Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPOCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát

OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát

(QNO) – Sau hơn một năm ra mắt thị trường, bún gạo lứt khô Lợi Phát của anh Nguyễn Quang Trạng (thôn Phước Cẩm, xã Bình Tú, Thăng Bình) nhanh chóng được khách hàng ưa chuộng và đạt chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao.

OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát
<i>Những sợi bún gạo lứt khô được anh Trạng đóng gói cẩn thận sẵn sàng phục vụ thị trường Ảnh HH<i>

Dưới mái nhà lộp độp mưa rơi, vợ chồng anh Trạng vội vã đóng gói những bó bún gạo lứt vừa sấy khô. Cuối năm, khi được công nhận sản phẩm OCOP, những đơn hàng bún gạo lứt khô Lợi Phát càng tăng lên…

Chia sẻ về ý tưởng tạo ra loại bún gạo lứt tím đỏ đẹp mắt này, anh Trạng cho biết: “Vợ chồng tôi lập xưởng làm bún, phở gạo trắng khô từ năm 2014. Nhưng làm thời gian, giá gạo trắng tăng, điện nước tăng mà giá bún không đổi. Mãi đến năm 2023, chúng tôi mới quyết định đi tìm công thức làm bún gạo lứt với dự định đã ấp ủ từ lâu. Bún gạo lứt có tiềm năng, giá cả ổn định và được thị trường rất ưa chuộng”.

OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát
<i>Tận dụng những ngày trời nắng ráo anh Trạng phơi bún tự nhiên Khi trời mưa anh Trạng sử dụng máy sấy hiện đại đảm bảo chất lượng đồng đều cho từng sợi bún Anh HH<i>
OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát
<i>Cũng theo anh Trạng bún gạo lứt khô của mình có hương vị đặc trưng của địa phương Ảnh HH<i>

Gạo lứt đỏ qua quá trình xay xát còn lại lớp vỏ lụa có nhiều tinh bột, vitamin, chất xơ, khoáng chất, a xít béo không bão hòa, protein. Giàu dưỡng chất, bún gạo lứt giúp giảm cân, hạn chế các bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch…

Cách chế biến bún như một loại bún tươi thường ngày, chỉ cần nấu bằng nước sôi đơn giản. Hoặc từ bún khô này có thể rửa qua sơ bộ rồi dùng để xào hoặc trộn với một số nguyên liệu khác như rau, hải sản, thịt bò… đều cho ra món ăn hợp khẩu vị, thích hợp với nhiều người.

OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát
<i>Vợ chồng anh Trạng đầu tư máy móc đảm bảo từ quy trình ngâm gạo xay bột đến khi cho ra sợi bún gạo lứt đạt chất lượng Ảnh HH<i>

Lúc đầu, anh Trạng loay hoay với công thức làm bún gạo lứt khô như không biết thời gian ngâm gạo bao lâu, máy bột khô hay ướt, làm gạo dẻo quánh, nên hư hỏng nhiều lần. Tuy nhiên, hơn 5 tháng nghiên cứu, đầu tư 150 triệu đồng mua thêm máy vắt bột, máy sấy, máy đóng gói, anh mới sản xuất bún gạo lứt Lợi Phát hiệu quả.

Ngoài ra, cơ sở của anh Trạng còn đối mặt với khó khăn khi xưởng bún chỉ có một đầu máy vừa thay phiên làm bún gạo trắng, vừa tạo bún gạo lứt. Nhưng quá trình sản xuất bảo đảm vệ sinh, tuyệt đối an toàn thực phẩm từ mọi công đoạn, quy trình đã giúp anh tự tin quảng bá sản phẩm ra thị trường.

[VIDEO] – Anh Nguyễn Quang Trạng chủ cơ sở bún gạo lứt khô Lợi Phát:

Với quy trình đầu tiên là vo, ngâm gạo, xay bột nước, vắt bột khô, xong rồi làm bún, ủ bún, giũ bún đem phơi, cuối cùng đóng gói, mỗi ngày anh Trạng có thể làm 2-3 tạ gạo lứt (mỗi tạ gạo tạo ra 90kg bún khô). Đến nay, mỗi tuần trung bình anh Trạng sản xuất trên 500kg bún gạo lứt khô (tùy vào nhu cầu của khách hàng).

