Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhải chăng học sinh đang học 'toán không tư duy' ?

Phải chăng học sinh đang học ‘toán không tư duy’ ?


CÓ MỘT LOẠI TOÁN “KHÔNG TƯ DUY” ?

TS Nguyễn Phi Lê (Trường Công nghệ thông tin và truyền thông, ĐH Bách khoa Hà Nội) từng là một học sinh (HS) giỏi toán, đoạt huy chương bạc kỳ thi toán quốc tế IMO 2000 mà không phải học thêm quá nhiều. Vì thế, khi con còn ở bậc tiểu học, TS Lê không nghĩ rằng con mình cần phải đi học thêm toán nói chung và “toán tư duy” nói riêng, dù khi đó trong thị trường dạy học thêm đã bắt đầu xuất hiện nhiều trung tâm quảng cáo dạy “toán tư duy”. Tuy nhiên, khi con lên lớp 5, và sau này thi vào lớp 10, thì TS Lê đã buộc phải cho con đi học thêm môn toán, vì có thế mới có thể đỗ vào các trường chuyên lớp chọn.

Phải chăng học sinh đang học 'toán không tư duy' ? - Ảnh 1.

Nhiều phụ huynh cho con theo học toán tư duy ngay từ nhỏ với mong muốn trẻ học tốt môn toán

“Ví dụ, gần đây, sau kỳ thi vào lớp 10 chuyên toán Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên của Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, các thầy cô và các em HS đã bàn tán rất nhiều về một câu hỏi hình học. Một thầy giáo giỏi chuyên dạy về hình cho biết thầy đã ngồi làm bài này trong 3 – 4 tiếng đồng hồ. Vậy mà HS lớp 9 phải làm bài đó trong một thời gian ngắn. Với đề thi đó, nếu một bạn không đi luyện thi, chưa từng làm dạng bài tương tự, thì chắc chắn không làm được bài. Một HS có tư duy rất tốt đi chăng nữa không thể

làm một bài rất khó có dạng bài lạ trong một thời gian ngắn. Muốn làm một bài như thế các em cần có nhiều thời gian”, TS Lê chia sẻ.

TS Lê cũng cho biết, khi thấy con của mình đi học thêm quá nhiều, bà đã khuyên con là nên dành nhiều thời gian tự học, vì có như vậy trí não người học mới có thời gian để thẩm thấu kiến thức, giúp người học tự chủ, và có khả năng tự lập sau này khi đối mặt với các vấn đề cần phải giải quyết. Tuy nhiên, con của bà đã không an tâm, vì sợ sẽ không có khả năng cạnh tranh với bạn bè trong một cuộc đua mà thế mạnh thuộc về những HS chịu khó “cày” trong các lớp luyện thi.

Theo GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục VN, nhiều nhà toán học rất dị ứng khi ai đó nói “toán tư duy”. Vì nói thế hóa ra là có “toán không tư duy”? Nhưng thực tế là cách dạy học hiện nay có rất nhiều kiểu dạy toán không dạy tư duy, mà chỉ là học tính. Khi lên lớp, thầy cô thường chủ yếu dạy HS làm bài tập theo mẫu (thường gọi toán theo dạng). Với cách dạy này, HS khi đã từng giải một dạng toán nào đó, khi gặp lại thì thường làm bài rất nhanh, không cần nghĩ ngợi gì cả.

Phải chăng học sinh đang học 'toán không tư duy' ? - Ảnh 2.

chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến toán gắn với thực tiễn, đến ứng dụng, giải quyết câu hỏi học toán để làm gì, chứ học toán không chỉ là làm bài tập

KHI VIỆC HỌC TOÁN KHÔNG CÒN ĐÚNG BẢN CHẤT HỌC TOÁN

Theo TS Vũ Thị Ngọc Hà, Viện Toán ứng dụng và tin học, ĐH Bách khoa Hà Nội, môn khoa học nào cũng thúc đẩy phát triển và hoàn thiện tư duy trong mỗi đứa trẻ, người ta gọi là “sự đa dạng của các lĩnh vực nền tảng”, chứ không phải chỉ học toán mới phát triển tư duy.

Tuy nhiên trong nội tại toán học, các bài toán đặt ra luôn gắn với thực tiễn. Để trải qua được, đứa trẻ phải đi qua các bước là xây dựng bài toán dựa trên sự phân tích các định luật của hiện tượng tự nhiên, rồi sử dụng tư duy logic, tư duy sáng tạo… để giải quyết bài toán đặt ra. Trong quá trình trên, đôi khi kích thích cả trí tưởng tượng, tính phản biện mới có thể giải quyết được bài toán đưa ra.

“Nội tại toán học nghe có vẻ như là môn học kích thích sự tư duy hoàn hảo nhất. Nên sự ra đời của các trung tâm “toán tư duy” là điều dễ hiểu trong tình hình hiện nay khi chúng ta phải đối diện với việc thành thục với một module kiến thức nhất định của mỗi môn học trong thời gian rất ngắn, không chỉ riêng toán học, để đối diện với thi cử. Từ đó tạo nên việc học toán không còn đúng với bản chất của “học toán” nữa”, TS Ngọc Hà nhận xét.

