Trang chủNewsKinh tếỞ lại vì lý tưởng

Ở lại vì lý tưởng


“Chúng tôi nhận chỉ đạo đến Campuchia triển khai dự án trồng cao su vào ngày lễ tình nhân 14.2.2011 trên một chiếc xe 16 chỗ. Từ đó đến nay, mấy anh em ở lại chiến đấu, hy sinh nhiều, vất vả cũng quá nhiều để có được ngày hôm nay”, ông Trịnh Văn Hoàng, Giám đốc Công ty CP cao su Dầu Tiếng – Kratie kiêm Công ty CP cao su Dầu Tiếng Campuchia kể với chúng tôi trên xe về nông trường.

Chiều 27.9, nông trường của 2 công ty mưa trắng trời. Vì chưa thể đi tham quan dự án, đoàn chúng tôi ngồi trò chuyện cùng toàn thể cán bộ công ty cao su, nhờ vậy mà được nghe những câu chuyện thú vị về hành trình phát triển cao su tại đây.

Hành trình cao su Việt ở Campuchia: Ở lại vì lý tưởng - Ảnh 1.

Dự án cao su do VRG phát triển ở tỉnh Kratie với 100% công nhân là người Campuchia

“Chúng tôi ăn cơm sống giữa rừng…”

Năm 2011, khi mới bắt đầu qua Campuchia triển khai dự án gần 4.300 ha cao su, vấn đề đi lại nơi vùng dự án rất khó khăn. Ông Hoàng kể lại, vì không có đường sá, cán bộ nhân viên phải mất nửa ngày trời mon men theo đường mòn lối mở của người dân vẫn hay đi kéo củi. Ngày thường, cán bộ cao su ở trung tâm, còn đi rừng thì mang theo hành lý tư trang, lều trại vào rừng nghỉ ngơi tại chỗ. Thiếu đồ ăn, nước uống thì phải đi ra chợ cách dự án hơn 100 km. Chúng tôi đùa, vất vả thế thì có ai bỏ cuộc về lại Việt Nam không… Ông Hoàng nói: “Vì lúc đi có mục đích, có lý tưởng nên anh em động viên nhau ở lại’.

Sau nhiều nỗ lực, 2 công ty Dầu Tiếng – Kratie và Dầu Tiếng Campuchia đạt được mục tiêu kinh tế. Những lô cao su trồng từ năm 2011 bắt đầu được cho thu hoạch vào năm 2018 và đạt sản lượng cao.

Trò chuyện với chúng tôi, hầu hết là cán bộ qua từ những ngày đầu triển khai dự án. Chúng tôi được nghe kể về những lần cũng mưa trắng trời, xe máy không chạy vào vùng dự án được, cán bộ và công nhân cao su phải đi bằng xe ủi, leo lên xe bánh xích. “Chúng tôi ăn cơm sống giữa rừng, vất vả mà vui, cố gắng “sống” được nguyên bộ máy. Mình chấp nhận công việc của mình”… như được sống lại một thời trai trẻ, ánh mắt ai cũng chứa chan xúc động, bồi hồi khi nhớ lại.

Ông Trần Văn Ảnh, Phó giám đốc công ty kể lại, năm 2011 đoàn cán bộ sang Campuchia được xác định tư tưởng rõ ràng, bám trụ có thành quả mới trở về: “Hồi đó qua cực lắm, không phải như bây giờ. Vậy nhưng mới có 30, 40 tuổi nên anh em hăng hái lắm, chuyện cực khổ khó khăn gì cũng làm. Lúc đó anh Hoàng giám đốc còn chưa có gia đình”.

Hành trình cao su Việt ở Campuchia: Ở lại vì lý tưởng - Ảnh 2.

Dãy nhà ở công nhân của công ty ấm cúng lúc công nhân đi làm về

Dù hiện nay vẫn chưa có hệ thống điện lưới, nhưng tập thể cán bộ, nhân viên cao su 2 công ty vẫn luôn kiên cường bám trụ. Cán bộ cao su tìm niềm vui bằng các hoạt động sinh hoạt thể thao, tham gia đám cưới công nhân, dự các lễ hội của làng. Tập thể cán bộ, nhân viên (có cả cán bộ người Campuchia) như một gia đình, yêu thương và đoàn kết, đặt lợi ích công nhân lao động lên trên hết.