Sau hơn một năm ra mắt sản phẩm, giới thiệu bún gạo lứt khô của mình tại các hội chợ, chương trình khởi nghiệp và nhất là được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, sản phẩm của anh Trạng được nhiều người tin dùng. Có nhiều thời điểm, bún gạo lứt khô Lợi Phát cháy hàng, bán chạy tại các khu vực miền núi, TP.Tam Kỳ, Đà Nẵng

OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát
<i>Anh Nguyễn Quang Trạng tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại và hội chợ giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Ảnh HH<i>

Tuy làm bún gạo lứt tốn gấp hai thời gian thành phẩm bún gạo trắng, nhưng giá cả hai loại này chênh lệch gấp đôi. “Làm mấy chục ký gạo lứt thì bằng thời gian làm 1 tạ gạo trắng. Nhưng bún gạo trắng bán sỉ 22.000 đồng/kg, còn bún gạo lứt bán sỉ tới 40.000 đồng/kg. Hằng tháng bên cạnh bún, phở gạo trắng khô, tôi còn có nguồn thu từ bún gạo lứt khô, đời sống cũng khấm khá hơn nhiều” – anh chia sẻ.

Theo anh Trạng, thời gian tới cơ sở sẽ đầu tư mạnh chuỗi liên kết vùng nguyên liệu với người dân địa phương để đảm bảo nguồn cung. Và khi ổn định dây chuyền sản xuất, bún gạo lứt khô Lợi Phát sẽ tham gia trên các sàn thương mại điện tử.

nguồn: https://baoquangnam.vn/ocop-3-sao-voi-bun-gao-lut-kho-loi-phat-3147131.html

Cùng chủ đề

Tương Dương có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng

Cuối tháng 12/2024, sau 2 năm thực hiện các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng đối với cây khôi nhung tía, người dân xã Yên Hòa (Tương Dương) đã có sản phẩm OCOP đầu tiên của xã từ mô hình mới này. Cụ thể, trà khôi nhung tía của xã Yên Hòa là 1 trong 12 sản phẩm nông sản được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024. Kết quả Hội...

Đồng hành cùng thanh niên phát triển sản phẩm OCOP

(QNO) - Thời gian qua, Tỉnh đoàn và các cấp bộ đoàn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên phát triển sản phẩm OCOP, từ tập huấn kỹ năng đến kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Thanh niên khởi nghiệp Từ vùng đất Quế Thuận (Quế Sơn), câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai trẻ Đinh Đức Phú (SN 1996) với các sản phẩm từ nhung hươu trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thanh...

Lâm Bình – Tuyên Quang: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp dân thoát nghèo

Xác định con đường giúp dân, nhất là đồng bào dân tộc vùng cao thoát nghèo nhanh nhất không phải là xây cho họ ngôi nhà khang trang, hỗ trợ tiền của, mà là phải giải quyết căn bản nhu cầu việc làm, tạo kế sinh nhai bền vững, thông qua Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều năm qua huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang đã không ngừng hỗ trợ các tập thể, cá nhân nâng...

Chương trình OCOP là ‘cú hích’ phát triển kinh tế vùng nông thôn

Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra. Kết nối mở rộng thị trường Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tại Hải Phòng đã và đang tạo nên bước đột phá đáng kể trong phát triển kinh tế nông thôn, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn bảo tồn...

Yên Dũng: Tận dụng tiềm năng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Với 74 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 02 làng nghề truyền thống, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có nhiều tiềm năng lớn để phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương. Huyện Yên Dũng nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đồng hành cùng thanh niên phát triển sản phẩm OCOP

(QNO) - Thời gian qua, Tỉnh đoàn và các cấp bộ đoàn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên phát triển sản phẩm OCOP, từ tập huấn kỹ năng đến kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Thanh niên khởi nghiệp Từ vùng đất Quế Thuận (Quế Sơn), câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai trẻ Đinh Đức Phú (SN 1996) với các sản phẩm từ nhung hươu trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thanh...

