Sự kiện này diễn ra 50 năm sau khi Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng chế độ nghỉ phép để nuôi con cho các ông bố, thay vì chỉ có phụ nữ.
Theo Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Thụy Điển, cha mẹ có thể chuyển một phần trợ cấp nghỉ phép nuôi con của mình sang cho ông bà của đứa trẻ. Một cặp cha mẹ có thể chuyển tối đa 45 ngày cho người khác. Riêng cha mẹ đơn thân, thời gian kéo dài đến 90 ngày.
Thụy Điển có 10 triệu dân, nổi tiếng với hệ thống phúc lợi xã hội đảm bảo chăm sóc công dân từ lúc mới sinh đến khi qua đời.
Ở Thụy Điển, cha mẹ có quyền nghỉ làm hoàn toàn để sinh con. Trợ cấp nuôi dưỡng được trả trong 480 ngày hoặc 16 tháng cho mỗi đứa trẻ. Trong đó, khoản bồi thường 390 ngày được tính dựa trên toàn bộ thu nhập của một người. 90 ngày còn lại người lao động được nhận một khoản cố định là 190 kronor (432.000 đồng) mỗi ngày.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể làm việc ít giờ hơn cho đến khi đứa trẻ đủ 8 tuổi. Riêng nhân viên chính phủ còn có thể hưởng chế độ làm việc ít giờ hơn cho đến khi con được 12 tuổi.
Alexandra Wallin, đại diện Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Thụy Điển nhận định luật mới có thể mang lại nhiều cơ hội hơn. Các quy định dành cho ông bà cũng giống như điều khoản về trợ cấp nuôi con thông thường. Đây là chế độ mà hầu hết mọi người đều được hưởng.
Trước đó vào năm 1975, Thụy Điển đã thay thế chế độ nghỉ thay sản theo giới tính bằng chế độ nghỉ phép chăm sóc cho cha mẹ. Những năm đầu tiên áp dụng, chỉ khoảng 0,5% thời gian nghỉ phép có lương dành cho cha mẹ được các ông bố sử dụng. Đến hiện tại, con số này tăng đến 30%.
Vào năm 1974, Thụy Điển đã thay thế chế độ nghỉ thai sản theo giới tính bằng chế độ nghỉ phép chăm sóc con cho cả cha và mẹ. Trong những năm đầu, chỉ có 0,5% thời gian nghỉ phép có lương dành cho cha mẹ được các ông bố sử dụng, theo Cơ quan Bảo hiểm Xã hội. Đến hiện tại, các ông bố ở Thụy Điển sử dụng khoảng 30% thời gian nghỉ phép có lương dành cho cha mẹ.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của một số chuyên gia, hầu hết các cặp vợ chồng đều xem việc chăm cháu nhỏ là trách nhiệm của ông bà và không cần thiết phải trả công đầy đủ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc ông bà chăm cháu cần được trả công xứng đáng vì đó là hành động chứng minh sự coi trọng sức lao động của cha mẹ.
Truyền thống gia đình Việt là cha mẹ luôn hy sinh cho con cái nhưng không phải vì vậy mà con cái có thể ỷ lại, quy trách nhiệm ngược lại. Bên cạnh đó, việc gửi tiền trông cháu cũng là cách để giáo dục con cái sống tiết kiệm và có trách nhiệm với chính tổ ấm của mình.
Ngoài ra, một số người già không có lương hưu hay nguồn thu nhập ổn định, việc nhận tiền bồi dưỡng chăm cháu một phần sẽ giúp họ có kinh tế, tâm lý trở nên thoải mái và vui vẻ và không phải phụ thuộc vào con cái quá nhiều.
T. Linh
Nguồn: https://giadinhonline.vn/ong-ba-duoc-tra-luong-cham-chau-d200004.html