Trang chủNewsNhân quyềnỞ Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo,...

Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị

Đó là khẳng định của Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ, khi trả lời câu hỏi liên quan một số đối tượng lợi dụng tự do dân chủ vi phạm pháp luật Việt Nam.

Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị
Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ. (Nguồn: BCĐNQCP)

Nhân Ngày quốc tế Chống tra tấn của Liên hợp quốc (26/6), Ủy ban nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Mỹ đã đề nghị Việt Nam trả tự do cho 4 trường hợp là Phạm Đoan Trang, Trần Huỳnh Duy Thức, Y Yich và Y Pum Bya.

Trả lời phỏng báo chí về vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ khẳng định: “Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị như luận điệu của một số tổ chức, cá nhân đã nêu trong thời gian qua”.

Đúng người, đúng tội

Trước tiên, cần khẳng định rằng, mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản, được thể chế hóa trong nhiều văn kiện quốc gia.

Công dân có quyền tự do dân chủ nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật quy định. Không riêng ở Việt Nam, công dân ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải thượng tôn pháp luật. Việc tôn trọng và chấp hành theo quy định của pháp luật cũng chính là tôn trọng quyền và nghĩa vụ mà công dân đó được pháp luật trao cho.

Mọi hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền tự do cá nhân để chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích quốc gia, xâm hại quyền và lợi ích của người khác… đều đáng bị lên án và cần xử lý thích đáng.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, các trường hợp Phạm Đoan Trang, Trần Huỳnh Duy Thức, Y Yich và Y Pum Bya đều được cơ quan chức năng Việt Nam xử lý đúng người, đúng tội. Những đối tượng này đã lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, vi phạm các điều luật cụ thể. Quá trình bắt giữ, điều tra, truy tố và xét xử các đối tượng đều bảo đảm đúng trình tự, quy định của pháp luật, hết sức nghiêm minh và khách quan.

Chính vì vậy, Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ cho rằng, việc Ủy ban nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Mỹ yêu cầu trả tự do cho các đối tượng trên là hoạt động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không phù hợp với pháp luật quốc tế, không có cơ sở pháp luật và hoàn toàn không có giá trị.

Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị
Bị cáo Phạm Thị Đoan Trang lĩnh án 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại phiên toà ngày 14/12/2021. (Nguồn: CAND)

Thành tựu không thể phủ nhận

Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán chính sách “tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền, quyền và nghĩa vụ của công dân” (theo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII). Mọi quyết sách đều xuất phát từ con người; mọi thành quả phát triển đều hướng vào bảo đảm tốt nhất quyền con người.

Thời gian qua, Việt Nam không ngừng gặt hái nhiều thành tựu về bảo đảm quyền con người. Những thành tựu này đã được Việt Nam tuyên truyền rộng rãi và được nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận, đánh giá cao.

Mặc dù vậy, các thế lực thù địch vẫn thường xuyên tạc, vu khống Việt Nam, đặc biệt là xoáy vào các quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do tôn giáo, tín ngưỡng.

Với quyền tự do ngôn luận, báo chí, thực tiễn đã chứng minh, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi để quyền tự do ngôn luận, báo chí của nhân dân được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Điều này phản ánh qua việc Việt Nam là nước có số người sử dụng mạng Internet, các trang mạng xã hội thuộc tốp đầu của thế giới. Tính đến đầu năm 2024, có 78,44 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam, khi tỷ lệ tiếp cận Internet đạt 79,1%. Việt Nam có 72,70 triệu người sử dụng mạng xã hội vào tháng 1/2024, tương đương với 73,3% tổng dân số.

Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, đến năm 2023, cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí, 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, tăng gấp 6 lần so với năm 2000.

Mọi công dân đều được quyền phát ngôn, thảo luận các vấn đề của đời sống. Đây là những minh chứng rõ ràng, thuyết phục nhất cho vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam được bảo đảm.

Với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhất quán tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; mọi công dân có quyền theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào.

Việt Nam hiện có 40 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Tổng số tín đồ các tôn giáo hiện nay khoảng 26,5 triệu, chiếm 27% dân số; hơn 54.000 chức sắc; hơn 135.000 chức việc; hơn 29.000 cơ sở thờ tự; hàng nghìn điểm, nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Một thực tế không thể phủ nhận là ở Việt Nam, không người nào bị kết án tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, cũng không một cá nhân, tổ chức tôn giáo nào hoạt động theo đúng pháp luật mà bị ngăn cấm. Những trường hợp bị xử lý hình sự đều do thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của Nhà nước, cũng như các tổ chức, cá nhân, gây bất bình trong dư luận.

