Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPhá vỡ truyền thống có ảnh hưởng chất lượng?

Phá vỡ truyền thống có ảnh hưởng chất lượng?


Đây chỉ là một ví dụ về việc thay đổi cách tuyển sinh đang diễn ra tại nhiều trường ĐH khiến dư luận có nhiều ý kiến.

THÊM MÔN VĂN, TIẾNG Anh tuyển sinh khối ngành sức khỏe

Trước Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, có nhiều trường ĐH ngoài công lập “khởi xướng” việc đưa thêm môn văn vào tổ hợp xét tuyển các ngành thuộc khối sức khỏe.

Tuyển sinh ĐH: Phá vỡ truyền thống có ảnh hưởng chất lượng?- Ảnh 1.

Nhiều trường thêm tổ hợp có môn văn xét tuyển khối ngành sức khỏe

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Cụ thể, Trường ĐH Văn Lang, ngoài tổ hợp truyền thống là B00 (toán, hóa, sinh), thì ngành y khoa thêm tổ hợp D12 (văn, hóa, tiếng Anh) và ngành điều dưỡng thêm tổ hợp C08 (văn, hóa, sinh).

Trường ĐH Võ Trường Toản xét ngành y khoa bằng tổ hợp B00 (toán, hóa, sinh), B03 (toán, sinh, văn), D08 (toán, sinh, tiếng Anh), ngành dược học cũng có tổ hợp C02 (toán, hóa, văn) và D07 (toán, hóa, tiếng Anh).

Trường ĐH Duy Tân xét thêm tổ hợp B3 (toán, sinh, văn) và A16 (toán, khoa học tự nhiên, văn) cho ngành dược và điều dưỡng; thêm tổ hợp A16 (toán, khoa học tự nhiên, văn) cho ngành y khoa và răng hàm mặt.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành xét B03 (toán, sinh, văn) cho ngành quản lý bệnh viện, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM xét thêm tổ hợp C08 (văn, hóa, sinh), S07 (toán, hóa, tiếng Anh) cho các ngành dược học, điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học…

Có thể dễ dàng nhận thấy trong các tổ hợp có môn văn (hoặc tiếng Anh), thì các môn được xem không thể thay thế của khối ngành sức khỏe là hóa hoặc sinh, đặc biệt là sinh, vẫn được giữ lại.

BỎ THI NĂNG KHIẾU NGÀNH KIẾN TRÚC

Trong khi đó, ở một lĩnh vực khác, từ năm 2019 trở về trước, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tuyển sinh ngành kiến trúc bằng các tổ hợp có môn năng khiếu là V00 (toán, lý, hình họa mỹ thuật) và V01 (toán, văn, hình họa mỹ thuật) nhưng từ năm 2020, trường không còn sử dụng điểm thi năng khiếu để xét ngành kiến trúc (và hiện nay thêm chuyên ngành kiến trúc cảnh quan), thay vào đó là xét tổ hợp A01 (toán, lý, tiếng Anh) và C01 (toán, văn, tiếng Anh). Sau khi trúng tuyển và nhập học, thí sinh mới phải tham dự một buổi kiểm tra năng khiếu vẽ tại trường.

Trong thời gian qua, việc thay đổi cách tuyển sinh, cụ thể là thêm các tổ hợp môn xét tuyển thay vì chỉ dùng một khối thi truyền thống như trước đây, xuất phát từ quyền tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH. Cụ thể, từ năm 2015, Bộ GD-ĐT cho phép bên cạnh các khối thi truyền thống, các trường được thay đổi tổ hợp xét tuyển với điều kiện phải dành ít nhất 75% chỉ tiêu của ngành hoặc nhóm ngành đó để xét theo các khối thi truyền thống. Đến năm 2016, tỷ lệ đã được hạ xuống thành ít nhất 50%.

