Trang chủKinh tếNông nghiệpỞ Hòa Bình có phiên bản "Vịnh Hạ Long", còn có một...

Ở Hòa Bình có phiên bản “Vịnh Hạ Long”, còn có một “dòng sông Nho Quế”, thực ra đó là con sông nào?

Sau hàng chục năm “ẩn mình” giữa mênh mang của núi rừng, nay dòng “Nho Quế” của vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã lộ diện với vẻ đẹp mềm mại, kỳ vỹ khi một con đường mới mang ý nghĩa lịch sử được mở…

Sau hàng chục năm “ẩn mình” giữa mênh mang của núi rừng, nay dòng “Nho Quế” của vùng cao Đà Bắc đã lộ diện với vẻ đẹp mềm mại, kỳ vỹ khi một con đường mới mang ý nghĩa lịch sử được mở…

img

 Một phiên bản của sông Nho Quế ở vùng cao Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Dòng sông Nho Quế xanh biếc chảy giữa những vách núi đá tai mèo sừng sững, từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng của cao nguyên đá Hà Giang

Sông Nho Quế được vinh danh là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị của Việt Nam. Nếu ai đó từng được ngắm nhìn, khám phá vẻ đẹp tuyệt tác từ thiên nhiên của mảnh đất Hà Giang, hẳn cũng dành những mỹ từ khi lần đầu được ngắm nhìn một phiên bản khác của “sông Nho Quế” ở huyện vùng cao Đà Bắc.

Đánh thức dòng “Nho Quế”

Việc ngăn đập xây dựng công trình thế kỷ – Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đã tạo nên hồ nhân tạo khổng lồ với cảnh sắc thiên nhiên kỳ vỹ. Xưa kia, ở dưới mặt hồ Hoà Bình là lớp lớp ngọn núi mấp mô, nay tạo thành những hòn đảo ẩn hiện. 

Vì thế hồ Hoà Bình được ví von là Vịnh Hạ Long trên cạn với vô số hòn đảo, vịnh nước sâu. Dòng “Nho Quế” ở huyện vùng cao Đà Bắc mà chúng tôi đang đề cập đến chính là kết quả từ việc ngăn sông Đà. Đó là một nhánh sông thuộc địa phận xóm Giằng, xã Cao Sơn chạy qua xóm Sổ, xã Trung Thành. ‘

Nhánh sông này với cảnh sắc kỳ vỹ này đã hiện diện hàng chục năm sau khi xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình, có điều phải đến khi tuyến đường Cao Sơn – Trung Thành được mở thì chúng ta mới có cơ hội được ngắm nhìn tuyệt tác này.

Cùng đồng chí Ngô Văn Cường, Bí thư Đảng uỷ xã Cao Sơn, chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá dòng sông “Nho Quế” của Đà Bắc. Từ trung tâm UBND xã qua xóm Tằm, rồi đến con đường mới mở xuống xóm Giằng. 

Con đường này đối diện tuyến đường mới mở từ xã Cao Sơn đi Trung Thành, được ngăn cách bởi một nhánh sông Đà. Trên con đường có thể dừng lại để ngắm trọn hơn 100 nóc nhà xóm Giằng và con đường Cao Sơn – Trung Thành uốn lượn trên lưng chừng núi. 

“Nhánh sông chạy dọc theo tuyến đường mới thực chất là dòng suối Giằng. Song từ khi ngăn đập thuỷ điện Hoà Bình, nước dâng cao, mùa nước vào tận cầu suối Giằng, tạo nên một nhánh sông rất đẹp. Còn thời điểm này, nước cạn hơn nên có thể nhìn thấy rõ đoạn suối Giằng chảy qua địa phận xóm Giằng”, đồng chí Ngô Văn Cường cho biết.

Trên hành trình khám phá nhánh sông, chúng tôi gặp cụ Đinh Văn Son, người dân xóm Giằng. Tranh thủ lúc đi chăn trâu, cụ Son ngồi đan lưới đánh cá. 

Sinh ra và lớn lên ở xóm Giằng nên những ký ức tuổi thơ gắn liền với dòng suối dồi dào tôm, cá là một phần kỷ niệm luôn khắc sâu trong tâm khảm cụ Son. 

Theo lời cụ, trước khi xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình, suối Giằng chảy luồn lách dưới chân núi, rồi chảy ra dòng sông Đà. Con suối có nhiều tôm, cá nên hầu như gia đình nào trong xóm cũng có chài, lưới để đánh bắt. 