Việc bắt giữ, xử lý hình sự các đối tượng nhân danh tự do ngôn luận, báo chí; tự do tôn giáo, tín ngưỡng để chống phá Đảng, Nhà nước, gây mất ổn định chính trị là cần thiết và đúng với quy định pháp luật.

Do đó, việc các tổ chức, cá nhân can thiệp, đòi trả tự do cho một số đối tượng là cố tình phủ nhận những thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam, cố tình đổi trắng thay đen để cổ súy cho các đối tượng này, nhằm vu cáo, xuyên tạc Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.





Nguồn: https://baoquocte.vn/o-viet-nam-khong-co-cai-goi-la-tu-nhan-ton-giao-tu-nhan-chinh-tri-279057.html

Cùng chủ đề

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội. Niềm vui của trẻ em vùng cao. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người." Câu...

Giới chức Mỹ bắt cựu giám đốc nhà tù Syria vì những tội danh ở quê nhà

(CLO) Các nhà chức trách Mỹ cho biết hôm thứ Năm rằng một cựu giám đốc nhà tù khét tiếng của Syria đã bị bắt tại California vào hồi tháng 7 năm nay vì tội gian lận thị thực và các sai phạm ở quê nhà. ...

Hà Nam: Hơn 200 đại biểu tham gia tập huấn tập công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Chiều 12/12, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người năm 2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu hội trường UBND tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố với sự tham dự của hơn 200 đại biểu. Các đại biểu tham dự tại điểm...

Quyền con người là nội dung cốt lõi, quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Sáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị về giáo dục quyền con người

Kinhtedothi - Sáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Cùng dự và chủ trì Hội nghị có GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu chính và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.

Gọi Tây Balkan là ‘trái tim’, EU hứa hẹn con đường hội nhập, một quốc gia có bước tiến quan trọng hướng tới ‘nhà...

Ngày 18/12, Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa đã chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU)-Tây Balkan, đánh dấu cuộc họp đầu tiên trên cương vị mới của ông.

Thảm kịch giẫm đạp kinh hoàng tại hội chợ dành cho thiếu nhi, ít nhất 30 trẻ em thiệt mạng

Ngày 18/12, ít nhất 30 trẻ em đã thiệt mạng và hàng chục trẻ bị thương trong vụ giẫm đạp tại một hội chợ dành cho thiếu nhi được tổ chức tại Ibadan, thủ phủ bang Oyo, Tây Nam Nigeria.

Điều bất ngờ của Nga và châu Âu, có liên quan đến khí đốt; hướng đi mới có thể giúp EU hoàn toàn ‘cạch’...

Gần ba năm qua, châu Âu tăng tốc từ bỏ năng lượng Nga, thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, Moscow vẫn là một trong những nhà cung cấp năng lượng quan trọng nhất của châu lục này. Vì sao vậy?

Vượt mặt Apple, Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị đeo toàn cầu

Huawei chính thức vượt mặt Apple và dẫn đầu thị trường thiết bị đeo toàn cầu với 23.6 triệu chiếc xuất xưởng trong ba quý đầu năm 2024, tăng trưởng 44.3% nhờ những sản phẩm như Watch GT5 và WATCH D2.

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Cùng chuyên mục

Những mái ấm nghĩa tình trên cao nguyên Hà Giang

Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng,...

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Mới nhất

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35...

(MPI) - Tiếp nối chuỗi các sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Ngày 18/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức gặp mặt các cán bộ hưu trí và đang công tác tại Vụ...

một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới

(MPI) - Ngày 17/12/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành chức năng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính (TTTC) khu...

Ban Bí thư yêu cầu tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, thể thao, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ...

Thay mặt Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. ...

Album Trần Thế của Thể Thiên mau chóng lọt trending

(NLĐO) - Sau 2 tuần ra mắt, album Trần Thế của Thể Thiên nhận về nhiều sự chú ý. ...

Một phụ nữ ở TPHCM trúng 30 giải đặc biệt hơn 30 tỷ đồng của Vietlott

Một người phụ nữ ở TPHCM cùng lúc trúng 30 giải đặc biệt của Vietlott với tổng giá trị lên đến 30 tỷ đồng. Đây là giải thưởng xổ số Max 3D+ có giá trị lớn nhất từ trước đến nay của Vietlott. Ngày 18/12, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) Chi nhánh TPHCM đã tiến hành...

Mới nhất