Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngPhải chờ hướng dẫn thêm

Phải chờ hướng dẫn thêm

Dù Bộ Công thương đã tổ chức hội nghị giải thích Nghị định 135/2024/NĐ-CP liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, nhưng cả các nhà đầu tư lẫn ngành điện vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời đáp rõ ràng.

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Phải chờ hướng dẫn thêm

Bộ Công thương đã tổ chức hội nghị giải thích Nghị định 135/2024/NĐ-CP liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, nhưng cả các nhà đầu tư lẫn ngành điện vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời đáp rõ ràng.

Mới là bước đầu

Ông Nguyễn Ngọc Cường, Giám đốc Vận hành Công ty cổ phần Đầu tư EverSolar cho rằng, sự ra đời của Nghị định 135/2024/NĐ-CP (NĐ 135) là nỗ lực lớn từ ban soạn thảo và Chính phủ vì nội dung đã phản ánh được một phần lớn kiến nghị của cộng đồng phát triển điện mặt trời mái nhà.

“Nghị định đã tạo điều kiện cho đầu tư, phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, phục vụ nhu cầu chuyển đổi xanh, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu và mục tiêu phát triển bền vững (ESG) của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời cũng giúp người dân có nhu cầu tự sản xuất, tự tiêu thụ có được cơ chế thông thoáng để lắp đặt”, vị này nói.

Cũng hoan nghênh sự ra đời của NĐ 135, ông Lê Quang Vinh đến từ Công ty BayWa r.e. Solar Systems Việt Nam cho rằng, Nghị định đã giúp các nhà đầu tư vào sản xuất có cơ sở làm điện mặt trời mái nhà nhằm đạt được mục tiêu giảm phát thải để có chứng chỉ xanh với hàng hoá khi xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao.





Một dự án điện mặt trời mái nhà được đầu tư tại KCN Bàu Bàng, Bình Dương

“Năm 2024, vẫn có khoảng 800 MW tấm quang điện mặt trời được nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này cho thấy thị trường vẫn có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Tuy nhiên NĐ 135 mới chỉ giải quyết phần ngọn. Nhà đầu tư, các Sở Công thương cũng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn có nhiều câu hỏi chưa được Bộ Công thương giải đáp rõ ràng nên chúng tôi cũng chưa hiểu sẽ triển khai và được thanh toán ra sao”, ông Vinh chia sẻ.

Đồng quan điểm nên có hướng dẫn cụ thể hơn, đại diện một quỹ nước ngoài quan tâm tới các dự án điện mặt trời tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cho hay, kể cả là cơ quan chức năng có hướng dẫn lên tới 1.000 điều kiện, gạch đầu dòng mà nhà đầu tư cần phải làm theo khi thực hiện một dự án thì cũng rõ ràng hơn câu “theo quy định của pháp luật”.

“Thực tế chúng tôi có thể không biết hết mọi quy định trong quá trình triển khai dự án nên khi cơ quan thanh kiểm tra chỉ ra các vấn đề pháp lý ở các văn bản của các bộ ngành khác thì chúng tôi cũng rất bối rối. Vì thế, rất mong vấn đề pháp lý cần phải được làm rõ ràng và chi tiết ngay từ đầu, để nhà đầu tư nắm chắc và an tâm tính toán, triển khai các thương vụ tại Việt Nam”, vị này nói.

Trách nhiệm chưa rành mạch

Có rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra trong buổi giải thích NĐ 135 được Bộ Công thương tổ chức với sự tham gia của 789 điểm cầu. Tuy nhiên, không phải câu trả lời nào cũng rành mạch, rõ ràng như mong đợi của các nhà đầu tư, ngành điện, sở Công thương…

Đơn cử như tại Quảng Nam, Công ty Điện lực rất phân vân về tiêu chí phân bổ chỉ tiêu được phát triển 48 MW điện mặt trời mới được ghi trong Quy hoạch điện VIII ra sao và câu trả lời của Bộ Công thương là “do UBND tỉnh quyết định”.

Hiện NĐ 135 quy định, Sở Công Thương phối hợp với đơn vị điện lực địa phương rà soát công khai tổng công suất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ đấu nối với hệ thống điện quốc gia được phân bổ theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.





