Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcỔn định nền nếp học tập cho năm học mới

Ổn định nền nếp học tập cho năm học mới


Bai GD_
Cô và trò Trường Mầm non Yên Sở trong ngày đầu năm học mới.

Ghi nhớ nội quy trường, lớp

Khi bắt đầu một năm học mới, việc duy trì ổn định nền nếp là rất quan trọng để tạo ra môi trường học tập hiệu quả và lành mạnh. Ghi nhận tại Trường Tiểu học Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội), học sinh nhà trường đều đã có đủ sách giáo khoa của các môn học. Các giáo viên dạy theo khung chương trình của Bộ GDĐT và UBND TP Hà Nội ban hành. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, phục vụ tốt cho việc dạy học.

Cô Trần Thị Hồng Quyên, chủ nhiệm lớp 3A2, Trường Tiểu học Yên Sở cho biết: Trong những buổi học đầu tiên, hầu hết các học sinh đều có mặt trước giờ vào lớp 10-15 phút để bước vào năm học với tâm thế tự tin, thoải mái.

Trong các tiết học, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ, tạo sự hứng thú cho học sinh. Các giáo viên và học sinh nhà trường quyết tâm thi đua dạy học – học tốt, phấn đấu tiếp tục đạt nhiều thành tích cao, tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục.

Cô Quyên cũng thông tin, bài tập về nhà đầu tiên của năm học mới cô giao cho học sinh là đọc lại và ghi nhớ nội quy lớp học; kể lại một số kỹ năng em sẽ xử lý khi gặp hoả hoạn. Lớp học có nền nếp là lớp học thực hiện tốt nội quy. Với học sinh tiểu học các nội quy phải ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể. Khi các em đã thực hiện tốt nội quy ban đầu, giáo viên sẽ thay nội quy khác để các em thực hiện tiếp theo.

Theo em Nguyễn Gia Bảo, nội quy lớp cô giao cần ghi nhớ gồm các nội dung như: Đến lớp học đúng giờ, 7h30 có mặt; Mặc quần áo đồng phục gọn gàng; Soạn bài, làm bài, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ; Không mang quà vặt đến lớp; Tập trung nghe giảng, tích cực phát biểu bài; Không làm việc riêng, nói chuyện trong giờ học; Luôn ngồi học đúng tư thế…

Học sinh lớp 3 là học sinh đã bước qua những ngày bỡ ngỡ của lứa tuổi đầu cấp. Như mọi năm (khi học lớp 1, 2), giáo viên thường dặn dò bài tập về nhà cho các học sinh bằng tin nhắn hàng ngày cho phụ huynh, hoặc sẽ đọc cho học sinh chép vào vở. Năm học này, cô Quyên cho biết, giáo viên sẽ dần dần không cho các con ghi vở dặn dò theo kiểu đọc chép từng từ. Việc hàng ngày cần làm của học sinh, cô giáo sẽ nhắc nhở trên lớp để con tập ghi nhớ. Cô cũng sẽ gửi dặn dò trên nhóm lớp mỗi ngày. Tuy nhiên khi vào nếp rồi thì cũng có ngày cô không gửi lên nhóm, là để kiểm tra việc ghi nhớ của học sinh. Mấy tuần đầu, phụ huynh sẽ kiểm tra giúp giáo viên việc cô nhắc trên lớp với dặn dò cô gửi trên nhóm để kiểm chứng con ghi nhớ có đúng không?

Tương tự, thông tin từ Trường THCS Mai Đình (Sóc Sơn, Hà Nội), ngay từ ngày đầu năm học, đội sao đỏ và đội xung kích nhà trường đã được thành lập nhằm giúp cho nề nếp của Liên đội được duy trì ổn định và hoạt động hiệu quả. Các em trong đội sao đỏ được nhận nhiệm vụ giữ gìn nề nếp và tác phong, kỷ luật do nhà trường đề ra. Đội sao đỏ của Liên đội năm nay gồm 62 đội viên, đội xung kích gồm 15 thành viên chính cùng phối hợp với các lớp trực tuần, theo dõi nhắc nhở các bạn đội viên để cùng thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Các em đều là những đội viên ưu tú có kết quả học tập tốt, tác phong gương mẫu và đặc biệt là tinh thần tự giác cao.

Ngay sau ngày khai giảng, đội sao đỏ và xung kích đã được cô giáo Tổng phụ trách Đội tập huấn công việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các bạn học sinh thực hiện tốt nề nếp, nội quy của nhà trường. Các bạn trong đội sao đỏ, xung kích đã làm việc có trách nhiệm, giúp cho nề nếp Liên đội ổn định ngay từ đầu năm học.

Tăng cường phối hợp với phụ huynh

Tại Trường Mầm non Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội), trước ngày khai giảng, nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh cho tất cả các lớp. Cô Nguyễn Kim Tuyến, giáo viên chủ nhiệm lớp Mẫu giáo lớn A2 cho hay: Với học sinh mẫu giáo 5 tuổi, việc rèn nền nếp cho các em rất quan trọng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên.