Từ năm 2017, thời điểm mà Bộ GD-ĐT gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT với kỳ thi ĐH vào làm một, thí sinh phải thi 5 bài thi gồm toán, văn, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, thì đã có gần 190 tổ hợp mới ra đời từ các khối thi truyền thống. Mỗi ngành học được các trường sử dụng rất nhiều tổ hợp và dẫn đến tranh cãi khi một số ngành thêm các tổ hợp mới, môn mới hoặc bỏ đi môn được xem là truyền thống như đã nêu ở trên.

Tuyển sinh ĐH: Phá vỡ truyền thống có ảnh hưởng chất lượng?- Ảnh 2.

Nhiều trường vẫn tổ chức kỳ thi năng khiếu để xét tuyển ngành kiến trúc, riêng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bỏ môn này khỏi tổ hợp xét tuyển từ năm 2020

BỔ TRỢ THÊM PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC

Trao đổi về vấn đề này, tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết bên cạnh tổ hợp truyền thống, trường đưa môn văn vào tổ hợp xét tuyển ngành y từ năm 2022 sau khi tham khảo ý kiến của nhà tuyển dụng và từ kinh nghiệm đào tạo của trường. “Lãnh đạo các bệnh viện mong muốn tuyển dụng được các bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có tính nhân văn, biết cảm thông, chia sẻ với người bệnh. Vì vậy, môn văn cũng rất có ý nghĩa, góp phần đánh giá toàn diện thí sinh”.

Theo tiến sĩ Hải, Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện đặt ra yêu cầu chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực người học. “Vì thế việc bổ sung thêm một số môn mới mà vẫn giữ môn kiến thức chủ đạo, xuyên suốt của ngành học trong điều kiện đổi mới đào tạo ĐH hiện nay, cũng là điều hợp lý, và cũng không ảnh hưởng chất lượng đào tạo. Kỳ thi đánh giá năng lực là kiến thức tổng hợp nhiều môn, cũng hoàn toàn lựa chọn được thí sinh có năng lực để tham gia học ở bất cứ ngành nào”, tiến sĩ Hải cho hay.

Một cán bộ của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng lý giải năm nay trường đưa thêm môn văn vào tổ hợp xét tuyển ngành điều dưỡng và y tế công cộng là muốn làm toàn diện thêm chất lượng đầu vào, đảm bảo đầu ra có đủ năng lực về thăm khám, chẩn đoán, điều trị và chữa lành bệnh nhân về cả thể chất lẫn tinh thần. “Thấu hiểu và chia sẻ được tâm lý của bệnh nhân cũng là một phần kiến thức, kỹ năng, thái độ của bác sĩ. Do vậy, việc tăng cường môn văn là xu thế đúng trong tuyển sinh và đào tạo y khoa trong xã hội hiện đại”, vị cán bộ chia sẻ.

Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho rằng môn văn giúp phát triển khả năng giao tiếp, viết lách và tư duy nhân văn. “Đây là những kỹ năng cần thiết cho các chuyên viên y tế khi họ cần hiểu và đồng cảm với hoàn cảnh của bệnh nhân”, tiến sĩ Tuấn chia sẻ.

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SAU KHI TRÚNG TUYỂN

Đối với việc bỏ môn năng khiếu ra khỏi tổ hợp xét tuyển ngành kiến trúc, tiến sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Trưởng bộ môn Kiến trúc Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhận định: “Rất nhiều trường ĐH ở nước ngoài cũng không thi tuyển môn năng khiếu vẽ cho ngành kiến trúc. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã tham khảo nhiều chương trình quốc tế để xây dựng chương trình đào tạo. Với chương trình này, sinh viên vào trường sẽ được đào tạo kiến thức và kỹ năng vẽ trong 2 năm đầu với tổ hợp 3 môn gồm hình họa, ký họa cơ bản và ký họa nâng cao. Sau đó, các em phải trải qua kỳ thi để đảm bảo đủ kiến thức, kỹ năng học thiết kế chuyên ngành”.