Hệ thống điện mặt trời mái nhà của Công ty Honda Việt Nam. 

Trao đổi với Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, ông Mạnh Tuấn, chuyên gia ngành điện cho hay, do làm quy hoạch cũng rất tốn kém nên thực tế nhiều địa phương chỉ làm Quy hoạch điện lực tỉnh đến cấp 110 kV. Do các cấp nhỏ hơn hay thay đổi nên địa phương không làm cụ thể quá để đỡ bó chân khi cần thay đổi. Nhưng như vậy thì cũng sẽ mất thời gian để rà soát và cho ý kiến với các đề nghị của phía muốn lắp điện mặt trời mái nhà trên địa bàn. 

Đáng chú ý, theo khoản 1 Điều 8, hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất dưới 100 kW được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất.

Tuy nhiên, Quy hoạch Điện VIII lại đang chặn việc phát triển điện mặt trời mái nhà có nối lưới không được vượt quá 2.600 MW từ nay tới 2030. Vậy đặt trường hợp có khoảng 30.000 hộ gia đình phát triển điện mặt trời mái nhà có nối lưới cỡ 100 kW – nghĩa là thuộc loại không giới hạn công suất thì tổng công suất nhóm này đã lên khoảng 3.000.000 kW, tương đương 3.000 MW. Điều này có vi phạm mức 2.600 MW của Quy hoạch VIII không là câu hỏi mà chưa thấy câu trả lời rõ ràng. 

Theo các chuyên gia, vấn đề này cần tính tới bởi vào thời điểm ngày 1/1/2021, cả nước đã có 104.282 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 9.580 MWp được hưởng giá FIT, mà đa phần được phát triển trong khoảng hơn 1 năm.

Ngoài ra phải tính tới thực tế, có rất nhiều hệ thống điện mặt trời mái nhà của cả hộ dân lẫn các doanh nghiệp trượt giá FIT ở thời điểm 31/12/2020 thì giờ đây với NĐ 135 lại được phép bán điện dư vào hệ thống điện quốc gia khi làm các thủ tục theo quy định.

Như vậy, hoàn toàn có thể xảy ra tình huống chỉ riêng các hệ thống điện mặt trời mái nhà “trượt” FIT muốn nối lưới cũng đã vượt con số 2.600 MW và sẽ xảy ra tình trạng xin – cho để vào diện được nối lưới.

Soi NĐ 135 các chuyên gia cũng chỉ ra, tại Điều 15, 16 có quy định, bên lắp đặt điện mặt trời mái nhà phải “mua sắm thiết bị theo đúng quy định tại Nghị định này và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng”. Tuy nhiên, toàn bộ NĐ 135 không thấy quy định cụ thể là tiêu chuẩn ra sao. Như vậy sẽ gây tranh cãi trong quá trình sau này là thiết bị đúng quy định hay chưa và nếu chưa đúng thì có được phép đấu nối, bán điện dư thu tiền hay không.

Mông lung xác định 20% công suất điện dư

Điểm được các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt là việc được bán điện dư lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế thì hiện chưa biết xác định ra sao.

Ông Lê Quang Vinh cho hay, nhà ông đang dùng hệ thống điện mặt trời mái nhà. Sau khi NĐ 135 ban hành thì ông đã hỏi Điện lực Long Biên và Tổng công ty Điện lực Hà Nội nhưng chưa có câu trả lời về quy trình để bán điện dư vào lưới ra sao.

“Tôi hiểu là ngành điện cũng đang chờ Bộ Công thương hướng dẫn”, ông Vinh nói.

Được biết, hiện EVN đang nghiên cứu các phương án và nghiên về giải pháp sử dụng thiết bị hạn chế nhằm đảm bảo không phát quá lượng điện năng dư thừa đã giới hạn từ hệ thống điện mặt trời tạo ra và phát ngược trở lại lưới điện.

Phương pháp này được EVN cho là giúp cho việc tính toán, thanh toán điện năng hàng tháng đơn giản, không phải qua tính toán như các phương án khác và khách hàng chỉ phải đầu tư công tơ điện tử bình thường có thu thập được từ xa.