Những nghệ sĩ Chăm tại Mỹ Sơn

Gắn bó từ những ngày đầu mới thành lập, những nghệ sĩ người Chăm đã mang đến sự khác biệt, độc đáo cho Đội Văn nghệ dân gian Chăm Mỹ Sơn, góp phần làm nên thương hiệu về sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng. Thập Arija Dạng trình diễn kèn saranai và hát dân ca Chăm. Ảnh: V.L Tiếng kèn saranai giữa thung lũng thần linh Những du khách nước ngoài nín thở theo tiếng kèn saranai của Thập Arija...

Di sản văn khắc Chăm tại Quảng Nam

Trước đây hay nói “văn bia” hay “bi ký”, nay các nhà nghiên cứu dùng chữ “văn khắc”, chỉ chung các văn bản khắc trên đá, gỗ, kim loại, đất nung. Di sản văn khắc Chăm là nguồn tư liệu quan trọng để biết về lịch sử cổ đại vùng đất Quảng Nam nói riêng và về đất nước Champa một thời nói chung.  Phần lớn văn khắc Chăm còn lại đến ngày nay là trên các tấm bia đá...

Trùng tu tháp Chăm Mỹ Sơn góp phần mở rộng không gian du lịch cho di sản

Sau 6 năm triển khai, dự án bảo tồn, trùng tu 3 nhóm tháp A, H, K Mỹ Sơn (Duy Xuyên) đã kết thúc, mở ra cơ hội mới trong chặng đường hồi sinh các công trình kiến trúc nơi đây.   Diện mạo mới Triển khai năm 2017, dự án bảo tồn khu đền tháp Mỹ Sơn do Chính phủ Ấn Độ tài trợ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tại 2 nhóm tháp K, H quá trình...

Đã tìm ra con đường người Chăm xưa đi vào Mỹ Sơn

Sau một tháng triển khai, dự án thăm dò khai quật khảo cổ học khu vực phía Đông tháp K khu di tích Mỹ Sơn (xã Duy Phú, Duy Xuyên) đã phát lộ nhiều thông tin quý giá, càng khẳng định lòng đất Mỹ Sơn vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã. Ngày 1/3/2024, dự án thăm dò khai quật khảo cổ học khu vực phía Đông tháp K do Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ...

Bài đọc nhiều

Hoà Thành có thêm 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

(BTNO) - Sáng 26.12, UBND thị xã Hoà Thành tổ chức lễ trao chứng nhận và giải thưởng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã Hoà Thành Lê Hồng Vân chủ trì buổi lễ. Theo đó, có 7 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, gồm: Bia Núi Bà Lager – Đen, Bia Thuỷ Lợi Lager – Vàng, Bia Toà Thánh Bale – Ale (công ty TNHH...

Tây Ninh có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

(BTNO) - Việc xây dựng chuỗi giá trị là yếu tố quyết định giúp nâng cao giá trị của sản phẩm OCOP. Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, cụ thể: 97 sản phẩm 3 sao, 36 sản phẩm 4 sao (trong đó có 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, đang trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia) và...

Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

(BTNO) - Ngày 14.11, tại hội trường UBND thị xã Trảng Bàng, Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh phối hợp UBND Thị xã tổ chức Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo với chủ đề: “Khởi nghiệp sáng tạo, kết nối và quảng bá sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu thị xã Trảng Bàng” năm 2024. Ngày hội gồm các hoạt động: giao lưu, tư vấn, tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về khởi nghiệp sáng tạo,...

Yên Dũng: OCOP nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương

(TN&MT) - Nhờ triển khai thực hiện Chương trình OCOP linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đặc điểm của sản phẩm, huyện Yên Dũng đã phát huy được các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm, qua đó mang lại hiệu quả thiết thực. Tính đến hết tháng 5/2024, toàn huyện Yên Dũng đã xây dựng thành công 24 sản phẩm, nhóm sản phẩm...