Hiện nay, 2 công ty chưa có nhà máy sản xuất. Sau khi thu hoạch mủ, 2 công ty chở mủ về Công ty CP cao su Đồng Phú cách khoảng 180 km để sản xuất. Năm 2022, Công ty CP cao su Dầu Tiếng – Kratie đạt sản lượng khai thác gần 2.500 tấn, Công ty CP cao su Dầu Tiếng Campuchia đạt sản lượng khai thác hơn 2.000 tấn.

Ưu tiên xây nhà ở cho công nhân

Từ năm 2021 – 2022, 2 công ty bắt đầu làm ăn có lãi. Dẫu vậy, cán bộ, công nhân cao su vẫn dồn hết kinh tế và tâm huyết cho phát triển sản xuất, an sinh xã hội. Phải đến năm 2021, những lán trại tạm của cán bộ cao su mới được thay thế bằng văn phòng mới khang trang hơn.

“Có lãi được là mừng rồi, mười mấy năm nay chúng tôi tự động viên nhau cứ cố gắng được thì cố gắng. Đủ khả năng kinh tế mới đầu tư dần, không thể đầu tư dàn trải nhiều quá. Chúng tôi đảm bảo an sinh xã hội cho công nhân đều là người Campuchia, phải xây được trường học, xây nhà ở cho công nhân trước rồi xây nhà ở cho cán bộ sau”, ông Hoàng bộc bạch.

Công ty CP cao su Dầu Tiếng – Kratie và Dầu Tiếng Campuchia có chung bộ máy điều hành, quản lý. Do đặc thù nằm rất xa trung tâm, công ty muốn hài hòa lợi ích kinh tế – xã hội nên nơi đây vẫn chưa kéo điện. Do vậy, cán bộ, công nhân hiện đang sử dụng điện bằng năng lượng mặt trời. Phòng của cán bộ nam chỉ có những thiết bị điện cơ bản như quạt, đèn chiếu sáng. Phòng cán bộ nữ được ưu tiên hơn khi được trang bị thêm máy sấy tóc, máy ủi đồ.

Hai công ty cao su hiện có hơn 700 công nhân. Thời gian đầu, việc thu tuyển lao động khó khăn nên cán bộ cao su ngày ngày tìm đến những bản làng có đông dân để kêu gọi, tuyên truyền. Sau này, công ty vận động bằng cách nhờ công nhân đã làm trong công ty về kêu gọi, giới thiệu công việc cho gia đình, bà con hàng xóm… Công ty có chủ trương tuyển công nhân người Campuchia từ khi bắt đầu trồng cây, để công nhân vừa học nghề vừa làm việc có lương. Tuy nhiên, đặc thù công nhân địa phương ít gắn bó lâu dài.

Cuộc sống ổn định

Trời tạnh mưa thì cũng đã nhá nhem tối. Đây là thời gian công nhân cao su sinh hoạt, ăn uống nên chúng tôi đến tiệm tạp hóa của anh Tirso trò chuyện. Anh Tirso năm nay hơn 40 tuổi, đã làm ở công ty cao su ngót nghét 10 năm.

Trước đây, anh Tirso là thợ sửa xe tải. Vì đặc thù công việc sửa xe thu nhập thấp, bữa được bữa không nên anh được giới thiệu làm công nhân công ty cao su. Những năm 2012, 2013 dự án cao su bắt đầu hình thành, anh Tirso là đầu công kêu gọi thợ đến làm việc.

Năm 2013, công ty hỗ trợ anh Tirso cất nhà, mở tiệm tạp hóa trong nông trường để bán cho công nhân cao su. Mỗi ngày, vợ anh ở nhà bán hàng, anh là nhân viên nông nghiệp của nông trường 2, Công ty CP cao su Dầu Tiếng Kratie.

Hành trình cao su Việt ở Campuchia: Ở lại vì lý tưởng - Ảnh 3.

