Trang chủDestinationsCà MauỞ biền Sông Ðốc

Ở biền Sông Ðốc


Trời bắt đầu mưa. Nước dùng để nấu ăn, uống thì có hai cái lu hứng nước trời mượn của chị Năm Nghĩa. Có điều, do mái lá còn mới nên chỉ một, hai ngày nắng là nước đổi màu đỏ quạch.

Những đêm trời quang, trăng lên, ánh sáng vàng óng chui thẳng vào cửa, hai ngọn đèn dầu ghen tỵ, hắt hiu. Bóng những chiếc tàu dừa rải xuống mặt liếp, lay động như chiếc lược làm duyên trên tóc con gái.

Gọi là biền, vì nó chỉ là một vạt rừng sát ven sông, chỗ rộng nhất chỉ khoảng 500 m. Cây cối chỉ là dây cóc kèn, chùm gọng; cao hơn có những cụm chà là trải dài cho tới vàm kênh xáng Thị Kẹo. Căn nhà hai gian của bộ phận Văn thư nằm trên liếp dừa, sát biền rừng, dành cho ba anh em sinh hoạt, gồm anh Tô Hiền Long (Sáu Ðồng), Nguyễn Khắc Chuẩn (Sáu Nhỏ) và tôi. Mấy tấm vạt ngủ được lót sát đất, các thùng sắt đựng tài liệu còn dùng để kê máy đánh chữ, góc còn lại là dụng cụ bếp núc. Ðơn sơ, nhưng chúng tôi cũng biết chăm chút, nào là đốn sậy bện đăng làm giàn úp chén, treo mấy cây móc trên giăng vách để máng xoong, chảo; củi khô trong vườn, bìa rừng được xếp vào góc vách gọn gàng.

Công việc văn thư thời này lúc nào cũng tất bật, nhất là những lần phục vụ cho hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng, không có dụng cụ in ấn, số lượng tài liệu nhiều phải đánh đi đánh lại đến ba, bốn lượt. Công văn, thư từ thường kèm theo hai từ “hoả tốc”. Ðiểm nhấn có lẽ là lúc Phạm Thạnh Trị (Bảy Trị) và Tô Minh Thứa (Ba Ðức) từ Trường Ninh Bình về. Có được hai sinh lực mới, căn chòi thêm đông vui, bỗng dưng tôi được tôn lên thành “người lớn”.

Ðoàn cán bộ chờ chuyến sang sông chiến lược – Sông Ðốc. Ảnh tư liệu: VÕ AN KHÁNH

Tội cho Trị và Ðức, vì không có máy đánh chữ để tập, nên mỗi lần tôi và anh Sáu Nhỏ bỏ máy ra là nhào vô tập lấy tập để. Ðức tập trên máy Rơ-ming-ton to đùng của anh Sáu Nhỏ, Trị tập ở máy Tippa của tôi. Chiếc máy nhỏ, gọn, nặng chừng hơn 3 kg, là chiến lợi phẩm trong một cuộc ta đột nhập cơ quan Hội đồng xã trên tuyến Hưng Mỹ – Cái Nước. Ðã 60 năm, máy vẫn còn lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh.

Ðể mau thành thục, Trị và Ðức có sáng kiến vẽ bàn phím vào bìa cứng, chia vị trí cho từng ngón tay, cứ gõ vào đó theo lời một bài hát hoặc bài thơ được nhẩm trong đầu. Không lâu, hai chàng trai trẻ đã thành thạo, ngồi sắp bằng trước máy, sản phẩm đầu tiên là những thư từ, công văn ngắn. Về sau, Trị là một tay đánh máy giỏi, không cần nhìn vào bàn phím, mắt dán vào trang tài liệu hoặc bản thảo, khi hết dòng chuông báo, đưa tay gạt càng, cứ vậy mà gõ tới, có lúc còn hát vu vơ.

Các sản vật không thể so sánh với rừng sâu như Cái Nháp, Xẻo Cùi nhưng biền sông này dường như thích hợp với chồn cáo cộc và kỳ đà. Tới mùa động đực, bầy chồn cáo cộc gầm rú suốt đêm, ngay sát cửa chòi; sáng ra, lần theo đường đi của chúng đã thấy nhẫm dấu.

