Trang chủNewsThời sựPGS Đặng Bích Hà - kiến thức lịch sử làm hoàn hảo...

PGS Đặng Bích Hà – kiến thức lịch sử làm hoàn hảo vai trò mệnh phụ phu nhân

img

- Ảnh 1.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hào Hùng (SN 1950) là một đồng nghiệp lớp đàn em của bà Đặng Bích Hà tại Viện Sử học. Năm 1973, ông cùng về xây dựng Ban Đông Nam Á (nay là Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) thuộc Ủy ban KHXH Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam). Nhớ về người đồng nghiệp đáng kính, ông Hùng kể lại:

“Có những nhân vật lịch sử có những phẩm chất, tư chất đặc biệt đáp ứng được những hoàn cảnh, đòi hỏi đột xuất của lịch sử. Bà Đặng Bích Hà là một người như thế. Bà sinh ra không phải để làm một nhà nghiên cứu hoặc giảng dạy lịch sử. Có lẽ gout và tạng của nhà bà là văn chương, nhưng bà Hà chỉ thích đọc “gậm nhấm” văn chương mà thôi, khác với các người em (PGS Đặng Thị Hạnh, GS Đặng Thanh Lê, PGS Đặng Anh Đào – NV) có khiếu nghiên cứu khác. Nhưng không ai đóng được vai mệnh phụ phu nhân như bà Hà. Với những kiến thức lịch sử thì chỉ làm hoàn hảo thêm cho vai trò mệnh phụ phu nhân ấy. Điều này thể hiện rõ trong những lần bà Đặng Bích Hà cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp hoàn hảo bà hoàng Monique, phu nhân của Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, hay vợ của Hoàng thân Lào Souphanuvong… và bao nhà chính khách quốc tế cùng vợ con họ. Vì thế, mặt nổi không ai có thể làm được như bà đã lu mờ mặt công tác chuyên môn của bà. Có lẽ đây (mệnh phụ phu nhân) mới là đóng góp không ai có thể thay thế được”.

Sinh ngày 4.4.1928, tại quê nội làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, Nghệ An, bà Đặng Bích Hà là con gái đầu của học giả Đặng Thai Mai (nhà trí thức được đương thời đánh giá là Nghệ Tĩnh tứ kiệt: Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Cao Xuân Huy và Đặng Thai Mai). Tốt nghiệp tú tài triết học tại trường Lycée Albert Sarraut đúng khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, bà hăng hái tham gia phụ trách Đội thiếu nữ tiền phong cổ vũ cách mạng. Cũng chính thời gian này, bà gặp lại một người thân cũ của gia đình – Võ Nguyên Giáp – người học trò, đồng nghiệp và bạn vong niên của GS Đặng Thai Mai. Bà đã gắn bó cuộc đời của mình với Võ Nguyên Giáp từ ngày 27.11.1946, sau đó theo chồng tản cư lên Việt Bắc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Công tác tại Bộ Quốc phòng cho đến ngày chiến thắng, trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, bà Đặng Bích Hà thi đỗ và vào học tại khoa Lịch sử trường ĐHSP Hà Nội được mở trong khuôn viên Đại học Đông Dương cũ trên phố Lê Thánh Tông (Hà Nội).

- Ảnh 2.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân Đặng Bích Hà thăm lại Điện Biên Phủ (2004)

 

Nhà nghiên cứu Phạm Nguyên Long (1932 – 2022), một bạn đồng môn sau này, cũng là đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, luôn nhớ đến hình ảnh nữ sinh viên Đặng Bích Hà đến trường chuyên cần như mọi sinh viên khác. Kết thúc khoá học, bà đỗ tốt nghiệp loại giỏi (ưu hạng) và được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại khoa Lịch sử. Cô giáo Đặng Bích Hà là một trong những giảng viên “tiền bối” của tổ bộ môn lịch sử thế giới (cùng với các thầy Phạm Huy Thông, Lê Văn Sáu, đồng nghiệp Đặng Đức An, Phạm Gia Hải, Phan Ngọc Liên, Lương Ninh…). Cùng các thầy và đồng nghiệp, bà đã góp phần đào tạo được nhiều giảng viên đại học và nhà nghiên cứu lịch sử thế giới kế cận tài danh: GS Nguyễn Đức Nghinh (ĐHSP Hà Nội), PGS Nguyễn Xuân Trúc (Viện Khoa học giáo dục), PGS Võ Xuân Đàn (ĐHSP TP.HCM)…

Trong ký ức của PGS-TS Trần Đức Minh, nguyên Hiệu trưởng trường CĐSP Nam Định, Chủ tịch Hội Sử học tỉnh Nam Định, sinh viên khoa Lịch sử trường ĐHSP Hà Nội (khoá 1964 – 1968), vẫn không thể nào quên được năm 1965, chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ lan rộng ra miền Bắc. Sau một năm học ở thủ đô, 58 sinh viên nam nữ của khoá được lệnh ba lô lên vai, gồng gánh sách vở, phương tiện dạy học sơ tán lên núi rừng Việt Bắc ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Ông Minh kể rằng những năm tháng này ông và các bạn đồng môn đã trưởng thành nhiều cả về trí tuệ lẫn đạo làm người.

