Trang chủNewsThể thaoOlympic 2024 và ngoại giao thể thao của Pháp

Olympic 2024 và ngoại giao thể thao của Pháp


Olympic 2024 và ngoại giao thể thao của Pháp- Ảnh 1.

Ông Samuel Ducroquet

ẢNH: BỘ NGOẠI GIAO PHÁP

Ông có thể giải thích thêm về vai trò của các đại sứ chuyên trách nói chung và đại sứ chuyên trách thể thao nói riêng? Và hiện vị trí của thể thao có thể được xem là quan trọng trong quan hệ quốc tế?

Về tổng thể, các đại sứ song phương, đa phương, và chuyên trách đều đại diện nước Pháp ở quốc tế. Một vị đại sứ song phương, chẳng hạn như Đại sứ Pháp tại VN Olivier Brochet, có thể cùng lúc giải quyết những công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chỉ tập trung đến mối quan hệ giữa Pháp và một quốc gia. Trong khi đó, những đại sứ chuyên trách tập trung vào một lĩnh vực nhưng hướng đến sự hợp tác ở khắp thế giới. Cụ thể hơn, trong trường hợp của tôi, đại sứ chuyên trách thể thao, thì thể thao là trọng tâm và từ đó đẩy mạnh các mối quan hệ với nhiều nước về thể thao và kinh tế, thể thao và văn hóa, thể thao và phát triển tiếng Pháp…

Olympic 2024 và ngoại giao thể thao của Pháp- Ảnh 2.

Nói về vai trò của thể thao trong quan hệ quốc tế thì lâu nay thể thao vốn đã mang tính quốc tế. Các VĐV đã đi khắp thế giới để thi đấu, tập huấn và góp phần quảng bá về đất nước của mình. Trước đây, Bộ Ngoại giao Pháp chưa đóng một vai trò cụ thể ở những hoạt động này, nhưng từ sau Olympic London 2012, và nhất là từ năm 2014, chúng tôi đã chính thức có một đại sứ chuyên trách thể thao, nghĩa là chính thức công nhận thể thao như một phần của chiến lược đối ngoại, của việc đưa các nước đến gần nhau hơn và góp phần giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Ở chiều ngược lại, thế mạnh về ngoại giao của Pháp cũng sẽ hữu ích cho ngành thể thao, chẳng hạn hỗ trợ tổ chức những sự kiện lớn như Olympic, Cúp bóng bầu dục thế giới; giúp đội tuyển Pháp cùng các CLB, các viện thể thao Pháp tiến ra thế giới; tăng cường việc ký kết các thỏa thuận quốc tế về thể thao… Ngoài ra, chúng tôi cũng có nhiệm vụ đồng hành với các cơ quan, công ty trong các hoạt động thể thao để làm lan tỏa hình ảnh của Pháp ở các nước, đồng thời thu hút sự đầu tư của nước ngoài cho thể thao Pháp.

Ông từng là cố vấn về chính trị và thể thao ở Đại sứ quán Pháp tại Qatar từ năm 2015 – 2018, giai đoạn mà Qatar chuẩn bị cho World Cup; và là cố vấn về thể thao ở Đại sứ quán Pháp tại Nhật Bản từ năm 2018 – 2021, cũng là giai đoạn Tokyo chuẩn bị và tổ chức Olympic. Đây hẳn là những kinh nghiệm quý giá cho ông trong vai trò đại sứ chuyên trách thể thao Pháp để góp phần vào việc tổ chức Olympic Paris 2024?

Olympic 2024 và ngoại giao thể thao của Pháp- Ảnh 3.

Olympic 2024 sẽ chính thức khai mạc vào rạng sáng 27.7 theo giờ VN

Thời gian làm việc ở Qatar và Nhật Bản đã giúp cho tôi hiểu hơn rằng ngành ngoại giao hoàn toàn có thể có những đóng góp rất quan trọng để giúp thể thao nước nhà hướng ra thế giới. Khi một đội tuyển, một CLB Pháp ra nước ngoài thi đấu, tập huấn, đại sứ quán Pháp ở nước đó sẽ đồng hành, giúp cho việc liên hệ với ban tổ chức, sắp xếp ăn ở, đi lại được thuận lợi hơn, từ đó, các VĐV có thể tranh tài ở tình trạng thể chất và tinh thần tốt nhất.

