Trang chủChính trịNgoại giaoPetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất...

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

Suốt hành trình 63 năm vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, những thế hệ người lao động Dầu khí luôn mang trong mình khát vọng, hoài bão “tìm dầu để làm giàu cho Tổ quốc”. Ngày nay, PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế – kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước.

PetroVietnam đã làm chủ được công nghệ, khoa học tiên tiến, xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí – điện – chế biến và dịch vụ dầu khí chất lượng cao. Trong đó, lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là lĩnh vực cốt lõi, đào tạo được đội ngũ lao động dầu khí hùng hậu, có trình độ cao.

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên giới
Nhà máy lọc dầu Dung Quất. (Nguồn: PVN)

Phát triển vượt bậc, tạo nên chuỗi giá trị gia tăng hoàn chỉnh

Kể từ khi tấn dầu thô đầu tiên được khai thác năm 1986, đến cuối năm 2023, Petrovietnam đã khai thác được hơn 460 triệu tấn dầu trong nước và khoảng 200 tỉ m3 khí. Hoạt động dầu khí bao phủ hầu hết thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Không những bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp quan trọng cho ngân sách Nhà nước (NSNN), mà PetroVietnam còn có những đóng góp quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.

Một trong những thành tựu lớn nhất mà PetroVietnam đạt được trong nhiều năm qua là không ngừng tích cực tìm kiếm, thăm dò, khai thác và gia tăng trữ lượng dầu khí nhằm bảo đảm ổn định nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp, đầu vào cho các hoạt động sản xuất công nghiệp. Tỷ trọng đóng góp của dầu khí trong cơ cấu năng lượng Việt Nam chiếm bình quân 40% tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, khoảng 35% tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay.

Hằng năm, PetroVietnam cung cấp gần 9-11 tỉ m3 khí cho sản xuất 35% sản lượng điện quốc gia, 70-80% lượng khí cho các hộ tiêu thụ dân dụng của cả nước. PetroVietnam cũng là doanh nghiệp đứng thứ 2 về cung cấp điện với tổng công suất các nhà máy điện đạt 6.605 MW, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng điện quốc gia.

Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất – biểu tượng của ngành lọc hóa dầu Việt Nam, từ khi chính thức đưa vào vận hành đến nay đáp ứng khoảng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước, đặc biệt là đáp ứng nhiên liệu theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng… Hai nhà máy Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ của PetroVietnam cung cấp ra thị trường trên 1,6 triệu tấn urê/năm, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu phân bón trong nước, góp phần chấm dứt tình trạng khan hiếm phân bón, phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu.

Hằng năm, lĩnh vực chế biến dầu khí đóng góp khoảng 20-25% tổng doanh thu của toàn PetroVietnam. Đây cũng là những mắt xích cuối cùng tạo nên chuỗi giá trị gia tăng hoàn chỉnh từ khâu tìm kiếm, thăm dò – khai thác – chế biến – phân phối sản phẩm và dịch vụ dầu khí của PetroVietnam.

Từ kết quả triển khai các công trình dầu khí trên cả nước, Tập đoàn đã thực sự là nòng cốt, là hạt nhân trong việc hình thành nên các khu công nghiệp tập trung tại: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Cà Mau, Dung Quất – Quảng NgãiĐà Nẵng, Nghi Sơn – Thanh Hóa, Hậu Giang… Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, PetroVietnam luôn bảo đảm nguồn cung đối với các sản phẩm phục vụ đời sống, kinh tế, xã hội như: dầu khí, điện, đạm, xăng dầu, LNG…

Giai đoạn 2006-2015, PetroVietnam đóng góp trung bình 20-25% tổng thu NSNN, 18-25% GDP cả nước. Từ sau năm 2015, ngành Dầu khí liên tục phải đối mặt với hàng loạt thách thức, khó khăn bởi những bất ổn của nền kinh tế, áp lực giá dầu giảm sâu, đại dịch Covid-19, các cuộc xung đột địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu…

Trong bối cảnh khó khăn chung đó, bằng bản lĩnh của “Những người đi tìm lửa”, PetroVietnam đã trụ vững và tiếp tục đạt được những kết quả đáng tự hào. Tập đoàn vẫn đóng góp trung bình 10-13% GDP cả nước; chiếm tỷ trọng 9-11% tổng thu NSNN và chiếm 16-17% tổng thu ngân sách Trung ương. Riêng NSNN từ dầu thô chiếm 5-6% tổng thu NSNN.