Có lần gài bẫy bắt được con chồn cáo cộc to tướng, phân công Phạm Thạnh Trị và Tô Minh Ðức đem ra chợ Rạch Bần bán, nhưng ở cái chợ nhỏ đó không ai buồn hỏi mua. Trước đó, chúng tôi cũng vây bắt được con kỳ đà từ đâu chạy xuống ao cạn sát vách. Vậy là, chuyện bắt được con kỳ đà vừa mới dứt đến chuyện chồn cáo cộc đã trở thành một mạch chuyện vui, nhớ hoài.

Góp mặt ở Văn phòng Tỉnh uỷ từ cuối năm 1960 đến cuối năm 1967, tôi không nhớ mình đã chuyển đến bao nhiêu địa điểm, nào là Mỹ Thành, Mà Ca, Cây Me, Xẻo Ðước (Phú Mỹ); sau vườn nhà anh Tám Háp, Ba Hối, Tư Khương, Hai Thi và Hai Hạng ở Rẫy Mới bên bờ Bắc đầm Thị Tường; Công Ðiền, Chà Là bên bờ Nam sông Ông Ðốc (Phong Lạc); cũng có lần ở Chủ Mía (Khánh Hưng).

Ðầu tháng 3/1962, có cuộc hành quân ngót trăm cây số bằng đôi chân, điểm xuất phát là Khâu Bè (Phú Thuận – Cái Nước), điểm đến là Tân Bình (Tân Ðức – Ðầm Dơi). Người chỉ huy trong cuộc hành quân này là bác Tám Sấn, Thường vụ Tỉnh uỷ; kế đó là anh Nghê Trường Sinh (Hai Sinh), Chánh Văn phòng, cùng cuốc bộ với đám lính trẻ. Dụng cụ văn phòng như máy đánh chữ, giấy pơ-luy, giấy than; bộ phận hiệu thính có máy vô tuyến điện đều nằm gọn trong bồng bột, lúc cõng trên lưng, lúc nằm trên vai. Ngày ém quân, đêm đi, qua 3 đêm cũng tới đích. Sau thời gian dài quanh quẩn trong căn chòi rộng chừng 20 mét vuông, đủ cho mấy anh em ăn, ngủ, làm việc dưới tán dừa, giờ được dã ngoại, mang vác, cuốc bộ thấm đẫm sương đêm và mồ hôi. Ðôi dép có lúc là trợ thủ cho bàn chân, cũng có lúc “lên ngôi” treo lủng lẳng trên bồng bột.

Vùng đất hoang hoá ở Dọc Kỳ Ðà, cặp lộ xe Rau Dừa – Cái Nước, chỉ có từng chùm ráng và cỏ lông tượng, váng một lớp bùn mỏng. Từng đàn cá phi chạy ngời ngời, hốt hoảng cắm đầu xuống ổ gà, cái đuôi còn lú lên mặt nước ngoáy lia lịa. Không bỏ lỡ cơ hội, chúng tôi bẻ cọng ráng, lựa cá lớn xỏ được mấy xâu. Ðến nơi ém quân, các thím, các chị trong nhà giúp chúng tôi có nồi canh chua và chảo cá kho sả ớt thơm lừng.

Sáng 8/3/1962, vừa đặt chân đến Cây Gừa (Tân Tiến) thì địch cho 40 trực thăng, chủ yếu là “sâu rọm”, có máy bay ném bom yểm trợ, đổ quân xuống một số điểm ở Thanh Tùng, mở màn cho chiến dịch “Bình Tây”, nơi mà lúc nửa đêm chúng tôi vừa đi ngang qua đó. Do sát vòng quần đảo của các loại máy bay, nên bác Tám Sấn ra lệnh: “Ðồ đạc, tài liệu văn phòng chôn cất kỹ lưỡng, các tổ bám công sự sẵn sàng chiến đấu”. Thật là may, nếu như ngày này chúng tôi còn ém quân ở Thanh Tùng thì điều gì sẽ xảy ra?

Chúng tôi ở trong căn nhà ấm áp của Bác Ngọ, cựu binh Nam tiến năm 1946 ở Tân Bình. Ông có nếp uống rượu trong bữa ăn, mỗi lần chỉ hơn nửa ly bầu; rượu nếp, bọt đóng vành, gia đình tự nấu. Khi vui miệng, ông ngân nga 4 câu thơ không biết xuất xứ từ đâu như để biện minh cho sự uống rượu của mình:

“Vua Ngô năm, bảy tà vàng

Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì

Chúa trộm uống rượu tỳ tỳ

Thác xuống âm phủ chẳng khác gì vua Ngô”.

