Trang chủNewsThế giớiÔng Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy...

Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Đại sứ quán Canada và Mỹ tại Kiev đóng cửa, Hàn Quốc nối lại cung cấp đạn pháo cho Ukraine, Tổng thống Biden xóa khoản nợ 4,7 tỷ USD cho Ukraine, Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua

Tin thế giới 21/11: Ông Donald Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc trên Biển Đô
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Robert Wood phủ quyết dự thảo nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza, trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thảo luận về tình hình Trung Đông, ngày 20/11. (Nguồn: AFP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Lãnh đạo quốc phòng Nhật-Trung gặp nhau giữa căng thẳng: Chính phủ Nhật Bản xác nhận, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc đã bắt đầu hội đàm tại Lào ngày 21/11, trong bối cảnh hai nước láng giềng châu Á tìm cách ổn định quan hệ giữa lúc căng thẳng không phận và hàng hải.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và người đồng cấp Trung Quốc Đổng Quân đã có cuộc gặp đầu tiên bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác khu vực tại Vientiane. Cuộc hội đàm diễn ra sau khi chính phủ Nhật Bản ngày 19/11 cho biết Trung Quốc thừa nhận một máy bay do thám quân sự Y-9 của nước này đã xâm phạm không phận Nhật Bản ngày 26/8 trên Biển Hoa Đông.

Đây là cuộc hội đàm cấp bộ trưởng quốc phòng Nhật-Trung đầu tiên kể từ khi ông Nakatani nhậm chức trong nội các của Thủ tướng Ishiba Shigeru. Cuộc gặp trước đó được tổ chức hồi tháng 6 tại Singapore. (Kyodo)

*Mỹ công bố lực lượng đặc nhiệm hỗ trợ quân đội Philippines ở Biển Đông: Ngày 21/11, Mỹ cho biết lực lượng của họ đang hỗ trợ các hoạt động quân sự của Philippines ở Biển Đông đang tranh chấp, nơi Manila và Bắc Kinh có các yêu sách chủ quyền chồng lấn.

Người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Manila Kanishka Gangopadhyay cho biết: “Lực lượng đặc nhiệm Ayungin tăng cường sự phối hợp và khả năng tương tác giữa liên minh Mỹ và Philippines bằng cách cho phép các lực lượng Mỹ hỗ trợ các hoạt động của Lực lượng vũ trang Philippines tại Biển Đông”.

Trong một bài đăng trên nền tảng mạng xã hội X, ông Austin cho biết ông “đã gặp một số quân nhân Mỹ được triển khai đến lực lượng đặc nhiệm Ayungin của Mỹ”, dường như là sự thừa nhận công khai đầu tiên về sự tồn tại của lực lượng này. (Bloomberg)

*Trung Quốc chỉ trích tuyên bố của Mỹ về tấn công hạt nhân: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm ngày 21/11 cho rằng tuyên bố của Lầu Năm Góc về việc chấp nhận sử dụng đòn tấn công hạt nhân đối kháng trong khi Washington vẫn duy trì một phần kho vũ khí phản ánh tư duy lạc hậu của Mỹ – quốc gia đang tìm kiếm ưu thế chiến lược tuyệt đối.

Theo nhà ngoại giao Trung Quốc, Mỹ cần thực hiện các cam kết về giải trừ vũ khí hạt nhân và nỗ lực giảm thiểu rủi ro chiến lược, đồng thời cho biết thêm Washington đã tăng cường vai trò của vũ khí hạt nhân trong chính sách an ninh quốc gia, đẩy mạnh quân sự và làm gia tăng nguy cơ hạt nhân. (Sputniknews)

*Hàn Quốc nối lại cung cấp đạn pháo cho Ukraine: Hàn Quốc đã nối lại việc cung cấp đạn pháo cho Ukraine. Thông tin này được xác nhận bởi dịch vụ Flightradar, chuyên giám sát các chuyến bay.

Theo giới chuyên gia, nguồn cung có thể không chỉ gồm đạn tiêu chuẩn mà cả các tên lửa tương tự ATACMS của Mỹ.

