Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhPAPI 2023: Nhiều chuyển biến tích cực

PAPI 2023: Nhiều chuyển biến tích cực

Nghèo đói, việc làm và tăng trưởng kinh tế là ba vấn đề lớn nhất mà người dân lo ngại và mong muốn Nhà nước tập trung giải quyết trong năm nay, theo kết quả khảo sát Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023 vừa công bố.

Bức tranh không chỉ màu sáng

So sánh kết quả khảo sát PAPI 2023 với năm 2021 và năm 2022, các chuyên gia thực hiện báo cáo PAPI cho biết, nhìn chung hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công và hiệu quả quản trị điện tử được cải thiện phần nào. Cụ thể, chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” tăng từ mức 6,71 điểm vào năm 2022 lên 6,77 vào năm 2023. Dù chỉ cải thiện khiêm tốn nhưng sự thay đổi theo hướng tích cực hơn này cũng phù hợp với xếp hạng của người dân về các vấn đề Nhà nước cần tập trung giải quyết trong thời gian tới. Theo đó, tham nhũng đã giảm từ vị trí thứ 5 vào năm 2022 xuống vị trí thứ 6 vào năm 2023 trong danh mục 10 vấn đề đáng quan ngại nhất trong năm.

10 vấn đề hệ trọng nhất theo đánh giá của người dân năm 2023 (Nguồn: PAPI 2023)
10 vấn đề hệ trọng nhất theo đánh giá của người dân năm 2023 (Nguồn: PAPI 2023)

Khảo sát cho thấy, người dân cảm nhận hiện trạng tham nhũng có xu hướng giảm ở 5 trong số 8 hoạt động công vụ đo lường qua PAPI, gồm: Cán bộ chính quyền dùng tiền công quỹ vào mục đích riêng; người dân phải đưa “lót tay” để làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chính quyền địa phương nhận “chung chi” để doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ bảo vệ môi trường; phụ huynh phải “bồi dưỡng” giáo viên để con em được quan tâm hơn ở trường tiểu học công lập; và người dân phải đưa “lót tay” để được quan tâm hơn khi đi khám chữa bệnh ở bệnh viện công.

Mặc dù vậy, PAPI 2023 cũng cho thấy một số hành vi tham nhũng vẫn tồn tại trong khu vực công ở địa phương, tác động tiêu cực đến niềm tin của người dân. Đáng chú ý là số người cho rằng cần phải dựa vào “quan hệ” để có được việc làm trong cơ quan Nhà nước vẫn ở mức cao. Trên phạm vi toàn quốc, có từ 56% đến 62% số người được hỏi cho biết vẫn tồn tại hiện trạng “vị thân” này.

Trong khi cảm nhận về hiệu quả kiểm soát tham nhũng cải thiện thì ngược lại, hiệu quả thực hiện công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương có xu hướng giảm, đặc biệt là trong công khai, minh bạch thu, chi ngân sách cấp xã khi tỷ lệ số người được hỏi trên toàn quốc xác nhận bảng kê khai thu, chi ngân sách cấp xã được niêm yết công khai năm 2023 đã giảm xuống còn 39% – mức thấp nhất kể từ năm 2016.

Theo TS. Đặng Hoàng Giang, thành viên Nhóm nghiên cứu PAPI, vấn đề công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công, bởi khi người dân có thông tin đúng đủ, họ mới có thể thực hiện “kiểm tra, giám sát” và yêu cầu cán bộ, công chức giải trình. Cùng nhấn mạnh quan điểm này, TS. Edmund J. Malesky, PGS Đại học Arizona, Hoa Kỳ, thành viên Nhóm nghiên cứu PAPI cho biết: “Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương và kiểm soát tham nhũng trong khu vực công là hai chỉ số quan trọng nhất tác động tới mức độ hài lòng chung của người dân đối với hiệu quả quản trị của chính quyền các cấp”.

Ba quan ngại lớn

Bà Ramla Khalidi, đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng, dữ liệu từ PAPI 2023 cung cấp bằng chứng cho việc hoạch định chính sách rất phong phú. “Dựa trên những dữ liệu này, chúng tôi mong rằng tất cả các tỉnh, thành phố sẽ trao đổi cởi mở với các bên liên quan và có những hành động cụ thể để cải thiện sự hài lòng của người dân đối với hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp trong năm 2024 và những năm tiếp theo”.

Đáng chú ý khảo sát PAPI 2023 nêu ra một câu hỏi mở về các vấn đề hệ trọng nhất của đất nước và địa phương cần Nhà nước tập trung ưu tiên giải quyết trong năm tiếp theo. Theo đó, có ba vấn đề lớn nhất được người trả lời đề xuất, gồm: nghèo đói (chiếm 22,39% tổng số người trả lời); việc làm (chiếm 12,79%) và tăng trưởng kinh tế (chiếm 9,2%). “Đói nghèo và việc làm vẫn là những vấn đề người dân quan ngại nhất theo kết quả khảo sát PAPI năm 2023. Chính vì vậy hơn lúc nào hết, cần đảm bảo tất cả mọi người trong xã hội được hưởng lợi từ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau”, bà Deirdre Ní Fhallúin, Đại sứ Cộng hòa Ai-len tại Việt Nam nhấn mạnh.

