Trang chủNewsThế giới‘Phá lệ’ để thành công?

‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.

Thủ tướng Nepal thăm Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli tại Bắc Kinh, ngày 3/12. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Đây là nhiệm kỳ thứ tư của ông Sharma Oli trên cương vị Thủ tướng. Tương tự những người tiền nhiệm, trong ba lần trước, chính trị gia này đều lựa chọn Ấn Độ để thực hiện chuyến công du đầu tiên nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của đất nước sông Hằng với Nepal. Do đó, việc ông tới Bắc Kinh, thay vì New Delhi rõ ràng phản ánh sự thay đổi về ưu tiên trong quan hệ với các quốc gia láng giềng.

Ông Hồ Trí Dũng, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế, Trường Khoa học xã hội Thượng Hải (Trung Quốc), cho rằng việc thay đổi điểm đến trong chuyến công du đầu tiên sau khi nhậm chức hồi tháng Bảy cho thấy Thủ tướng Sharma Oli đặc biệt coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc và coi phát triển quan hệ song phương là “hướng đi chính trong chính sách ngoại giao Nepal”.

Câu hỏi ở đây là tại sao lại có sự thay đổi này?

Hướng về phía Bắc

Tờ Hindustan Times (Ấn Độ) cho rằng quyết định của ông Oli có liên quan tới thông tin cho rằng chính trị gia này đã “không nhận được lời mời từ New Delhi”. Tuy nhiên, một số khác cho rằng nguyên nhân lớn hơn cả là kinh tế. Theo Reuters, dù Ấn Độ chiếm tới hai phần ba tổng kim ngạch thương mại quốc tế của Nepal trong khi Trung Quốc chỉ chiếm 14%, song Bắc Kinh lại “hào phóng” hơn với các khoản vay lên tới 310 triệu USD, trong khi con số này của New Delhi là 280 triệu USD.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên năm 2016, chính phủ của ông Oli đã quyết định ký kết thỏa thuận dầu khí với láng giềng ở phía Bắc, bất chấp lệnh cấm vận dài sáu tháng từ phía Ấn Độ. Điều này góp phần mở ra cơ hội hợp tác lớn hơn giữa Kathmandu và Bắc Kinh.

Trong cuộc gặp ngày 3/12 tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định sẽ giúp Nepal “chuyển mình”, từ quốc gia nội lục (land-locked) sang quốc gia “kết nối trên bộ” (land-linked) và sẵn sàng “hỗ trợ hết sức” cho sự phát triển của Nepal, đặc biệt khi hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao năm sau, hướng tới “quan hệ Đối tác chiến lược”.

Trong khi đó, ông Oli khẳng định Kathmandu “tự hào, được truyền cảm hứng sâu sắc và mong muốn học hỏi thêm từ thành tựu phát triển kinh tế thần kỳ” của Bắc Kinh. Chính trị gia này cũng kêu gọi doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ hơn vào Nepal. Tái khẳng định nguyên tắc “Một Trung Quốc”, ông cũng phản đối bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài vào công việc nội bộ của Bắc Kinh, sẽ không cho bất kỳ quốc gia nào sử dụng lãnh thổ của mình để chống phá nước láng giềng.

Trong khuôn khổ cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết chín Biên bản ghi nhớ (MoU) và thỏa thuận, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tài chính, nông nghiệp, nổi bật là xây dựng Đường hầm Tokha-Chhahare và kế hoạch phát triển giữa Bộ Tài chính Nepal và Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Trung Quốc. Chính phủ Nepal cũng đón nhận các dự án đầu tư trị giá 24 triệu USD từ Trung Quốc.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Sharma Oli đã hội đàm với Thủ tướng Lý Cường, Ủy viên trưởng Nhân đại Triệu Lạc Tế. Chính trị gia này cũng dự và có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Doanh nghiệp Nepal-Trung Quốc và thăm Đại học Bắc Kinh.

Nhận định về nội dung hợp tác song phương được đề cập trong chuyến thăm, chuyên gia Tiền Phong, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) cho rằng Nepal đang cố “bắt kịp chuyến tàu tốc hành” về phát triển kinh tế chất lượng cao do Trung Quốc cầm lái.

Bài toán từ phương Nam

Dù vậy, đây là nhiệm vụ không hề đơn giản. Trước hết, thực tế cho thấy hợp tác Nepal – Trung Quốc chẳng phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”. Tháng 5/2017, hai nước đã ký MoU về hợp tác song phương trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc; hai năm sau, ông Tập Cận Bình cũng thăm Nepal.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, chưa có dự án nào được triển khai, ngay cả khi Nepal khẳng định sẵn sàng khởi công. Thậm chí, bất chấp nỗ lực của cả Nepal và Trung Quốc, hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng. Tuyên bố chung ngày 3/12 nêu rõ: “Hai bên khẳng định sẵn sàng ký kết MoU về xây dựng Mạng lưới Kết nối

đa chiều xuyên Himalaya (THMDCN) và khuôn khổ cho hợp tác BRI giữa hai chính phủ càng sớm càng tốt”. Tuy nhiên, Tuyên bố lại không đề cập thời gian cụ thể.