Ở khu vực tạo thành dòng nước sâu như hiện nay, xưa kia cụ Son và những người bạn vẫn hay đi chăn trâu, lấy măng, lấy củi. Có lần đi theo suối Giằng cả ngày trời, rồi vượt núi sang tận xóm Sổ, xã Trung Thành.

img

 Du khách ấn tượng trước khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ vỹ của dòng suối Giằng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

“Trước đây, nhánh sông nằm sâu trong núi, đi lại rất khó khăn. Nay có đường mới mở, đi sang xóm Sổ chỉ 15 phút. Ngày trước ít khi có người lạ vào trong xóm, nhưng nay xóm thành trung tâm đi lên các xã vùng cao nên lượng xe đi lại đông. Nhiều người thích thú vì thấy nhánh sông này đẹp nên dừng lại chụp ảnh”, cụ Son chia sẻ.

Điểm dừng chân lý tưởng

Quả đúng như chia sẻ của cụ Son, nhánh sông mang vẻ đẹp kỳ vỹ với hai bờ sông là hai dãy núi chạy song song. Nếu không có tuyến đường Cao Sơn – Trung Thành được mở, “phiên bản Nho Quế” của vùng cao Đà Bắc giờ vẫn ẩn mình ở trong lòng núi. 

Con đường mở ở lưng chừng núi đá nên quanh co, uốn lượn và sừng sững những vách đá dựng đứng. Mùa này, một số loại cây rừng đang trổ hoa, đặc biệt là những bụi lau, sậy dọc theo tuyến đường đã tạo nên bức tranh sơn thuỷ hữu tình.

Theo quan sát, thời điểm này nước sông xanh biếc, ở đoạn nhánh sông mới chỉ có vài lồng nuôi cá, còn lại vẫn giữ nguyên nét hoang sơ ở núi rừng. 

“Đi theo nhánh sông này sẽ ra bến thuyền xóm Lanh. Từ bến thuyền có thể khám phá các điểm du lịch nổi tiếng trên hồ Hoà Bình. 

Mùa nước dâng cao, chạy thuyền vào tận xóm Giằng. Bên cạnh bản du lịch cộng đồng xóm Sưng, xã Cao Sơn cũng đang hướng tới phát triển du lịch ở các xóm Bai, nhất là xóm Giằng, khi mà nhánh sông này được nhiều người biết đến”, Bí thư Đảng uỷ xã Cao Sơn Ngô Văn Cường chia sẻ.

Bên cạnh nhánh sông được ví như phiên bản của sông Nho Quế, xóm Giằng là bản làng có nhiều yếu tố để tạo thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai. Theo ông Đinh Văn Lâm (71 tuổi), khi mới lập xóm, Giằng chỉ có 7 nóc nhà, nằm tựa vào núi, hướng ra dòng suối Giằng. 

Nay, “đất lành” này đã có trên 100 nóc nhà với 4 dân tộc anh em cùng chung sống, gồm: Kinh, Mường, Tày, Dao. “Chúng tôi vẫn giữ nguyên phong tục, tập quán của dân tộc mình. Vào những ngày hội, bà con dân tộc nào thì mặc trang phục và biểu diễn các tiết mục văn nghệ của dân tộc mình”, ông Lâm cho hay. 

Với ông Lâm và người dân xóm Giằng, gìn giữ nét văn hoá lâu đời của dân tộc là nhiệm vụ tối thượng. Sự đa dạng về màu sắc văn hoá cũng là “điểm cộng” để xóm Giằng nghĩ về hướng phát triển du lịch trong tương lai.

Dòng suối Giằng chạy giữa khu ruộng bậc thang của xóm được coi là một trong đoạn đẹp nhất của con suối. Thời điểm bắt đầu vào mùa khô nhưng nguồn nước vẫn dồi dào, trong xanh. 

Ở giữa con suối là bãi cát trải rộng vài trăm mét, phía thượng nguồn vẫn còn những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

 Anh Lường Văn Hậu, Trưởng xóm Giằng cho biết: Từ khi có tuyến đường Cao Sơn – Trung Thành, nhiều người dân trong huyện đã biết đến đoạn suối Giằng. Mùa hè, lượng người đổ về suối ngày càng đông. 

Đặc biệt, nhiều đoàn đã đến cắm trại, nướng gà, nướng cá ở ngay bãi cát giữa lòng suối Giằng. Với cảnh sắc đẹp, giao thông thuận lợi, chúng tôi rất mong muốn một ngày không xa, xóm có thể trở thành điểm dừng chân của du khách.

