Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có hộ trồng cây cà na để làm cảnh, hoặc để con cháu quấn quýt hái trái khi có dịp trở về quê vào mùa cà na chín.
Trái cà na già có màu xanh đậm, khi chín màu xanh nhạt hơn, có vị chát và chua. Trái cà na già thường ăn kèm muối ớt; hoặc để giảm bớt độ chua, vị chát, người dân sơ chế bằng cách dùng dao cắt khía từng trái, luộc sơ với nước muối hoặc dùng thớt dần giập trái cà na, vắt bớt nước chua, sau đó chế biến thành các món ăn vặt khá hấp dẫn, như cà na ngào đường, cà na lắc muối ớt, cà na ngâm muối ớt…
Với nhiều đứa trẻ ở nông thôn miền Tây thế hệ 8X trở về trước, mùa ca na chín sẽ là một phần ký ức tuổi thơ thật đẹp!
Chị Phan Thị Thuỳ Mơ, ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, thu hoạch cà na vườn nhà.
Hiện nay, giống cây cà na Thái Lan được trồng phổ biến vì có ưu điểm thân cây thấp, trái to và thịt nhiều hơn so với giống cà na trước đây.
Chọn cà na to, già, bỏ phần cuống và sơ chế trước khi chế biến thành các món ăn vặt.
Món cà na ngâm đường.
Cà na ngào đường có vị chua chua, ngọt ngọt, ăn kèm muối ớt sẽ tăng thêm vị ngon cho món ăn vặt này.
Nguồn: https://danviet.vn/o-mien-tay-co-cay-ca-na-chang-trong-chang-cham-ma-cho-bao-qua-chi-nghe-ten-thoi-cung-ua-nuoc-mieng-2024080116054352.htm