Không chỉ đóng góp về kinh tế, mà sự xuất hiện, hoạt động của từng đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân và mỗi một giàn khoan của ngành Dầu khí trên biển chính là sự khẳng định chủ quyền của đất nước, thể hiện việc thực hiện chiến lược kinh tế biển của Việt Nam. Nơi những dự án dầu khí đang triển khai, những giàn khai thác, giàn khoan, tàu thăm dò địa chấn, tàu trực mỏ đều là những “vọng gác tiền tiêu”, là cột mốc chủ quyền trên Biển Đông, cũng là điểm tựa cho ngư dân bám biển…

Thiết lập kỷ lục, vươn tới đỉnh cao mới

Sau những năm 2020, 2021 với nhiều khó khăn, thách thức từ thị trường, từ “khủng hoảng kép” do dịch bệnh Covid-19 và giá dầu sụt giảm nghiêm trọng, PetroVietnam đã duy trì ổn định hoạt sản xuất kinh doanh, đạt mục tiêu phục hồi tăng trưởng so với trước đại dịch Covid-19. Với sự nỗ lực từ trong gian khó, PetroVietnam tự tin không ngại thách thức, vượt qua chính mình với việc đặt mục tiêu cao hơn cho những giai đoạn tiếp theo là tiếp tục đà tăng trưởng, phát triển bền vững.

Đến năm 2022, PetroVietnam đã đề ra phương châm “Quản trị biến động, Đón đầu xu hướng, Kết nối nguồn lực, Phát huy công nghệ, Thúc đẩy đầu tư, Phát triển bền vững” làm mục tiêu phấn đấu hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ/chỉ tiêu được giao. Hiện thực hóa mục tiêu đó, PetroVietnam đã thiết lập nhiều kỷ lục trong năm 2022. Kết thúc năm 2022, tất cả chỉ tiêu sản lượng, kinh doanh thuộc 5 lĩnh vực của Tập đoàn đều hoàn thành kế hoạch năm và tăng trưởng cao so với năm 2021 từ 3-26%.

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới
Công trường chế tạo chân đế điện gió ngoài khơi tại Cảng PTSC Vũng Tàu. (Nguồn: PVN)

Sản lượng khai thác dầu hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng 11 ngày, lập kỷ lục thời gian hoàn thành kế hoạch sớm nhất đối với chỉ tiêu sản xuất quan trọng bậc nhất của Tập đoàn trong bối cảnh suy giảm sản lượng của hầu hết các lô/mỏ.

Trong năm 2022, Tập đoàn cũng lập kỷ lục về sản lượng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đạm, xăng dầu. Cụ thể, sản xuất đạm hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 14 ngày; năm 2022 đạt 1,84 triệu tấn, vượt 244 nghìn tấn (≈ vượt 15%) kế hoạch năm, tăng 9,2% so với thực hiện năm 2021 – đạt mức kỷ lục cao nhất kể từ khi PetroVietnam có sản phẩm đạm đầu tiên vào quý IV/2004 đến đầu năm 2023.

Xuất khẩu đạm của Tập đoàn đạt mức kỷ lục với sản lượng 606 nghìn tấn, tăng 2,1 lần so với năm 2021, chiếm tỷ trọng 36% sản lượng xuất khẩu phân bón cả nước, 37,4% kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.

Sản xuất xăng dầu hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 7 ngày; năm 2022 đạt 6,96 triệu tấn, vượt 784 nghìn tấn, (≈ vượt 13%) kế hoạch năm, tăng 9,1% so với thực hiện năm 2021 – đạt mức kỷ lục cao nhất kể từ khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành thương mại từ ngày 1/6/2010 đến đầu năm 2023.

Tổng doanh thu toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 4 tháng, năm 2022 đạt 931,2 nghìn tỷ đồng, vượt 67% kế hoạch năm, tăng 48% so với năm 2021- thiết lập kỷ lục mới trong lịch sử PetroVietnam, vượt mức kỷ lục của năm 2012 khi thời điểm có nhiều thuận lợi về giá dầu và sản lượng khai thác.