Hàn Quốc trước đó có quan điểm kiềm chế trong vấn đề cung cấp vũ khí trực tiếp cho Ukraine, hạn chế cung cấp viện trợ nhân đạo và thiết bị quân sự không gây sát thương. Tuy nhiên, việc nối lại việc cung cấp đạn có thể cho thấy Seoul đang xem xét lại cách tiếp cận của mình trong bối cảnh được cho là có sự hiện diện ngày càng tăng của binh sĩ Triều Tiên ở biên giới với Ukraine. (Yonhap)

*Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc trên Biển Đông: Theo các nguồn tin từ ASEAN, Mỹ đã mô tả các hành động hung hăng của tàu Trung Quốc trên Biển Đông chống lại tàu của một số quốc gia thành viên ASEAN là “hành vi bắt nạt phi pháp” và thách thức chủ quyền của các nước này.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đưa ra nhận xét trên ngày 21/11 tại hội nghị ở Vientiane, trong bối cảnh các thành viên ASEAN như Philippines, quốc gia có tranh chấp lãnh thổ chồng lấn với Trung Quốc, đang phải đối mặt với hành vi khiêu khích ngày càng tăng từ tàu hải cảnh và hải quân Trung Quốc kể từ năm ngoái.

Hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân, người đã từ chối đề nghị họp song phương với người đồng cấp Austin bên lề hội nghị. (Kyodo)

*Triều Tiên, Nga ký nghị định thư mở rộng hợp tác kinh tế: Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 21/11 cho biết, Triều Tiên và Nga đã ký một nghị định thư về mở rộng hợp tác hôm 20/11 sau khi tổ chức cuộc họp lần thứ 11 của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và công nghệ.

Theo KCNA, Bộ trưởng Kinh tế đối ngoại của Triều Tiên Yun Jong-ho và Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên của Nga Alexander Kozlov đã ký nghị định thư này trong bối cảnh Nga và Triều Tiên đang thúc đẩy quan hệ đối tác song phương, bao gồm cả hợp tác quân sự.

Trước đó, ngày 18/11, Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên của Nga Alexander Kozlov – Người đứng đầu phái đoàn Nga, đã được Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp đón nồng nhiệt tại Bình Nhưỡng. Đây là lần đầu tiên Nhà lãnh đạo Triều Tiên gặp một người đứng đầu ủy ban liên chính phủ Nga. (KCNA)

Châu Âu

*Nga tuyên bố bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh: Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/11 xác nhận các hệ thống phòng không của nước này đã bắn hạ hai tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất, một ngày sau khi truyền thông Anh đưa tin Ukraine lần đầu tiên sử dụng loại vũ khí này tấn công sâu lãnh thổ Nga.

Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga, ngoài hai tên lửa Storm Shadow, lực lượng phòng không nước này cũng đã bắn hạ 6 rocket HIMARS do Mỹ sản xuất và 67 thiết bị bay không người lái trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt. (AFP)

*Ukraine xác nhận lần đầu Nga tấn công tên lửa đạn đạo tầm xa: Không quân Ukraine xác nhận Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11, đánh dấu lần đầu tiên Moscow sử dụng loại tên lửa tầm xa có sức mạnh lớn như vậy trong cuộc chiến.

Cuộc tấn công diễn ra sau khi Ukraine sử dụng tên lửa của Mỹ và Anh để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga trong tuần này – động thái mà Moscow đã cảnh báo trong nhiều tháng sẽ bị coi là một sự leo thang nghiêm trọng. (Reuters)

*Đại sứ quán Canada và Mỹ tại Kiev đóng cửa vì lý do an ninh: Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông Canada, ngày 20/11, Đại sứ quán Canada tại Kiev đã tạm thời đóng cửa do lo ngại về an ninh. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh có cảnh báo về một cuộc không kích tiềm tàng từ phía Nga vào thủ đô của Ukraine.

Đại sứ quán Mỹ tại Kiev cũng thông báo lệnh đóng cửa và cảnh báo tấn công được đưa ra trong bối cảnh vẫn đang diễn ra các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga vào Kiev.

Các động thái này diễn ra sau khi Nga tuyên bố sẽ đáp trả hành động của Tổng thống Mỹ Joe Biden, khi cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga bằng tên lửa do Mỹ sản xuất. (AP)

TIN LIÊN QUAN
Nga duyệt học thuyết hạt nhân: Sẽ làm tất cả để tránh xa chiến tranh hạt nhân, Mỹ giữ nguyên thế trận, một nước NATO ‘thấu hiểu’ Moscow

*Nga cáo buộc chính quyền Tổng thống Biden tiếp tục thổi bùng xung đột Ukraine: Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 21/11 tuyên bố chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục thổi bùng xung đột ở Ukraine và một đợt leo thang mới đang diễn ra.