Quán tạp hóa của vợ chồng anh Tirso

Khoảng 5, 6 giờ chiều là thời gian quán tạp hóa nhà anh Tirso bán đắt hàng nhất. Đây là thời điểm nấu cơm chiều nên công nhân ra mua rau, củ, quả, trứng… tấp nập. Vợ chồng anh cũng thường xuyên bán thiếu cho công nhân, ghi sổ nợ, đến cuối tháng công nhân lãnh lương thì trả. Từ khi làm công nhân cao su, thì thu nhập và đời sống của hai vợ chồng anh ổn định để lo cho gia đình, con cái.

“Lương của tôi ở công ty khoảng 300 USD mà tháng nào cũng có đều đều. Anh em Việt Nam thân thiện, hòa đồng, cái gì không biết thì hỏi cán bộ Việt Nam chỉ dẫn tận tình. Người ta sống trên nước mình mà không cậy quyền cậy thế, luôn lắng nghe chúng tôi nói”, anh Tirso nói với chúng tôi. (còn tiếp)

Công ty CP cao su Dầu Tiếng Campuchia được thành lập vào năm 2009; dự án trồng và khai thác gần 2.300 ha cao su tại tỉnh Kratie, Vương quốc Campuchia năm 2011, vốn điều lệ đăng ký 450 tỉ đồng. Sản lượng khai thác năm 2022 hơn 2.000 tấn.

Công ty CP cao su Dầu Tiếng – Kratie được thành lập vào năm 2009; dự án trồng và khai thác khoảng 2.000 ha cao su tại tỉnh Kratie vào năm 2012, vốn điều lệ đăng ký 450 tỉ đồng. Sản lượng khai thác năm 2022 gần 2.500 tấn.



Source link

Cùng chủ đề

Ngôi trường nhỏ mang tên Phước Hòa- Kampong Thom

Trường được xây dựng từ những ngày đầu dự án Cao su Phước Hòa-Kampong Thom (Việt Nam) triển khai tại Campuchia vào năm 2013. Đây là nơi đã giúp nhiều thế hệ con em của công nhân, cán bộ của công ty và người Campuchia được tiếp cận với con chữ. Với sự quan tâm của chính quyền sở tại và dự án cao su đến từ Việt Nam ngôi trường mang tên Phước Hòa- Kampong Thom luôn là...

Lợi nhuận 5 tháng đạt 1.108 tỷ đồng, chia cổ tức 1.200 tỷ đồng năm 2023

ĐHĐCĐ VRG: Lợi nhuận 5 tháng đạt 1.108 tỷ đồng, chia cổ tức 1.200 tỷ đồng năm 2023Trong 5 tháng đầu năm 2024, VRG ghi nhận doanh thu 7.119 tỷ đồng, đạt 28,5% so với kế hoạch, lợi nhuận 1.108 tỷ đồng, đạt 32,2% so với kế hoạch. Thông tin được ông Trần Công Kha, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Nga và Indonesia lần đầu tập trận song phương

Quân đội Nga và Indonesia ngày 4.11 bắt đầu đợt tập trận chung trên biển đầu tiên giữa hai nước tại biển Java. ...

Việt Nam những năm 1930

Bài đọc nhiều

Kết nối giao thương giữa Tập đoàn CGC Japan và doanh nghiệp Việt Nam

(ĐCSVN)- Hội nghị mang đến cơ hội để doanh nghiệp hai bên tìm kiếm cho mình những đối tác tiềm năng tương xứng và các cơ hội hợp tác kinh doanh - xuất nhập khẩu mới. ...

Bộ Công Thương ban hành quyết định kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng. Ngày 24/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2822⁄QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim...

Giá nông sản hôm nay 1/11/2024: Cà phê tăng giá, hồ tiêu giảm sâu

DNVN - Ngày 1/11/2024, giá cà phê tăng nhẹ 600 đồng/kg, dao động trong khoảng 108.800-109.200 đồng/kg, trong khi giá hồ tiêu giảm từ 2.000 - 2.500 đồng/kg so với hôm trước, đạt mức cao nhất 142.500 đồng. ...

Việt Nam giữ vững “ngôi vương” xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này. Theo thông tin thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo. ...