Sau nhiều năm tuyển sinh đầu vào ngành kiến trúc có môn năng khiếu, tiến sĩ Quốc Vinh nhận thấy điểm môn năng khiếu vẽ không thực sự cần thiết vì nó không đảm bảo cho việc có thể trở thành một kiến trúc sư giỏi sau này.

“Các em luyện thi chủ yếu theo kiểu học tủ, vẽ theo mẫu có sẵn chứ chưa có tư duy và cảm nhận. Thiết kế là một việc phức tạp hơn vẽ rất nhiều. Khi vào trường, điểm năng khiếu này gần như là con số 0. Nhiều em vẽ rất đẹp, rất giỏi nhưng thiếu tư duy logic trong thiết kế thì cũng khó trở thành kiến trúc sư. Với xu thế công nghệ phát triển như hiện nay, kiến trúc sư giỏi không cần vẽ đẹp theo cách hiểu truyền thống mà phải tổ chức được không gian, màu sắc, hình khối, ánh sáng và có khả năng điều khiển AI để tạo ra một không gian đẹp”, tiến sĩ Quốc Vinh chia sẻ.

Theo tiến sĩ Quốc Vinh, cách tuyển sinh “phi truyền thống” này đã giúp thí sinh không mất thời gian luyện thi trước đó, còn thầy cô có thể đào tạo theo mục tiêu của chương trình. Tiến sĩ Quốc Vinh cho hay đến nay vẫn chưa có em nào không đạt và bị loại.

Thay đổi điều kiện xét tuyển khiến Bộ GD-ĐT “tuýt còi”

Gần đây, Trường Quản trị và Kinh doanh, ĐH Quốc gia Hà Nội lại khiến dư luận phản ứng khi ra điều kiện xét tuyển đối với thí sinh nữ từ 1 m 58, nam từ 1 m 65, thể lực tốt, thị giác tốt, khiến dư luận phản ứng. Trước đó, năm 2023, trường này ra điều kiện chiều cao đối với tất cả các ngành trong khi năm 2021, 2022 chỉ yêu cầu thí sinh nữ từ 1 m 58, nam từ 1 m 65, thể lực tốt, thị giác tốt đối với riêng ngành quản trị và an ninh.

Việc này đã khiến Bộ GD-ĐT phải gửi công văn đề nghị ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ đạo trường nghiêm túc rà soát các tiêu chí và điều kiện xét tuyển của nhà trường trong đề án tuyển sinh ĐH năm 2024, bảo đảm không để thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công anBộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh).




Nguồn: https://thanhnien.vn/tuyen-sinh-dh-pha-vo-truyen-thong-co-anh-huong-chat-luong-185240709222908552.htm

Cùng chủ đề

Giảng viên ngành sức khỏe tiếp cận nhiều thông tin mới từ chuyên gia quốc tế

Các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực y tế từ nhiều quốc gia như Úc, Đức, Đan Mạch, Nga, Singapore… đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về việc đánh giá công nghệ y tế tại hội thảo do một...

Xôn xao xét tuyển đại học bắt buộc có môn toán, nhà trường nói gì?

Hôm nay 3-10, nhiều hội nhóm trên mạng xã hội bàn tán xôn xao chuyện Trường đại học Công Thương TP.HCM sẽ dùng tổ hợp 3 môn, trong đó môn toán bắt buộc để xét tuyển cho tất cả các ngành trong năm 2025. Nhà trường nói gì?Thông tin tất cả tổ hợp xét tuyển có môn toán là không chính xácTrao...