Trước đó một ngày, tờ Times dẫn nguồn tin từ chính quyền London cho hay Mỹ dự kiến cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa Storm Shadow của Anh để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, vì Washington không còn phản đối về vấn đề này.

Ông Peskov nói với các phóng viên ngày 21/11: “Một đợt leo thang mới đang diễn ra. Đây là lập trường rất thiếu trách nhiệm của chính quyền sắp mãn nhiệm ở Mỹ. Họ tiếp tục thổi bùng xung đột Ukraine, bằng mọi cách ngăn cản bất kỳ động thái nào hướng tới kết thúc xung đột và đồng thời sử dụng Ukraine như một công cụ trong tay họ “. (Sputniknews)

*Nga sẵn sàng xem xét sáng kiến hòa bình “thực tế” về Ukraine: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 21/11 tuyên bố Moscow sẵn sàng xem xét bất kỳ sáng kiến hòa bình “thực tế” nào về xung đột tại Ukraine có tính đến lợi ích của Nga và tình hình thực địa.

Bà Zakharova khẳng định: “Chúng tôi sẵn sàng đàm phán, chúng tôi sẵn sàng xem xét bất kỳ sáng kiến thực tế, phi chính trị hóa nào”, đồng thời nhấn mạnh Nga chỉ xem xét một giải pháp “dựa trên việc tính đến lợi ích của chúng tôi”.

Trong khi đó, Reuters đưa tin Nga sẵn sàng thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine với ông Donald Trump nhưng loại trừ khả năng nhượng bộ lớn về lãnh thổ và khẳng định Kiev phải từ bỏ tham vọng gia nhập NATO. (Reuters)

*Mặt trận miền Đông Ukraine có nguy cơ sụp đổ: Đài BBC dẫn lời giới chuyên gia cảnh báo mặt trận miền Đông Ukraine có thể không chịu được áp lực ngày càng tăng của quân đội Nga.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) của Mỹ ước tính quân đội Nga đã chiếm khoảng 2.700 km2 lãnh thổ Ukraine trong năm 2024 – gần gấp 6 lần so với cả năm 2023.

Hướng tấn công chính của quân đội Nga tập trung vào hai khu vực trọng điểm – Kupyansk thuộc tỉnh Kharkov và Kurakhovo ở Donbass, đóng vai trò là “cửa ngõ” đến trung tâm hậu cần chiến lược Pokrovsk.

Trong bối cảnh trên, Nga có vị thế thuận lợi hơn trong các cuộc đàm phán có thể diễn ra, trùng với thời điểm đội ngũ chính sách đối ngoại mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chuẩn bị nhậm chức. (AFP)

Trung Đông – châu Phi

*Nga và Iraq thảo luận về hợp tác thương mại: Trong cuộc điện đàm ngày 21/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Iraq Mohammed Shia Al Sudani đã thảo luận về việc thực hiện các dự án lớn trong lĩnh vực năng lượng.

Tuyên bố của Điện Kremlin nêu rõ: “Các vấn đề đáng quan tâm hiện nay về hợp tác song phương trong các lĩnh vực thương mại, kinh tế, vận tải, logistics và nhân đạo đã được thảo luận. Hai bên đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện các dự án lớn trong lĩnh vực năng lượng.

Một cam kết chung đã được bày tỏ để mở rộng hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống và cùng có lợi dựa trên các thỏa thuận đã đạt được trong các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Mohammed Shia Al Sudani tại Moscow vào tháng 10/2023″. (TASS)

*Hamas yêu cầu chấm dứt chiến tranh trước khi trao đổi con tin: Ngày 20/11, trong một cuộc phỏng vấn phát trên kênh truyền hình Al-Aqsa, quyền lãnh đạo phong trào Hamas tại Gaza Khalil al-Hayya tuyên bố sẽ không có thỏa thuận trao đổi con tin lấy tù nhân với Israel trừ phi chiến tranh ở vùng đất Palestine này kết thúc.

