Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiPGS.TS Nguyễn Thiện Tống: Có khi 10 người góp mới thành 1...

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống: Có khi 10 người góp mới thành 1 suất học bổng Tiếp sức đến trường


PGS.TS Nguyễn Thiện Tống: Có khi 10 người góp mới thành 1 suất học bổng Tiếp sức đến trường- Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống đã có hơn 20 năm đồng hành cùng báo Tuổi Trẻ trong các chương trình tìm kiếm và trao tặng học bổng giúp đỡ sinh viên – Ảnh: TỰ TRUNG

Cứ đầu tháng 8, ngay khi báo Tuổi Trẻ công bố khởi động chương trình Tiếp sức đến trường, TS Nguyễn Thiện Tống lại gửi đi một lá thư vận động học bổng cho các tân sinh viên Thừa Thiên Huế.

Tôi gặp thầy Tống tại TP.HCM tháng 8-2024 khi thư vừa gửi đi. Chốc chốc máy tính, điện thoại của thầy giáo ở tuổi 78 lại báo có tin nhắn mới, email mới. Câu chuyện với Tuổi Trẻ xoay quanh những tâm tình của thầy trong gần 20 năm vận động hàng ngàn học bổng.

* Chào thầy. Năm nay số học bổng Tiếp sức đến trường thầy vận động dành cho sinh viên Huế có biến động tăng giảm hay không?

– Thầy Nguyễn Thiện Tống: Tôi đang cố gắng vận động, để nếu không tăng được thì cũng không giảm, vẫn là 80 suất như năm trước.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, là người đã cùng báo Tuổi Trẻ sáng lập chương trình “Vì ngày mai phát triển” năm 1988. Thầy tham gia đóng góp cho học bổng Tiếp sức đến trường, và là người thành lập và điều hành Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế từ năm 2008 đến nay.

Mấy năm nay tình hình kinh tế khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến việc vận động, nhất là khi tôi không phải tỉ phú, không có một câu lạc bộ doanh nghiệp doanh nhân yểm trợ, mà chỉ vận động trên người thân, bạn bè, học trò mình.

Năm ngoái, lượng học bổng vận động được giảm nhiều, tôi đã dùng hết khoản quỹ học bổng của gia đình mà vợ tôi dành dụm được để bù vào. Năm nay hết khoản dự phòng ấy rồi, tôi đang cố gắng tương tác trên trang cá nhân để tìm thêm những nhà tài trợ mới.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống: Có khi 10 người góp mới thành 1 suất học bổng Tiếp sức đến trường- Ảnh 2.

Thầy Nguyễn Thiện Tống liên tục nhận mail, tin nhắn sau khi thư ngỏ mời đóng góp được gửi đi – Ảnh: TỰ TRUNG

* Từ ngày cùng với Tuổi Trẻ khởi đầu chương trình “Vì ngày mai phát triển” năm 1988, thầy đã bắt tay xây dựng nên nhiều dự án học bổng. Luôn tự nguyện và chủ động trợ giúp nhiều học sinh, sinh viên như vậy, việc “làm học bổng” với thầy cứ ngỡ đã mang lại rất nhiều niềm vui, nhưng xem ra cũng rất vất vả và nhiều nỗi niềm…

– Vui lắm chứ, nhưng cũng vất vả lắm, cũng như chính báo Tuổi Trẻ vậy. Mỗi năm công bố hàng ngàn suất học bổng, người đọc tin cũng như chính các em tân sinh viên dễ có cảm tưởng báo luôn sẵn có hàng chục tỉ đồng để chi, nhưng đâu phải như vậy.

Nếu ai đó xắn tay áo lên, tham gia vận động và đóng góp cùng chúng ta thì mới thấy rằng để có được một suất học bổng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực.

“Lượng sinh viên của Tiếp sức đến trường ra trường đã hơn một ngàn, cả chương trình là hơn chục ngàn. Tôi mong ước chỉ 1% trong số ấy quay lại với chương trình, thì đó là niềm hạnh phúc, động viên lớn nhất với chúng ta – những người tổ chức”.