Các bé 5 tuổi mà kỹ năng tô, viết yếu thì khi lên lớp 1 các em sẽ rất sợ, không dám viết. Các cô sẽ phải rèn cho các em rất nhiều kỹ năng và cả nền nếp như: Rèn cho các em không nói ngọng, không ngại phát biểu; biết cách thưa gửi với các cô, trao đổi với các cô; rèn cho các em các thói quen, tính tự lập… Các em cũng phải học xếp bàn ghế ngay ngắn và cất đúng chỗ, xếp hàng theo đúng tổ, lấy đúng cốc của mình, đi dép trong nhà vệ sinh để không bị trượt ngã, cách gấp chiếu, lau miệng bằng khăn mặt. Ngoài ra các em cũng được rèn sự tập trung, lễ giáo, sự chú ý trong các hoạt động…

“Ví dụ, những ngày mới đến lớp các em rất hay tranh nhau chọn gối khi ngủ, cô phải nhắc nhở xếp hàng lần lượt theo tổ, lấy gối từ trên xuống, không rút từ dưới lên. Khi ngủ dậy, lần lượt từng em cất gối để không bị đổ… Mưa dầm thấm lâu, càng rèn luyện nhiều thì càng có kết quả tốt. Các phụ huynh nên để con tự làm, để con tự đi, ba lô hay dép để con tự cất khi đến lớp. Bởi vì đến khi các con lên lớp 1 sẽ không có ai giúp các con những việc ấy cả. Các con phải tự đi vào lớp” – cô Tuyến cho hay.

Tại Trường Tiểu học Hoàng Diệu (Gia Lộc, Hải Dương), công tác xây dựng nền nếp cho học sinh cũng được quán triệt là một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Giáo viên nhà trường cho rằng, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Muốn các em có nền nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động thì người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi đầu năm học. Nếu ngay từ đầu năm các em được rèn giũa một cách nghiêm túc, có hiệu quả, thì đây sẽ là những bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập.

Bên cạnh đó, việc giao tiếp hiệu quả giữa giáo viên và phụ huynh cũng là yếu tố quan trọng để duy trì nền nếp. Việc tổ chức các cuộc họp định kỳ, cung cấp thông tin về tiến độ học tập và các vấn đề liên quan giúp phụ huynh nắm bắt tình hình học tập của con em mình, đồng thời phối hợp cùng giáo viên hỗ trợ học sinh tốt nhất.



Nguồn: https://daidoanket.vn/on-dinh-nen-nep-hoc-tap-cho-nam-hoc-moi-10289630.html

Cùng chủ đề

Hà Nội đặt mục tiêu nâng tỷ lệ cơ sở giáo dục tư thục lên 21%

Theo đó, Hà Nội sẽ đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục tư thục đạt tỷ lệ 21% số cơ sở và 14-16% số học sinh vào năm 2025. Đối với giáo dục mầm non, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh hoặc có số trẻ em trong độ tuổi đi...

Tăng tỷ lệ sinh viên có việc làm

Liên kết đào tạo, hợp tác với doanh nghiệpTrong đề án tuyển sinh năm 2024 của Đại học Huế, kết quả khảo sát sinh viên có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng kể từ khi được...

tiếp tục cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học đến hết ngày 14/9

Nội dung công văn nêu, do ảnh hưởng của hoàn lưu Bão số 3, hiện tại trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp, giao thông nhiều nơi đang bị chia cắt, đường truyền thông tin, nước sạch chưa ổn định; nguy cơ sụt lún cao; một số nơi vẫn đang bị cô lập. Để đảm bảo an toàn cho công tác phòng, tránh mưa lũ, sạt lở đất, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo...

Thúc đẩy thi hành Luật Thủ đô, tập trung nguồn lực cho giáo dục

“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững”. Thống nhất quan điểm trên, Thành uỷ, HĐND, UBND TP Hà Nội luôn đề cao vai trò, vị trí của giáo dục. Điều này cũng được cụ thể hoá tại Luật Thủ đô 2024 khi xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện là đầu tư, xây dựng hệ thống trường...

Bài 3: Tăng tốc xây trường

Mặc dù tình trạng thiếu trường lớp vẫn hiện hữu nhưng diện mạo trường lớp tại Hà Nội đã có sự đổi thay tích cực khi nhiều ngôi trường được xây mới, sửa chữa. Bằng sự vào cuộc tích cực và sự quan tâm đầu tư của Thành uỷ, HĐND, UBND TP Hà Nội và các quận huyện, mạng lưới trường lớp tại Thủ đô thời gian gần đây tiếp tục phát triển, góp phần hạ nhiệt tình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung ương Đoàn tiếp nhận bảo trợ 5 trẻ em mồ côi cha mẹ do bão số 3

Theo đó, trong ngày 16/9, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tiếp nhận kinh phí 300 triệu đồng tiền mặt và 40 máy lọc nước trị giá hơn 500 triệu đồng từ nhiều đơn vị doanh...