Năm 2023, kiên định với mục tiêu tăng trưởng, với phương châm “Quản trị biến động – Mở rộng quy mô – Tăng tốc chuyển đổi số – Dịch chuyển mô hình – Nâng cao năng suất – Tái tạo kinh doanh”, Tập đoàn và các đơn vị thành viên triển khai công việc và nhiệm vụ trong năm một cách đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả và chất lượng, vượt qua chính mình, thiết lập những kỷ lục mới.

Năm 2023, sản lượng đạm sản xuất của Tập đoàn đạt 1,76 triệu tấn, vượt 10,3% kế hoạch năm, trong đó sản lượng đạm hạt đục đạt 950 nghìn tấn – mức kỷ lục kể từ khi Tập đoàn có tấn sản phẩm đạm hạt đục đầu tiên (ngày 29/01/2012) đến đầu năm 2024.

Sản xuất xăng dầu đạt 7,36 triệu tấn, vượt 33,2% kế hoạch năm 2023, tăng 5,8% so với năm 2022. Đạt mức kỷ lục cao nhất kể từ khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành thương mại từ ngày 1/6/2010, cao hơn 400 nghìn tấn so với mức kỷ lục năm 2022 đã thiết lập. Các đơn vị của Tập đoàn cũng thiết lập những kỷ lục riêng trong năm 2023 như PVOIL lập kỷ lục kinh doanh xăng dầu với 5,21 triệu m3; PV GAS lập kỷ lục kinh doanh LPG với gần 2,5 triệu tấn.

Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 942,8 nghìn tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm, cao hơn 11,6 nghìn tỷ đồng so với kỷ lục năm 2022 (931,2 nghìn tỷ đồng), tương đương 9,2% GDP cả nước. Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn đạt 151,8 nghìn tỷ đồng, vượt 94% lần kế hoạch năm 2023, chiếm khoảng 9% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2023.

Bước sang năm 2024, với mục tiêu đặt ra năm sau cao hơn năm trước, Tập đoàn phấn đấu đạt mục tiêu về tốc độ tăng trưởng từ 3,5-6%, doanh thu đạt trên 970 nghìn tỷ đồng, thúc đẩy đầu tư, tạo động lực tăng trưởng cho phát triển dài hạn. Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu của PetroVietnam ước đạt 736.500 tỉ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch năm, về đích trước 3 tháng, tăng 12% so với cùng kỳ 2023; nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn ước đạt 115.200 tỉ đồng; hoàn thành toàn diện 6/6 chỉ tiêu tài chính cả năm 2024 theo kế hoạch pháp lệnh Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Hội đồng Thành viên giao, về đích trước từ 3-5 tháng. Trong đó, 5/6 chỉ tiêu tăng trưởng từ 9-31%: doanh thu toàn Tập đoàn tăng 12%; nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn tăng 9%; doanh thu hợp nhất tăng 14%.

Với kết quả đạt được trong những năm qua, tính đến tháng 6/2024, PetroVietnam đã hoàn thành 10/12 chỉ tiêu theo kế hoạch 5 năm 2021-2025, đặc biệt là 2 chỉ tiêu rất quan trọng là lợi nhuận và nộp ngân sách. Ước đến hết năm 2024, PetroVietnam sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm về tổng doanh thu. Như vậy, sau 3 năm (2021-2024) PetroVietnam đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính theo kế hoạch 5 năm 2021-2025.





Nguồn: https://baoquocte.vn/petrovietnam-la-m-chu-co-ng-nghe-tha-m-do-khai-thac-tie-n-tien-nhat-tre-n-the-gioi-295045.html

Cùng chủ đề

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Dẫn đầu VNTAX 200 – Danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) ghi dấu ấn 94.888 tỷ đồng, vượt xa tất cả các doanh nghiệp đứng ở các vị trí tiếp theo.

Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường

Sáng ngày 23/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ quan điểm về sự cần thiết phải thay đổi tư duy quản lý, vận hành doanh nghiệp nhà nước để phù hợp với xu thế phát triển mới. Theo Thủ tướng, đổi mới tư duy là yếu tố cốt lõi trong việc thúc đẩy sự phát triển...

Lãnh đạo PetroVietnam tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn Petronas

Đoàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tham gia tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm tham quan và làm việc tại Petronas có Chủ tịch HĐTV Lê Mạnh Hùng và Phó Tổng Giám đốc Lê Mạnh Cường.

PetroVietnam bắt tay Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

Trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Chủ tịch HĐTV PetroVietnam Lê Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Petronas Tengku Taufik đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai tập đoàn về năng lượng tái tạo.