Theo hướng này sẽ cần phải lắp đặt thêm một thiết bị điều khiển và đo đếm hai chiều cũng như phải giảm sát thiết bị giới hạn công suất làm việc đúng, chính xác, nhất là khi hiệu suất tấm quang điện bị suy giảm theo thời gian. Tuy nhiên, bên bán hay bên mua điện sẽ phải lắp thiết bị này thì lại không được Bộ phân định rõ, và nếu EVN lắp thì tự nhiên chi phí sẽ bị đội lên và tính vào giá thành điện.

Ở một khía cạnh khác, chuyên gia đến từ các công ty phân phối điện cho hay, hiện tại chu kỳ đo của công tơ là 30 phút/lần và 1 ngày có 48 chu kỳ. Rất có thể sẽ xẩy ra tình huống trong 1 chu kỳ 30 phút thì có độ 2-3 phút mức công suất bán dư vượt lên trên mốc 20% công suất quy định thì xử lý ra sao?

“Nếu ngành điện loại hẳn chu kỳ 30 phút đó ra không thanh toán thì thiệt cho bên có điện mặt trời mái nhà phát vào lưới, nhưng nếu không thì không biết ghi nhận thế nào bởi công nghệ ghi chỉ số điện và đo đếm hiện nay do máy thực hiện và chỉ hiện thị được như vậy, người không can thiệp được”, ông Mạnh Tuấn giải thích.

Ngoài ra, NĐ 135 đang tính 20% công suất bán điện dư giới hạn theo công suất (kW) nhưng lại trả tiền theo sản lượng điện năng (kWh) là có sự không đồng nhất về các đại lượng đo.

Cạnh đó, các chuyên gia cũng đặt câu hỏi, NĐ 135 giới hạn mức công suất bán điện dư là 20% nhưng hệ thống hoàn toàn có thể xẩy ra tình huống thiếu điện cần huy động thêm điện mặt trời mái nhà. Vậy khi đó tính toán trả thêm ra sao? Có cho phép điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu đóng góp thêm cho hệ thống hay không khi khối này hoàn toàn có khả năng.

Cũng có băn khoăn khác là hiện NĐ 135 quy định lấy giá bình quân thị trường năm trước để áp cho điện mặt trời mái nhà bán dư, tuy nhiên nếu năm trước đó giá nhiên liệu khí, than đột biến tăng lên khiến giá thị trường chung bị tăng vọt lên thì việc chỉ điện mặt trời mái nhà bán dư được hưởng mức lợi này là có công bằng với các điện mặt trời khác đang được hưởng mức giá cố định thấp hơn không?

Từ góc độ nhà đầu tư, ông Nguyễn Ngọc Cường có cho rằng, trước hết doanh nghiệp nên tập trung vào việc phát triển các dự án điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. còn phần 20% công suất hiện đang vướng mắc và cần chờ văn bản tháo gỡ thì cứ từ tù và coi đây như phần thưởng thêm.

“Tôi cũng có băn khoăn là không biết việc hậu kiểm khoản thanh toán cho 20% bán điện dư lên lưới của các hệ thống ĐMTMN sẽ ra sao bởi EVN là doanh nghiệp nhà nước.Vì thế cần phải có văn bản hướng dẫn chi tiết mới có thể thực hiện trả tiền được”, ông Cường nói.

Cũng theo nhận xét của ông Vinh, thực ra các Quỹ ngoại vẫn tìm cách, nhưng làm bây giờ rủi ro lớn vì bỏ tiền ra nhưng chưa chắc có luật bảo vệ việc xuất hoá đơn bán điện.

Trước thời điểm 22/10/2024 (ngày NĐ 135 có hiệu lực), Quỹ có thể xuất hoá đơn cho nhà máy dưới đó bởi đã đầu tư vào hệ thống điện mặt trời mái nhà. Nhưng sau ngày 22/10, nếu lắp hệ thống mới thì phải áp dụng NĐ135, tức là không cho phép bên thứ 3 mua bán điện với nhà máy bên dưới nữa, thì Quỹ phải đi đăng ký kinh doanh chức năng cho thuê tài sản.

Theo ông Vinh, như vậy phải có hướng dẫn luật của các Bộ, ngành về việc Quỹ có được cho thuê tài sản hay không. Bởi NĐ 135 đang quy định, muốn kinh doanh bán điện thì phải được uỷ quyền của EVN mà EVN thì không có quyền cho doanh nghiệp nước ngoài, người nước ngoài kinh doanh điện.

