Trang chủKinh tếNông nghiệpỞ Hậu Giang, sản phẩm OCOP đa số là đặc sản quê,...

Ở Hậu Giang, sản phẩm OCOP đa số là đặc sản quê, nghe tên thôi đã mê ăn lắm rồi


 Sự hỗ trợ đó đã giúp tăng thu nhập cho nông dân và nâng cao giá trị nông sản địa phương.

Mở ra cơ hội mới

Đa dạng hóa sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất của Chương trình OCOP. Thay vì tập trung vào một số sản phẩm lớn, chương trình này thúc đẩy việc phát triển nhiều sản phẩm nhỏ từ các vùng địa phương; tạo điều kiện bảo tồn và phát triển các sản phẩm truyền thống, cũng như tạo ra cơ hội cho sự sáng tạo và đổi mới trong quá trình sản xuất.

Từ khi tham gia Chương trình OCOP, anh Nguyễn Văn Đua – chủ trang trại sữa dê Ngọc Đào ở ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A (Hậu Giang), đã đưa sản phẩm của mình tiếp cận đến với nhiều khách hàng trong và cả ngoài tỉnh. Anh Đua cho biết: “Khi trang trại của tôi tham gia và được công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP, lượng khách đến tham quan và mua sắm tại trang trại tăng lên nhiều so với trước đây. Người tiêu dùng có lòng tin và an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm có giấy tờ và được các cơ quan công nhận. Cũng chính vì thế, lợi nhuận mà trang trại của tôi thu về cũng cao hơn”.

Ở Hậu Giang, sản phẩm OCOP đa số là đặc sản quê, nghe tên thôi đã mê ăn lắm rồi- Ảnh 1.

Anh Trần Văn Đệ với sản phẩm OCOP 3 sao từ quả bưởi non. Ảnh: H.C

Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức cho người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP, tạo điều kiện, động lực cho người dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản phẩm lợi thế của địa phương”.

Ông Lê Văn Khoa – Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Châu Thành A, Hậu giang

Hiện nay, tại cơ sở chăn nuôi dê và chế biến sữa dê Ngọc Đào có bán 6 loại sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao là sữa chua dê và mít sấy thăng hoa, sữa chua dê và sầu riêng sấy thăng hoa, yaourt sữa dê, sữa dê thanh trùng, sữa chua dê sấy khô và phô mai sữa dê. Khởi đầu từ 12 con dê giống, đến nay sản phẩm đã mang đến cho gia đình anh Đua lợi nhuận mỗi năm khoảng 300 triệu đồng. “Đến với Chương trình OCOP, cơ sở chăn nuôi dê và chế biến sữa dê Ngọc Đào mong muốn đưa sản phẩm đến khắp mọi miền đất nước, được nhiều người biết đến và đón nhận, góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực quê hương, tạo nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện Châu Thành A, của tỉnh Hậu Giang” – ông Đua chia sẻ thêm.

Anh Trần Văn Đệ – chủ cơ sở chế biến nông sản Trần Đệ (thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A), cho hay: “Cơ sở đã được các cơ quan chức năng cấp chứng nhận đạt 3 sản phẩm OCOP 3 sao, gồm bưởi non sấy, trà bưởi non và trà bưởi non túi lọc. Khi tham gia Chương trình OCOP, cơ sở được chính quyền địa phương rất quan tâm, theo dõi và cử cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn cách làm, giám sát kỹ các nguồn nguyên liệu và chế biến đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hiện cơ sở vẫn tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm, hướng tới phát triển sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao, đưa sản phẩm tiếp cận đến người tiêu dùng nhiều hơn nữa”.

Theo anh Đệ, Chương trình OCOP hướng đến việc tăng cường giá trị gia tăng cho sản phẩm thông qua quá trình chế biến và chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm OCOP không chỉ là nguyên liệu thô mà còn là sản phẩm đã qua xử lý, đóng gói và có giá trị thương mại cao. Từ đó giúp nâng cao giá trị sản phẩm và tạo ra lợi nhuận cao cho nông dân và doanh nghiệp.

Phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương.

Ở Hậu Giang, sản phẩm OCOP đa số là đặc sản quê, nghe tên thôi đã mê ăn lắm rồi- Ảnh 2.

Cơ sở chăn nuôi dê và chế biến sữa dê Ngọc Đàohiện có 6 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOPđạt chuẩn 4 sao. Ảnh: H.C

Theo các chủ cơ sở sản xuất, trang trại ở Hậu Giang, để phát triển OCOP một cách bền vững và hiệu quả, cần có sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn. Trước nhất là cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, bao gồm cả việc cải thiện hạ tầng, quy trình hành chính và chính sách hỗ trợ tài chính. Bên cạnh đó, việc đào tạo và nâng cao năng lực cho nông dân và doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng và cạnh tranh của sản phẩm.