PetroVietnam đề xuất một số hướng hợp tác tiềm năng với các đối tác Dominica

"Có một số lĩnh vực mà Việt Nam và Dominica có thể triển khai hợp tác, đầu tư sớm, như thăm dò, tìm kiếm dầu khí ngoài khơi". Đó là nhận định của ông Trần Bình Minh, Thành viên HĐTV PetroVietnam, tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - Dominica, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức CH. Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, tại Nhà hát Hồ Gươm.

Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu lại đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Nga.

Thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc. Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, Trung ương đã thảo luận thống nhất các vấn đề quan trọng.

Bài đọc nhiều

Giá vàng tăng ngoạn mục, ‘cân’ mọi phiên giao dịch, sắp tới mốc cao lịch sử, giá vàng nhẫn dựng đứng

Giá vàng hôm nay 24/11/2024, giá vàng tăng mạnh, “hiệu ứng Trump kết thúc”, nỗi sợ về căng thẳng địa chính trị ở có thể đẩy giá quý kim lên cao nhất mọi thời đại. Giá vàng trong nước thuận đà tăng vù vù.

Giá cà phê trở lại mức đỉnh, cung robusta khiến thị trường lo lắng, hy vọng từ nguồn Việt Nam?

Kịch bản mất cân đối cung - cầu vẫn là phổ biến trong thời gian này, không hy vọng có thay đổi lớn ít nhất là trong tương lai gần vì vậy mà dường như chắc chắc rằng giá cà phê vẫn còn giữ ở mức cao.

Giá vàng lại tăng vọt, gần 150 USD trong nửa ngày, tin địa chính trị “nóng hổi” thị trường “nóng rẫy”, còn cơ hội...

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng thế giới trở lại dao động ở đỉnh cao 2.700 USD/ounce, vừa trải qua đợt tăng giá tốt nhất trong hơn 1 năm, khi tin tức địa chính trị "nóng hổi' liên tiếp dội về. Trong nước, dù là giá vàng miếng SJC hay vàng nhẫn đều có những nấc tăng trưởng ấn tượng. Bất chấp mọi trở ngại, vàng vẫn là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư.

Luật hoá tài sản số

Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số quy định chi tiết loại hình, quản lý tài sản số và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản số hóa tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn; biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Xung đột Nga-Ukraine “khuấy động” thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11, tuần trước, nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine là tâm điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng và cũng là yếu tố chính hỗ trợ giá dầu tăng vọt hơn 5%.

Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria Rumen Radev chụp ảnh chung. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Rumen Radev. Tại hội đàm, thay mặt Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Lương Cường hoan nghênh Tổng thống Rumen Radev, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgari thăm chính thức Việt...

Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu lại đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Nga.

Thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc. Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, Trung ương đã thảo luận thống nhất các vấn đề quan trọng.

Hà Nội hoan nghênh các doanh nghiệp của Quảng Đông đến đầu tư, kinh doanh

Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Duy Hoàng Dương bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn đại biểu Nhân Đại tỉnh Quảng Đông đến làm việc với HĐND TP Hà Nội. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Giám sát và Tư pháp, Nhân đại tỉnh Quảng Đông Tằng Siêu Bằng đã ôn lại tình hữu nghị giữa Trung Quốc-Việt Nam được vun đắp trong thời gian qua. Thông tin về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh...

Bắc Giang xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Từ ngày 18-22/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu dẫn đầu Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Mới nhất

Làm sao để học thêm vì yêu thích chứ không phải vì gánh nặng điểm số?

Việc dạy và học thêm sẽ thật sự cần thiết nếu học sinh tự nguyện đi học vì yêu thích, chứ không phải học vì gánh nặng điểm số, vì sợ giáo viên trù dập. ...

Bộ Tài chính có đề xuất mới ‘chống’ đầu cơ bất động sản

(CLO) Bộ Tài chính vừa có Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), trong đó có nội dung về mức...

Độc đáo trải nghiệm “phở số” do robot nấu ở Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội

Tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024, khách mời có cơ hội trải nghiệm các món phở truyền thống đặc trưng của Hà Nội và "phở số" do robot thông minh chế biến. ...

Ứng dụng công nghệ để quản lý bữa ăn bán trú

Để đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh, một số địa phương của TP.HCM đã đưa ra những giải...

Mới nhất