Trang chủChính trịNgoại giaoÔng Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung...

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay
Ông Donald Trump giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử năm 2024, trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. (Nguồn: Newsnation)

Mạnh tay áp thuế

Mỹ là một cường quốc công nghệ, chi nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác cho nghiên cứu và phát triển. Trong 5 năm qua, nước Mỹ cũng giành được nhiều giải Nobel hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại.

Những phát minh và thành công kinh tế của Mỹ khiến cả thế giới phải ghen tị. Nhưng phần còn lại của thế giới cần phải làm mọi thứ trong khả năng của mình để tránh phụ thuộc quá nhiều vào quốc gia này.

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục. Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ tính tới 14h40 do trang 270 to Win cập nhật, ông Trump đã giành 280 phiếu đại cử tri, vượt mức tối thiểu cần thiết – 270 phiếu theo luật định và qua đó, đánh bại ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ để trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.

Cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump thực sự là một chính sách lưỡng đảng. Ít nhất là kể từ chính sách độc lập về năng lượng của cựu Tổng thống Barack Obama, Washington đã tập trung vào vấn đề trong nước là duy trì quyền uy tối cao về công nghệ trong khi chấm dứt việc chuyển các công việc liên quan tới ngành công nghiệp ra nước ngoài.

Một trong những lựa chọn chính mà ông Trump đưa ra trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình là chấp nhận việc người tiêu dùng Mỹ phải trả mức giá cao hơn để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước bằng cách áp dụng mức thuế quan cao đối với hầu hết mọi đối tác thương mại.

Ví dụ, chính sách thuế quan năm 2018 của Tổng thống Trump áp với máy giặt nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới đã khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả thêm 12% khi mua những sản phẩm này.

Tổng thống Joe Biden sau đó đã tăng một số mức thuế của người tiền nhiệm, như lên đến 100% đối với xe điện, 50% đối với pin mặt trời và 25% đối với pin nhập từ Trung Quốc.

Vào thời điểm khẩn cấp về khí hậu, đây là một lựa chọn rõ ràng để làm chậm quá trình chuyển đổi năng lượng nhằm bảo vệ ngành sản xuất của nước Mỹ.

Trong khi ông Biden ký một thỏa thuận “ngừng bắn” với châu Âu trong cuộc chiến thuế quan, thì họ lại bắt đầu một cuộc so găng có lẽ còn gây thiệt hại hơn bằng cách phát động chạy đua trợ cấp.

Ví dụ, Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ trợ cấp 369 tỷ USD cho các lĩnh vực như xe điện hoặc năng lượng tái tạo. Đạo luật Chips đã cam kết chi 52 tỷ USD để trợ cấp cho việc sản xuất chất bán dẫn và chip máy tính.

Thế giới đơn độc và Mỹ sẽ không đến cứu?

Chính sách công nghiệp của chính phủ Mỹ có thể hướng nội, nhưng nó có hậu quả rõ ràng đối với phần còn lại của thế giới.

Trung Quốc, sau nhiều thập niên tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu, giờ đây phải giải quyết các vấn đề lớn về tình trạng dư thừa công suất. Quốc gia này hiện đang cố gắng khuyến khích tiêu dùng trong nước nhiều hơn và đa dạng hóa các đối tác thương mại.

Trong khi đó, châu Âu, mặc dù có hạn chế về ngân sách, vẫn chi rất nhiều tiền vào cuộc đua trợ cấp. Đức, quốc gia đang phải đối mặt với tăng trưởng chậm và nhiều nghi ngờ về mô hình phát triển ngành công nghiệp, cam kết sẽ hỗ trợ tương đương các khoản trợ cấp của Mỹ, chẳng hạn như cấp 900 triệu Euro cho nhà sản xuất pin Northvolt của Thụy Điển để tiếp tục sản xuất tại quốc gia Tây Âu.

Tất cả các khoản trợ cấp đó được cho là đang gây tổn hại đến nền kinh tế thế giới và có thể dễ dàng tài trợ cho các nhu cầu cấp thiết như điện khí hóa toàn bộ lục địa châu Phi bằng các tấm pin mặt trời. Trong khi đó, Trung Quốc đã thay thế Mỹ và châu Âu trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại châu Phi, theo đuổi lợi ích của riêng mình đối với tài nguyên thiên nhiên.

Nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump có thể là cơ hội để sửa chữa các ý tưởng.

Ví dụ, người ta có thể lập luận rằng chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vào Ukraine và cuộc khủng hoảng năng lượng sau đó, có thể đã được tránh được nếu chính quyền ông Biden có động thái nào đó với cả hai phía Moscow và Kiev.

Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận thực tế rằng, vấn đề chiến lược là châu Âu phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga, điều mà ông Trump đã từng cảnh báo rõ ràng với Đức trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình tại Nhà Trắng.

Có một con đường rõ ràng phía trước: Châu Âu có thể giúp Trung Quốc giải quyết các vấn đề về công suất dư thừa bằng cách đàm phán chấm dứt cuộc chiến thuế quan đối với tấm pim mặt trời và ô tô điện của quốc gia Đông Bắc Á.

Đổi lại, châu Âu sẽ giành lại một số chủ quyền bằng cách tự sản xuất nhiều năng lượng sạch hơn thay vì nhập khẩu lượng khí đốt hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Mỹ. Lục địa già cũng có thể học được một vài điều từ việc liên kết sản xuất với các công ty Trung Quốc và Bắc Kinh có thể sử dụng đòn bẩy to lớn của mình đối với Nga để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay
Trung Quốc đã thay thế Mỹ và châu Âu trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại châu Phi. (Nguồn: Getty Images)

Liên minh châu Âu (EU) cũng có thể nỗ lực hơn nữa trong lĩnh vực mà mình làm tốt nhất: ký kết các thỏa thuận thương mại và sử dụng chúng như một cách để giảm lượng khí thải carbon trên toàn thế giới.

Vấn đề này không chỉ liên quan đến châu Âu và Trung Quốc. Sau nhiều thập niên liên tục cải thiện mọi mặt chính của đời sống người dân, thế giới đang “cài số lùi”.

Số người phải đối mặt với nạn đói đang gia tăng, có nguy cơ trở lại mức độ của năm 2008-2009. Chiến tranh đang hoành hành ở Gaza, Sudan, Syria và Lebanon. Thế giới chưa từng chứng kiến ​​nhiều thương vong dân sự như vậy kể từ năm 2010.

Dù bất cứ điều gì xảy ra, chính quyền ông Trump cũng khó có thể đảo ngược chính sách “can thiệp ít hơn” của nước Washington. Chính quyền này cũng khó có thể dẫn đầu bất kỳ sáng kiến ​​lớn nào về hòa bình, biến đổi khí hậu hay tự do hóa thương mại. Thế giới đơn độc và Mỹ sẽ không đến cứu.

Không ai biết điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ. Có thể sự trở lại của ông Trump chủ yếu sẽ là sự tiếp nối của 10 năm qua. Có thể thuế quan, cấm vận hoặc từ bỏ các thể chế sẽ khiến nền kinh tế này trở nên kém liên quan hơn tới phần còn lại. Nhưng đây là điều mà người Mỹ đã lựa chọn và phần còn lại của thế giới chỉ đơn giản là phải sống chung với nó.

Trong thời gian chờ đợi, điều duy nhất mà thế giới có thể làm là học cách làm việc cùng nhau tốt hơn mà không trở nên quá phụ thuộc vào nhau.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ong-trump-tai-dac-cu-tong-thong-my-day-la-dieu-trung-quoc-chau-au-va-phan-con-lai-cua-the-gioi-can-lam-ngay-292820.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

45 năm đổi mới và vươn tầm quốc tế

Với lịch sử 45 năm phát triển, Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO) - một trong những đơn vị tư vấn xây dựng hàng đầu Việt Nam, đã để lại nhiều dấu ấn thành công qua các công trình trọng điểm quốc gia trong tất cả các lĩnh vực từ thủy điện, thuỷ lợi, nông nghiệp cho tới công nghiệp dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, năng lượng... trên mọi miền Tổ quốc, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và đưa ngành tư vấn xây dựng Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

USD “quay xe” sau quyết định của Fed, EUR bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/11 ghi nhận USD quay đầu giảm khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell thực hiện cắt giảm 25 điểm lãi suất.

Nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế “khai tiệc” điện ảnh tại Hà Nội

Lễ khai mạc HANIFF 2024 quy tụ đông đảo các nghệ sĩ, nhà làm phim trong nước và đến từ nhiều quốc gia, nền điện ảnh danh tiếng trên thế giới. Ban tổ chức tặng hoa cho các thành viên Ban giám khảo. (Nguồn: TTXVN) Tham dự sự kiện có Phó...

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Giá cà phê tăng mạnh trong ngày bầu cử Mỹ, robusta “lấy lại” gần 100 USD, cà phê Việt đang trở về đúng vị...

Vài năm trước, khi giá cà phê chỉ bằng một nửa so với hiện nay, cà phê đã bị mất thị phần vào tay cây hồ tiêu và sầu riêng. Xu hướng này đã đảo ngược trong hai năm qua, đưa tổng diện tích trồng cà phê tại Việt Nam tăng lên 718.000 ha vào cuối năm 2023 và dự kiến ​​sẽ mở rộng hơn nữa vào cuối năm 2024, theo Vicofa.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác với các công ty, tổ chức và cơ quan hành chính Việt Nam.

Quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau cuộc bầu cử Tổng thống

Chia sẻ với báo chí, Đại sứ Knapper khẳng định, trong suốt hơn 30 năm qua, quan hệ Việt-Mỹ hưởng lợi rất nhiều từ sự ủng hộ từ lưỡng đảng, dù đảng Dân chủ hay Cộng hòa đều ủng hộ việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.  Theo đó, những nhân tố từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa như ông John McCain và ông John Kerry đã ủng hộ sự phát triển quan hệ mạnh...

Cùng chuyên mục

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Chile, Peru: Tăng cường tin cậy chính trị, khai thác dư địa hợp tác

Từ ngày 9-16/11, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru. Chuyến công du này không chỉ là dấu mốc quan trọng trong quan hệ song phương mà còn nhằm tăng cường vai trò của Việt Nam tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tổ chức tại Lima, Peru. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời...

Giá ổn định; Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế

Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay ổn định tại cả ba miền. Hiện tại, cả nước đang giao dịch trong khoảng 58.000-64.000 đồng/kg. Dịch tả heo châu Phi lan rộng, người chăn nuôi tìm giải pháp tình thế bán heo khi chưa đủ tuổi.

Thị trường gặp áp lực bán ra, giá đồng loạt giảm sốc, giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay 8/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 135.000 – 135.500 đồng/kg.

Giá vàng giảm không ngừng, “chớp cơ hội mua ngay”? Tương lai của vàng và USD dưới thời ông Trump?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Giá vàng thế giới vật lộn ở mức thấp này, các nhà phân tích tin rằng có khả năng giá sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn. Giá vàng trong nước biến động dữ dội, "lao dốc không phanh", giảm không ngừng. Có nên coi mức giá thấp hơn này làm cơ hội để tích lũy vàng?

Mới nhất

Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước – nhìn từ thực tiễn Vietnam Airlines

Đó là nội dung của cuộc hội thảo tới đây (ngày 10/11), do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phối hợp tổ chức tại Hà Nội với chủ đề: “Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế nhà nước...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh...

Viglacera sản xuất thành công Đá nung kết vân trong xương – Tổng công ty Viglacera

Một tin vui nữa lại đến với Viglacera sau chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tổng công ty. Đó là sự kiện chính thức sản xuất thành công sản phẩm đá nung kết mang thương hiệu Vasta Stone có cấu trúc vân trong xương, tại Nhà máy Viglacera Eurotile. Đá nung kết kích thước...

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và tặng quà người lao động tại KCN ViMariel (Cuba) – Tổng công ty Viglacera

Đây là dự án nhượng quyền khai thác có thời hạn đầu tiên của Cuba cho một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nguồn: VietnamNet Trong khuôn khổ các hoạt động nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez đã đến...

Mới nhất

Có nên mua hay không?

Theo 3 cách phân loại