Tại Qatar, tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của sự đầu tư vào thể thao. Họ tổ chức nhiều giải vô địch thế giới, xây dựng cơ sở hạ tầng “siêu cấp” cho thể thao, mua những CLB nổi tiếng như Paris Saint Germain… Còn tại Nhật Bản, tôi đã được trải nghiệm về cách thức nước này tổ chức Olympic Tokyo, đặc biệt ở góc độ của ngành ngoại giao: đón tiếp các đoàn thể thao nước ngoài; đón tiếp giới lãnh đạo nước ngoài đến dự khán lễ khai mạc, bế mạc và xem thi đấu; các địa phương được chọn làm nơi tập luyện cho các đội trong giai đoạn trước Thế vận hội…

Vai trò của tôi, trong nhiều trường hợp, có thể được xem là người điều phối những sự vụ liên quan đến thể thao của nước nhà tại quốc tế, cho nhiều bộ, ngành có liên quan.

Olympic 2024 và ngoại giao thể thao của Pháp- Ảnh 4.

Pháp đã sẵn sàng cho kỳ Olympic mùa hè lần thứ 33

Tổ chức Olympic thì vai trò của ngành ngoại giao càng quan trọng, như với Olympic Paris 2024, Pháp là chủ nhà, nhưng chúng tôi không đơn lẻ mà đồng hành với Ủy ban Olympic quốc tế. Ngoài những việc vừa kể, Bộ Ngoại giao cũng liên hệ đến việc cấp thẻ tác nghiệp, cấp thị thực nhập cảnh cho các đoàn thể thao, cho du khách… Từng phòng, ban của bộ ý thức được vai trò và đều nỗ lực để đóng góp vào sự thành công của kỳ Olympic. Tại Olympic Paris 2024, cả thế giới đang nhìn vào nước Pháp, ngoài du khách và người hâm mộ thể thao, chúng tôi sẽ đón tiếp 25.000 cơ quan báo đài, truyền thông đến từ khắp các châu lục, đó là chưa kể đến hàng tỉ khán giả sẽ theo dõi qua truyền hình.

Olympic Paris 2024 có thể xem là một cột mốc để VN và Pháp đẩy mạnh hơn những hợp tác về thể thao?

Thời gian qua, Đại sứ Pháp tại VN Olivier Brochet đã nhiều lần gặp gỡ các vị đại diện của Ủy ban Olympic VN. Hai bên đã trao đổi các phương thức để hợp tác thiết thực, chẳng hạn đẩy mạnh các hoạt động thể thao trong giới trẻ; thể thao để cải thiện sức khỏe; phát triển cơ sở hạ tầng về thể thao… Sau Olympic, sẽ có nhiều triển vọng để hai nước đồng hành với nhau trong lĩnh vực thể thao.

Xin cảm ơn ông! 




Nguồn: https://thanhnien.vn/olympic-2024-va-ngoai-giao-the-thao-cua-phap-185240725230625824.htm

Cùng chủ đề

Bộ Ngoại giao thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 11/10, tại Trụ sở Bộ, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, thăm chính thức Pháp; nâng tầm quan hệ...

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 30/9-7/10.

Đã tốt, còn tốt hơn!

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công tác ngoại giao kinh tế (NGKT) được Bộ Ngoại giao chú trọng đẩy mạnh, coi đây là nhiệm vụ cơ bản, trung tâm, động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững; đóng vai trò tiên phong trong huy động các nguồn lực bên ngoài, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quảng bá văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam tại Brunei

Ngày 2/10, Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp với Đại học Quốc gia Brunei (UBD) tổ chức Ngày Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei Darussalam.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Không có Kane, tuyển Anh thua sốc Hy Lạp

HLV Lee Carsley dùng hàng loạt thử nghiệm ở trận gặp Hy Lạp trên sân nhà. Ông không xếp trung phong thuần túy vào đội hình xuất phát, cất Ollie Watkins và Dominic Solanke trên ghế dự bị. Cole Palmer, Jude Bellingham và Phil Foden là 3 cầu thủ đá cao nhất.Tam Sư dù kiểm soát bóng tốt, nhưng lại không đủ sắc bén để ghi bàn. Anh thậm chí suýt thủng lưới trong hiệp 1, nếu Levi...

