PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng



Không chỉ được đồng nghiệp, học trò kính trọng về sự nghiêm túc trong chuyên môn, với hơn 40 năm kinh nghiệm, PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Chuyên gia Tiêu hóa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai; Giảng viên bộ môn Tiêu hóa, Trường Đại học Y Hà Nội, còn chiếm trọn niềm tin của người bệnh trên toàn quốc bởi sự tận tâm, tận tụy và “mát tay” chữa trị thành công ngàn ca bệnh khó.

Sau nhiều cuộc hẹn, cuối cùng PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Chuyên gia Tiêu hóa cũng ưu ái dành cho tôi 30 phút cuối giờ nghỉ trưa, nhưng trong cuộc trò chuyện ấy vẫn liên tục bị gián đoạn, bởi có “học trò” vào xin ý kiến chuyên môn và đan xen cả những lời hối thúc của chuyên gia nhắc tôi rằng – “Nhanh nhé, tôi có bệnh nhân đang chờ!”. 

Ban đầu tiếp xúc với cô, tôi có ấn tượng khó quên về khí chất rất riêng của sự giản dị và khiêm nhường. Đến khi được nghe câu chuyện trải lòng hơn 40 năm cống hiến cho ngành của cô, khiến tôi thật sự kính trọng và cảm mến cô – người thầy thuốc có trái tim ấm nóng luôn vì sức khỏe, tính mạng người bệnh, lấy sức khỏe người bệnh là niềm vui mỗi ngày, niềm say nghề, cống hiến hết mình cho hoạt động chuyên môn. 

Để hiểu rõ hơn chuyện nghề, chuyện đời của chuyên gia, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung trò chuyện dưới đây! 

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – chuyên gia Tiêu hóa, Hệ thống Y tế MEDLATEC với hơn 40 năm kinh nghiệm, luôn trăn trở vì người bệnh 

Nghiêm khắc với bản thân, hết mình vì người bệnh 

Tham gia song song khám chữa bệnh và giảng dạy, chuyên gia đánh giá thế nào về sự cộng hưởng đó trong hoạt động chuyên môn của mình? 

Thật sự hoạt động giảng dạy và khám chữa bệnh bổ trợ, cộng hưởng cho nhau. Với giảng dạy, để soạn được bài giảng hay cần phải đọc sách và cập nhật kiến thức mới, việc cập nhật kiến thức thường xuyên cũng giúp ích cho công tác khám chữa bệnh. 

Trong khám chữa bệnh, mỗi người lại có mặt bệnh khác nhau, cách thể hiện triệu chứng, điều trị để đi đến thành công là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, mỗi ca bệnh là một ca lâm sàng, nên khám chữa bệnh nhiều sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và được đem ra áp dụng vào bài giảng, từ đó, bài giảng được phong phú, sinh động hơn qua những bệnh án thực tế.  

Nhiều thế hệ thạc sĩ, bác sĩ trong Hệ thống Y tế MEDLATEC vốn là học trò, nay trở thành đồng nghiệp của Cô chia sẻ rằng: “Với học trò PGS Vân Hồng là cô giáo nghiêm khắc, yêu cầu chuyên môn cao, nhiệt tình chỉ dạy và không ngại bảo ban để học trò có tâm, có tầm với nghề”. Chuyên gia suy nghĩ thế nào trước đánh giá của “học trò” về mình? 

Bản thân tôi, tôi thấy mình nghiêm khắc! Đó là sự nghiêm khắc với chính bản thân mình. Hàng ngày, để buổi làm việc đạt được yêu cầu, tôi luôn đến sớm và chỉ đến khi xong xuôi hết cả công việc mới về. Trong khám bệnh, tôi không bao giờ cho phép ra một đơn thuốc hời hợt. 

Với cách làm của bản thân như thế, tôi cũng yêu cầu các học viên là bác sĩ phải làm như vậy, cho nên tôi bị coi là nghiêm khắc! Tuy nhiên, theo tôi trong ngành y thì sự nghiêm khắc đó hoàn toàn được coi là chấp nhận được. Tại sao lại vậy? Bởi theo tôi, nếu đào tạo ra một bác sĩ không tốt, hoặc khám chữa bệnh hời hợt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.  

