, rút ra những bài học quý giá để đưa ra các giải pháp sáng tạo, hiệu quả và kịp thời nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Tổng Bí thư nêu rõ, những năm qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu quan trọng. Thực tiễn đã chứng minh rằng, càng trong khó khăn, chúng ta càng thể hiện sự đoàn kết, quyết tâm, đồng lòng và vươn lên mạnh mẽ.

Và có thể khẳng định rằng, thời điểm hiện tại chúng ta đã có đủ thế và lực, đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, Tổng Bí thư nói.

“Trong không khí rộn ràng chuẩn bị đón năm mới 2025 và những sự kiện trọng đại của đất nước, tôi mong muốn các đồng chí lãnh đạo, từng cán bộ, đảng viên và công chức, viên chức sẽ thấm nhuần tư tưởng trung tâm ” kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc”. Coi đây là kim chỉ nam cho mọi hành động, quyết sách và là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp phát triển đất nước trong giai đoạn tới”, Tổng Bí thư nhấn mạnh. Để thực hiện tư tưởng này, chúng ta cần quán triệt và hành động khẩn trương, quyết liệt, biến nhận thức thành hành động cụ thể, ý chí thành hiện thực. Mọi cơ hội đang đến với chúng ta phải được nắm bắt kịp thời, bởi nếu để vuột mất cơ hội, chúng ta sẽ có lỗi với lịch sử và với nhân dân.

Tổng Bí thư mong muốn và tin tưởng rằng Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương sẽ cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đoàn kết, đồng lòng, phấn đấu không ngừng với quyết tâm và trách nhiệm cao nhất để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2025 và những năm tiếp theo.

“Trong không khí hân hoan của mùa xuân mới, xin chúc các đồng chí luôn giữ vững tinh thần sáng tạo, đoàn kết và kiên cường trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công việc, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó. Mỗi thành công của các đồng chí là một bước tiến vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là nguồn động lực lớn để chúng ta cùng chung tay xây dựng một Việt Nam giàu mạnh, văn minh và hạnh phúc”, Tổng Bí thư chia sẻ.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/phai-doi-moi-manh-me-dut-khoat-quyet-liet-cach-mang-toan-dien-hon-nua-trong-quan-ly-kinh-te-385445.html

Cùng chủ đề

Triển khai thực hiện chuyển đổi tư duy trong xây dựng và thi hành pháp luật

Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư về chuyển đổi tư duy trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Xây dựng chương trình pháp luật bám sát '2 yêu cầu', '3 bảo đảm' Bộ Công Thương vừa ban hành công văn số 10839/BCT-VP thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương

(Dân trí) - Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương, sáng 8/1. Sáng nay 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tham dự hội nghị...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp ông Nicholas Berggruen, chủ tịch Công ty đầu tư Berggruen Holdings và Viện Berggruen (Mỹ) và bà Nguyễn Thị Liên Hằng, giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á Weatherhead, Đại học Columbia. Thông tin từ Ban Đối ngoại...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên

NDO - Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ và hướng tới Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), chiều 7/1, tại tỉnh Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương về thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên. Cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác dâng hương tưởng niệm, tri ân...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và chúc Tết tại tỉnh Hưng Yên

(NLĐO)- Chiều 7-1, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã về thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Tăng tốc và bứt phá’ để đạt mục tiêu phát triển KTXH của năm 2025 và cả nhiệm kỳ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề. Chúng ta phải "tăng tốc và bứt phá" để đạt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021-2025, tạo tiền đề thực hiện kế hoạch phát triển KTXH...

Thanh Hóa: HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP từ nguồn vốn chính sách

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân các huyện miền núi. Chỉ tính riêng trong năm 2023, các phòng giao...

Ông Bùi Đức Hinh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/1, Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề). Ông Bùi Đức Hinh, sinh ngày 13/9/1968, dân tộc Mường; quê quán xã Kim Lập, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Trình...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên

Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, chiều 7/1, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã về thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên. Tại Nhà tưởng niệm Trung tướng Nguyễn Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác dâng hương thành kính tưởng nhớ nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, vị tướng tài năng...

Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Nghị quyết số 259/NQ-CP ngày 31 tháng 12...

Bài đọc nhiều

Thái Lan ghi bàn thiếu fair-play, HLV Ishii lạnh lùng: ‘Bàn thắng đó đẹp mà?’

HLV Masatada Ishii khẳng định pha lập công của Supachok Sarachat vào lưới Việt Nam ở chung kết AFF Cup 2024 vào tối 5.1 là 'bàn thắng đẹp' của đội tuyển Thái Lan. Đội tuyển Thái Lan hành xử không đẹp Đội tuyển Thái Lan đã bại trận trước Việt Nam ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024. Các học trò ông Masatada Ishii thủng lưới phút thứ 8 sau pha làm bàn của Tuấn Hải, sau đó ghi...

Những người hùng đội tuyển Việt Nam mang cúp vô địch từ Thái Lan trở về

Đội tuyển Việt Nam sẽ về nước trong chiều nay (6.1), mang theo chức vô địch AFF Cup 2024 từ Thái Lan. 12:14 ngày 06/01/2025 Nguyễn Xuân Son nâng cúp vô địch       12:11 ngày 06/01/2025 12 giờ trưa 6.1 ở sảnh đến nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, các CĐV đầu tiên mặc áo đỏ sao vàng mang theo cờ Tổ quốc đã có mặt để chờ đón đội tuyển Việt Nam trở về. Bà Nguyễn Thị Dư (73 tuổi, ở...