“Tôi nghĩ là phải có thêm các giải thích rõ ràng nữa, nếu không các doanh nghiệp “nhảy” vào làm bây giờ thì có rủi ro. Nếu lách bằng cách cho thuê thì vẫn vi phạm, nên bộ phận pháp chế của các Quỹ hiện đang tìm hiểu thêm”, ông Lê Quang Vinh nhận xét.





Nguồn: https://baodautu.vn/dien-mat-troi-mai-nha-tu-san-tu-tieu-phai-cho-huong-dan-them-d229476.html

Cùng chủ đề

Cần xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời

Thay vì quy định cứng một con số cố định đến 2030, các doanh nghiệp mong được nới "room" công suất lắp đặt điện mặt trời tự sản tự tiêu theo từng giai đoạn, phù hợp giữa nhu cầu lắp đặt của doanh nghiệp và khả năng cân đối nguồn điện, năng lực điều độ của ngành điện.Xem xét nâng tỉ lệ mua điện mặt trời lên 15%TS. Cao Anh Tuấn - chuyên gia về năng lượng tái...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ tim

Nữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. Tin mới y tế ngày 6/11: Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ timNữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. ...

Kết nối giao thương, thúc đẩy xuất khẩu sang châu Mỹ

Bộ Công thương sẽ tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ vào ngày 13/11 tới tại TP. Hồ Chí Minh. Bộ Công thương sẽ tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ vào ngày 13/11 tới tại TP. Hồ Chí Minh. Thương mại hàng hóa của...

Mưa cổ tức nghìn tỷ đồng sắp về tài khoản cổ đông dịp cuối năm

Các doanh nghiệp lớn như Hóa chất Đức Giang, VEAM, Sabeco, Tổng công ty Sông Đà... sẽ tiến hành trả cổ tức bằng tiền đến cổ đông trong thời gian tới. Mưa cổ tức nghìn tỷ đồng sắp về tài khoản cổ đông dịp cuối nămCác doanh nghiệp lớn như Hóa chất Đức Giang, VEAM, Sabeco, Tổng công ty Sông Đà... sẽ tiến hành trả cổ tức bằng tiền đến cổ đông trong thời gian tới. ...

Yêu cầu nhà đầu tư chiến lược giải ngân toàn bộ vốn trong 5 năm là rất khó

Quy định nhà đầu tư chiến lược vào TP.HCM phải cam kết giải ngân toàn bộ vốn đầu tư trong 5 năm có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ đầu tư tham gia dự án lớn. Yêu cầu nhà đầu tư chiến lược giải ngân toàn bộ vốn trong 5 năm là rất khóQuy định nhà đầu tư chiến lược vào TP.HCM phải cam kết giải ngân toàn bộ vốn đầu tư trong 5 năm có thể...

Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân

Trung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến lược và kịp thời trong đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân theo hướng quản lý dựa trên nguy cơ. Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dânTrung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh dự án bà Trương Mỹ Lan muốn bán rẻ khoảng 20.000 tỷ đồng

Trong phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2, bị cáo này đã khai báo ý định bán một số tài sản bất động sản để khắc phục hậu quả, trong đó có dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TPHCM.Bà Lan đánh giá dự án có vị trí đắc địa, đã bồi thường hơn 20 năm nay. Dự án nằm gần Khu dân cư Trung Sơn, Khu dân cư Him Lam, trên...

Đà Nẵng triển khai dự án Chợ đầu mối Hòa Phước trong năm 2025

Đà Nẵng triển khai dự án Chợ đầu mối Hòa Phước trong năm 2025Dự án Chợ đầu mối Hòa Phước tổng vốn đầu tư 272 tỷ đồng đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, sẽ được Thành phố Đà Nẵng triển khai xây dựng trong năm 2025. Sở Xây dựng Thành phố Đà Nẵng vừa trả lời kiến nghị của...