Bên cạnh khám chữa bệnh, tôi có tham gia vào công tác đào tạo, đó là đào tạo sinh viên trở thành bác sĩ, đào tạo bác sĩ để trở thành bác sĩ giỏi hơn, ở những cấp cao hơn, nên tôi đòi hỏi các em rất cao về trình độ chuyên môn, cũng như tâm huyết với nghề.  

Làm nghề y thì bạn biết rồi, chịu rất nhiều áp lực, nếu bác sĩ không tâm huyết với nghề, thì những cái stress đến rất nhanh, làm cho sinh viên trở thành bác sĩ rồi cũng chán, khi ấy thì việc học tập cập nhật kiến thức không đạt hiệu quả nữa. Vì vậy, trong mỗi bài giảng, tôi lồng rất nhiều kinh nghiệm của bản thân, những thành công trong điều trị để thúc đẩy lòng yêu nghề của các thế hệ sinh viên và thế hệ bác sĩ. Tôi mong muốn mỗi bài giảng của mình sẽ luôn đi cùng các em theo năm tháng. 

Thích thú, hào hứng với nghề… nhưng không biết “chém gió”! 

Mặc dù ở tuổi nghỉ ngơi, nhưng chuyên gia vẫn say sưa khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hay tham gia những talkshow… Vậy động lực nào để chuyên gia luôn hoàn thành xuất sắc mọi “sân diễn” như thế? 

  

Chuyên gia thích thú với chuyên môn y tiêu hóa, nhưng không biết “chém gió” 

Để làm được như vậy đến từ sự yêu thích với nghề, tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi khi được làm công việc mình yêu thích, đặc biệt những công việc liên quan tới chuyên môn Tiêu hóa. Với mong muốn được cống hiến, nên bất kể đề bài gì liên quan đến mảng tiêu hóa, tôi luôn sẵn sàng dành thời gian đọc sách, soạn bài giảng để đưa ra những kiến thức cập nhật mới nhất, sâu nhất cho một vấn đề. 

Có thể nói đánh giá về mình, tôi có thiên hướng về một vấn đề chuyên về y khoa, đặc biệt là y tiêu hóa. Vì thế, bất kể những vấn đề gì về tiêu hóa tôi rất hào hứng, có thể nói suốt được. Tuy nhiên, cũng là ngồi ở quán cà phê mà “chém gió” về bất kể chủ đề gì thì tôi không có khả năng ấy nên những câu chuyện có vẻ rất khô khan. Nhưng được đọc nhiều, giảng dạy nhiều với các thế hệ sinh viên, bác sĩ, tôi nghĩ kiến thức của mình chấp nhận được để nói về chủ đề tiêu hóa. 

Từng điều trị thành công hàng vạn ca bệnh khó ở khắp mọi miền cả nước, chuyên gia có thể chia sẻ những câu chuyện ấn tượng nhất? 

Tôi có số lượng khá đông bệnh nhân đã theo để quản lý sức khỏe, thậm chí có những bệnh nhân đã theo tôi 20, 30 năm đến nay vẫn khỏe mạnh, nhưng có hai bệnh nhân tôi nhớ nhất trong thực hành lâm sàng, bởi đây là những ca để lại trong tôi nhiều suy nghĩ! 

Đó là trường hợp nam bệnh nhân 55 tuổi, đến khám Nội soi tiêu hóa trong tình trạng viêm dạ dày nặng. Trong lần nội soi phát hiện một vùng tổn thương có dấu hiệu nghi ngại, nên ngay khi nội soi tôi đã cắt hết tổn thương làm sinh thiết với chẩn đoán ung thư dạ dày. Mặc dù được giải thích về phương pháp chữa trị, theo dõi, nhưng do quá lo lắng và nghĩ rằng đi cắt dạ dày là phương pháp tối ưu để loại bỏ an toàn khối u, bệnh nhân quyết định sang Singapore thực hiện phẫu thuật.  