Ông Hayya nhắc lại lập trường của Hamas về cách chấm dứt chiến sự: “Không thể có trao đổi tù nhân nếu không chấm dứt chiến tranh. Nếu các hành động gây hấn không chấm dứt, tại sao lực lượng kháng chiến và đặc biệt là Hamas lại phải phóng thích các tù nhân? Làm sao một người bình thường lại để mất một quân bài mạnh họ đang nắm giữ trong khi chiến tranh vẫn tiếp diễn?” (Reuters)

TIN LIÊN QUAN
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

*70 chiến binh ủng hộ Iran tại Syria thiệt mạng do Israel không kích: Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, một tổ chức độc lập có trụ sở tại London, ngày 21/11 cho biết các cuộc không kích của Israel trước đó một ngày đã khiến 71 chiến binh ủng hộ Iran thiệt mạng tại thành phố Palmyra của Syria, trong đó hơn một phần ba số người chết được xác định là chiến binh từ Iraq và Lebanon.

Phản ứng về vụ việc, Bộ Ngoại giao Syria tuyên bố: “Hành động xâm lược tàn bạo của Israel đối với thành phố Palmyra phản ánh tội ác liên tục của chủ nghĩa phục quốc Do Thái đối với các quốc gia trong khu vực và người dân của họ”.

Về phần mình, Israel hiếm khi bình luận về các cuộc không kích riêng lẻ ở Syria nhưng đã nhiều lần tuyên bố sẽ không cho phép Iran mở rộng sự hiện diện tại quốc gia này. (Al Jazeera)

*Palestine lên án việc Mỹ phủ quyết nghị quyết ngừng bắn ở Gaza: Ngày 20/11, Chính quyền Palestine đã lên án việc Mỹ phủ quyết nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở dải Gaza tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cho rằng động thái này “khuyến khích Israel tiếp tục các tội ác của nước này”.

Theo hãng thông tấn Wafa, Chính quyền Palestine tuyên bố: “Quyết định phủ quyết lần thứ 4 của Mỹ đã khuyến khích Israel tiếp tục các tội ác chống lại thường dân vô tội ở Palestine và Lebanon”. (AFP)

Châu Mỹ – Mỹ Latinh

*Mỹ lập tiền đồn lực lượng không gian tại Nhật Bản: Jiji Press đưa tin các chuyên gia coi động thái của Mỹ mở văn phòng Lực lượng Không gian tại Tokyo là một bước tiến quan trọng trong hợp tác an ninh với Nhật Bản.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã xác nhận kế hoạch ra mắt trụ sở Lực lượng Không gian vào tháng 12 tại Căn cứ Không quân Yokota của quân đội Mỹ, ở ngoại ô Tokyo, khi ông gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Australia hôm 17/11.

Các cuộc thảo luận về trụ sở mới bắt đầu vào tháng 2 với văn phòng ban đầu dự kiến có 10 nhân viên Lực lượng Không gian để xử lý liên lạc và phối hợp với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Việc thiết lập tiền đồn Lực lượng Không gian tại Nhật Bản diễn ra sau khi Mỹ lập một đơn vị tương tự tại căn cứ Không quân Osan ở Hàn Quốc vào tháng 12/2022. (Jiji Press)

*Thượng viện Mỹ bác nghị quyết ngăn chặn việc bán vũ khí cho Israel: Ngày 20/11, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu bác bỏ nghị quyết chặn thương vụ bán vũ khí trị giá hơn 20 tỷ USD cho Israel, bao gồm đạn Taka, đạn phân mảnh có sức công phá mạnh, đạn JDAM và xe chiến thuật.

Nếu được thông qua, nghị quyết này có thể ngăn chặn việc bán vũ khí cho Israel với tổng trị giá hơn 20 tỷ USD. Đặc biệt, các tài liệu đó đề xuất ngăn chặn việc bán JDAM, đạn xe tăng, đạn súng cối có sức công phá cao và các phương tiện chiến thuật.

