Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếÔ nhiễm không khí dự báo còn kéo dài

Ô nhiễm không khí dự báo còn kéo dài

Dự báo, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

Dự báo, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

Trong những ngày gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang ở mức báo động. Đặc biệt, từ ngày 6 đến 8 tháng 1/2025, dự báo mức độ ô nhiễm sẽ đạt ngưỡng rất xấu, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người.





Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Ảnh minh hoạ

Thủ đô Hà Nội, cùng với các tỉnh như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải DươngThái Bình, tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tình trạng ô nhiễm. Tại một số khu vực như Thái Nguyên, Hưng Yên và Thái Bình, chỉ số ô nhiễm đã đạt ngưỡng “rất xấu”, gây ra những tác hại lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

Dựa trên dữ liệu từ các hệ thống theo dõi chất lượng không khí như của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đại sứ quán Mỹ và PAM Air, Hà Nội đã ghi nhận chỉ số ô nhiễm cao nhất vào sáng ngày 5/1, đứng thứ ba trên thế giới, chỉ sau Dhaka (Bangladesh) và Baghdad (Iraq).

Mức độ ô nhiễm ở thành phố này thậm chí còn vượt qua các thành phố thường xuyên chịu ô nhiễm nghiêm trọng như Delhi (Ấn Độ) và Karachi (Pakistan). Điều đáng lo ngại là ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các khu vực lân cận có thể kéo dài từ 3-4 ngày, với đỉnh điểm vào ngày 6 và 7 tháng 1.

Mặc dù gió mùa Đông Bắc có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm vào khoảng ngày 9-10 tháng 1, nhưng nguy cơ ô nhiễm tái diễn vào các ngày sau đó vẫn rất cao. Những đợt ô nhiễm kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh tim mạch, hô hấp, trẻ em, phụ nữ mang thai và người già.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Ở Việt Nam, ít nhất 70.000 người tử vong mỗi năm vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, chủ yếu là các bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch và ung thư phổi.

Hệ quả của ô nhiễm không khí là những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như hen suyễn, viêm phổi, đột quỵ, suy tim và ung thư phổi. Chuyên gia y tế khuyến cáo, cần phải đối xử với ô nhiễm không khí như một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, tương tự như cách mà chúng ta đã làm đối với đại dịch Covid-19.

Khi Việt Nam đối mặt với ô nhiễm không khí trong nước, những nguy cơ về dịch bệnh từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, cũng không thể lơ là. Bệnh phổi không rõ nguyên nhân tại Trung Quốc có thể là một lời cảnh báo về các bệnh dịch mới hoặc sự tái phát của các dịch bệnh nguy hiểm.

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, trong khi đó, dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng trên diện rộng và dễ dàng lây lan qua các biên giới.

Thêm vào đó, các yếu tố môi trường, như sự ô nhiễm từ các chất khí và vi khuẩn trong không khí, có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho các virus và vi khuẩn sinh sôi, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để đối phó với các mối lo từ ô nhiễm không khí và nguy cơ dịch bệnh, trao đổi với phóng viên, theo ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam cần phải thực hiện những biện pháp đồng bộ như tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Chính phủ cần có các chính sách mạnh mẽ để kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí. Các biện pháp như phát triển giao thông công cộng, kiểm soát khí thải từ các phương tiện giao thông và các nhà máy công nghiệp, chuyển đổi sang năng lượng sạch cần được triển khai nhanh chóng.

Việt Nam cần nâng cao hệ thống giám sát y tế và dự báo dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lý mới như viêm phổi không rõ nguyên nhân. Đồng thời, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giám sát sức khỏe cộng đồng và tăng cường hợp tác quốc tế trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Cung cấp thông tin cho người dân về nguy cơ ô nhiễm không khí và cách bảo vệ sức khỏe, cũng như việc phòng ngừa và phát hiện sớm các bệnh hô hấp. Các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, sử dụng máy lọc không khí, và hạn chế ra ngoài khi có cảnh báo ô nhiễm cần được phổ biến rộng rãi.