Để phát triển du lịch cần nhiều yếu tố. Nhưng với nhánh sông đẹp tựa như sông Nho Quế thì người dân xóm Giằng, xã Cao Sơn cũng như các xã vùng cao Đà Bắc có quyền tự hào về một thắng cảnh đang thức giấc. 

Mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ, nhánh sông tuyệt đẹp được tạo thành từ việc ngăn dòng sông Đà để xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình sẽ là điểm check in, khám phá mới đầy ấn tượng ở vùng cửa ngõ Tây Bắc.





Nguồn: https://danviet.vn/o-hoa-binh-co-phien-ban-vinh-ha-long-con-co-mot-dong-song-nho-que-thuc-ra-do-la-con-song-nao-20250103211440591.htm

Cùng chủ đề

Học sinh lớp 12 nhiều nơi lên kế hoạch ôn tập xuyên Tết

Trước những kỳ thi quan trọng sẽ là lần đầu tiên diễn ra theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều học sinh lớp 12 không khỏi lo lắng và tận dụng dịp Tết này để "nấu sử xôi kinh". Đoàn Minh Hiếu...

Nhiều tầng kiểm tra, vì sao thực phẩm bẩn vẫn lọt vào siêu thị?

Nhiều siêu thị cho biết hàng bán trên quầy kệ đều phải qua nhiều tầng lớp kiểm tra, cơ quan chức năng cũng khẳng định có kiểm tra. Vậy tại sao vẫn có những trường hợp thực phẩm bẩn "lọt" vào kênh bán lẻ này? ...

Giá tiêu hôm nay 4/1/2025, trong nước tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 4/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 4/1. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 4/1/2025 như sau, giá tiêu trong nước tăng cao, mức tăng từ 1.000 - 2.500 đồng/kg, riêng thị trường tiêu tỉnh Bình Phước không biến động. Hiện...

5 loại cá nên ăn thường xuyên để giảm cân và mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, axit béo omega-3 có khả năng giảm lượng mỡ nội tạng đáng kể. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Cò” tín chỉ carbon đã tìm đến vựa lúa miền Tây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT khuyến cáo gì?

Trước hiện tượng "cò" tín chỉ carbon đã tìm đến vựa lúa miền Tây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam đề nghị, các địa phương hết sức bình tĩnh, giữ quan điểm, không làm sai lệch mục tiêu của đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải...

Cá lòng tong, cá đồng xưa bơi dày đặc kênh rạch miền Tây, ai cũng ngó lơ, nay là cá đặc sản nhà giàu

Khi những cơn mưa dầm đến, ở miền Tây cũng là lúc vào mùa cá lòng tong sinh sôi, kéo thành bầy. Những kênh rạch, những cái ao quanh nhà trở thành nơi sinh sống của nhiều bầy cá lòng tong. ...

Nông dân một xã ở Kiên Giang trồng mít ruột đỏ kiểu gì mà trái to bự, bán 1 quả có ngày 1 triệu?

Bà con nông dân trồng giống mít đỏ ở xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) rất phấn khởi khi xuất bán loại mít ruột đỏ với giá giá 85.000 đồng/kg. Mô hình trồng giống mít ra trái to bự này đang giúp bà con nông dân...

Đánh đu trong khu rừng Mã Đà ở Đồng Nai, còn la liệt động vật hoang dã, rắn lục đuôi đỏ nằm im

Rừng Mã Đà thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cách TP Hồ Chí Minh khoảng 80km. Mã Đà sở hữu cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, được mệnh danh là lá phổi xanh của miền Đông Nam bộ. ...

Vì sao Giá trị sản xuất nông nghiệp của Đồng Nai dẫn đầu khu vực Đông Nam bộ?

Giá trị sản xuất nông nghiệp của Đồng Nai năm 2024 ước đạt 50.500 tỷ đồng, tăng 3,53% so với cùng kỳ. Đồng Nai là tỉnh có quy mô giá trị sản xuất nông nghiệp đứng đầu khu vực Đông Nam bộ. ...

Bài đọc nhiều

NHCSXH huyện Chương Mỹ: Chuyển mình nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị 40 (Bài 3)

Trên khắp nẻo đường của huyện Chương Mỹ, diện mạo nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng được khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, đến nay huyện nhà đã hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới trong đó có 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đóng...

Tạo đột phá trong đào tạo nghề để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

Để hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, mới đây Bộ LĐTBXH đã tham vấn để Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản có liên quan nhằm tăng cường, đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn. ...