Trong tuyên bố hồi tháng 9 khi đưa ra dự thảo nghị quyết, ông Sanders nhấn mạnh: “Việc gửi thêm vũ khí không chỉ là vô đạo đức mà còn là bất hợp pháp. Đạo luật Hỗ trợ nước ngoài năm 1961 và Đạo luật Kiểm soát xuất khẩu vũ khí đặt ra các yêu cầu rõ ràng về việc sử dụng vũ khí của Mỹ – còn Israel đã vi phạm trắng trợn các quy định này”. (Sputnik)

*Ông Donald Trump được hoãn tuyên án: Ngày 20/11, Văn phòng Công tố quận Manhattan tuyên bố đồng ý hoãn tuyên án đối với Tổng thống đắc cử Donald Trump trong vụ án chi tiền bịt miệng để có thời gian xem xét đề nghị bãi bỏ vụ án của bị cáo.

Trong thư gửi thẩm phán Juan Merchan, Văn phòng Công tố quận Manhattan cũng thừa nhận ông Trump nhiều khả năng sẽ không bị tuyên án “cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống sắp tới”. Tuy nhiên, văn phòng này vẫn giữ nguyên bản án về tội danh. Một nguồn tin thân cận với văn phòng công tố cho biết cơ quan này sẵn sàng tạm dừng vụ án trong 4 năm.

Hồi tháng 5, ông Trump bị kết án với 34 tội danh về giả mạo hồ sơ kinh. Ông Steven Cheung, người phát ngôn của ông Trump, gọi văn bản này là “chiến thắng hoàn toàn và quyết định của Tổng thống Trump”. (CNN)

TIN LIÊN QUAN
Đánh đổi xứng đáng của ông Trump?

*Mỹ đề cập tới khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân: Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Chiến lược Bộ Quốc phòng Mỹ, khẳng định nước này chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để tiếp tục ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng.

Ông Buchanan nói thêm, ông coi những điều kiện có thể chấp nhận được hơn cả là những điều kiện mà theo đó Mỹ “tiếp tục dẫn đầu thế giới”, nghĩa là bảo toàn được kho dự trữ vũ khí chiến lược. Theo ông, chính quyền Mỹ cần phải tiến hành đối thoại với các nước khác nhằm mục đích ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.

Quan chức Mỹ khuyến cáo Washington nên đối thoại với các quốc gia như Nga, Trung Quốc và Triều Tiên, vì không ai muốn xảy ra chiến tranh hạt nhân. (Sputniknews)

*Chính quyền Biden xóa khoản nợ 4,7 tỷ USD cho Ukraine: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller ngày 20/11 cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xúc tiến xóa khoản nợ khoảng 4,7 tỷ USD cho Ukraine.

Tháng 4 vừa qua, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật tài trợ, trong đó bao gồm các khoản vay trị giá hơn 9,4 tỷ USD có thể được xóa để hỗ trợ kinh tế và ngân sách cho chính phủ Ukraine, mà tổng thống có thể xóa một nửa trong số đó sau ngày 15/11. Dự luật này đã phân bổ tổng cộng 61 tỷ USD để giúp Ukraine đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga phát động hồi tháng 2/2022.

Tổng thống Biden đã chỉ thị cho các quan chức nhanh chóng viện trợ cho Ukraine càng nhiều càng tốt trước khi ông rời nhiệm sở vào ngày 20/1 tới trong bối cảnh lo ngại Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể hạn chế sự hỗ trợ của Mỹ cho quốc gia Đông Âu này. (Reuters)





Nguồn: https://baoquocte.vn/tin-the-gioi-2111-ong-trump-duoc-hoan-tuyen-an-mat-tran-mien-dong-ukraine-nguy-co-sup-do-my-chi-trich-hanh-dong-cua-trung-quoc-o-bien-dong-294532.html

Cùng chủ đề

Sắc màu Việt Nam tại ASEAN Family Day 2024

Ngày 13/12, Ủy ban ASEAN tại Islamabad (ACI) đã tổ chức Ngày Gia đình ASEAN (Asean Family Day 2024) với sự tham dự đông đảo của các cán bộ, nhân viên và gia đình Đại sứ quán các nước ASEAN tại Pakistan.

Trung Quốc ra tuyên bố sau những hoạt động quân sự quanh Đài Loan

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 13.12 đã phá vỡ sự im lặng về hoạt động quân sự quanh Đài Loan gần đây, nói rằng có tổ chức tập trận hay không là do Trung Quốc quyết định, theo Reuters. ...

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài cuối: Khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường toàn...