Thầy Nguyễn Thiện Tống

Riêng với các tân sinh viên Thừa Thiên Huế mà tôi phụ trách, tôi luôn cố gắng cho các em cảm nhận được điều đó. Không chỉ bằng lời nói, cùng với học bổng, các em và cả các nhà tài trợ sẽ được nhận một danh sách liệt kê đầy đủ học bổng này do ai đóng góp.

Bằng cách ấy, các nhà tài trợ được biết đích xác sinh viên đã nhận 100% phần đóng góp của mình. Sinh viên thì được biết mình nhận học bổng của ai, và có khi đã có đến 10 người đóng góp mới đủ cho suất học bổng ấy.

Tôi làm vậy là thêm cho mình một phần việc tỉ mỉ và vất vả, nhưng với hy vọng gieo mầm lòng biết ơn, lan tỏa lòng nhân ái, để mỗi người đều có thêm động lực: nhà hảo tâm gắn bó lâu dài hơn và các bạn sinh viên có lòng quay lại với học bổng sau này.

Mong thêm nhiều cựu sinh viên quay lại với Tiếp sức đến trường

Làm Tiếp sức đến trường "vui lắm chứ, nhưng cũng vất vả lắm" - thầy Nguyễn Thiện Tống - Ảnh: TỰ TRUNG

Làm Tiếp sức đến trường “vui lắm chứ, nhưng cũng vất vả lắm” – thầy Nguyễn Thiện Tống – Ảnh: TỰ TRUNG

* Thư ngỏ của thầy đã được soạn với rất nhiều tâm huyết, thể hiện rõ những điểm riêng có của học bổng Tiếp sức đến trường khu vực Thừa Thiên Huế. Còn điều gì thầy vẫn ấp ủ, chưa nói ra trong thư ngỏ năm nay, thưa thầy?

– Còn nhiều chứ. Bắt tay vào làm, và làm thời gian lâu thì mới hiểu. Số học bổng của chúng tôi ít, rất ít so với số lượng học sinh nghèo, hiếu học ở Huế. Vì vậy, việc xét duyệt mỗi học bổng là một cuộc chấm điểm “cân não”.

Tôi lấy thang điểm 100, trong đó: gia cảnh 60 (gồm cả tuổi tác, nghề nghiệp của cha mẹ anh chị em), học tập 30 (điểm xét tuyển 15, điểm trung bình ba năm trung học 15), phẩm chất và nỗ lực cá nhân là 10 (giải thưởng, hoạt động cộng đồng xã hội, đi làm thêm).

Ngoài ra, tôi còn chấm thêm 2 điểm ưu tiên cho ngành học mà các em chọn: y nha dược, khoa học kỹ thuật, nông nghiệp vì đó là những ngành thiết thực nhất cho tương lai và đòi hỏi nhiều nỗ lực học tập.

Nhiều người cùng tổ chức than phiền vì tôi thường trì hoãn thời điểm “kết sổ” danh sách sinh viên nhận học bổng, nhưng lúc nào tôi cũng chờ đến phút cuối. Trì hoãn thêm một ngày, một giờ là để chờ cơ hội có thêm 1 – 2 suất học bổng.

TS Nguyễn Thiện Tống

Tôi và nhiều nhà hảo tâm trò chuyện cũng có lúc cảm thấy buồn lòng vì số lượng các em cựu – tân sinh viên Tiếp sức đến trường quay lại với chương trình, góp phần giúp đỡ đàn em đi sau còn quá ít. Có người đề xuất với tôi hình thức cho vay thay cho học bổng. Tôi trả lời: cho vay là việc của ngân hàng, chúng tôi làm học bổng để lan tỏa lòng nhân ái và trách nhiệm xã hội của mỗi người.

Tính riêng Huế, lượng sinh viên của Tiếp sức đến trường ra trường đã hơn một ngàn, cả chương trình là hơn chục ngàn. Tôi mong ước chỉ 1% trong số ấy quay lại với chương trình, thì đó là niềm hạnh phúc, động viên lớn nhất với chúng ta – những người tổ chức.