Hiện nay, huyện Châu Thành A có 26 HTX nông nghiệp, số lượng sản phẩm OCOP của huyện là 32, trong đó có 12 sản phẩm 4 sao và 20 sản phẩm 3 sao. Sau khi tham gia Chương trình OCOP, sản lượng của các chủ thể tăng lên 30% so với ban đầu chưa tham gia chương trình. Do các cơ sở, HTX được hỗ trợ và tham gia xúc tiến thương mại nên bao bì sản phẩm đẹp mắt hơn; sản phẩm dán tem OCOP tạo được lòng tin hơn đối với người tiêu dùng…

Để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, nâng cao giá trị nông sản, phát huy lợi thế địa phương, định vị thương hiệu và chất lượng các sản phẩm OCOP trên địa bàn, tỉnh Hậu Giang đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức cho người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP, tạo điều kiện, động lực cho người dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản phẩm lợi thế của đại phương.

Bênh cạnh đó, việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung – cầu cho sản phẩm OCOP được thực hiện thông qua các hội chợ trong và ngoài tỉnh, đặc biệt tham gia hội chợ trưng bày sản phẩm OCOP. Tại huyện Châu Thành A còn phát huy điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại các quán cà phê để tìm đối tác, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và giúp sản phẩm OCOP của huyện ngày càng phát triển hơn.





Nguồn: https://danviet.vn/o-hau-giang-san-pham-ocop-da-so-la-dac-san-que-nghe-ten-thoi-da-me-an-lam-roi-20240724164020096.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GDĐT đã kiểm tra hơn 1 tháng nay

Nghi vấn ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) dùng bằng cấp 3 giảLiên quan đến nghi vấn ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) dùng bằng cấp 3 giả, chiều 13/8, Bộ GDĐT chính thức lên tiếng. Theo Bộ GDĐT, thời gian qua,...

Con vật quái ác cắn phá mùa màng, một HTX ở Thái Bình ký hẳn hợp đồng với công ty để diệt

Gieo cấy trên một mẫu ruộng, ông Nguyễn Văn Giáp, xã Tân Tiến (Hưng Hà, Thái Bình) tốn khá nhiều chi phí mua nilon quây ruộng nhằm hạn chế chuột cắn phá lúa. Thời điểm này, khi cây lúa trà sớm đang ôm đòng, chuẩn bị...

Vô khu rừng ở Yên Bái thấy dân trồng cây khôi nhung, cây trà hoa vàng tốt um, bán gì giá nhà giàu?

Hiện xã Xuân Long, huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) có trên 40 ha cây dược liệu; trong đó, gần 10 ha trồng trà hoa vàng tập trung tại thôn 7. Mỗi năm, cây dược liệu, trong đó có cây trà hoa vàng cho thu nhập...

Lịch nhập học Trường Đại học Ngoại thương năm 2024

Lịch nhập học Trường Đại học Ngoại thương năm 2024Theo thông báo trúng tuyển của các tân sinh viên, lịch nhập học Trường Đại học Ngoại thương năm 2024 dự kiến là từ ngày 27/8-30/8.Cụ thể, tại cơ sở II của Trường Đại học Ngoại thương ở...

Bài đọc nhiều

Nông dân miền núi Hà Tĩnh thất thu vì thứ quả được ví như “vàng đen” mất mùa chưa từng có

"Vàng đen" miền sơn cướcNhững ngày này, thời điểm trám đen bắt đầu chín rộ, cũng là lúc bà con nông dân bận rộn với công việc thu hoạch quả để bán ra thị trường. Khác với khung cảnh tấp nập, nhộn nhịp xe của thương...

Sông Chu dài 325km chảy từ Lào vào Thanh Hóa, dưới đáy là ngôi mộ cổ của Hoàng Thái hậu nhà Hậu Lê

Sông Chu hay còn gọi là sông Lường bắt nguồn từ một vùng núi tây bắc Sầm Nưa ở Lào, chảy theo hướng tây bắc-đông nam, đổ vào bờ phải sông Mã ở Ngã Ba Giàng (Ngã Ba Đầu, Ngã Ba Bông), cách cửa sông 25,5km. Không...

