Trang chủNewsThời sựÔ nhiễm không khí tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lên...

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lên mức đáng lo ngại

(ĐCSVN) – Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy, ô nhiễm không khí đã tăng lên mức độ đáng lo ngại trong khoảng 10 năm gần đây, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Trong đó, thông số ô nhiễm không khí chính hiện nay là bụi mịn kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet.

 






 Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Bích Liên)

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cùng với Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội và UBND TP Hà Nội chủ trì Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”.

Hội nghị có sự tham gia của đại diện 12 bộ, ngành; 02 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; 13 địa phương các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; cùng gần 20 chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu về ô nhiễm không khí.

Hơn 4.000 ca nhập viện về bệnh tim mạch và hô hấp liên quan đến bụi mịn

Theo các chuyên gia, tình trạng ô nhiễm không khí đang xảy ra phổ biến tại một số thành phố, đô thị lớn, khu vực tập trung nhiều các hoạt động giao thông, xây dựng, công nghiệp và nông nghiệp, nhất là khu vực các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và đặc biệt là khu vực Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Nhận định chung về chất lượng không khí của thủ đô, ông Nguyên Minh Tấn, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết, Hà Nội là một trong hai thành phố lớn nhất của Việt Nam. Với tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế và gia tăng dân số nhanh chóng, ô nhiễm không khí đang trở thành một trong những vấn đề cần ưu tiên giải quyết.

Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1,1 triệu xe ô tô; 6,9 triệu xe máy; 10 khu công nghiệp; 70 cụm công nghiệp; 1.370 làng nghề đang hoạt động. “Đây là những hoạt động cần được chú ý, kiểm soát trong công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất lượng không khí của TP Hà Nội nói riêng”, ông Tấn cho hay.

Cũng theo ông Nguyễn Minh Tấn, bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm của Hà Nội hiện vượt quy chuẩn, gấp nhiều lần khuyến nghị của WHO. Khí NO2 và O3 có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ; đặc điểm ô nhiễm bụi, ô nhiễm theo mùa rõ rệt, ô nhiễm tập trung vào mùa đông. Ô nhiễm bụi PM2.5 hầu hết các quận, huyện; tập trung ở các quận nội thành (29/30 quận, huyện).

TP Hà Nội đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu do bụi PM2.5, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các thiệt hại về kinh tế.

“Theo một số nghiên cứu, chúng tôi nhìn thấy mối liên quan giữa nồng độ bụi PM2.5 và sức khỏe của cộng đồng. Với sự gia tăng nồng độ bụi PM2.5, trung bình mỗi năm có thêm khoảng 1.062 ca nhập viện do bệnh tim mạch, và 2.969 ca nhập viện do bệnh hô hấp. Chất lượng cuộc sống người dân bị ảnh hưởng”, Phó Giám đốc Sở TN&MT thông tin.

Để cải thiện chất lượng môi trường không khí Thủ đô, ông Nguyễn Minh Tấn cho biết, Thành phố sẽ giảm phát thải từ các nguồn chính. Về giao thông, giảm bụi đường, tăng cường công tác rửa đường; giảm ùn tắc giao thông, điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý; phân vùng giao thông và thu phí phân vùng; phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy; xây dựng khu vực phát thải thấp, hạn chế phương tiện giao thông phát thải vượt mức cho phép; đầu tư chuyển đổi phương tiện giao thông, khuyến khích phương tiện giao thông công cộng…

Đồng thời, xây dựng cơ chế và nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo chất lượng không khí trong thành phố. Xây dựng cơ chế phối hợp thông tin giữa các cơ quan quản lý liên quan gồm cơ quan quản lý về môi trường, y tế – sức khoẻ, truyền thông, quản lý các ngành có nguy cơ gây ra nguồn thải để kịp thời phối hợp trong phát hiện nguy cơ ô nhiễm không khí và phát đi khuyến nghị về hành động bảo vệ sức khỏe trong trường hợp xảy ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Hướng đến một “bầu trời xanh, không khí sạch” cho các đô thị lớn

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy cho biết: Ô nhiễm không khí hiện nay là vấn đề ô nhiễm môi trường chính không chỉ ở Việt Nam, mà cũng là vấn đề môi trường chính của các quốc gia trên thế giới.

Tại nhiều quốc gia, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển, đều đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, khu vực đô thị. Một số quốc gia cũng đã có những bài học kinh nghiệm tốt về quản lý chất lượng môi trường không khí, mà chúng ta có thể tham khảo, học hỏi.






 Các đại biểu chủ trì Hội nghị. (Ảnh: Bích Liên)

Tại Việt Nam, vấn đề ô nhiễm không khí đã xuất hiện như hệ quả của quá trình phát triển kinh tế – xã hội và đô thị hóa. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm đã tăng lên mức đáng lo ngại trong khoảng 10 năm gần đây, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong đó, thông số ô nhiễm không khí chính hiện nay là bụi mịn kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet (PM 2,5).