Còn nhớ, trước chuyến đi này, tháng 5/1961, Văn phòng Tỉnh uỷ đã vượt qua sông Ông Ðốc đến kênh Ba Tên, giáp Chín Bộ (Khánh Bình Tây cũ). Sau đó, đầu tháng 12/1962, lại xuống rạch Cây Thơ (Năm Căn), thì ngày 8/12/1962, bên kia sông Bảy Háp địch dùng chiến thuật “Phượng hoàng bay” cho 50 trực thăng CH47 đổ quân xuống Mang Rổ (Tân Hưng Tây). Nguyễn Việt Khái đã bắn 8 phát carbin hạ 4 trực thăng, diệt 60 tên địch và trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Tháng 11/1967, một bộ phận của Văn phòng đi phục vụ Hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng ở rạch Bù Mắt, Ðoàn Nghĩa Hiệp (Năm Nhựt) đã dính bom, hy sinh.

Khi ở Mà Ca (Phú Mỹ) sau nhà cô Chín Dơn, biết đêm 9/9/1963, cùng lúc ta tiến công 2 chi khu Cái Nước và Ðầm Dơi, cánh Văn phòng mua mấy chai la ve hiệu trái khóm và hộp sữa bò để cùng thức ăn mừng chiến thắng. Cũng tại đây, trong trận ta tập kích cứ điểm Giá Ngựa – Chà Là, lần đầu tiên biết thế nào là lính nhảy dù, thế nào là những chiếc dù chiến lợi phẩm đủ màu sắc, rộng bằng hai căn nhà, được xẻ ra làm chăn đắp và dây giăng võng.

Lúc đang ở sau vườn của chú Ba Hối, gần đầu Kinh Ba (Ðất Cháy – Phong Lạc), nửa đêm, bộ phận mã thám phát hiện địch đổ quân, cơ quan phải nhanh chóng dời đi. Thu dọn đồ đạc, xoá dấu vết, xuống vừa đến nơi ở mới thì trời rạng sáng.

Có một chi tiết thú vị, nếu như ở Rẫy Mới sát rừng Mỹ Bình (Phong Lạc cũ), năm 1959, anh Nguyễn Phong Triều (Út Triều), nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ, dự thảo lời hiệu triệu kêu gọi Nhân dân vùng lên thực hiện đồng khởi năm 1960(*) thì 16 năm sau ở Xẻo Ðước, chỉ cách Rẫy Mới không đầy 10 km, cùng chung ngọn nguồn của đầm Thị Tường, anh Hoàng Minh Nhất (Ba Ngởi), nguyên Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ, cùng tập thể Văn phòng Tỉnh uỷ thần tốc xốc tới, hoàn thành sứ mệnh tham mưu, giúp việc cho Tỉnh uỷ cùng quân và dân giải phóng tỉnh nhà vào 7 giờ ngày 1/5/1975, kết thúc cuộc trường chinh 30 năm đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Cứ gọi số tròn là 60 năm, 4 người hy sinh của Văn phòng đã được Tổ quốc ghi công, những người chết vì già yếu, bệnh tật đã mồ yên mả đẹp. Năm ba anh em còn sống đã vào tuổi “xưa nay hiếm”, mặc dù địa vị chính trị, xã hội có khác nhau nhưng vẫn không thôi nhớ về những năm tháng ấy.

Sáu mươi năm biết bao biến đổi. Ðất và người những nơi ấy không ngừng khoác lên mình chiếc áo mới, ụ châu mai còn sót lại sau chiến tranh ở sát cổng vào Tỉnh uỷ bao lần thay lớp rêu phong. Chuyện kể đôi lúc phải dừng bút để mà thương nhớ, ngậm ngùiu

(*) Lời hiệu triệu: “… Hỡi đồng bào và chiến sĩ. Tất cả hãy đứng lên, sắm sửa vũ khí, lấy súng địch mà đánh địch. Hãy trừ khử bọn ác ôn, đuổi giặc, giành lại xóm làng…”. Nguồn từ “30 năm kháng chiến của quân và dân Cà Mau 1945-1975″, Nguyễn Văn Ðẩu, nguyên Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin Minh Hải.

 

Nguyễn Thái Thuận

 



Source link

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn Petronas

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn Petronas | 24/11/2024 Lượt xem: ...