GS Lê Anh Vinh cho biết, ban đầu chính ông cũng dị ứng với từ “toán tư duy”. Về sau tìm hiểu thì thấy hóa ra là vẫn tồn tại khá phổ biến cách dạy toán không tư duy. GS Vinh bình luận: “Nếu nói ở đây dạy toán, chứ không phải dạy toán không tư duy, thì nghe nó nặng nề quá. Cho nên, khi ai hay nơi nào đó giới thiệu là mình dạy toán tư duy, nghĩa là họ muốn nói mình dạy toán đúng nghĩa của từ dạy toán. Cho nên “toán tư duy” xuất phát từ việc người ta mong muốn dạy toán cho HS phải suy nghĩ và có khả năng ứng dụng trong cuộc sống, chứ không phải dạy toán theo dạng, để HS đạt điểm thật tốt trong kỳ thi. Phụ huynh cũng nên cân nhắc, vì khi họ giới thiệu như thế nghĩa là không phải dạy HS học toán để làm bài tốt, mà là dạy HS suy nghĩ”.

CẦN PHẢI ĐỔI MỚI VIỆC THI CỬ

TS Ngọc Hà cho rằng, để việc học toán trở về đúng bản chất của nó thì cần phải cho HS “học chậm”, bởi “học chậm” chính là kích thích sự phát triển tư duy của mỗi đứa trẻ một cách hoàn hảo nhất.

Khi đứng trước một bài toán, HS phải có thời gian (rất lâu) để nhận diện các hiện tượng tự nhiên, từ đó tìm kiếm các đại lượng, các quy luật để đưa ra được mối liên hệ các đại lượng với nhau bằng các biểu thức, sau đó là tìm kiếm công cụ phương pháp để giải quyết vấn đề đặt ra. Như vậy, để xây dựng một chương trình gọi là “toán tư duy” rất khó. Nhưng giảng dạy càng khó hơn, vì bên cạnh việc dẫn dắt “chậm rất chậm”, người thầy phải đủ kiến thức tổng quan ở mức độ cao. Việc giảng dạy lại phải linh hoạt và phù hợp với tố chất năng lực trong mỗi HS. Điều đó rất khó thực hiện khi đối diện với áp lực thành tích học phải có giải, điểm số rồi kỳ vọng của cha mẹ, trên thời gian của đứa trẻ…

Dạy để HỌC SINH suy nghĩ chứ không phải tính toán

GS Lê Anh Vinh vẫn thường nói vui với các giáo viên toán: dạy để HS suy nghĩ 10 phút còn khó hơn là dạy để các em ngồi tính toán cả tiếng đồng hồ. Nếu đi học mà chỉ là nhận một phiếu bài tập rồi ngồi tính toán làm sao thật nhanh, thật giỏi, thì hết giờ học không có gì đọng lại trong đầu HS. Khi gặp những tình huống mới, HS không suy nghĩ được, không vận dụng được những gì đã học để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, đây là vấn đề có tính hệ thống, từ câu chuyện thi cử, kiểm tra, rồi các dạng bài tập, khiến cho khi dạy người ta bỏ hết những phần phát triển tư duy, chỉ tập trung vào phần dạy cho HS tính toán, làm bài tập.

Đặc biệt, để việc dạy toán là dạy tư duy thì cần đến sự đồng bộ của cả một hệ thống: chương trình, sách giáo khoa, thời gian từng giờ từng phút, từng môn học, hệ thống thi cử, tâm lý xã hội…

Phải chăng học sinh đang học 'toán không tư duy' ? - Ảnh 4.

Thí sinh lớp 9 TP.HCM trong phòng thi môn toán kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vừa qua. Đề toán kỳ thi này có nhiều bài thực tế.

Theo GS Vinh, chương trình giáo dục phổ thông mới hướng đến toán gắn với thực tiễn, đến ứng dụng, giải quyết câu hỏi học toán để làm gì, chứ học toán không chỉ là làm bài tập.

TS Phi Lê cho rằng, bà ủng hộ việc các HS học thêm những môn mà mình ham thích, có khả năng, nhưng là học theo cách để nâng cao khả năng sáng tạo, khả năng suy nghĩ. Còn học thêm theo kiểu luyện thi như hiện nay thì không mấy ích lợi cho người học. “Vấn đề là ở cách ra đề hiện nay nó khiến cho người học nếu chưa từng học dạng bài được ra trong đề thi thì sẽ thành người “thua cuộc”. Môi trường thi cử hiện nay có sự cạnh tranh không bình đẳng giữa HS học “tư duy” và HS học luyện thi. Muốn tư duy thì mất nhiều thời gian, và chấp nhận rủi ro là không biết nhiều dạng bài. Đây là “động lực” khiến HS bị”ép” đi học thêm.