Theo ông Tiền Phong, biến động chính trị tại Nepal và dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến hai nước chưa thể triển khai hợp tác một cách thuận lợi.

Ngoài ra, có ý kiến quan ngại về khoản vay 216 triệu USD của Bắc Kinh cho Kathmandu để đầu tư, xây dựng sân bay quốc tế ở Pokhara. Sân bay này do các tập đoàn Trung Quốc xây dựng và mới đi vào vận hành năm ngoái, song đã phải đối mặt với hàng loạt vấn đề. Nổi bật trong số đó là việc thiếu chuyến bay quốc tế do chính phủ Ấn Độ từ chối cho máy bay các nước khác bay qua không phận để vào Pokhara. Điều này có thể khiến việc thu hồi vốn, trả nợ của Nepal gặp không ít khó khăn.

Chuyến thăm của Thủ tướng Sharma Oli cũng sẽ tác động không nhỏ tới quan hệ giữa New Delhi và Kathmandu. Truyền thông đất nước sông Hằng cho rằng chuyến thăm phản ánh lập trường “thân Trung Quốc” của ông Oli và nỗ lực của chính phủ Nepal nhằm “giảm sự phụ thuộc truyền thống vào Ấn Độ”. Việc New Delhi cấm vận xuất khẩu dầu hay từ chối cho máy bay quốc tế đi qua không phận vào Pokhara phản ánh rõ nét áp lực mà Nepal phải đối mặt từ láng giềng phía Nam.

Trong bối cảnh đó, duy trì quan hệ cân bằng với hai quốc gia hàng đầu tại khu vực sẽ là nhiệm vụ then chốt với Thủ tướng Sharma Oli để đưa Nepal tiếp tục tiến bước.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nepal-trung-quoc-pha-le-de-thanh-cong-296240.html

Cùng chủ đề

Ngoại giao phải đi đầu trong kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc và thu hút nguồn lực cho phát triển đất nước

Sáng 5/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ Nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiếp đoàn các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bổ nhiệm năm 2024 do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình dẫn đầu.   Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ Nhiệm Ủy ban...

Nhiều sản phẩm OCOP ở Lâm Hà được thị trường đón nhận

Lâm Đồng – Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Lâm Hà đã biến nhiều sản phẩm OCOP trở thành những thương hiệu nổi tiếng, mang lại giá trị kinh tế cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao Nằm ẩn mình giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Lâm Hà với khí hậu trong lành, đất đai màu mỡ và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Nhiều năm nay, huyện Lâm Hà không chỉ là một điểm đến du lịch lý tưởng mà...

Phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” 2024

NDO - Ngày 22/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức họp báo công bố, phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2024. Phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” 2024. Ảnh: Bộ Thông tin và Truyền thông. Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Vietnam” là Giải thưởng uy tín, chính thức trong lĩnh...

Xăng dầu tăng giảm trái chiều, xăng RON 95 giảm gần 300 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay: Từ 15h ngày 5/12, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 24 đồng/lít, tuy nhiên xăng RON 95 giảm 294 đồng/lít; giá dầu cũng điều chỉnh giảm. Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (5/12). Thời gian áp dụng từ 15h ngày 5/12/2024. ...

Loại bỏ phương thức tuyển sinh dễ dãi, không bảo đảm chất lượng đầu vào

Thực tế tại các mùa tuyển sinh trước, không ít phương thức tuyển sinh chưa bảo đảm chất lượng đầu vào. Các chuyên gia cho rằng, Bộ GDĐT cần kiên quyết loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào và các tổ hợp lạ trong tuyển sinh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại giao phải đi đầu trong kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc và thu hút nguồn lực cho phát triển đất nước

Sáng 5/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ Nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiếp đoàn các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bổ nhiệm năm 2024 do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình dẫn đầu.   Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ Nhiệm Ủy ban...

Nga lên tiếng việc ông Trump ép BRICS dùng USD, Anh thiệt hại nặng sau Brexit, một nước ASEAN muốn phát triển điện hạt...

Lý do tổng nợ công toàn cao kỷ lục, Nga nói ông Trump ép BRICS sử dụng đồng USD sẽ phản tác dụng, Fed thận trọng trong chính sách lãi suất, xuất khẩu của Anh bị ảnh hưởng sau Brexit, Indonesia muốn phát triển điện hạt nhân… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Tướng quân đội Nga có hành động hiếm hoi với Mỹ sau khi Moscow tập trận bắn hàng loạt tên lửa siêu thanh

Ngày 4/12, quân đội Mỹ cho biết, Tướng Không quân C.Q. Brown, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã điện đàm với Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov hồi tuần trước.