Cùng với đó, Việt Nam đã phát triển được một số ngành kinh tế mũi nhọn; năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. Việt Nam ngày càng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống và đạt thặng dư thương mại. Điều này cho thấy, sự phát triển bền vững và năng lực cạnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.

Gọi Tây Balkan là ‘trái tim’, EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới ‘nhà...

Ngày 18/12, Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa đã chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU)-Tây Balkan, đánh dấu cuộc họp đầu tiên trên cương vị mới của ông.

Thảm kịch giẫm đạp kinh hoàng tại hội chợ dành cho thiếu nhi, ít nhất 30 trẻ em thiệt mạng

Ngày 18/12, ít nhất 30 trẻ em đã thiệt mạng và hàng chục trẻ bị thương trong vụ giẫm đạp tại một hội chợ dành cho thiếu nhi được tổ chức tại Ibadan, thủ phủ bang Oyo, Tây Nam Nigeria.

Điều bất ngờ của Nga và châu Âu, có liên quan đến khí đốt; hướng đi mới có thể giúp EU hoàn toàn ‘cạch’...

Gần ba năm qua, châu Âu tăng tốc từ bỏ năng lượng Nga, thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, Moscow vẫn là một trong những nhà cung cấp năng lượng quan trọng nhất của châu lục này. Vì sao vậy?

Vượt mặt Apple, Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị đeo toàn cầu

Huawei chính thức vượt mặt Apple và dẫn đầu thị trường thiết bị đeo toàn cầu với 23.6 triệu chiếc xuất xưởng trong ba quý đầu năm 2024, tăng trưởng 44.3% nhờ những sản phẩm như Watch GT5 và WATCH D2.

Bài đọc nhiều

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Trong bài phát biểu ngày 15/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Cùng chuyên mục

Gọi Tây Balkan là ‘trái tim’, EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới ‘nhà...

Ngày 18/12, Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa đã chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU)-Tây Balkan, đánh dấu cuộc họp đầu tiên trên cương vị mới của ông.

Thảm kịch giẫm đạp kinh hoàng tại hội chợ dành cho thiếu nhi, ít nhất 30 trẻ em thiệt mạng

Ngày 18/12, ít nhất 30 trẻ em đã thiệt mạng và hàng chục trẻ bị thương trong vụ giẫm đạp tại một hội chợ dành cho thiếu nhi được tổ chức tại Ibadan, thủ phủ bang Oyo, Tây Nam Nigeria.

Lầu Năm Góc nói gì về quân đội Trung Quốc trong báo cáo thường niên?

Bộ Quốc phòng Mỹ đề cập vấn đề tham nhũng trong quân đội Trung Quốc và nhận định rằng kho vũ khí hạt nhân của nước này đang phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. ...

Thiên lệch trước, cân bằng sau

Ấn Độ được tân Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake chọn làm điểm đến đầu tiên để công du nước ngoài sau khi chính thức nhậm chức. ...

Mới nhất

Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025

Nhìn về triển vọng tích cực trong năm 2025, các chuyên gia phân tích đưa ra dự báo nhóm ngành có khả năng mang lại cơ hội đầu tư tốt ngay từ thời điểm hiện tại. Nhìn về triển vọng tích cực trong năm 2025, các chuyên gia phân tích đưa ra dự báo nhóm ngành có khả năng mang...

Thủ tướng thăm các gian trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(NLĐO)- Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra với nhiều tiết mục công phu, hoành tráng ...

Rau quả Việt Nam xuất khẩu đạt kỷ lục mới, sẽ đạt 10 tỉ USD như thủy sản?

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2024 kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ mang về 7,2 tỉ USD. Từ con số 3 tỉ USD năm 2022 lên 5,6 tỉ USD năm 2023, với xu hướng tăng này, tương lai rau quả có mang về...

Thủ tướng: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 vì hòa bình, hữu nghị

Theo Thủ tướng, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự khẳng định cho vai trò và đóng góp của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng quốc tế. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. (Ảnh: TTXVN) Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân...

Nâng cao kiến thức trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý cơ xương khớp 

Ngày 14/12, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức thành công chương trình cập nhật kiến thức y khoa liên tục với chủ đề: “Cập nhật kiến thức và kỹ năng thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh lý cơ xương khớp năm 2024”. PGS.TS Nguyễn Đình Khoa - Trưởng khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh viện Chợ Rẫy...

Mới nhất