Một ông bạn già của tôi, nhiều năm đóng góp học bổng, nói rằng giúp học bổng đến đúng người là một thành công, nhưng thành công hơn nữa là giúp các em học tập những người đã giúp mình. Học bổng của chúng ta đã đi đến mùa thứ 22, đã đến lúc tính đến điều đó.

Thầy Tống đi trao học bổng cho tân sinh viên Thừa Thiên Huế khó khăn năm 2023 - Ảnh: HỒ TẤN VŨ

Thầy Tống đi trao học bổng cho tân sinh viên Thừa Thiên Huế khó khăn năm 2023 – Ảnh: HỒ TẤN VŨ

* Đó cũng là mong ước của ban tổ chức Tiếp sức đến trường. Thầy có góp ý gì cho chương trình để hoạt động bền vững hơn?

– Chúng ta nên thành lập một nhóm để duy trì liên lạc với các em, có hoạt động cũng như tương trợ trong học tập, làm việc giữa các lứa sinh viên, hoặc thông qua các trường phổ thông nơi các em theo học.

Qua sự duy trì ấy, các em sẽ được hiểu hơn về học bổng, và qua đó chúng ta động viên các em quay lại đóng góp, trước hết là tấm lòng, sau đó mới tới vật chất.

“Tuy mỗi suất học bổng 15 triệu đồng chưa đủ cho chi phí một học kỳ đại học, nhưng là sự tiếp sức rất có ý nghĩa cho những tân sinh viên nghèo, đúng vào lúc mà các em rất cần được sự hỗ trợ tài chính để thực hiện ước mơ vào đại học.

Sinh viên nghèo gặp vô vàn khó khăn, có em mồ côi, có em cha mẹ mất sức lao động, bệnh nặng, nhiều em thân thể gầy ốm nhỏ nhoi do ăn uống thiếu thốn kham khổ cả thời niên thiếu.

Nhưng với tinh thần vượt khó, các em đã chăm chỉ học hành cho một sự thay đổi số phận của mình, của gia đình và cũng để góp phần cho một ngày mai phát triển chung.

Vì tình hình kinh tế, việc ủng hộ một suất học bổng 15 triệu đồng cũng trở nên khó hơn trước. Có nhà hảo tâm ủng hộ 1 – 2 hay nhiều suất học bổng. Nhiều nhà hảo tâm khác chỉ ủng hộ một số tiền nhỏ, nhưng chúng tôi sẽ gộp nhiều người lại để có đủ một suất học bổng 15 triệu, giúp thêm được một tân sinh viên đang gặp khó…”.

(Trích thư vận động học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên Thừa Thiên Huế 2024 của thầy Nguyễn Thiện Tống)

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học, và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” – như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống: Có khi 10 người góp mới thành 1 suất học bổng Tiếp sức đến trường- Ảnh 5.

Mời bạn quét mã QR này để đăng ký, giới thiệu tân sinh viên khó khăn cần tiếp sức đến trường. Chương trình nhận thông tin đến hết ngày 20-9-2024

Tân sinh viên đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng Tiếp sức đến trường 2024 tại địa chỉ: http://surl.li/fkfhms hoặc quét mã QR.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” – Công ty CP Phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam – Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, “Nghĩa tình Phú Yên”; các câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng NamĐà Nẵng, Tiền GiangBến Tre, Quảng Ngãi và Hội Doanh nhân Tiền Giang – Bến Tre tại TP.HCM, Hội Tương trợ và Hợp tác Đức – Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam… cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm… cho tân sinh viên.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống: Có khi 10 người góp mới thành 1 suất học bổng Tiếp sức đến trường- Ảnh 6.

Đồ họa: TUẤN ANH

video-thumbs.tuoitre.vn/tuoitre/471584752817336320/2024/8/12/tsdt-gioi-thieu-17234584760711190882986_thumb6.jpg" data-contentid="" data-namespace="tuoitre" data-originalid="" videoid="747401892698103808" ims-video-id="165689">

Tiếp sức đến trường 2024: Tân sinh viên khó khăn, có Báo Tuổi Trẻ. Video hướng dẫn cách đăng ký cho tân sinh viên khó khăn cần giúp đỡ, cũng như cách đóng góp cho chương trình.