Bạc đồng loạt giảm cả thị trường trong nước và thế giới

Giá bạc hôm nay (3/11), thị trường bạc thế giới và bạc trong nước có mức giảm sâu nhất trong 2 tuần trở lại đây. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm ở mức 1.204.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.241.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá...

Cùng chuyên mục

EVN đề xuất giá điện hai thành phần, có thể thực hiện từ đầu năm 2025

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có đề án báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất về cơ chế triển khai thí điểm giá điện hai thành phần.Giá điện hai thành phần được hiểu là cơ cấu giá phải trả cho công suất đăng ký sử dụng và phần trả cho điện năng tiêu dùng. Đây là điểm khác biệt so với cơ chế giá hiện nay là giá bán theo một thành phần điện năng...

ABBANK ra mắt ABBANK BUSINESS – Nền tảng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa ra mắt nền tảng ngân hàng số ABBANK Business hôm 01/11/2024, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý tài chính linh hoạt, an toàn và tiện lợi trên đa nền...

Giá đất “ăn theo” đường sắt cao tốc Bắc

Sau khi có thông tin về quy hoạch ga Ngọc Hồi, ga đầu mối tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, giá đất tại khu vực này đã tăng vọt. Với khoản tài chính 3 - 4 tỷ đồng, nhà đầu tư khó mua được lô đất có ô tô đỗ cửa. Sau khi có thông tin về quy hoạch ga Ngọc Hồi, ga đầu mối tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, giá đất tại khu vực...

Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộ

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là 1.303 tỷ đồng. Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộTổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt...

VinFast bắt tay đối tác Mexico, thúc đẩy chuyển đổi xanh giao thông công cộng

Ngày 4/11 VinFast và Công đoàn Tài xế và Người lao động Durango tại Mexico đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi xanh giao thông công cộng, bao gồm khả năng mua 3.000 xe điện VF 5 và 300 xe buýt điện để vận hành tại Mexico. Theo Thỏa thuận, hai bên sẽ đàm phán về giao dịch bán xe điện VF 5 và xe buýt điện cho Công đoàn tài xế Durango, thành viên của...

Mới nhất

SATRA hợp tác cùng Zalopay đẩy mạnh chuyển đổi số

Bên cạnh Zalopay QR Đa Năng, hệ sinh thái giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp của Zalopay còn cung ứng nhiều dịch vụ, giúp SATRA nâng cao trải nghiệm thanh toán, chăm sóc khách hàng thân thiết và thu hút khách hàng mới một cách hiệu quả. Nền tảng thanh toán Zalopay là đối tác thanh toán chiến lược của Tổng công...

Đấu giá đất huyện Hoài Đức: Lộ mức giá 103 triệu đồng/m2 của lô đầu tiên?

(Dân trí) - Một số người tham gia đấu giá 20 lô đất tại huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) chia sẻ, giá trúng của một lô đất đầu tiên trong phiên là 103,3 triệu đồng/m2. Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí lúc 14h ngày 4/11, phiên đấu giá đang đến vòng số 9. Là một nhà đầu...

Agribank ra mắt giải pháp Open Smartbank, tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Ngày 01/11 Agribank chính thức ra mắt giải pháp Open Smartbank (OSB). Bằng cách phát triển dịch vụ Tài khoản Plus, ngân hàng này tạo nên bước đột phá trong việc cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Open Smart Bank (OSB) là giải pháp ngân hàng số mở rộng, cho phép Agribank không chỉ cung...

Vingroup ra mắt quỹ đầu tư công nghệ VinVentures

Ngày 28/10/2024, Tập đoàn Vingroup công bố ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures với tổng tài sản 150 triệu USD. Nhận diện của "Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures" mới ra mắt với tổng tài sản 150 triệu USD. Ảnh: Internet. Quỹ đầu tư trọng điểm vào các startup công nghệ có tính đột phá cao với mong muốn...

ABBANK ra mắt ABBANK BUSINESS – Nền tảng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa ra mắt nền tảng ngân hàng số ABBANK Business hôm 01/11/2024,...

Mới nhất