- Ảnh 3.

 

PGS.TS Trần Đức Minh nhớ lại: “Nơi sơ tán, thầy trò chúng tôi đã tự làm lán ở, tự dựng nhà học, tự làm bàn ghế bằng tre, nứa để học. Vừa làm, vừa học dựa vào sự giúp đỡ của bà con cô bác nơi sơ tán để học. Ngày ngày, sau giờ lên lớp, chúng tôi vào rừng đẫn cây, ăn sắn, ăn ngô với măng rừng và muối đậu tương. Có điều thật kỳ diệu là những tháng năm gian khổ ấy, trong mỗi người sinh viên Lịch sử chúng tôi luôn cháy lên ngọn lửa khát khao kiến thức, khát khao trí tuệ…

Suốt đời chúng tôi không thể nào quên được những bậc thầy ấy, những con người thực sự khổng lồ, mà nhờ họ chúng tôi đã đi những bước vững vàng trên cuộc đời. Chúng tôi may mắn và hạnh phúc được là học trò của thầy Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị mẫn tiệp trong trí tuệ và bao dung trong cuộc sống; của cô Ngô Thị Chính, Đặng Bích Hà sắc sảo trong tư duy và dịu hiền, lịch lãm trong xử thế…”.

Khi được tin PGS Đặng Bích Hà qua đời, ông Trần Đức Minh tiếc rằng tuổi đã cao, sức đã yếu, ông không thể lên Hà Nội để thắp nén hương viếng và chia buồn cùng gia đình cô giáo được. “Tôi đành gửi qua tình cảm cùng các bạn bè với cô, thương nhớ cô giáo Đặng Bích Hà với một lòng kính trọng, một cô giáo mãi mãi không thể quên được trong cả cuộc đời của tôi”, PGS-TS Trần Đức Minh bày tỏ.

Còn PGS-TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư, nguyên Hiệu trưởng ĐHSP Hà Nội, ôn lại trong một dịp kỷ niệm ngày thành lập khoa Lịch sử (trường ĐHSP Hà Nội): “Ai đã từng học ở khoa Lịch sử thì không thể quên được những bài giảng hay, hấp dẫn, hùng biện của các thầy Phạm Gia Hải, Phạm Hữu Lư, Nguyễn Anh Thái, Nguyễn Xuân Trúc, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Lam Kiều, các cô Đặng Bích Hà, Nguyễn Ngọc Quế. Chính các thầy, cô đã làm rạng rỡ bộ môn Lịch sử Thế giới”.

- Ảnh 4.

 

- Ảnh 5.

 

Từ bộ môn Lịch sử Đông Nam Á ở khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội do PGS Lê Văn Sáu sáng lập xây dựng, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS-VS Phạm Huy Thông, trong bộ giáo trình “Lịch sử thế giới” của trường, những vấn đề lịch sử các nước khu vực Đông Nam Á (mà hồi đó gọi bằng thuật ngữ Trung Ấn) chiếm vị trí trang trọng với số trang thích hợp.

Chủ nhiệm khoa Lê Văn Sáu đã trực tiếp tổ chức và chỉ đạo một nhóm cán bộ giảng dạy chuyên nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á, bao gồm Đặng Đức An, Đặng Bích Hà, Phan Ngọc Liên, Phạm Hữu Lư… Từ đây, việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử các nước Đông Nam Á đã được coi trọng. Đây cũng chính là tiền đề sau này vào năm 1973, bà Đặng Bích Hà chuyển công tác từ Ban Lịch sử Thế giới (Viện Sử học) sang xây dựng Ban Đông Nam Á (nay là Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) thuộc Ủy ban KHXH Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).

- Ảnh 6.