Hỗ trợ kịp thời người dân vùng bão lũ

Nguồn: https://daidoanket.vn/ho-tro-kip-thoi-nguoi-dan-vung-bao-lu-10290427.html

Công an TP Đà Nẵng ủng hộ hơn 1,8 tỷ đồng các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do thiên tai

Ngày 16/9, Công an thành phố Đà Nẵng tổ chức phát động cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng quyên góp, ủng hộ đồng bào và tri ân, hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ...

Nhân rộng mô hình phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tiêu biểu như tại huyện Quan Sơn, nhiều năm qua, cây vầu được xem là xóa đói, giảm nghèo của người dân địa phương khi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân thoát nghèo. Với...

Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Theo thống kê của ngành Giáo dục huyện Đồng Hỷ, trên địa bàn huyện hiện có 52 trường. Trong đó, có 8 trường Phổ thông Dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú với...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Sở Giáo dục yêu cầu không được giao ép các khoản ủng hộ cho phụ huynh, học sinh

Theo hướng dẫn mới nhất của Sở GD-ĐT Nghệ An về công tác quản lý thu, chi năm học 2024-2025 tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài các khoản theo quy định, các cơ sở giáo dục có thể triển khai các khoản thu theo hình thức tự nguyện. Các khoản thu, chi theo hình thức tự nguyện gồm: Tài trợ cho cơ sở giáo dục; kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học...

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc đã khắc phục hậu quả

Sau sự cố cựu sinh viên "rút ruột" tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc, Trường CĐ Công Thương TP.HCM đã có báo cáo nhanh về vụ việc.Theo báo cáo, CLB Cán bộ Hội dự nguồn thuộc Hội Sinh viên Trường CĐ Công Thương TP.HCM, sau thời gian hoạt động không hiệu quả nên đã giải thể vào tháng 1/2024. Tại thời điểm giải thể, số tiền quỹ của CLB là 11.232.000 đồng. Ban chủ nhiệm thống nhất...

Gặp cô giáo ‘hoa hậu’ nổi tiếng nhờ bức ảnh lấm lem bùn đất dọn trường ở Yên Bái

https://www.youtube.com/watch?v=iprPZXcFaSwBất ngờ, xúc động và hạnh phúc là những cảm xúc đầu tiên mà cô giáo Hoàng Minh Diệp - chủ nhân bức hình chia sẻ khi biết hình ảnh rất đỗi đời thường của mình đang được lan truyền khắp mạng xã hội.  Nguồn: https://vtcnews.vn/gap-co-giao-hoa-hau-noi-tieng-nho-buc-anh-lam-lem-bun-dat-don-truong-o-yen-bai-ar896164.html

Cùng chuyên mục

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO - Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các...

Thăm và tặng quà Trung thu cho 80 con đỡ đầu

Nhân dịp Tết Trung thu, Hội LHPN thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) đã tổ chức thăm và tặng quà Trung thu cho 80 trẻ em mồ côi mà các cấp Hội nhận đỡ đầu. ...

ĐH Quốc gia TPHCM đề xuất có cơ chế thí điểm đặc thù xét công nhận, bổ nhiệm GS,PGS

TPO - Trong chương trình thực hiện Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ, ĐH Quốc gia TPHCM có đề xuất cho phép được thí điểm bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư (GS, PGS) và trợ lí GS. Việc...

55 học sinh một trường nhập viện sau bữa tiệc Trung thu

Trước đó, khoảng 19h30 ngày 15/9, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS&THPT huyện Xín Mần tổ chức cho tập thể  khối THCS gồm 300 học sinh liên hoan Trung thu. Sau khi ăn 15 phút, nhiều em có triệu chứng buồn nôn, đau đầu và đau bụng.  Đến 22h45 cùng ngày, các em được thầy, cô giáo đưa vào bệnh viện khám, được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và truyền dịch, gây nôn, điều trị...

Mới nhất

Giá dầu thế giới đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 17/9/2024 Ghi nhận trên Oilprice lúc 5h ngày 17/9/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 70,50 USD/thùng, tăng 2,10% (tương đương tăng 1,44 USD/thùng). Giá dầu WTI trên...

Việt Nam cần thích ứng với hoàn cảnh mới

“Chúng ta đã đi cùng thế giới văn minh, nỗ lực chia sẻ những giá trị tốt đẹp của nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta tiến hành cải cách, chuyển sang kinh tế thị trường đến nay cấu trúc và cơ chế thị trường vẫn còn nhiều hạn chế” - TS. Trần Đình Thiên nói. Nền tảng kinh tế thị...

Vĩnh Long kỷ niệm 111 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa

Đến dự có Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cùng lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long qua các thời kỳ, chính quyền địa phương và người thân của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Tại buổi lễ, các đại biểu đã...

Quốc tế hỗ trợ Việt Nam hơn 22 triệu USD để khắc phục hậu quả bão số 3

Tính đến 16/9, 20 nước và tổ chức quốc tế đã quyết định hoặc dự kiến hỗ trợ Việt Nam 22 triệu USD (khoảng 550 tỷ đồng) để khắc phục hậu quả của bão số 3. Bày tỏ tình đoàn kết và sẻ chia với Việt Nam về những thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo...

Mới nhất