Theo Bộ trưởng, mặc dù ô nhiễm không khí xảy ra có quy luật theo mùa và bị ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu, thời tiết. Hằng năm, ô nhiễm tập trung từ tháng 10 của năm trước đến tháng 3 của năm tiếp theo. Trong ngày, ô nhiễm tập trung từ nửa đêm đến sáng. Tuy nhiên, dữ liệu quan trắc của Bộ TN&MT cho thấy, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần theo thời gian, đặc biệt khi các hoạt động kinh tế – xã hội đã có sự phục hồi trở lại sau đại dịch Covid-19.

Thực tế này đòi hỏi phải thực hiện ngay các giải pháp tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, giảm thiểu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT đã cùng với các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là TP Hà Nội triển khai nhiều hoạt động về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng.

Dư luận xã hội và người dân cũng rất quan tâm đến ô nhiễm không khí, đồng thời báo chí và các đơn vị truyền thông cũng đã tích cực đưa tin bài, phản ánh về nội dung này. Nhưng hiện nay, công tác kiểm soát, quản lý chất lượng không khí vẫn còn nhiều thách thức, đòi hỏi sự đoàn kết vì mục tiêu chung, bởi ô nhiễm không khí không theo địa giới hành chính, ô nhiễm không khí không phải trách nhiệm của riêng từng bộ, từng ngành hay từng địa phương và bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội.

“Bộ TN&MT mong muốn được trao đổi các thông tin, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị của Việt Nam. Từ các đề xuất sẽ được chuyển hoá thành hành động cụ thể và thiết thực, hướng đến một “bầu trời xanh, không khí sạch” cho các đô thị lớn trên cả nước”, Bộ trưởng cho biết.

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, tình trạng ô nhiễm không khí đang xảy ra phổ biến tại một số thành phố, đô thị lớn, khu vực tập trung nhiều các hoạt động giao thông, xây dựng, công nghiệp và nông nghiệp, nhất là khu vực các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và đặc biệt là khu vực Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động nêu trên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường cùng với ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết giao mùa có nhiều biến động bất lợi; chênh lệch ngày, đêm về nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt… trong không khí rất lớn, ảnh hưởng khả năng khuếch tán các chất ô nhiễm trong không khí, đặc biệt là bụi PM10 và bụi mịn PM2.5.

Ngoài ra, tình trạng đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp ngoài cánh đồng (đốt mở và phân tán) vẫn diễn ra nếu không có biện pháp xử lý hữu hiệu để ngăn chặn, làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm không khí, khói mù.

Xác định giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn là vấn đề trọng tâm, cấp bách, Chính phủ và Bộ TN&MT đã tham mưu và ban hành nhiều cơ chế, chính sách quan trọng. Đồng thời, triển khai nhiều dự án, đề án về kiểm soát ô nhiễm không khí; áp dụng nhiều giải pháp, biện pháp, công cụ về chính sách, kỹ thuật, kinh tế và các giải pháp quản lý khác nhằm ngăn chặn cũng như giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường không khí làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Mặc dù, đã đạt được một số kết quả tích cực trong kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí như: các khu vực ngoài đô thị, công nghiệp, chất lượng môi trường không khí khá sạch; chỉ một số khu vực không khí có dấu hiệu bị ô nhiễm mang tính cục bộ; các thông số khác trong không khí ngoài bụi mịn như NO2, O3, CO, SO2 đa phần giá trị thấp, ít biến động và đa phần đều đạt giới hạn cho phép về chất lượng không khí…. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị lớn vẫn còn hiện hữu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã báo cáo và đưa ra nhiều giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí, nhằm ngăn chặn cũng như giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường không khí làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/xa-hoi/o-nhiem-khong-khi-tai-ha-noi-tp-ho-chi-minh-len-muc-dang-lo-ngai-683219.html

Cùng chủ đề

Tăng cường hợp tác trong đào tạo nhân lực cho điện gió

(ĐCSVN) - Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam, chung tay cùng các bên liên quan hành động hướng đến đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, sáng 14/11, Trường Đại học Điện lực và Quỹ GE Vernova Foundation cùng Tổ chức ASSIST Asia đồng tổ chức Hội thảo quốc tế “Dự án đào tạo về điện gió”. ...

Acecook Việt Nam ‘trao hạnh phúc’ với chương trình học bổng 2024 dành cho sinh viên

Năm 2024 đánh dấu chương trình học bổng Acecook Happy Scholarship lần thứ 9 - với quy mô và thông điệp mới mẻ hơn, tiếp nối thành công của 8 mùa trước. ...

Asteria Mũi Né tích cực chăm lo đời sống nhân viên

Asteria Mui Ne Resort không chỉ là nơi lưu trú đẳng cấp mà còn chú trọng phát triển đời sống tinh thần và sức khỏe của nhân viên qua các hoạt động thể thao và giao lưu, tạo...