Trước tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng, các chuyên gia khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Đầu tiên, khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức nguy hại (201-300), người dân cần hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời và vận động mạnh. Nên thực hiện các hoạt động trong nhà hoặc hạn chế di chuyển khi không cần thiết.

Đối với những người nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai, người già và người mắc bệnh tim mạch, hô hấp, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm.

Bên cạnh đó, khi ra ngoài, đặc biệt trong những ngày ô nhiễm nặng, người dân nên đeo khẩu trang chống bụi mịn (PM2.5), có khả năng ngăn ngừa các hạt bụi nhỏ, độc hại xâm nhập vào cơ thể.

Ngoài việc bảo vệ bản thân khi ra ngoài, người dân cần chú trọng đến việc vệ sinh cơ thể và không gian sống. Sau khi ra ngoài, hãy vệ sinh mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn và chất ô nhiễm.

Trong nhà, nên thường xuyên dọn dẹp và đảm bảo thông thoáng không gian sống, hạn chế bụi bẩn tích tụ. Một trong những biện pháp quan trọng khác là lựa chọn phương tiện giao thông hợp lý.

Nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì xe cá nhân để giảm tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Nếu phải lái xe, nên giảm thời gian tiếp xúc ngoài trời. Đồng thời, cần hạn chế sử dụng các loại bếp ô nhiễm như bếp than tổ ong, củi hoặc đốt rơm rạ, vì đây là những nguồn thải khói độc hại vào không khí. Thay vào đó, nên sử dụng bếp điện hoặc bếp ga.

Ngoài ra, việc tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng là một biện pháp cần thiết. Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C và các chất chống oxy hóa sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ ô nhiễm không khí.

Những người mắc bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh về tim mạch và hô hấp, cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ và khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.

Khi chỉ số chất lượng không khí ở mức trung bình (AQI 51-100), người bình thường có thể tham gia hoạt động ngoài trời, nhưng người nhạy cảm nên hạn chế hoạt động mạnh ngoài trời và theo dõi sức khỏe.

Khi mức ô nhiễm ở mức kém (AQI 101-150), người dân cần giảm thời gian hoạt động ngoài trời, đặc biệt là các hoạt động cần sức khỏe cao. Người nhạy cảm nên tránh ra ngoài, nếu có thì cần giảm thiểu thời gian vận động.

Nếu mức ô nhiễm đạt ngưỡng xấu (AQI 151-200), người bình thường cần hạn chế các hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Nên ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng trong nhà và hạn chế di chuyển ra ngoài.

Với mức ô nhiễm rất xấu (AQI 201-300), người dân tuyệt đối tránh hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động gắng sức. Khuyến khích ở trong nhà và sử dụng khẩu trang chuyên dụng khi ra ngoài.

Đặc biệt, đối với trẻ em, người già và những người mắc bệnh mạn tính, cần thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe một cách nghiêm ngặt. Khi chỉ số chất lượng không khí đạt mức nguy hại (AQI 301-500), người bình thường và những người nhạy cảm cần tuyệt đối tránh mọi hoạt động ngoài trời, đóng cửa sổ và cửa ra vào để hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Ô nhiễm không khí là một mối nguy lớn đối với sức khỏe cộng đồng, và những biện pháp bảo vệ sức khỏe cá nhân trong tình trạng ô nhiễm hiện tại là rất cần thiết. Việc theo dõi chất lượng không khí và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm thiểu tác động xấu của ô nhiễm đối với sức khỏe.





Nguồn: https://baodautu.vn/o-nhiem-khong-khi-du-bao-con-keo-dai-d238996.html

Cùng chủ đề

Đề xuất cho học sinh nghỉ học nếu ô nhiễm không khí Hà Nội ở mức nguy hại liên tiếp 3 ngày

Bộ Y tế khuyến cáo, có thể xem xét cho cấp mầm non, tiểu học nghỉ nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục. ...