Nguồn: https://tuoitre.vn/pgs-ts-nguyen-thien-tong-co-khi-10-nguoi-gop-moi-thanh-1-suat-hoc-bong-tiep-suc-den-truong-20240813110210257.htm

Cùng chủ đề

Học bổng Vì tương lai Việt Nam tiếp sức học trò nghèo Gia Lai

Ngày 8-11, tại TP Pleiku, ấn phẩm Mực Tím - báo Tuổi Trẻ tổ chức chương trình trao học bổng "Vì tương lai Việt Nam" cho học sinh tỉnh Gia Lai. Anh Hiếu cho biết tỉnh Gia Lai còn nhiều học sinh khó khăn,...

Thành phố hoa vàng cỏ xanh chào đón 180 GV-SV-HS: Ba trên trời có biết con được Tiếp sức đến trường?

Sáng 8-11, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Phú Yên tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho cho 180 tân sinh viên - học sinh - giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. ...

Bị bỏ rơi từ nhỏ, nương nhờ nhà chùa nhiều lần, chàng trai Phú Yên đậu Đại học Kinh tế TP.HCM

Bị mẹ ruột bỏ rơi, lớn lên bằng chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác nuôi, hay nương nhờ nơi cửa Phật, Quốc Huy vẫn nỗ lực chạm tới giấc mơ vào đại học.  Huy nói mình biết ơn mẹ đã...

Thiếu tình thương cha mẹ, làm mẫu trang điểm kiếm sống, là HS giỏi tỉnh, tân SV ĐH Bách khoa TP.HCM

Trong khuôn viên Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM, tân sinh viên Lê Kiều Hân (19 tuổi) ngồi lần giở những trang sách. Cô mở điện thoại, vào nhóm làm thêm xem có lịch mới hay không. ...

Lo sốt vó học phí cho con, cha ‘đơn thân’ rảo xe khắp xóm coi có ai kêu mần việc không

Khi hay tin con vào đại học, anh Lê Văn Nghiên hốt hoảng vì lo. Nhà không có bò để bán, căn nhà tình thương nếu cầm cố cũng chẳng được bao nhiêu, lấy đâu cho con học. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Mời bạn đọc dự lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh

Tối 10-11, báo Tuổi Trẻ và đơn vị đồng hành PRO Việt Nam sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1, TP.HCM). Sau hơn 4 tháng phát động, cuộc thi Tái tạo...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Chữa lành tâm hồn

Tắm rừng là một thuật ngữ xuất phát từ người Nhật, đây là phương pháp trị liệu khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên, mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần, đã du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây. ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 sẵn sàng khai hội từ sáng mai tại Nhà văn hóa Thanh niên

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 đã sẵn sàng chào đón người dân, du khách đến trải nghiệm không gian xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên (quận 1, TP.HCM) từ sáng 9-11. Có gì tại Ngày hội Việt Nam Xanh?Ngày hội Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Gawon MEOVV từng là người mẫu, như bản sao Park Min Young

Theo truyền thông Hàn Quốc, nhóm MEOVV bao gồm 5 thành viên, chính thức ra mắt vào tháng 9 năm nay.The Black Label đã thông báo về việc tổ chức sự kiện trải nghiệm cửa hàng pop-up độc đáo dành cho những người hâm mộ của nhóm. Sự kiện sẽ diễn ra tại The Hyundai Seoul từ ngày 29.8 đến 4.9, mang đến cho du khách cơ hội mua một số sản phẩm của MEOVV và chụp ảnh...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. ...

Online Friday 2024 đang đến gần

Với tinh thần tự hào và thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, sự kiện hứa hẹn sẽ khuấy động mạnh mẽ thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào dịp cuối năm. Đây là dịp không thể bỏ lỡ cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi có thể trải nghiệm hàng ngàn ưu đãi từ những...

Rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học

Chiều 8/11, tại Trường Đại học Luật TPHCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học. Thứ...

Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

(MPI) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 07/11/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng các cơ quan ở Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Trưởng Đoàn đại biểu Quốc...

Mới nhất