Nuôi cá lóc thịt đậm protein ở vùng Đồng Tháp Mười của Long An, nhà nào nuôi là khá giả lên

Những năm qua, mô hình nuôi cá lóc mùa lũ được người dân xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An áp dụng. Mô hình này không cần diện tích rộng, người nuôi tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, không cần nhiều chi phí đầu tư, góp...

Ông nông dân Sơn La nhân giống thành công dúi bạch, con động vật lông trắng như tuyết, bán đắt tiền

Ông Huân, ở bản Kim Tân, xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La dày công tìm tòi, nghiên cứu lai tạo, thành công nhân giống dúi trắng (con dúi có lông màu trắng-dúi bạch) để bán đắt gấp nhiều lần dúi...

Xuất khẩu rau quả năm 2024 thắng lớn

"Được mùa" cả về sản lượng và giá trị Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy, xuất khẩu rau quả đạt 7,1 tỷ USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là kỷ lục mới của ngành rau quả Việt Nam và cũng là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024. Đứng đầu về danh sách rau quả xuất khẩu là sầu riêng với giá trị ước đạt 3,3 tỷ...

Cùng chuyên mục

“Cò” tín chỉ carbon đã tìm đến vựa lúa miền Tây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT khuyến cáo gì?

Trước hiện tượng "cò" tín chỉ carbon đã tìm đến vựa lúa miền Tây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam đề nghị, các địa phương hết sức bình tĩnh, giữ quan điểm, không làm sai lệch mục tiêu của đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải...

Cá lòng tong, cá đồng xưa bơi dày đặc kênh rạch miền Tây, ai cũng ngó lơ, nay là cá đặc sản nhà giàu

Khi những cơn mưa dầm đến, ở miền Tây cũng là lúc vào mùa cá lòng tong sinh sôi, kéo thành bầy. Những kênh rạch, những cái ao quanh nhà trở thành nơi sinh sống của nhiều bầy cá lòng tong. ...

Nông dân một xã ở Kiên Giang trồng mít ruột đỏ kiểu gì mà trái to bự, bán 1 quả có ngày 1 triệu?

Bà con nông dân trồng giống mít đỏ ở xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) rất phấn khởi khi xuất bán loại mít ruột đỏ với giá giá 85.000 đồng/kg. Mô hình trồng giống mít ra trái to bự này đang giúp bà con nông dân...

Đánh đu trong khu rừng Mã Đà ở Đồng Nai, còn la liệt động vật hoang dã, rắn lục đuôi đỏ nằm im

Rừng Mã Đà thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cách TP Hồ Chí Minh khoảng 80km. Mã Đà sở hữu cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, được mệnh danh là lá phổi xanh của miền Đông Nam bộ. ...

Vì sao Giá trị sản xuất nông nghiệp của Đồng Nai dẫn đầu khu vực Đông Nam bộ?

Giá trị sản xuất nông nghiệp của Đồng Nai năm 2024 ước đạt 50.500 tỷ đồng, tăng 3,53% so với cùng kỳ. Đồng Nai là tỉnh có quy mô giá trị sản xuất nông nghiệp đứng đầu khu vực Đông Nam bộ. ...

Mới nhất

Tỉnh Vĩnh Phúc và Bệnh viện Bạch Mai ký hợp tác hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật

NDO - Ngày 3/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức ký thỏa thuận hợp tác hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật và khai trương Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Dự lễ ký thỏa thuận có Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc...

Câu chuyện khiến nhiều thủ khoa bật khóc

TPO - Nhiều sinh viên bật khóc khi nghe tâm sự của các bạn cùng hoàn cảnh và câu chuyện truyền cảm hứng từ TS. BS Nguyễn Phan Tú Dung. TPO - Nhiều sinh viên bật khóc khi nghe tâm sự của các bạn cùng hoàn cảnh và câu chuyện truyền cảm hứng từ TS. BS Nguyễn...

Khối thi đua số 3, Bộ Tổng Tham mưu phát động thi đua năm 2025

(Bqp.vn) - Chiều 3/1, tại Hà Nội, Khối thi đua số 3, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động Phong trào Thi đua Quyết thắng năm 2025. Đại tá Phạm Văn Hùng, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tổng Tham mưu dự buổi lễ.Quang cảnh lễ phát động.Năm 2025 là năm toàn...

Chủ động cung ứng đủ điện, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

DNVN - Theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành, cần chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và...

Động lực nào cho dự báo tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2025?

DNVN - Nhóm chuyên gia Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) dự báo kinh tế Việt Nam năm 2025 sẽ tăng trưởng 6,5%. Các động lực tăng trưởng xuất phát từ...

Mới nhất