Sau khi toàn bộ dạ dày cắt ra thành nhiều mảnh làm mô bệnh học thì không thấy tế bào ung thư nào. Khi đó, bệnh nhân quay lại xin khối nến, tiêu bản sang Singapore đọc lại thì họ cũng công nhận đó là tế bào ung thư. 


Hệ thống máy nội soi hiện đại giúp phát hiện các tế bào ung thư ở giai đoạn rất sớm 

Trường hợp này tôi vô cùng tiếc, vì thực chất tế bào ung thư đó là vùng tế bào phát hiện ở giai đoạn rất sớm và toàn bộ tổn thương này được lấy ra ngay trong nội soi mà không phải cắt một phần nào ở dạ dày. Đến nay, sau 10 năm theo dõi sát sao, hiện tại sức khỏe của bệnh nhân ổn. 

Ca bệnh thứ hai tôi ấn tượng là bệnh nhân nữ đến khám lúc 15 tuổi, khi đó bệnh nhân có chẩn đoán bệnh Wilson, đây là bệnh ứ đồng bẩm sinh và ở giai đoạn xơ gan. Từ đó đến nay, sau 15 năm theo dõi, bệnh nhân hiện 30 tuổi nhưng sức khỏe khá ổn. Tất nhiên việc uống thuốc thải đồng, thải gan phải duy trì cả đời, nhưng thật may mắn bệnh nhân đã lập gia đình và có hai con hoàn toàn khỏe mạnh. 

Niềm vui nhất chính là sức khỏe và niềm tin của người bệnh! 

Là thầy thuốc cứu người, đâu là niềm vui, động lực cho chuyên gia trong suốt những năm tháng cống hiến hết mình đó? 

Mỗi dịp Lễ/Tết, tôi thường nhận được nhiều tin nhắn, thư gửi của bệnh nhân và gia đình họ. Ngoài thăm hỏi, lời chúc sức khỏe thì cũng có những tin nhắn rất cảm động… nhưng với tôi món quà quý nhất, niềm vui lớn nhất chính là sức khỏe và niềm tin của người bệnh. 

Chuyên gia có thể chia sẻ những thành tựu ấn tượng trong sự nghiệp y khoa của mình?  

Những năm công tác, ngoài tham gia giảng dạy, tôi làm cả công tác điều trị tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai. Với công tác ở Trường Đại học Y Hà Nội, tôi có giảng dạy nhiều thế hệ sinh viên từ Y2 đến Y6, nhưng không biết đã đào tạo được bao nhiêu em, mà chỉ ước lượng mỗi năm đầu vào của trường là 700-800 sinh viên. Ngoài ra, số lượng sinh viên sau đại học cũng vậy, mỗi giờ giảng của tôi giảng đường thường đông kín, thậm chí có những học viên không phải học tiêu hóa vẫn tham dự. 

Nói về dấu ấn để lại trong hoạt động chuyên môn, đó là các đề tài tốt nghiệp, hướng dẫn hơn 40 bác sĩ nội trú tốt nghiệp, hơn 50 cao học, hơn 20 chuyên khoa II, 03 nghiên cứu sinh và tiếp tục hướng dẫn nghiên cứu sinh khác. Đồng thời, tôi là tác giả nhiều cuốn sách chuyên khảo, sách giáo khoa áp dụng cho giảng dạy, tác giả nhiều bài báo xuất bản trong nước và quốc tế.  

Nếu làm phép so sánh về cường độ làm thời gian trước đây và hiện tại thì có sự khác biệt nhiều không, thưa chuyên gia? 

Trước đây, tôi làm việc với cường độ rất cao, thường chia làm 3 tăng gồm: Buổi sáng là điều trị ở bệnh phòng, sau đó đến giờ giảng dạy; Buổi chiều làm tiếp công tác giảng dạy, hoặc tham gia điều trị; Buổi tối tham gia chủ tọa đoàn, hoặc làm báo cáo viên cho các hội nghị, hội thảo, tham gia vào phỏng vấn truyền hình, các chương trình giảng dạy sức khỏe cộng đồng. Do những kiến thức không phải đem ra mãi để khám chữa bệnh mà phải cập nhật không ngừng, nên buổi tối là thời gian đọc sách vở và nghiên cứu.  