Học phí ngành y, dược năm học 2024-2025

Trường đại học Y Hà Nội: 15-55,2 triệu đồng/năm học Năm học 2024-2025, dự kiến mức thu học phí của Trường đại học Y Hà Nội vào các ngành từ 15 đến 55,2 triệu đồng/năm học. Những ngành có mức học phí cao nhất 55,2 triệu đồng/năm học là: Y khoa, Y khoa phân hiệu Thanh Hóa, Y học cổ truyền, Răng hàm mặt. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bí mật đằng sau bọng mắt và quầng thâm đen dưới mắt

Có nhiều người họ thừa nhận luôn có một giấc ngủ trọn vẹn nhưng bọng mắt vẫn xuất...

‘Mùa đông năm nay các con không còn lạnh nữa’

Chia sẻ tại chương trình "Nối vòng tay ấm" do T.Ư Đoàn, Báo Thanh Niên đồng hành cùng PNJ và Quỹ Niềm Tin Vàng thực hiện, hiệu trưởng một điểm trường ở Lạng Sơn xúc động nói: 'Mùa đông năm nay các con...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Tin nhắn bắt, kiểm điểm giáo viên dạy thêm là giả mạo

Theo đó, chiều 7/11, lãnh đạo nhiều trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1 (TP Hồ Chí Minh) nhận được tin nhắn gửi qua Zalo do lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận này chuyển đến. Nội dung tin nhắn này như sau: “Sở GD&ĐT đề nghị các Phòng GD&ĐT báo cáo về tình hình các trường tiểu...

Tặng áo dài, áo ấm cho cô, trò trường mầm non thuộc Trại giam Hồng Ca

Đoàn công tác của Cục Công tác Đảng và công tác chính trị - Bộ Công an vừa có chuyến thăm, giao lưu và tặng quà trường Mầm non Họa Mi trực thuộc Trại giam Hồng Ca, Yên...

Rơi nước mắt những câu chuyện vượt khó trong học tập

(NLĐO) – Những người trong hội trường đã không cầm được nước mắt khi nghe những câu chuyện trải lòng về vượt khó của các tân sinh viên ...

Đại học nào có nhiều tân giáo sư, phó giáo sư nhất cả nước?

Theo danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, Đại học Quốc gia TP.HCM là đơn vị có nhiều ứng viên đạt chuẩn nhất với 40 người, gồm 7 giáo sư, 33 phó giáo sư.Các chuyên ngành có ứng viên đạt chuẩn giáo sư tại cơ sở giáo dục này gồm: ngành Cơ học, liên ngành Hóa học - Công nghệ...

Hiệu trưởng nhiều lần sai phạm ở Đắk Lắk lại tiếp tục bị tố cáo sai phạm

Một giáo viên và phụ huynh tại Trường THPT Cao Bá Quát, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vừa gửi đơn tới nhiều cơ quan báo chí phản ánh nhiều nghi vấn tiêu cực tại trường này. ...

Mới nhất

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk

Lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 bị rơi ở khu vực vườn quốc gia Yok Đôn, thuộc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk). Chiều 8/11, ông Phạm Trung Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn xác nhận, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay Yak-130 tại khu vực Vườn quốc gia Yok Đôn. "Khu vực...

Đại học nào có nhiều tân giáo sư, phó giáo sư nhất cả nước?

Theo danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, Đại học Quốc gia TP.HCM là đơn vị có nhiều ứng viên đạt chuẩn nhất với 40 người, gồm 7 giáo sư, 33 phó giáo sư.Các chuyên ngành có ứng viên đạt...

Hải Phòng: Sáp nhập 3 xã thuộc huyện An Dương vào quận Hồng Bàng từ năm 2025

Từ ngày 1/1/2025, 3 xã Đại Bản, An Hồng, An Hưng thuộc huyện An Dương (Hải Phòng) sẽ nhập vào quận Hồng Bàng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP. Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025. Trong đó, điều chỉnh toàn...

Công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Ngày 8/11/2024, Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024. Bảng xếp hạng (BXH) VNR500 đã bước sang năm thứ 18 trên chặng đường tìm kiếm và tôn vinh thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp có quy mô lớn, duy trì hoạt...

Mới nhất