“Một mình một ngựa”, quốc gia châu Âu đã “phá rào”, quyết không từ bỏ sự hợp tác tốt đẹp với Nga

Gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết, nước này và Nga đã giải quyết hầu hết các vấn đề thanh toán do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngân hàng Gazprombank.

Các nước thành viên UN Tourism thúc đẩy hợp tác du lịch nông thôn

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất được tổ chức ngày 10/12 là sự kiện mang tính toàn cầu đầu tiên của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism) về chủ đề này.

Bài đọc nhiều

Nguyên nhân bất ngờ đánh đắm tàu hải quân New Zealand

Một tòa án quân sự ở New Zealand vừa công bố kết quả điều tra sơ bộ về vụ một tàu hải quân của nước này chở 75 người chìm trong tháng trước. ...

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ra tối hậu thư, cảnh báo cái giá đắt nhất lịch sử

Ngày 2/12, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã cảnh báo về hình phạt nghiêm khắc đối với những người chịu trách nhiệm bắt giữ con tin ở Dải Gaza nếu không đạt được thỏa thuận phóng thích trước khi ông nhậm chức.

Cố giật súng từ lính thi hành thiết quân luật, nữ chính khách Hàn Quốc gây bão

Video ghi lại cảnh bà Ahn Gwi-ryeong đối đầu và cố giật súng từ binh sĩ thực thi thiết quân luật tại Hàn Quốc vừa qua đã thu hút khoảng 10 triệu lượt xem. ...

NATO và Tổng thống Mỹ Biden nỗ lực “trải đường” cho Ukraine đến hòa đàm, nhắc nhở ông Trump

Ngày 2/12, tân Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte coi việc chuyển giao cả vũ khí phòng thủ và tấn công cho Ukraine là ưu tiên hàng đầu của liên minh quân sự này hơn là lời mời Kiev gia nhập.

Tổng thống bất ngờ ra lệnh thiết quân rồi lại phải “khai tử” sau vài giờ, Quốc hội đồng lòng lật ngược tình thế

Những diễn biến nhanh chóng mặt trong chính trường Hàn Quốc vài giờ qua đặt ra câu hỏi về tình hình có phần bất ổn của chính quyền quốc gia Đông Bắc Á này.

Cùng chuyên mục

Tướng quân đội Nga có hành động hiếm hoi với Mỹ sau khi Moscow tập trận bắn hàng loạt tên lửa siêu thanh

Ngày 4/12, quân đội Mỹ cho biết, Tướng Không quân C.Q. Brown, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đã điện đàm với Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov hồi tuần trước.

Bất ngờ sự thật về ‘tiếng ma gào giữa rừng đêm’ ở Thái Lan

Người dân tại một khu làng ở Thái Lan phát hiện tiếng kêu lạ trong rừng, càng lớn và dữ dội vào ban đêm, nên họ tránh ra ngoài khi trời tối và không dám đến gần vì tưởng là 'tiếng ma kêu'. ...

Ông Trump chọn đồng minh tỉ phú Musk để lèo lái NASA

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 4.12 bổ nhiệm tỉ phú Jared Isaacman, phi hành gia tư nhân đầu tiên đi bộ ngoài không gian và là một bạn đồng hành thân thiết của tỉ phú Elon Musk, làm lãnh...

Đức chắc nịch “3 không” với Kiev, Mỹ-EU sẵn sàng túi tiền 50 tỷ USD để bơm cho quốc gia Đông Âu

Trong khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố, nước này sẽ không gửi quân đến Ukraine hay cho phép Kiev tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa của Berlin, Mỹ, Italy và Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị các nguồn viện trợ mới cho quốc gia Đông Âu.

Mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy nguồn lực trong đồng bào các DTTS

Với chủ đề “Đồng bào các dân tộc thành phố bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, Đại hội đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần IV - năm 2024 sẽ diễn ra ngày 06/12. Trước thềm Đại hội, cùng nhìn...

Giá xăng RON 95 giảm về hơn 20.500 đồng/lít, xăng E5 tăng 20 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (5/12) được điều chỉnh giảm sau khi tăng vào tuần trước. Trong đó, giá xăng RON 95 về mức 20.560 đồng/lít. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15...

Toàn cảnh dự án bất động sản trị giá 1.700 tỷ đồng thành nơi chăn dê ở Kon Tum

Dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí và nhà phố của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) ở TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) có vốn đầu tư 1.700 tỷ...

Nhiều hiến kế cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nhiều bạn đọc còn trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Nhiều ý kiến đề xuất, hiến kế cho dự án này. Chiều 30.11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc...

Lan tỏa niềm tự hào hàng Việt Nam

Sau gần 15 năm triển khai, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đã lan tỏa, thu hút được sự tham gia, hưởng ứng tích cực của các doanh nghiệp và người dân. Qua đó, không chỉ làm thay đổi nhận thức, thói quen...

Mới nhất