Chuyên gia tâm niệm “còn sức thì còn giúp người dân nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa” 

Đến nay, dù ở tuổi nghỉ ngơi, nhưng tôi vẫn mong muốn tiếp tục giữ ngọn lửa yêu nghề với tâm niệm: “còn sức thì còn giúp người dân nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa”, nên guồng quay của công việc vẫn giữ cùng nhịp. 

Trước sự vất vả của “bóng hồng” mang trọng trách lớn lao trong hoạt động chuyên môn và là người “giữ lửa” gia đình, làm thế nào để chuyên gia cân bằng công việc và giữ gìn hạnh phúc gia đình? 

Tôi không coi đó là vất vả! Thực sự được làm công việc tôi yêu thích, đó là làm bác sĩ, giảng dạy và khám chữa bệnh nên tôi không thấy có chút vất vả nào. Tuy nhiên, với gia đình có sự thiệt thòi, vì thời gian dành cho gia đình không nhiều. Tôi may mắn được gia đình ủng hộ, đồng hành. Nhưng ngược lại, tôi cũng phải làm việc với cường độ cao hơn để hoàn thành thiên chức của mình trong gia đình. Khi có dịp vui chơi bên ngoài, tôi thường dành trọn thời gian đó bên gia đình. 

Sự phát triển của y khoa hiện đại đã tạo ra cuộc “cách mạng” trong khám chữa nói chung và ngành Tiêu hóa riêng. Tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, những trang thiết bị hiện đại được ứng dụng chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa thế nào, thưa chuyên gia? 

Vâng, đúng là những kỹ thuật chẩn đoán hiện đại đã tạo ra cuộc cách mạng trong khám chữa bệnh nói chung và ngành Tiêu hóa nói riêng, thể hiện ở sự toàn diện, đa chuyên khoa.  

Hiện nay, trong ngành Tiêu hóa có sự hỗ trợ của rất nhiều kỹ thuật hiện đại, đó là vai trò xét nghiệm tham gia vào quá trình chẩn đoán và điều trị. Với bệnh lý đường tiêu hóa, chúng tôi “nhờ cậy” đến các thăm dò để đánh giá, chẩn đoán xem có đúng hay không, khi đã chẩn đoán đúng, đặc biệt là bệnh ung thư thì những chỉ số xét nghiệm có ý nghĩa đánh giá xem điều trị khối u đó có đúng hay chưa. 

Bên cạnh xét nghiệm, tại MEDLATEC còn có sự hỗ trợ của đầy đủ kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính… cho phép nhìn nhận mặt bệnh theo không gian ba chiều, cũng như ghi nhận thông tin đầy đủ hơn trong chẩn đoán và quá trình theo dõi. 

Chuyên gia cùng các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoa, Hệ thống Y tế MEDLATEC kiểm tra dàn máy Olympus EVIS X1 CV 1500 trước khi đi vào hoạt động 

Riêng với chuyên khoa Tiêu hóa, hệ thống đã trang bị đồng bộ dàn máy nội soi thế hệ mới nhất như dàn Olympus EVIS X1 CV 1500 có sử dụng nhuộm màu NBI, phóng đại nên hoàn toàn có thể phát hiện được ung thư giai đoạn sớm. 

Bên cạnh đó, Hệ thống Y tế MEDLATEC còn có đội ngũ bác sĩ chuyên môn nâng lên rất cao. Thực tế thường xuyên gặp những trường hợp nặng, chúng tôi cùng nhau cập nhật kiến thức để quay trở lại phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Với việc học hỏi, cập nhật kiến thức thường xuyên như vậy giúp trình độ của các y bác sĩ được nâng lên rất nhiều.  

Thông điệp từ chuyên gia… 

Nhân dịp Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 29/5, chuyên gia có lời nhắn gửi gì tới người dân để an tâm hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

Bệnh lý đường tiêu hóa là mối lo lắng sức khỏe của nhiều người dân hiện nay, nguyên nhân do chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không khoa học nên cơ quan đầu tiên ảnh hưởng là đường tiêu hóa. 