Chất sống tinh hoa tại 2 tòa căn hộ Sapphire cuối cùng của Vinhomes Ocean Park

(Dân trí) - S2.10 và S2.17 - hai tòa cuối cùng của phân khu Sapphire với chất sống - nghỉ dưỡng đẳng cấp - là điểm hội tụ tinh hoa của Vinhomes Ocean Park 1 (Ocean City). Những sản phẩm giới hạn này đang chờ đón các khách hàng và nhà đầu tư. Nơi hội tụ những giá trị hiếm cóVừa chính thức được mở bán, hai tòa căn hộ S2.10 và S2.17 tại phân khu Sapphire, Vinhomes Ocean Park...

Nuwa Daily thuộc Tập đoàn Galactic Holdings được chọn là nước uống chính thức tại Coffee Expo Vietnam 2024

Trong khuôn khổ sự kiện Coffee Expo Vietnam 2024, ngoài gian hàng triển lãm và giới thiệu sản phẩm Nuwa Coffee, thương hiệu Nuwa Daily thuộc Tập đoàn Galactic Holdings với chất lượng vượt trội đã được chọn là nước uống chính thức tại sự kiện.

Bước đột phá về an ninh năng lượng

Tỉnh Thái Bình vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Tokyo Gas (Nhật Bản) và Tập đoàn Trường Thành Việt Nam - liên danh đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình. Dự án được kỳ vọng sẽ là bước đột phá trong lĩnh vực năng lượng sạch. Thái Bình sẵn sàng cho dự án nhiệt điện LNG: Bước đột phá về an ninh năng lượngTỉnh Thái Bình vừa có buổi làm việc với Tập đoàn...

Cùng chuyên mục

Ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ tác động gì đến kinh tế Việt Nam?

TPO - Mỹ đang mở rộng mối quan hệ kinh tế tích cực với Việt Nam, ở cấp cao nhất của Chính phủ. Việt Nam có thể được xem là một đối tác hữu ích trong việc giúp Mỹ thoát khỏi việc phụ thuộc vào hàng hóa giá rẻ. TPO - Mỹ đang mở rộng mối quan hệ kinh tế tích cực với Việt Nam, ở cấp cao nhất của Chính phủ. Việt Nam có thể được...

45 năm đổi mới và vươn tầm quốc tế

Với lịch sử 45 năm phát triển, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - một trong những đơn vị tư vấn xây dựng hàng đầu Việt Nam, đã để lại nhiều dấu ấn thành công qua các công trình trọng điểm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng... trên mọi miền Tổ quốc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và đưa ngành tư vấn xây dựng Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Theo chân cư dân Akari City nhận bàn giao căn hộ giai đoạn 2

(Dân trí) - Được phát triển bởi Nam Long và 2 đối tác Nhật Bản hơn 100 năm kinh nghiệm và các nhà thầu uy tín về thiết kế, thi công, cảnh quan, Akari City giai đoạn 2 về đích đúng tiến độ, đón cư dân về nhà với tiện ích chỉn chu. Trong hình dung của anh Lê Hoàng Tường Duy (TPHCM), nhà là nơi xoa dịu những mệt mỏi sau ngày dài căng thẳng, nơi mọi dịch vụ,...

Giá chung cư Hà Nội, TPHCM vẫn tăng mạnh bất chấp tồn kho ngày càng nhiều

(Dân trí) - Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, thời gian qua, lượng tồn kho bất động sản tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên, giá bán vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt mà thậm chí còn tiếp tục tăng. Theo báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản quý III của Bộ Xây dựng, lượng tồn kho bất động sản tại các dự án trong quý III là hơn 25.900 sản phẩm. Tồn kho này...

tăng mạnh trên sàn giao dịch

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.790 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.640 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.530 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.890 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Mới nhất

Làm sao để hiện thực hóa ước mơ tự do tài chính?

Tự do tài chính là mục tiêu có thể đạt được nếu mỗi người có chiến lược chi tiêu, quản lý tài chính và đầu tư hiệu quả. ...

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy...

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước. Ngành y năm nay có 3 tân giáo sư, 68 tân phó giáo sư. Trong đó, chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ...

45 năm đổi mới và vươn tầm quốc tế

Với lịch sử 45 năm phát triển, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - một trong những đơn vị tư vấn xây dựng hàng đầu Việt Nam, đã để lại nhiều dấu ấn thành công qua các công trình trọng điểm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng... trên mọi miền Tổ quốc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và đưa ngành tư vấn xây dựng Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Mới nhất

Có nên mua hay không?