Sẵn sàng khởi động VSMCamp & CSMOSummit mùa thứ 8

Hơn 60 diễn giả hội tụ tại VSMCamp & CSMOSummit 2024, định hướng chiến lược bền vững cho cộng đồng Sales & Marketing Việt Nam. Ngày 22-23/11/2024, trường Đại học VinUni, Hà Nội hứa hẹn trở thành tâm điểm của cộng đồng Sales & Marketing khi Đại hội Sales & Marketing toàn quốc (VSMCamp) cùng Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales & Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 sẽ diễn ra. Trong bối cảnh phát triển bền vững đang trở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng cường hợp tác trong đào tạo nhân lực cho điện gió

(ĐCSVN) - Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam, chung tay cùng các bên liên quan hành động hướng đến đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, sáng 14/11, Trường Đại học Điện lực và Quỹ GE Vernova Foundation cùng Tổ chức ASSIST Asia đồng tổ chức Hội thảo quốc tế “Dự án đào tạo về điện gió”. ...

Vùng 4 Hải quân đẩy mạnh xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Sáng 14/11, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, Thượng tá Phạm Anh Tuấn, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng 4 hải quân và đoàn công tác Bộ tư lệnh Vùng đã đến kiểm tra kết quả xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” năm 2024 đối với Lữ đoàn 162. Nội dung kiểm tra trên 4 tiêu chuẩn xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, như: Thực...

Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về thuế giá trị gia tăng với phân bón

(ĐCSVN) - Do còn có ý kiến đại biểu Quốc hội chưa thống nhất về thuế giá trị gia tăng (GTGT) với phân bón, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ xin ý kiến đại biểu để đảm bảo tính đồng thuận và thống nhất cao trước khi thông qua. Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi). Đánh...

Peru coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác mọi mặt với Việt Nam

(ĐCSVN) - Tại cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Gustavo Adriazén khẳng định Peru coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác mọi mặt với Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đạt được trong gần 40 năm Đổi mới và mong muốn hai nước tăng cường chia sẻ những kinh nghiệm tốt về quản trị quốc gia, triển khai các chính sách phát...

Peru trao Huân chương “Mặt trời Peru” cấp Đại Thập tự cho Chủ tịch nước Lương Cường

(ĐCSVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định việc Nhà nước Peru quyết định trao tặng Huân chương cao quý này chính là thể hiện tình cảm đặc biệt của Nhà nước và Nhân dân Peru đối với đất nước và Nhân dân Việt Nam cũng như đối với quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Cùng chuyên mục

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách “thanh lọc” Lầu Năm Góc

Hai nguồn tin của Reuters cho biết, nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang lên danh sách các sĩ quan quân đội có thể sẽ bị sa thải tại Lầu Năm Góc. Theo Reuters cập nhật ngày 14/11, "làn sóng" sa thải có thể ảnh hưởng tới vị trí Tham mưu trưởng liên quân. Đây là cuộc cải tổ chưa từng có ở Lầu Năm Góc. Cụ thể, các...

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.Ngày 14/11, UBND huyện Núi Thành...

Bộ GTVT phản hồi kiến nghị đầu tư 4 nút giao với QL51

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đầu tư sửa chữa hạ tầng đường bộ trên địa bàn tỉnh này. ...

Đẩy mạnh các dự án giúp đồng bào dân tộc an cư, lạc nghiệp

Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tỉnh đã tập trung triển...

‘Hậu trường’ cuộc gặp lịch sử Biden-Trump tại Nhà Trắng

Cuộc gặp lịch sử của ông Trump và ông Biden tại Nhà Trắng. Cuộc gặp đầu tiên tại Nhà Trắng giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump sau chiến thắng toàn diện của ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2024 đã có khả năng trở thành một sự kiện khó xử. Nhưng trái với dự đoán, những gì diễn ra lại là những lời nói nhẹ nhàng và nụ cười trước ngọn lửa...

Mới nhất

Khởi động Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024

Chiều 14/11, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong tổ chức họp báo công bố Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (Vietnam STEM AI Robotics - VSAR) dành cho học sinh phổ thông với chủ đề “Nông nghiệp xanh - Phát triển bền vững”. ...

Hợp tác quốc tế để bảo vệ cơ sở hạ tầng số quan trọng của Việt Nam

Ghi nhớ hợp tác giữa Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) với Cơ quan An ninh mạng và an ninh cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ - CISA tiếp tục khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng số quan trọng. Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin...

Đầu tư IPA phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ

CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A đã liên tục phát hành trái phiếu trong nửa năm qua để đảo nợ của các lô trái phiếu cũ đã đến hạn thanh toán. Đầu tư IPA phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A đã liên tục phát hành trái phiếu trong...

Phát triển kinh tế – xã hội số phù hợp thực tiễn

Để công cuộc chuyển đổi số quốc gia hiệu quả, đòi hỏi phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm. Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là mục tiêu và động lực. ...

Người thầy quân hàm xanh 20 năm gieo chữ cho học trò nghèo ở Nha Trang

Suốt 20 năm qua, thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng (Đồn biên phòng Cầu Bóng, thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa) vẫn đều đặn gieo chữ cho học trò nghèo ở Nha Trang. ...

Mới nhất