Nội soi tiêu hóa định kỳ là biện pháp “vàng” phát hiện sớm các mầm bệnh ở đường tiêu hóa ” style=””>

Nội soi tiêu hóa định kỳ là biện pháp “vàng” phát hiện sớm các mầm bệnh ở đường tiêu hóa 

Thông điệp mà tôi muốn gửi tới mọi người là ung thư tiêu hóa hay gặp, nguy hiểm, khi phát hiện sớm có cơ hội điều trị triệt để, không đòi hỏi phẫu thuật, còn phẫu thuật khi ung thư ở giai đoạn muộn. Vì vậy, để phát hiện sớm, người dân cần: 

  • Đi khám ngay nếu xuất hiện bất thường ở hệ tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, ăn uống không ngon miệng, sụt cân, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, ậm ạch)… 
  • Đi khám ngay nếu trong gia đình có người bị ung thư tiêu hóa, không chờ đợi tuổi.  
  • Đi khám thường xuyên, sàng lọc định kỳ, đặc biệt là người trên 40 tuổi bắt buộc phải nội soi tiêu hóa ít nhất một lần/năm. Nếu kết quả bình thường có thể an tâm, nếu có dấu hiệu bất thường thì tùy theo mức độ mà bác sĩ sẽ tư vấn lịch kiểm tra cụ thể. 
  • Nếu bệnh nhân có chẩn đoán ung thư thì nên nghe theo lời bác sĩ giải thích để điều trị triệt để, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Ngoài ra, một vấn đề tiêu hóa khác cần quan tâm là các tuyến tham gia vào hệ tiêu hóa gồm bệnh lý gan, mật, tụy. Những cơ quan này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Do đó, những đối tượng có nguy cơ cao như người mắc viêm gan B, viêm gan do rượu, viêm gan do nhiễm mỡ cũng cần sàng lọc định kỳ 6 tháng, hoặc một năm/lần. Nếu phát hiện sớm những tổn thương ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi khi kích thước khối u dưới 3cm. 

Xin trân trọng cảm ơn chuyên gia! 

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Chuyên gia Tiêu hóa, Hệ thống Y tế MEDLATEC, nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai), Giảng viên bộ môn Tiêu hóa (Trường Đại học Y Hà Nội) với những thành tựu nổi bật trong sự nghiệp: 

– Tham gia 13 đề tài nghiên cứu cấp Bộ và Bệnh viện; 

– Tham gia viết 8 đầu sách Y học; 

– 34 bài báo trên tạp chí trong nước; 

– Hướng dẫn hơn 40 bác sĩ nội trú tốt nghiệp, hơn 50 cao học, hơn 20 chuyên khoa II, 03 nghiên cứu sinh và tiếp tục hướng dẫn nghiên cứu sinh khác; 

– Đào tạo mỗi khóa từ 700-800 sinh viên y. 



Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/pgs-ts-nguyen-thi-van-hong-chuyen-gia-tieu-hoa-tron-doi-cong-hien-vi-suc-khoe-nguoi-dan

Cùng chủ đề

Triển khai công tác tổ chức Giải quần vợt vô địch đồng đội trẻ quốc gia tại Ninh Bình

Ngày 28/5, tại Sở Văn hóa và Thể thao, Cục Thể dục thể thao phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, Liên đoàn Quần vợt Việt Nam tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức Giải quần vợt vô địch đồng đội trẻ quốc gia năm 2024 tại Ninh Bình. ...

Tập huấn kiểm kê tài sản công tại Kho bạc Nhà nước

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến gồm điểm cầu trung tâm tại Kho bạc Nhà nước và 07 điểm cầu tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cà Mau, Sơn La, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp). Dự hội nghị có: Ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính); bà Tạ Thanh Tú, Phó Cục...

Singapore luôn là đối tác quan trọng ở khu vực

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.  ...

Infographic: Tròn 10 năm Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Năm 2024 đánh dấu tròn 10 năm kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, một chặng đường quan trọng và đầy ý nghĩa. Suốt chặng đường một thập kỷ qua, Việt Nam đã không ngừng khẳng định vai trò của mình đối với hòa bình và an ninh quốc tế thông qua những đóng góp thiết thực và hiệu quả. Việt Nam đã trải qua một hành trình 10...

Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam bảo vệ chức vô địch AVC Challenge Cup

(Dân trí) - Sự tỏa sáng của Bích Tuyền giúp tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Kazakhstan, qua đó bảo vệ thành công chức vô địch AVC Challenge Cup. Trước trận chung kết AVC Challenge Cup 2024, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam không gặp nhiều khó khăn để đánh bại Australia với tỷ số 3-0. Trong khi đó, tuyển bóng chuyền nữ Kazakhstan gây bất ngờ khi vượt qua chủ nhà Philippines...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hệ sinh thái số giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả dựa trên dữ liệu

Ngày 29/5/2024, tại Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2024 (DX Summit 2024), đại diện MISA đã có phần chia sẻ về kinh nghiệm triển khai và giải pháp số hỗ trợ doanh nghiệp vận hành hiệu quả dựa trên dữ liệu nhằm bứt phá trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn, thách thức. Đại diện MISA trình bày tham luận “Hệ sinh thái số giúp vận hành hiệu quả doanh nghiệp dựa...

Ươm tơ vàng Hồng Lý, sắc màu của tạo hoá

Vùng đất Vũ Thư của tỉnh Thái Bình xưa nay nổi tiếng với rất nhiều làng nghề truyền thống, trong đó không thể không nhắc đến làng nghề ươm tơ Hồng Lý, một nơi gắn liền với nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa nức tiếng một thời. Hãy cùng tác giả Vũ Văn Lâm qua bộ ảnh Sắc vàng tạo hoá, cùng trải nghiệm, ngắm nhìn những sợi tơ vàng óng ả dưới cái nắng vàng như rót mật, tận mắt...

Làng nghề Dệt Zèng ở A Lưới

Dệt Zèng là một loại hình sản xuất thủ công độc đáo của Người đồng bào dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Vân kiều ở Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và trở thành Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Quý vị hãy cùng tác giả Truc Nguyen Van tìm hiểu về nghề Dệt truyền thống của đồng bào Tà Ôi với những sản phẩm dệt vô cùng đẹp đẽ và tinh tế, thông...

Những con khỉ ở đảo Cát Dứa, Cát Bà

Ở trên Cát Dứa, hay còn được gọi là Đảo Khỉ, có 20 con khỉ được đưa từ nhiều nơi đến. Đàn khỉ ở đây rất thân thiện với du khách. Lâu dần cái tên đảo Khỉ đã trở nên quen thuộc. Đảo Cát Dứa còn được người dân ở đây gọi là đảo khỉ vì ở đây có rất nhiều khỉ. Phần lớn khỉ ở đây được những kiểm lâm thả về sinh sống tại đây, chúng khá dạn...

Đánh Bắt Cá Bằng Rớ Chồ

Dọc sông Thu Bồn chảy qua Phố Hội ra Cửa Đại hay trên sông Cổ Cò, người ta thường thấy những chiếc vó lớn được cố định trên sông để đánh bắt các loại thủy hải sản. Dụng cụ này, người miền Bắc và Trung gọi là vó bè, nhưng ở Quảng Nam gọi là "rớ chồ". Nghề đánh bắt cá bằng cách kéo lưới quay ở địa phương này. Quý vị hãy dành 1 ngày theo chân tác giả Đỗ Anh Vũ trải...

Bài đọc nhiều

Nhiễm trùng tai ở trẻ và các biện pháp phòng ngừa

Nhiễm trùng tai là một trong những bệnh lý rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh không chỉ khiến trẻ đau và khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được điều trị phù hợp. Vì vậy, việc tìm hiểu và...

Trẻ sơ sinh phát ban nhiệt và cách chăm sóc, phòng ngừa

Trẻ sơ sinh phát ban nhiệt cần được điều trị và chăm sóc đúng cách để tránh gây nguy hiểm. Tham khảo nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn biết được nên làm gì với trường hợp phát ban nhiệt ở trẻ sơ sinh cũng như ở trẻ nhỏ nói chung. ...