Vậy việc thi cử phải làm thế nào để phát triển được tư duy của HS, đề thi không đánh đố, vừa đúng với nội dung đã được dạy trong nhà trường phổ thông, vừa phát hiện được những HS có tư duy tốt”, TS Phi Lê nói. 



Source link

Cùng chủ đề

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

Trong gần 5 năm học thực hiện sách giáo khoa xã hội hóa, đã có tới 3 lần thay đổi quy định về lựa chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục vẫn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc,...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

TP HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ năm học 2025-2026

(NLĐO)- Theo dự thảo tờ trình của Sở GD-ĐT TP HCM, TP sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, THPT công lập, ngoài công lập, GDTX từ năm học 2025-2026 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trà sữa matcha, mì xào vị cay…, những món ăn thu hút thực khách trong lễ hội

Phố đi bộ Nguyễn Huệ và đường Lê Lợi, hai biểu tượng sôi động của TP. HCM đã...

Lãnh tụ tối cao Iran tuyên bố ‘không có và không cần lực lượng ủy nhiệm’

Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei ngày 22.12 khẳng định các nhóm vũ trang trong khu vực Trung Đông hành động không phải dưới tư cách lực lượng ủy nhiệm của Tehran. ...

Tỉ phú Jeff Bezos sẽ chi 600 triệu USD tổ chức đám cưới?

Truyền thông loan tin tỉ phú Jeff Bezos sẽ tổ chức đám cưới với hôn thê Lauren Sanchez, có chi phí được đồn đoán lên đến 600 triệu USD. ...

Bài đọc nhiều

Trường cấp 2 ở TP.HCM bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM sẽ chính thức để giáo viên người Việt bắt đầu những tiết dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý bằng tiếng Anh. Trước đó...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cùng chuyên mục

Sở GDĐT Hà Nội sẽ thanh tra trách nhiệm hiệu trưởng các trường nào trong năm 2025?

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Lê Hồng Sơn mới đây vừa ký quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. ...

Đề thi học kỳ 1 lớp 9 năm 2024 Trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp

VietNamNet giới thiệu đề thi học kỳ 1 lớp 9 môn Toán năm học 2024-2025 của Trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp, Hà Nội. Đề thi học kỳ I môn Toán được Trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài là 90 phút. Sau đây là đề kiểm tra học kỳ môn Toán Trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp thí sinh có thể tham khảo: Ra đề thi tốt nghiệp không đồng đều dẫn tới lạm phát điểm Đại diện Bộ GD-ĐT...

Trí thức góp ý chính sách phát triển TP.HCM trong kỷ nguyên mới

Ngày 22-12, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM đã tổ chức hội nghị gặp gỡ trí thức năm 2024. Sẽ có chính sách tạo không gian thuận lợi cho đội ngũ...

Giả danh giảng viên lừa đảo sinh viên, chiếm đoạt tài sản

TPO - Trường ĐH Công nghiệp TPHCM nhận được phản ánh về một số đối tượng giả danh giảng viên của trường, yêu cầu sinh viên chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, đóng học phí giúp sẽ được miễn giảm rồi ngang nhiên chiếm.  TPO - Trường ĐH Công nghiệp TPHCM nhận được phản ánh về một số đối tượng giả danh giảng viên của trường, yêu cầu sinh viên chuyển tiền vào tài khoản cá...

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh gặp gỡ trí thức năm 2024

(ĐCSVN) - “Lãnh đạo Thành phố luôn ý thức rằng, để phát triển mạnh mẽ, cần lắng nghe, học hỏi từ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ trí thức. Chúng ta phải nghiêm túc rút ra bài học từ những vị lãnh đạo tiền bối như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người luôn thể hiện tinh thần gần gũi, cầu thị, lắng nghe trực tiếp ý kiến từ nhân dân và các trí...

Mới nhất

4 người ở Vũng Tàu ngộ độc nghi do methanol, 1 người tiên lượng nặng

Bệnh viện Vũng Tàu cho biết trong bốn người nhập viện cấp cứu ngộ độc nghi do methanol vào tối 21-12, đến nay có một người đang hôn mê, tiên lượng nặng. Cả bốn người này cùng uống rượu vào chiều tối 19-12. ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát Cảng cạn Đông Phố Mới tại Lào Cai – Tổng công ty Hàng hải Việt...

Chiều ngày 22/12/2024, trong khuôn khổ chương trình công tác tại tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đã đến khảo sát Cảng cạn Đông Phố Mới (ICD Đông Phố Mới), một dự án hạ tầng logistics chiến lược do Công ty Cổ phần VIMC Logistics, đơn vị thành viên của Tổng công ty...

Xem bộ đội đặc công dùng răng kéo ô tô, dùng thương đẩy ô tô lăn bánh

(NLĐO) - Đặc trưng của võ chiến đấu đặc công là đơn giản, hiệu quả, hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn ...

Mỗi ngày PV OIL thu về hơn 358 tỉ đồng

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) ghi nhận doanh thu toàn hệ thống năm nay đạt mức kỷ lục với hơn 131.000 tỉ đồng, nhưng lợi nhuận giảm. ...

Mới nhất