Đại diện bóng đá Việt Nam có cơ hội lớn vào bán kết giải châu Á

Trong lần đầu tiên tham dự Cúp C1 nữ châu Á, CLB nữ TP.HCM đã thi đấu xuất sắc khi giành chiến thắng ở 2 trận đầu tiên, qua đó giành vé vào tứ kết sớm 1 trận đấu. Huỳnh Như và các đồng đội lần lượt vượt qua Taichung Blue Whale (Đài Bắc Trung Hoa) và Odisha (Ấn Độ) cùng với tỉ số 3-1. Ở trận cuối gặp Urawa Red Diamond, CLB nữ TP.HCM không cần quá quan...

HLV Indonesia: ‘Trọng tài thế này, bóng đá châu Á không phát triển được’

"Đội tuyển Bahrain và Indonesia đều đã chơi hết mình cho đến khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên. Dù vậy, tôi vẫn phải đề cập đến những câu chuyện đáng xấu hổ. Trong trường hợp này đó chính là các quyết định của trọng tài Ahmed Al Kaf. Nếu Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) muốn phát triển, họ phải nâng cao chất lượng trọng tài". HLV Shin Tae-yong bức xúc sau trận đấu.Rạng...

Cùng chuyên mục

Xuống hạng Nhất thi đấu, Hoàng Đức bị ảnh hưởng thế nào?

Chia tay Thể Công Viettel, Nguyễn Hoàng Đức sẽ chuyển đến CLB Phù Đổng Ninh Bình và thi đấu ở giải Hạng Nhất Quốc gia 2024/2025. Hoàng Đức có quyền lựa chọn sự nghiệp của mình và kiếm tiền chân chính. Tuy nhiên, rõ ràng vẫn có những rủi ro lớn cả về hình ảnh và thương hiệu đối với Quả bóng Vàng Việt Nam 2023.Ảnh hưởng chuyên môn"Theo tôi, Hoàng Đức xuống chơi ở giải hạng Nhất...

Báo Indonesia muốn AFC tổ chức lại trận đấu gặp Bahrain

"Trận hòa trước Bahrain được coi là không công bằng với đội tuyển Indonesia. Hoàn toàn có thể tổ chức trận đá lại cho 2 đội sau những tranh cãi", tờ CNN Indonsia nhận định trong bài viết "Liệu có thể xuất hiện trận đá lại giữa Indonesia và Bahrain".Báo chí Indonesia nói nhiều đến trường hợp này bởi họ dựa vào một trận đấu tại vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Phi. Ở cuộc đọ...

Mới nhất

“Thanh niên Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng” khám bệnh cho 1.200 người dân

Ngày 12/10, Hành trình "Thanh niên Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" năm 2024 (hành trình số 30) do Thành đoàn – Hội Liên hiệp thanh niên thành phố Hà Nội đã diễn ra tại Cung Thiếu nhi Hà Nội. Tham dự có Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên...

Chuyên gia kỳ vọng vào sự trở lại của cuộc thi ‘Tiếng nói Xanh’ mùa 2

Vun đắp những “hạt giống xanh”  Thông tin cuộc thi hùng biện - tranh biện “Tiếng nói Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup phát động khởi động mùa 2 nhận được sự quan tâm lớn, không chỉ từ các bạn học sinh THPT mà còn từ các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực.  PGS.TS Hồ...

Chuyến công tác thể hiện tầm nhìn mới của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

(Dân trí) - Chuyến công tác tại Mông Cổ, Ireland, Pháp và tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có nhiều dấu ấn và ý nghĩa lịch sử. Chỉ vài ngày sau khi trở về từ chuyến đi New York dự các hoạt động tại Liên Hợp...

Mới nhất