Chỉ số PAPI là công cụ người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. PAPI đo lường 8 chỉ số nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường; Quản trị điện tử.

TS. Edmund J. Malesky cho biết, so với năm 2022, tỷ lệ người dân quan ngại về việc làm tăng mạnh nhất (tăng 2,7%), tiếp đến là về thu nhập (tăng 1,3%). Những mối quan ngại liên quan tới sinh kế cũng càng trở nên rõ nét kể từ năm 2017 khi phân tích theo nhóm các vấn đề người dân cần Nhà nước tập trung giải quyết. Năm qua, người dân cũng lo lắng về tính ổn định của nguồn cung điện cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh, với hơn 70% số người trả lời cho biết hộ gia đình họ thi thoảng bị mất điện lưới trong năm 2023, tăng gần 7% so với tỷ lệ 63,5% của năm 2022, trong đó người dân các địa phương gần Hà Nội và Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nhiều nhất…

Trong suốt 15 năm qua, có tới 197.779 lượt người dân trên toàn quốc đã tham gia đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công từ trải nghiệm tương tác trực tiếp với chính quyền các cấp thông qua nghiên cứu PAPI thường niên từ năm 2009. Riêng năm 2023 vừa qua, có 19.536 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên đã tham gia khảo sát PAPI. Chặng đường 15 năm hình thành và phát triển của Bộ chỉ số PAPI đã bền bỉ đóng góp cho những thay đổi to lớn, tích cực, có hệ thống trong nền hành chính công Việt Nam.

Theo đánh giá của PGS-TS. Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Các bộ chỉ báo khách quan như PAPI, PCI, hay chỉ số Cải cách hành chính công (PAR Index), một mặt được coi là một căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của các bộ, ngành địa phương; mặt khác, cung cấp những gợi ý quan trọng để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển đất nước, triển khai Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển, lấy người dân làm trung tâm, không để ai bị bỏ lại phía sau…





Source link

Cùng chủ đề

Tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng

Ngày 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024. Theo đánh giá của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, năm 2024, nhiều biện pháp phòng ngừa...

Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm việc tại tỉnh Bình Phước

Sáng 12-8, Đoàn kiểm tra số 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc về triển khai kế hoạch kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua hoạt...

Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 5 tiếp nhận tác phẩm tham dự đến ngày 31/7/2025

Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ 5 được tổ chức nhằm phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong tham gia công tác đấu tranh...

PGS-TS Lê Quốc Lý, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Tin tưởng công cuộc phòng, chống tham...

Tôi đã từng nhiều lần làm việc, gần gũi, tiếp xúc với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ở đồng chí toát lên một con người giản dị. Sự nghiệp cách mạng của đồng chí gắn với nhiều dấu ấn nổi bật, đặc biệt là sự phát triển đất nước, trong công tác phòng, chống tham nhũng, đường lối ngoại giao “cây tre” mềm dẻo và linh hoạt. Những năm...

Vị Tổng Bí thư đưa tướng tham nhũng vào “lò”, xây dựng đội quân “7 dám”

(Dân trí) - Thành tựu đối ngoại và chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có tác động sâu sắc đến việc xây dựng Quân đội và nền quốc phòng Việt Nam.   Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không theo binh nghiệp, nhưng được trân trọng gọi là "thủ trưởng" vì cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương mà ông đảm trách suốt 14 năm. Thông qua chia sẻ của Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân (nguyên Phó...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ước tính thiệt hại do bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng; tăng trưởng GDP cả năm có thể giảm 0,15%

Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại. Tăng trưởng GDP Quý III của cả nước có thể giảm 0,35%; Quý IV giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3. Ước tăng trưởng GDP cả năm có thể giảm 0,15% (so với kịch bản ước tăng trưởng có thể đạt 6,8-7%), theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình...

Cần giảm thủ tục nhận tiền hỗ trợ sau thiên tai, dịch bệnh

Nhiều ý kiến đề nghị ngành Nông nghiệp nhanh chóng hoàn thiện chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh theo hướng tăng tiền hỗ trợ và giảm thủ tục, thời gian nhận hưởng chính sách.Từ đầu tháng 7/2024 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương nhằm góp ý cho Dự...

Nhiều nhà nhập khẩu áp thuế chống phá giá thép Việt

Trong các tuần vừa qua, Bộ Công Thương lần lượt tiếp nhận nhiều thông báo điều tra và kết luận áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng thép Việt Nam xuất khẩu từ các thị trường lớn như Canada, Ấn Độ và Hoa Kỳ.Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), vừa qua Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều...

VNDirect: Tỷ giá và lạm phát hạ nhiệt mở đường cho chính sách tiền tệ linh hoạt hơn

Áp lực tỷ giá hạ nhiệt cho phép NHNN linh hoạt hơn trong điều hành chính sách tiền tệ, theo đó nhà điều hành sẽ có thêm không gian chính sách để hỗ trợ thanh khoản thị trường thông qua kênh thị trường mở cũng như điều kiện để bổ sung dự trữ ngoại hối vào giai đoạn cuối năm nay. Điểm danh cổ phiếu triển vọng tháng 8, ngân hàng...