Vì sao nổi mụn ở má trái và má phải và cách điều trị như thế nào?

Bên cạnh vùng chữ T trên mặt bao gồm trán, mũi, cằm thì những nốt mụn ở vùng da ở má cũng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Vậy tình trạng mụn ở vị trí này như thế nào? Nguyên nhân nổi mụn ở má trái hoặc má phải do đâu và...

Khi nào bạn nên đi xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt và xét nghiệm ở đâu tốt?

Thiếu máu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do vậy, bạn không nên chủ quan khi phát hiện các biểu hiện nghi thiếu máu do thiếu sắt. Tốt nhất, khi gặp các triệu chứng nghi thiếu máu do thiếu sắt, bạn nên đi xét nghiệm thiếu máu thiếu...

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị sốc phản vệ

Trẻ bị sốc phản vệ nếu không được xử lý đúng cách và nhanh chóng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý sốc phản vệ ở trẻ em để phòng tránh biến chứng nghiêm trọng. ...

Cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh phát ban nhiệt và cách chăm sóc, phòng ngừa

Trẻ sơ sinh phát ban nhiệt cần được điều trị và chăm sóc đúng cách để tránh gây nguy hiểm. Tham khảo nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn biết được nên làm gì với trường hợp phát ban nhiệt ở trẻ sơ sinh cũng như ở trẻ nhỏ nói chung. ...

Nhiễm trùng tai ở trẻ và các biện pháp phòng ngừa

Nhiễm trùng tai là một trong những bệnh lý rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh không chỉ khiến trẻ đau và khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được điều trị phù hợp. Vì vậy, việc tìm hiểu và...

Trẻ bị da khô do đâu và phải làm sao?

Nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng khi thấy trẻ bị da khô kèm theo bong tróc, nứt nẻ. Việc cần làm lúc này là xác định được nguyên nhân, từ đó có biện pháp khắc phục tình trạng, giúp làn da bé trở nên mềm mại hơn và bé cảm thấy dễ chịu...

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị sốc phản vệ

Trẻ bị sốc phản vệ nếu không được xử lý đúng cách và nhanh chóng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý sốc phản vệ ở trẻ em để phòng tránh biến chứng nghiêm trọng. ...

Cây ô đầu và những lưu ý khi dùng để tránh ngộ độc

Không phải ai cũng biết cây ô đầu được sử dụng như một vị thuốc vì loài cây này không thực sự phổ biến. Bên cạnh đó, vì trong cây có chứa độc tính nên cần thận trọng khi sử dụng. Cùng MEDLATEC tìm hiểu rõ hơn về loài cây này trong bài viết...

Mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với tân Thủ tướng Singapore

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng ông Lawrence Wong đã trở thành Thủ tướng Singapore. Hai Thủ tướng vui mừng chứng kiến quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển chưa từng có và toàn diện trên các mặt, nhất là về kinh tế, trong đó, mạng lưới các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP)...

Thủ tướng Singapore Lawrence Wong muốn đưa hợp tác với Việt Nam lên tầm cao mới, vừa toàn diện, vừa chiến lược

Thủ tướng Singapore khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp cũng như các cơ chế hợp...

Chờ đợi khung pháp lý cho tiền ảo, tiền kỹ thuật số

Cho rằng tiền ảo, tiền kỹ thuật số vẫn nhộn nhịp giao dịch ngầm, tại phiên thảo luận tình hình kinh tế xã hội sáng 29/5, có đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm nghiên cứu khung pháp lý để quản lý tiền kỹ thuật số, tiền ảo bởi đây là xu thế tất yếu trong kỉ...

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội dành cả ngày làm việc ở hội trường thảo luận về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước; bình đẳng giới; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thứ tư, ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ chín của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại...

Đa dạng sự kiện, khách quốc tế đến TP.HCM tăng hơn 30%

Lượng khách quốc tế đến TP.HCM trong 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 2,28 triệu lượt, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Lễ hội Sông nước TP.HCM lần thứ 1 đã thu hút được hơn 210.000 lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan - Ảnh: QUANG ĐỊNH Khách du lịch đến TP.HCM...

Mới nhất