PGS Nguyễn Duy Thiệp đón tiếp bà Đặng Bích Hà thăm Bảo tàng Dân tộc học

 

Với vốn tri thức uyên sâu của mình, bà Đặng Bích Hà đã hướng dẫn những đồng nghiệp trẻ mới bước vào nghề. PGS-TS Nguyễn Duy Thiệu, nguyên Phó giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, vẫn nhớ những chỉ dẫn đầu tiên trong phương pháp nghiên cứu khoa học của bà. Khi chân ướt chân ráo về làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Nguyễn Duy Thiệu làm dân tộc học, còn bà Hà nghiên cứu về lịch sử. Kỷ niệm ấn tượng đó là chia sẻ của bà Hà: “Cháu làm dân tộc học thì chất liệu để làm nên các bài viết là tư liệu điền dã. Tuy nhiên khi viết mà chỉ kể câu chuyện điền dã thì bài viết sẽ nhàm chán. Thế nên, cháu phải đọc sách, đọc rất nhiều sách để khi viết phải dùng kiến thức lý thuyết diễn giải nguồn tài liệu điền dã, gọi là viết tương tác, thế thì bài viết mới hấp dẫn”.

Nhưng giữa một biển tài liệu mênh mông, một cá nhân khó lòng có điều kiện để đọc hết, do đó, bà Đặng Bích Hà dặn dò tiếp: “Đọc ai, đọc tác phẩm nào cho tập trung thì cháu phải lựa chọn; khi chưa có đủ phông kiến thức để chọn thì hỏi các bậc thầy. Đặc biệt là khi trích dẫn lại càng phải chọn, bài viết nào trích ai và trích trong tác phẩm nào lại càng cần lựa chọn kỹ lưỡng. Ví dụ, lý thuyết về xã hội cổ đại phải trích Engels, lý thuyết hình thành giai cấp phải trích Karl Marx; về thời kỳ Hùng Vương phải trích của Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng…”.

Những lời khuyên chí tình này, PGS-TS Nguyễn Duy Thiệu chia sẻ: “Cho đến nay, tôi cảm thấy những chỉ bảo chuyên môn của cô Hà vẫn còn nguyên giá trị”.

Ông Nguyễn Hào Hùng kể tiếp: Từ đầu thập niên 1980, Ủy ban KHXH Việt Nam (dưới thời các GS-VS Phạm Huy Thông, GS Đào Văn Tập…) bắt đầu triển khai các chương trình hợp tác với nước ngoài thì Lào là địa bàn quan trọng đầu tiên. Các chương trình hợp tác với Bộ Giáo dục Lào về xuất bản 3 bộ giáo trình quốc gia về văn học, lịch sử, địa lý là những nền móng đầu tiên cho hình thành nền khoa học xã hội và nhân văn quốc gia của nước CHDCND Lào còn non trẻ.

“Chính trong thập niên 1980 này, bà Đặng Bích Hà đã có những đóng góp đáng kể với tư cách là người đứng đầu chuyên môn về sử học, cùng nhà sử học Phạm Nguyên Long lái con thuyền hợp tác với Lào với tư cách là chuyên gia của VN sang giúp Lào xây dựng ngành KHXH-Nhân văn. Tất nhiên trên cương vị là phu nhân của Đại tướng, một người bạn lớn của lãnh đạo và nhân dân các bộ tộc Lào, bà Đặng Bích Hà đã tranh thủ một cách tinh tế và khéo thúc đẩy mối quan hệ hợp tác khoa học giữa 2 nước, thắt chặt và phát triển quan hệ giữa đồng nghiệp hai nước”, nhà nghiên cứu Nguyễn Hào Hùng chia sẻ thêm.

Những năm cuối thập niên 1990, bà Đặng Bích Hà mở rộng hướng nghiên cứu sang các đề tài về kinh tế, chính trị, quan hệ quốc tế hiện đại. Kết quả, bà có ra chung một cuốn sách với PGS-TS Nguyễn Thu Mỹ: “Thái Lan hành trình tiến đến câu lạc bộ các nước công nghiệp mới“./.

- Ảnh 7.
 

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/pgs-dang-bich-ha-kien-thuc-lich-su-lam-hoan-hao-vai-tro-menh-phu-phu-nhan-185240928225003381.htm

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân. Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tại sân bay Nagasaki. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) Theo đặc phái viên TTXVN, tối 7/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh...

Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta thăm chính thức Singapore

NDO - Hơn 15 giờ chiều hôm nay (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến Sân bay quốc tế Changi, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Seah Kian Peng. Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore lần này nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự...

Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân sẽ thăm Singapore, Nhật Bản

  Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sắp thăm chính thức Singapore và Nhật Bản. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Quochoi.vn Theo Thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore Kian Peng Seah và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ thăm chính thức Singapore và Nhật Bản...

Tổng thống Bulgaria và Phu nhân dạo sông Sài Gòn

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân Desislava Radeva đi tàu tham quan thắng cảnh TP.HCM trên sông và thưởng thức văn nghệ. Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân Desislava Radeva ngắm vẻ đẹp của TP.HCM từ trên sông ngày 27-11 - Ảnh: HỮU HẠNH Thăm TP.HCM trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân Desislava Radeva đã dạo sông Sài Gòn...

