Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcPGS. TS Đỗ Ngọc Thống nói về hệ quả của việc đổi...

PGS. TS Đỗ Ngọc Thống nói về hệ quả của việc đổi mới đề thi Ngữ văn


PGS. TS Đỗ Ngọc Thống nói về hệ quả của việc đổi mới đề thi Ngữ văn - Ảnh 1.

Từ năm 2025, kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh vào lớp 10 của các địa phương sẽ thay đổi theo yêu cầu mới.

PGS. TS Đỗ Ngọc Thống chia sẻ, từ năm 2025 kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh vào lớp 10 của các địa phương sẽ thay đổi theo yêu cầu mới.

Trước đó khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 6 (2022) đến các lớp 7, 8, 10, 11 đã thực hiện theo yêu cầu này.

Điểm mới đáng lưu ý nhất là yêu cầu học sinh viết nghị luận văn học với ngữ liệu mới, không sử dụng lại các văn bản đã học trong 3 bộ sách giáo khoa (theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018).

Trước yêu cầu mới này, nhiều thầy cô băn khoăn, lo lắng, cho rằng học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn, bài làm sẽ không tốt và dẫn đến kết quả thi hạn chế… Đó là một thực tế cần xem xét, đánh giá để có một cách nhìn và các giải pháp phù hợp. Có thể thấy trước một số hệ quả của việc đổi mới đề thi này như sau:

Thứ nhất, bài viết nghị luận văn học của đa số học sinh sẽ không dài, ý tứ nghèo nàn… Vì trước một văn bản mới, các em phải tự nghĩ ra ý của mình và diễn đạt theo văn phong của chính mình, không sao chép ở đâu được. Không phải ai cũng nghĩ được nhiều ý, nhiều nội dung phù hợp trước một vấn đề, một tác phẩm văn học.

Thứ hai, rất nhiều bài viết của học sinh sẽ mắc lỗi diễn đạt vụng về, ngô nghê, ý tứ lộn xộn, lan man dài dòng,”ông chẳng bà chuộc”… Vì không phải ai cũng diễn đạt được các ý mình đã nghĩ một cách sinh động, phong phú và rõ ràng mạch lạc.

Thứ ba, rất nhiều bài viết của học sinh còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, chữ viết còn mịt mù, khó đọc và trình bày chưa đúng quy cách… Tóm lại cả nội dung và hình thức, nhiều bài viết nghị luận văn học của học sinh còn mắc lỗi. Thực ra những lỗi này, ngay cả thi theo cách cũ vẫn nhiều học sinh mắc phải. Tuy nhiên, thi theo yêu cầu mới sẽ có nhiều cái được như:

– Đề thi thể hiện đúng yêu cầu đánh giá năng lực người học theo định hướng của Chương trình 2018: Đánh giá kết quả vận dụng cái đã học vào một bối cảnh mới, có ý nghĩa.

– Kết quả đánh giá phản ánh trung thực, khách quan: bảo đảm bài viết đó là sản phẩm của chính mỗi học sinh, ý tứ và văn phong của chính mỗi thí sinh.

– Kì thi sẽ phân hóa được trình độ và năng lực; cũng sẽ có rất nhiều bài viết tốt, thể hiện được năng lực viết, trình độ cảm thụ, tiếp nhận văn học của học sinh; khuyến khích được những học sinh giỏi môn Ngữ văn.

– Cái được lớn nhất là học sinh phải suy nghĩ và diễn đạt bằng cái đầu của mình, không viết và nói theo người khác. Từ đó giáo dục các em đức tính trung thực, dám nghĩ, dám sáng tạo, không đạo văn, biết tôn trọng sản phẩm của người khác,…

Kết quả viết bài nghị luận văn học, theo PGS. TS Đỗ Ngọc Thống sẽ là: khoảng 50% chỉ đạt điểm trung bình; 30% của số còn lại sẽ bị điểm kém và 20% sẽ đạt điểm khá giỏi. Trước yêu cầu đổi mới và thực tiễn dạy học hiện nay, PGS. TS Đỗ Ngọc Thống nghĩ:

– Cần tôn trọng và chấp nhận sự phân hóa này, không nên chỉ trích năm nào kết quả điểm thi môn Ngữ văn cũng cao ngất ngưởng, như năm 2024, điểm thi trung bình 9.0 mà vẫn chưa đỗ vào khoa Ngữ văn của một số trường đại học.

– Các thầy cô giáo cần kiên trì, rèn luyện cho học sinh cách thức đọc hiểu và cách viết một văn bản theo Chương trình đã đề ra. Chỉ dạy và học cách thức, phương pháp, từ đó vận dụng, rèn luyện nhiều thì mới đạt được kết quả theo hướng đánh giá mới: đánh giá theo năng lực người học.

Hãy mạnh dạn thay đổi, thà chỉ thu được những bài văn có thể còn thiếu sót nhưng là bài văn của chính người học, thể hiện đúng những suy nghĩ, tình cảm của chính các em; còn hơn là tiếp tục phải chấm những bài văn của chính các thầy; những bài văn viết rất dài, bay bổng, uyên bác nhưng là do học thuộc và chép lại văn của người khác.

Hãy tôn trọng sự thật, đừng vì bệnh hình thức.