OCOP Lạng Giang: Nâng tầm sản vật địa phương, quảng bá tinh hoa văn hóa Bắc Giang

(TN&MT) - Sau nhiều năm thực hiện Chương trình OCOP, những sản phẩm mang tính bản địa, đặc trưng của Lạng Giang (Bắc Giang) đã được nâng tầm vị thế, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần lớn quảng bá cho tinh hoa văn hóa của đất và người nơi đây. Trong quá trình triển khai Chương trình OCOP những năm qua, huyện Lạng Giang đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung...

Cùng chuyên mục

Tương Dương có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng

Cuối tháng 12/2024, sau 2 năm thực hiện các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng đối với cây khôi nhung tía, người dân xã Yên Hòa (Tương Dương) đã có sản phẩm OCOP đầu tiên của xã từ mô hình mới này. Cụ thể, trà khôi nhung tía của xã Yên Hòa là 1 trong 12 sản phẩm nông sản được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024. Kết quả Hội...

Sản phẩm OCOP Nghệ An ‘đón sóng’ thị trường Tết

Chỉ còn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2025, các chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Một công ty chuẩn bị nguyên liệu cho đợt sản xuất lớn nhất năm với các sản phẩm: bánh ngũ cốc, bột dinh dưỡng, kẹo gạo lứt... phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Ảnh: T.P Hiện nay, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,...

Đồng hành cùng thanh niên phát triển sản phẩm OCOP

(QNO) - Thời gian qua, Tỉnh đoàn và các cấp bộ đoàn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên phát triển sản phẩm OCOP, từ tập huấn kỹ năng đến kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Thanh niên khởi nghiệp Từ vùng đất Quế Thuận (Quế Sơn), câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai trẻ Đinh Đức Phú (SN 1996) với các sản phẩm từ nhung hươu trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thanh...

Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất từ khâu tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu... Qua đó, đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao, góp phần đưa...

Quản Bạ (Hà Giang): Nâng cao đời sống nhờ phát triển các sản phẩm OCOP

(TN&MT) - Với ý nghĩa lớn nhất của Chương trình là tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, từng bước thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững... Kể từ khi triển khai đến nay, Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) đang tạo ra làn sóng rộng khắp trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, huyện Quản Bạ...

Mới nhất

Thêm đại chiến bóng đá Việt Nam-Thái Lan ngay ngày mai, Chanathip có thể ra sân

Chỉ 3 ngày sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, bóng đá Việt Nam và Thái Lan lại đối đầu nhau. Cuộc đối đầu lần này là cấp câu lạc bộ. Đại diện bóng đá Việt Nam là CLB Đông Á Thanh Hóa đấu với Pathum United - đội bóng hàng đầu của Thái Lan.Trận đấu...

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: 20 năm bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới

Cách đây 20 năm, ngày 3/7/2003, tại kỳ họp thứ 27, Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) đã thông qua hồ sơ đệ trình của Việt Nam công nhận Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản Thế giới, với tiêu chí giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất địa mạo. Việc Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ...

Hơn 250 doanh nghiệp lữ hành tham gia khám phá “Phong Nha-miền di sản diệu kỳ”

Chiều 21/10, Trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) tổ chức đón hơn 250 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lớn trong nước tham gia chương trình Famtrip khám phá, trải nghiệm du lịch “Phong Nha- miền di sản diệu kỳ”. Đoàn hơn 250 doanh nghiệp lữ...

Cỏ hát giữa lưng trời

Xã Ea Sol cách thị trấn Ea Drăng - huyện lỵ Ea H’leo khoảng nửa giờ chạy xe. Chúng tôi ăn sáng và nhâm nhi tách cafe Tây Nguyên đậm đà tại Ea Drăng rồi lên đường vào Ea Sol, băng qua những buôn làng của đồng bào Ê Đê, Gia Rai, Rhade… nằm dọc con suối Ea H’leo...

Đồng hành cùng thanh niên phát triển sản phẩm OCOP

(QNO) - Thời gian qua, Tỉnh đoàn và các cấp bộ đoàn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên phát triển sản phẩm OCOP, từ tập huấn kỹ năng đến kết nối thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Thanh niên khởi nghiệp Từ vùng đất Quế Thuận (Quế Sơn), câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai trẻ...

Mới nhất

Cỏ hát giữa lưng trời