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Bulgaria thăm Việt Nam

(Dân trí) - Sáng 24/11 tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân Desislava Radeva thăm chính thức Việt Nam. Sáng nay, Lễ đón Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân Desislava Radeva thăm chính thức Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Thủ đô Hà Nội.  Hai nhà lãnh đạo vẫy tay chào các em học sinh vẫy cờ đón mừng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam tăng cường hiện đại hóa quân đội

Mỹ luôn hoan nghênh các cơ hội hợp tác quốc phòng mạnh mẽ hơn với Việt Nam và cam kết hỗ trợ Việt Nam tăng cường hiện đại hóa quân đội. Trong cuộc họp báo ngày 19.12 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper khẳng định, thông điệp "Hoà Bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển" trong bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính có tiếng...

Bác sĩ chỉ mẹo hiệu quả để kiểm soát tăng huyết áp khi trời trở lạnh

Huyết áp cao không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến bệnh tim, đột quỵ. Trời lạnh có thể gây ra những thách thức cho người bị huyết áp cao. ...

Áo dài họa tiết, ý tưởng cho nàng muốn được khen ngợi trẻ trung

Áo dài họa tiết mang đến góc nhìn dịu dàng, lãng mạn và thân thuộc cho người chưng...

Nga kết án 21 năm tù với 2 người bị tố làm việc cho Ukraine

Hãng AFP ngày 20.12 đưa tin tòa án binh Nga vừa kết án 21 năm tù với 2 người bị cho là âm mưu thực hiện vụ tấn công theo yêu cầu từ Ukraine. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

Cùng chuyên mục

‘Chiến binh’ Viettel trên mặt trận công nghiệp quốc phòng: Từ số 0 tới những công nghệ ngang tầm thế giới

Năm 2010, Viettel chính thức tham gia vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Trải qua 14 năm, lĩnh vực này đã trở thành điểm nhấn của Viettel với sự ra đời của hàng loạt sản phẩm công nghệ "Make in Vietnam", đóng góp vào tiềm lực quốc phòng đất nước. Hệ thống radar chống UAV của Viettel tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 - Ảnh: VGP/LN Từ quyết tâm chỉ làm, không lùi  Từ điểm xuất...

(Trực tiếp) Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Tổng Bí...

Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023

Agribank vinh dự là đại diện ngân hàng duy nhất nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực và bền vững cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và sự thịnh vượng của xã hội. Tối ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Tiêu...

Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C

(ĐCSVN) - Hôm nay (20/12), thời tiết Bắc Bộ lại giảm nhiệt so với những ngày trước, trời rét đậm, vùng núi rét hại, với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 7-10 độ C, riêng các khu vực núi cao như Mẫu Sơn, Sa Pa có thể xuống dưới 5 độ C. ...

Nghiêm trị kẻ đốt quán cà phê khiến 11 người chết

Ngày 19-12, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã thông tin về việc giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm. ...

Mới nhất

Nam Định có 3 sản phẩm đề nghị công nhận sản phẩm OCOP quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định vừa phê duyệt kết quả chấm điểm sản phẩm OCOP năm 2024, theo đó, công nhận 3 sản phẩm đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Các sản phẩm OCOP của Nam Định ngày càng nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng. (Ảnh: VĂN...

Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023

Agribank vinh dự là đại diện ngân hàng duy nhất nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực và bền vững cho sự phát triển của...

Hàng hóa giảm giá đến 60% phục vụ người lao động ở TPHCM sắm Tết

Để hỗ trợ người có thu nhập thấp, công nhân… yên tâm sắm Tết, TPHCM tổ chức đợt bán hàng lưu động với hàng trăm sản phẩm bình ổn, mức giảm giá đến 60%... Ngày 10/12, chương trình bán hàng bình ổn giá đầu tiên phục vụ Tết 2025 diễn ra tại Công viên Khánh Hội (quận 4). Chương trình do...

Phát triển sản phẩm OCOP, động lực quan trọng phát triển kinh tế nông thôn

Thực tế ở tỉnh Nam Định cho thấy, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục khẳng định vị thế là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và giá trị sản xuất cho các cơ sở địa phương. Dây chuyền sản xuất sản phẩm OCOP Nghêu thịt hộp Lenger...

Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C

(ĐCSVN) - Hôm nay (20/12), thời tiết Bắc Bộ lại giảm nhiệt so với những ngày trước, trời rét đậm, vùng núi rét hại, với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 7-10 độ C, riêng các khu vực núi cao như Mẫu Sơn, Sa Pa có thể xuống dưới 5 độ C. ...

Mới nhất