Đề xuất cho học sinh nghỉ nếu ô nhiễm không khí ở mức nguy hại liên tiếp 3 ngày

"Nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong 3 ngày liên tục, có thể xem xét cho học sinh mẫu giáo, tiểu học nghỉ học". Nội dung trên được nêu trong văn bản khuyến cáo phòng, chống ảnh hưởng ô nhiễm không khí tới sức khỏe của Cục Quản lý Môi trường y tế, ngày 7/1. Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo, khi chất lượng không khí ở ngưỡng nguy hại (301–500) trong thời gian 3...

Học Bắc Kinh, New York để có biện pháp mạnh với ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, xử lý ô nhiễm không khí ở Hà Nội nên học kinh nghiệm của Bắc Kinh (Trung Quốc), New York (Mỹ) có giải pháp mạnh như tăng phí và không cho ô tô đi vào khu vực ô nhiễm nghiêm trọng. Sáng 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật...

Cảnh báo nguy hại và các biện pháp bảo vệ sức khỏe

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang ở mức nguy hiểm và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ô nhiễm không khí: Cảnh báo nguy hại và các biện pháp bảo vệ sức khỏeTình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang ở mức nguy hiểm và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. ...

Hạn chế phương tiện ô nhiễm ở Ba Đình, Hoàn Kiếm, dân chưa biết phải đi lại thế nào?

Để giảm ô nhiễm môi trường, từ năm 2025, TP Hà Nội sẽ chọn quận Ba Đình, Hoàn Kiếm làm thí điểm hạn chế ô tô, xe máy chạy bằng xăng, dầu. Điều này dấy lên lo ngại với việc người dân di chuyển bằng cách nào trong thời gian tới? LỜI TÒA SOẠN HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn Thủ đô. Nghị quyết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

Thế giới hiện đang phải đối mặt với một loạt các mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là một đợt bùng phát viêm phổi không rõ nguyên nhân và sự lan rộng của dịch cúm mùa. Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầuThế giới hiện đang phải đối mặt với một loạt các mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là một đợt...

Hà Nội nỗ lực thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, sởi

Hà Nội yêu cầu các đơn vị duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi. Tin mới y tế ngày 6/1: Hà Nội nỗ lực thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, sởiHà Nội yêu cầu các đơn vị duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi. ...

Nhiều sai phạm, Phòng khám Skinbee bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động

Công ty TNHH Phòng khám Phẫu thuật thẩm mỹ Skinbee (94 đường 3/2, phường 12, quận 10) bị phạt 287 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 18 tháng, và tước quyền sử dụng giấy phép khám bệnh trong 4 tháng. Nhiều sai phạm, Phòng khám Skinbee bị phạt tiền, đình chỉ hoạt độngCông ty TNHH Phòng khám Phẫu thuật thẩm mỹ Skinbee (94 đường 3/2, phường 12, quận 10) bị phạt 287 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 18 tháng,...

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội trong thời gian qua đã có xu hướng gia tăng, với chỉ số chất lượng không khí (AQI) nhiều thời điểm đạt mức xấu. Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội trong...

Khởi công xây dựng cầu Tân Điền tại huyện Bắc Quang, Hà Giang

Cầu Tân Điền mới sẽ kết nối xã Kim Ngọc và xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, thay thế cầu treo cũ bị hư hỏng do cơ bản Yagi vào tháng 9/2024. Cầu Tân Điền mới sẽ kết nối xã Kim Ngọc và xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang, thay thế cầu treo cũ bị hư hỏng do cơ bản Yagi vào tháng 9/2024. Cầu Tân Điền được...

Bài đọc nhiều

Gia tăng bệnh đường hô hấp do virus HMPV ở Trung Quốc, Việt Nam phòng ngừa ra sao?

Trung Quốc đã ghi nhận sự gia tăng các trường hợp nhiễm metapneumovirus ở người (HMPV) từ giữa tháng 12/2024. Các bệnh nhân xuất hiện triệu chứng giống cúm, bao gồm cả chóng mặt, khiến nhiều người suy đoán về một loại tác nhân gây bệnh mới.  Các chuyên gia Trung Quốc cho biết HMPV không phải là mối...