Ukraine phản công bất thành tại Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 6/1: Ukraine phản công bất thành tại Kursk khi không chỉ hướng phản công của AFU bị chặn, mà Nga cũng tấn công vào hậu phương Ukraine. Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) đã phát động một nỗ lực phản công quy mô lớn ở khu vực Kursk. Theo Bộ Quốc phòng Nga, đối phương đã tiến về trang trại Berdin ở quận Bolshesoldatsky. Quân đội Ukraine đã phát...
22:32:32

Đội tuyển Việt Nam rạng rỡ về nước, Xuân Son tức tốc được đưa đến VINMEC

Sau khi giành chức vô địch AFF Cup 2024 ngay trên đất Thái Lan, Xuân Son cùng đội tuyển Việt Nam đã về đến nước vào chiều 6.1. Ở trận chung kết AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan với tổng tỷ số 5-3 sau 2 lượt trận: thắng 2-1 trận lượt đi và 3-2 trận lượt về. Đây là lần thứ 3 “Những chiến binh sao vàng” lên ngôi tại giải đấu số 1 Đông Nam Á...

CĐV Đông Nam Á dự đoán trận chung kết Thái Lan – Việt Nam ở Rajamangala

(Dân trí) - Nhiều cổ động viên (CĐV) Đông Nam Á đều cảm thấy háo hức khi chờ xem trận tái đấu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan ở AFF Cup 2024 diễn ra trên sân Rajamangala (Thái Lan) vào lúc 20h ngày 5/1. "Dựa trên màn trình diễn tổng thể, tôi tin rằng tuyểnn Việt Nam sẽ vô địch AFF Cup. Nhưng tôi nghĩ rằng Thái Lan sẽ rất quyết tâm khi được chơi trên sân nhà. Cả...

Cùng chuyên mục

Việt Nam đủ nguồn lực dẫn đầu khu vực về blockchain

Khi nút thắt mặt pháp lý được tháo gỡ, thị trường blockchain Việt Nam sẽ thu hút nhiều nguồn lực hơn. Đây cũng là dấu mốc quan trọng cho các doanh nghiệp trong ngành vươn lên sau thời gian dài chuẩn bị. Ông Nguyễn Thế Vinh, đồng sáng lập/CEO Ninety Eight và chủ tịch Chi hội Blockchain TP.HCM - Ảnh: NVCC Cuối tháng 10-2024, Chính phủ ban hành quyết định số 1236, công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng...

Phu nhân Tổng Bí thư gặp mặt, nghe hòa nhạc cùng các nữ đại sứ ASEAN

Ngày 8/1, nhân dịp năm mới và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp thân mật, ấm áp với Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội. Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH) gồm các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, lãnh đạo và cán bộ nữ của các Đại sứ quán các nước ASEAN tại Hà Nội, các phu nhân lãnh đạo...

VFF thưởng khủng cho đội tuyển Việt Nam, tổng số tiền nhà vô địch được nhận cực nhiều!

Sáng nay (8.1), lễ trao thưởng cho đội tuyển Việt Nam vì thành tích vô địch AFF Cup 2024 đã được tổ chức tại trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Hàng chục tỉ đồng thưởng cho đội tuyển Việt Nam Mở đầu là phần thưởng của VFF dành cho đội tuyển Việt Nam trị giá 7,2 tỉ đồng do Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đại diện trao cho đội. Khoản thưởng cao kỷ lục mà đội tuyển...

Quảng Bình rót thêm vốn cho dự án 50 tỷ ‘đắp chiếu’ nhiều năm

Thi công từ năm 2017 tới nay vẫn dang dở, dự án Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Quảng Bình sẽ được tỉnh bổ sung nguồn vốn còn thiếu để hoàn thành. Dự án Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Quảng Bình được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt ngày 30/10/2015, có vị trí tại phường Đồng Phú, TP. Đồng Hới, do Sở Y tế làm chủ đầu tư. Công ty TNHH Xây...

‘Dám nghĩ đến những việc lớn thì mới làm được việc lớn’

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, mỗi người cần suy nghĩ lớn, dám nghĩ đến những việc lớn, nhận làm những việc lớn và tìm ra cách làm để biến việc khó thành việc dễ. “Tự cường công nghệ” để Việt Nam thành nước phát triển  Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chọn buổi làm việc đầu tiên của năm 2025 (2/1) để nói chuyện với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ...

Mới nhất

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

 Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đồng ý đệ trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể "Mo Mường" vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Di sản văn hóa phi...

Quảng Bình rót thêm vốn cho dự án 50 tỷ ‘đắp chiếu’ nhiều năm

Thi công từ năm 2017 tới nay vẫn dang dở, dự án Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Quảng Bình sẽ được tỉnh bổ sung nguồn vốn còn thiếu để hoàn thành. Dự án Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Quảng Bình được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt ngày 30/10/2015, có...

Trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Làng Khim Nọi (Yên Bái) không chỉ có vẻ đẹp đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái.

Phát triển bền vững Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”

(Báo Quảng Ngãi)- Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời bảo tồn và quảng bá những giá trị văn hóa đặc sắc của các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có hơn...

Mới nhất