Nguồn: https://danviet.vn/pgs-ts-do-ngoc-thong-noi-ve-he-qua-cua-viec-doi-moi-de-thi-ngu-van-20240825095421068.htm

Cùng chủ đề

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Xã hội hóa sách giáo khoa phải vì người học

Việc xã hội hóa sách giáo khoa sẽ là chủ trương đúng chỉ khi người sử dụng mặt hàng đặc biệt này thấy sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn trước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huế được tài trợ gần 310 tỷ đồng giúp nông hộ phục hồi kinh tế và thích ứng biến đổi khí hậu

Chính phủ Luxembourg và Quỹ Khí hậu xanh tài trợ cho Thừa Thiên Huế gần 310 tỷ đồng để nâng cao khả năng phục hồi kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu cho nông hộ. ...

Xem độ hoành tráng của 9 cầu bộ hành kết nối Metro 1

9 cây cầu bộ hành kết nối với các nhà ga Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã hoàn thiện, tạo thuận lợi cho người dân khi đi tàu. ...

Tự chủ nhưng làm gì cũng phải xin phép

Tự chủ được ví như cởi trói cho giáo dục đại học (ĐH) nhưng thực tế chỉ tháo gỡ được những điểm nghẽn trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục ĐH. Còn những vấn đề như nhân lực, tài chính, hợp tác quốc tế (những nội dung không nằm trong...

Nông nghiệp sinh thái mang lại “lợi ích kép” cho nông dân như thế nào?

Việc tối ưu hoá lợi nhuận kinh tế trong nông nghiệp hiện nay là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết, và để làm được điều này người nông dân cần hiểu rõ được vấn đề về nông nghiệp sinh thái và làm sao khi áp dụng nông nghiệp sinh...

Nhiều giáo viên mong mỏi điều này

Không ít trường hợp bạo lực học đường xảy ra và để lại hậu quả nghiêm trọng. Nhiều giáo viên cho biết đã đến lúc cần tăng cường an ninh trường học. ...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Thưởng Tết giáo viên phấn khởi hơn năm trước

Theo tính toán sơ bộ của các trường phổ thông ở TP.HCM, khoản thưởng Tết Ất Tỵ cho giáo viên năm nay "rất khá". Cần Thơ: theo chế độ chung của TPTheo Công đoàn ngành giáo dục Cần Thơ, thưởng Tết của giáo viên...

Đề thi học kỳ 1 lớp 9 môn Toán quận Long Biên

VietNamNet giới thiệu đề thi học kỳ 1 lớp 9 môn Toán quận Long Biên, Hai Bà Trưng (Hà Nội) năm học 2023-2024. Các đề ôn thi môn Toán được các quận Long Biên, Hai Bà Trưng xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài là 90 phút để khảo sát chất lượng học sinh. Sau đây là đề kiểm tra học kỳ 1 môn Toán lớp 9 các quận Long Biên, Hai Bà Trưng: Đề thi học...

Tự chủ nhưng làm gì cũng phải xin phép

Tự chủ được ví như cởi trói cho giáo dục đại học (ĐH) nhưng thực tế chỉ tháo gỡ được những điểm nghẽn trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục ĐH. Còn những vấn đề như nhân lực, tài chính, hợp tác quốc tế (những nội dung không nằm trong...

Hành trình 25 năm RMIT trao gửi học bổng, kiến tạo tác động xã hội tích cực

Hơn 2 thập kỷ có mặt tại Việt Nam, Đại học RMIT Việt Nam đã trao tặng hàng ngàn suất học bổng cho nhiều tài năng trẻ trong nước và trên khắp thế giới, tiếp lửa hoài bão nâng cấp bản thân - kiến tạo tác động tích cực tới cộng đồng. Được thành lập theo lời mời của Chính phủ Việt Nam, kể từ khi có mặt tại Việt Nam vào năm 2000 tới nay, đại học RMIT Việt...

Nhiều trường chớp thời cơ đào tạo vi mạch bán dẫn

Trước nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực bán dẫn, nhiều trường ĐH đã nhanh chóng mở các chương trình đào tạo liên quan ...

Mới nhất

Huế được tài trợ gần 310 tỷ đồng giúp nông hộ phục hồi kinh tế và thích ứng biến đổi khí hậu

Chính phủ Luxembourg và Quỹ Khí hậu xanh tài trợ cho Thừa Thiên Huế gần 310 tỷ đồng để nâng cao khả năng phục hồi kinh tế và thích ứng với...

Đến lượt Vinaphone chính thức cung cấp dịch vụ 5G thương mại

Dịch vụ 5G của Vinaphone tập trung ở các khu vực trọng điểm về kinh tế xã hội tại 63 tỉnh thành, không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới. ...

Khách Hàn lần đầu đi đám giỗ ở Việt Nam, bất ngờ thấy cảnh ở bữa tiệc

Không chỉ ấn tượng với không khí náo nhiệt trong đám giỗ, nữ du khách Hàn Quốc còn bất ngờ vì được thưởng thức nhiều món ăn ngon và trải nghiệm văn hóa uống bia độc đáo của người Việt Nam. Ori Kim (đến từ Hàn Quốc) lần đầu đến Việt Nam du lịch vào năm 2017 và lập tức...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro – chi nhánh Nhật Bản

Từ ngày 18 đến ngày 22/12/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn công tác Bộ Công Thương có chuyến công tác, làm việc tại Nhật Bản. Tháp tùng Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác có Thứ trưởng Phan Thị Thắng cùng lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương: Vụ Thị...

Mới nhất