Bộ Y tế lên tiếng về bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc

Bộ Y tế Việt Nam vừa có thông tin chính thức về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người, Human Metapneumovirus (HMPV), tại Trung Quốc. Bộ Y tế lên tiếng về bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung QuốcBộ Y tế Việt Nam vừa có thông tin chính thức về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người, Human Metapneumovirus (HMPV), tại Trung Quốc. ...

Phát hiện nhiều sai phạm tại phòng khám St.Paul

Theo đó, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã xử phạt Công ty cổ phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng St.Paul (Phòng khám St.Paul) tại số 215 Nguyễn Văn Thủ (P. Đa Kao, Q.1) 65 triệu đồng vì 5 hành vi vi phạm, gồm: Ghi tên các khoa, phòng...

Vì sao vắc xin chống ung thư của Nga mới mở cổng tìm người chịu thử thì đã phải đóng?

Vắc xin chống ung thư mới của Nga có tên Enteromix, là loại vắc xin tiêu khối u, hoạt động theo nguyên lý 'ngựa thành Troy'. Theo phóng viên TTXVN tại Matxcơva ngày 21-12, mới đây Nga thông báo tuyển tình nguyện viên để...

Gần 2.700 người được phát hiện nhiễm vi khuẩn HP từ chuỗi chương trình khám bệnh cộng đồng

Hơn 12.000 suất khám bệnh qua 6 tỉnh thành Chuỗi ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày” là một sáng kiến của Manulife trong năm 2024 nhằm hiện thực hóa cho những nỗ lực đầu tư vào cộng đồng. Chương trình được hãng bảo hiểm này phối hợp với Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức khám bệnh miễn...

Cùng chuyên mục

Tim đập nhanh, hồi hộp: 4 điều cần tránh

Tim đập nhanh có thể kéo dài chỉ vài giây đến vài phút. Trong hầu hết trường hợp, những triệu chứng này là vô hại. Nhưng ở một số người, đây là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng ở tim. ...

Indonesia xác nhận các trường hợp nhiễm HMPV

Ngày 7/1, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin xác nhận nước này đã phát hiện các ca nhiễm virus human metapneumovirus (HMPV), song khẳng định với người dân rằng căn bệnh này không nguy hiểm. Trong thông báo trên trang web chính thức của Bộ Y tế, Bộ trưởng Budi nêu rõ, báo cáo cho thấy một số trẻ em đã nhiễm virus và chính phủ đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Ông...

Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

Thế giới hiện đang phải đối mặt với một loạt các mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là một đợt bùng phát viêm phổi không rõ nguyên nhân và sự lan rộng của dịch cúm mùa. Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầuThế giới hiện đang phải đối mặt với một loạt các mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là một đợt...

HMPV từng được phát hiện tại TP Hồ Chí Minh

Theo đó, HMPV đã được ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ thấp (12.5% ở trẻ em) so với các tác nhân khác như rhinovirus (44,6%), virus hô hấp hợp bào RSV (41,1%), cúm A (25%). Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại TP Hồ Chí Minh năm 2024 ghi nhận số ca viêm đường hô hấp dao động từ 16.000 - 18.000 ca mỗi tháng trong 8 tháng đầu năm và tăng trong 3...

Hà Nội nỗ lực thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, sởi

Hà Nội yêu cầu các đơn vị duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi. Tin mới y tế ngày 6/1: Hà Nội nỗ lực thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, sởiHà Nội yêu cầu các đơn vị duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi. ...

Mới nhất

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên

NDO - Nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ và hướng tới Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), chiều 7/1, tại tỉnh Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương về thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân...

Toàn quân đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới

(Bqp.vn) - Cải cách hành chính (CCHC), chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp thiết, góp phần nâng cao sức mạnh, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, với nhiều khó khăn, thách thức...

Xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)

(MPI) – Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao và để chuẩn bị lập đề nghị xây dựng luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Dự thảo Hồ sơ đề...

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ năm

(MPI) - Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ năm đã được diễn ra ngày 03/01/2025 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham dự và phát biểu tại Hội...

[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025

NDO - Ngày 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án Luật và Nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội tại kỳ họp trong tháng 2 sắp tới.  Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính...

Mới nhất