Quy hoạch đô thị và nông thôn phải đảo đảm tính đồng bộ

Ngày 27/8, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã thảo luận về một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Thảo luận tại phiên họp, nhiều đại biểu Quốc hội chuyên trách đề nghị Quy hoạch đô thị và nông thôn phải đảo đảm tính đồng bộ. Phó Chủ tịch Quốc hội...

Bài đọc nhiều

Cửa hàng McDonald’s Bến Thành bất ngờ thông báo đóng cửa sau 10 năm

Là một trong những cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, McDonald's Bến Thành được đánh giá nằm ở vị trí "cực kỳ trung tâm" khi vừa gần chợ Bến Thành sầm uất, vừa không xa khu phố tây Bùi Viện thường đông đúc du khách. Vì thế, tin McDonald's Bến Thành sẽ chính thức đóng cửa sau 10 năm hoạt động...

Tận dụng thời cơ để “gom” cổ phiếu tốt

Tuần qua, thị trường chứng khoán hứng chịu 4/5 phiên giảm điểm, khiến VN-Index bị kéo về sát mốc 1.250 điểm. Thanh khoản cũng mất hút, cộng thêm việc thiếu nhóm cổ phiếu dẫn dắt đã dẫn đến tình trạng lình xình của thị trường chung.Các...

Lãi suất ngân hàng ngày 16/9/2024: Soi mức lãi suất ‘không chính thức’ cao nhất

Lãi suất huy động cao nhất theo niêm yết của các ngân hàng hiện nay là 6,15%/năm, sau khi Ngân hàng NCB nâng lãi suất từ đầu tháng 9, áp dụng cho tiền gửi trực tuyến các kỳ hạn từ 18-36 tháng. Mức lãi suất 6,1%/năm cũng được xem là hiếm hoi hiện nay và chỉ được một số nhà băng niêm yết cho tiền gửi kỳ hạn dài. Cụ thể, Ngân hàng HDBank niêm yết mức lãi suất này...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc...

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.Các Ủy viên gồm có:- Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và...

Thị trường trái phiếu phát triển bất đối xứng, nhà đầu tư gánh rủi ro

Thị trường trái phiếu phát triển bất đối xứng, nhà đầu tư gánh rủi roTuần này, Tòa án Nhân dân TP.HCM sẽ đưa vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2 ra xét xử. Ngoài sai phạm của doanh nghiệp phát hành, vụ án cũng thêm một hồi chuông cảnh báo về sự phát triển bất đối xứng đang diễn ra trên thị trường trái phiếu. ...

Cùng chuyên mục

Cổ phiếu Tân Tạo bị đình chỉ giao dịch, sau khi bị 30 hãng kiểm toán né vì sợ

Đình chỉ giao dịch cổ phiếu, cả 30 hãng kiểm toán đều không muốn dính dángSở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa ra thông báo sẽ chuyển cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán ITA) từ diện hạn chế sang diện đình chỉ giao dịch. Nguyên nhân vì doanh nghiệp tiếp...

Vùng ven lập mặt bằng giá mới, đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2, bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2; biệt thự, liền kề ven Hà Nội “nóng” dần, giá sẽ tăng; nhiều người bỏ cọc đấu giá đất Thanh Oai, trường hợp được chuyển đổi công năng nhà ở… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.

Dự báo mức giảm giá xăng trong phiên điều chỉnh tới

Theo thông tin mới nhất, giá dầu hôm nay (ghi nhận lúc 6h50 sáng 17.9), giá dầu thô loại WTI hiện đang ở mức 70,462 USD mỗi thùng, tăng 2,64%, trong khi giá dầu Brent cũng tăng 1,59%, đạt 72,91 USD mỗi thùng.Giá dầu thô WTI tương lai đã vượt qua ngưỡng 70 đô la Mỹ, tăng 1,4% so với tuần trước, phần lớn do những gián đoạn không ngừng tại các cơ sở dầu mỏ ở Vịnh...

Mới nhất

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Cấp bách khôi phục sản xuất, đảm bảo đủ thực phẩm cuối năm

Bão số 3 và mưa lũ sau bão đã làm trên 3.700 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; trên 26.000 con gia súc, trên 2,9 triệu con gia cầm bị chết. Đây cũng chính là thiệt hại về nguồn cung thực phẩm lớn cho cuối năm.Trước tình hình này, phóng viên TTXVN đã có...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc đến trình Quốc thư

Sáng 17/9/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ đến trình Quốc thư. Baotintuc.vn Nguồn: https://baotintuc.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tiep-dai-su-trung-quoc-den-trinh-quoc-thu-20240917083607354.htm

Xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp …

Phát triển hoàn chỉnh hệ sinh thái xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầuTại Quyết định số 165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án, Chính phủ đã đặt mục tiêu thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương đó là: “Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền...

Mới nhất

Những lưu ý quan trọng