Hơn 1.000 người tham gia mô hình cà phê bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

Ngày 12/8, trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Duẫn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Phó Giám đốc BQL dự án Quản lý Rừng Bền vững và Bảo tồn Đa dạng Sinh học (VFBC) tỉnh Quảng Bình, cho biết: "Tổ...

4 loại rau bình dân ở miền Tây, tên nghe lạ tai nhưng toàn là đặc sản, ăn một lần nhớ mãi

Miền Tây nổi tiếng với những món ngon đặc trưng của vùng sông nước như các loại tôm, cá, mắm,... và không thể thiếu các loại rau có tên nghe rất lạ, hương vị dân dã nhưng ăn một lần là nhớ mãi. ...

Huy động gần 17.800 tỷ đồng làm các dự án thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Sáng 12/8, tại Cần Thơ, lãnh đạo Bộ NNPTNT phối hợp với đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ cùng 10 tỉnh vùng ĐBSCL họp rà soát tiến độ chuẩn bị cho...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam lần đầu tổ chức Lễ hội ớt A Riêu

Cạnh đó, đoàn nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các xã, thị trấn và Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang sẽ diễu hành, rước vật thiêng (ớt A Riêu) từ cổng chính lên đến khu vực Quảng trường Sông Ngân (nằm trong khu du lịch).Ngoài ra, huyện Đông Giang còn tổ chức các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian tại lễ hội như môn việt dã leo núi “Chinh phục đỉnh...

Bắc Ninh công bố 167 dự án thu hút đầu tư năm 2024, định hướng năm 2030.

Cụ thể, các dự án trong danh mục phê duyệt, được phân bổ rộng khắp trên địa bàn Tỉnh, đảm bảo sự phát triển đồng đều cho tất cả các khu vực, với diện tích sử dụng đất khoảng 11.638ha, để các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, đề xuất phương án thực hiện. Trong đó, thành phố Bắc Ninh dẫn đầu với 43 dự án, điển hình, như Khu Đô thị mới phía Tây Bắc thành phố...

Con vật quái ác cắn phá mùa màng, một HTX ở Thái Bình ký hẳn hợp đồng với công ty để diệt

Gieo cấy trên một mẫu ruộng, ông Nguyễn Văn Giáp, xã Tân Tiến (Hưng Hà, Thái Bình) tốn khá nhiều chi phí mua nilon quây ruộng nhằm hạn chế chuột cắn phá lúa. Thời điểm này, khi cây lúa trà sớm đang ôm đòng, chuẩn bị...

Vô khu rừng ở Yên Bái thấy dân trồng cây khôi nhung, cây trà hoa vàng tốt um, bán gì giá nhà giàu?

Hiện xã Xuân Long, huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) có trên 40 ha cây dược liệu; trong đó, gần 10 ha trồng trà hoa vàng tập trung tại thôn 7. Mỗi năm, cây dược liệu, trong đó có cây trà hoa vàng cho thu nhập...

Mới nhất

Quay đầu đi lên, dự báo chu kỳ tăng giá sẽ tiếp tục kéo dài

Giá tiêu hôm nay ngày 14/8/2024, tại khu vực Đông Nam Bộ tăng nhẹ 500 - 1.000 đồng/kg ở một vài địa phương so với ngày hôm qua, giao dịch quanh mốc 137.500 -138.500 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lăk, Đắk Nông là 138.500 đồng/kg. ...

Tổng thống Biden tiết lộ kế hoạch cho 6 tháng cuối nhiệm kỳ

Sau khi rút khỏi cuộc đua tranh cử, Tổng thống Biden sẽ hạn chế xuất hiện công khai và tập trung vào việc nhấn mạnh những thành tựu của chính quyền, đồng thời sẽ hỗ trợ bà Harris trong các sự kiện của chiến dịch, nhưng lịch trình của ông sẽ được điều chỉnh để không làm giảm sự...
23:12:45

Lạc vào ‘cõi mơ’ Y Tý

Gần đây, Y Tý được rất nhiều bạn trẻ chọn làm điểm đến yêu thích, bởi đây là một địa điểm săn mây nổi tiếng bậc nhất tại Lào Cai, Việt Nam. Điểm khác biệt lớn nhất của điểm du lịch này chính là sự bình lặng, mộc mạc và cảnh vật thiên nhiên trù phú hấp dẫn... Vietnam.vn

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi ý các nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp, thương mại của …

Cùng tham dự buổi làm việc, về phía Bộ Công Thương có đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công Thương: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thị trường trong nước, Dầu khí và than; Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Công nghiệp, Công Thương địa phương, Xuất nhập khẩu, Thương mại điện tử và Kinh...

Mới nhất

Lạc lối ở Chiang Mai

23:12:45