Không khí lạnh tràn về, Hà Nội chuyển mưa rét vào đầu tuần

(ĐCSVN) - Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Hà Nội từ tối ngày 25/11 đến sáng ngày 26/11, có mưa rải rác. Ngày 26/11 trời chuyển lạnh, từ đêm 26/11 trời chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 17-19 độ C. ...

Phạm Tuấn Ngọc Á vương 1 Mr World 2024 có màn trả lời ứng xử xuất sắc, vượt mặt đối thủ đáng gờm

Trước khi được xướng tên trở thành Á vương 1 Mr World 2024 (Nam vương Thế giới), Phạm Tuấn Ngọc ghi điểm nhờ màn trả lời ứng xử bằng tiếng Anh đầy tự tin cùng nhiều tài lẻ như: múa võ, thổi sáo... ...

Chàng trai 21 tuổi chinh phục 15 đỉnh núi cao của Việt Nam

Từ những áp lực, stress trong cuộc sống, chàng sinh viên năm nhất tìm đến với trekking (đi bộ đường dài); và đến nay khi tròn 21 tuổi, chàng trai ấy đã chinh phục được 15 đỉnh núi cao tại Việt Nam. Khát khao chinh phục những đỉnh cao Trương Quốc Khánh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, vẫn còn nhớ như in ngày 1.11.2020, anh chàng bước vào thế giới của trekking và Fansipan - Nóc nhà Đông Dương, là thử thách đầu tiên. Ngày đó,...

Ai biết gia đình trong hình xin lên tiếng, giúp cô gái Pháp tìm thấy mẹ ruột!

Những ảnh chụp gia đình gần 30 năm về trước ở TP.HCM là manh mối quan trọng để cô gái Pháp tìm được mẹ ruột và người thân ở Việt Nam. Nếu bạn là người trong hình hay biết họ hiện ở đâu, xin hãy lên tiếng. Đó là câu chuyện tìm mẹ ruột của chị Noémie Coyez (29 tuổi) hiện đang sống và làm việc tại Paris (Pháp). Chưa bao giờ như bây giờ, khát khao tìm lại người...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Số hoá” y tế cơ sở

Bác sĩ Phạm Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, cho biết: “Phú Tân nằm cách xa trung tâm tỉnh, điều kiện giao thông không thuận lợi, người dân bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ y tế. Cùng với đó, do mặt bằng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong Nhân dân vẫn còn khá thấp, ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng cung cấp cũng như tiếp nhận các...

Người nuôi tôm chờ… giá

Nếu như trước đây về Lâm Hải nghe bà con kể chuyện làm giàu, khấm khá lên nhờ con tôm, con cua, thì vài năm trở lại đây, giá bán tôm, cua bấp bênh, tăng lên vài ngày rồi lại xuống, bà con nông dân “không biết đâu mà lần”. Ghé tham quan mô hình nuôi tôm, cua dưới tán rừng của hộ chị Ngô Ngọc Lượm, ấp Trại Lưới B, hỏi thăm về tình hình nuôi tôm, cua...

Ðảng viên đi trước…

Ðảng viên Nguyễn Việt Khái không chỉ gương mẫu, năng nổ và trách nhiệm trong công tác, mà còn là hạt nhân tiêu biểu lan toả, nhân rộng tinh thần khởi nghiệp của người trẻ, làm giàu cho bản thân và quê hương. Chăm lo xây dựng Ðảng Với 26 chi bộ, 459 đảng viên, Ðảng bộ xã Trần Hợi luôn là điểm sáng của toàn huyện Trần Văn Thời về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ...

“Nóng” sản xuất lúa gạo và IUU

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% so cùng kỳ. Đáng quan ngại nhất là dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng hơn cùng kỳ, nhưng kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực này chỉ đạt 4,95 tỷ USD, giảm đến 25,4% so cùng kỳ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá phiên chất...

Văn hoá tâm linh đất Thới Bình

Vì vậy, trong đời sống văn hoá tâm linh của các bậc tiền nhân luôn có một đức tin mãnh liệt vào tín ngưỡng dân gian. Ðiều này được thể hiện thông qua việc lập miếu, đình, chùa để thờ tự, gửi gắm niềm tin, và theo dòng thời gian, những nơi ấy đã đánh dấu, khẳng định lịch sử chủ quyền của đất nước ta buổi ban đầu được các bậc tiền nhân mở cõi trời Nam...

Bài đọc nhiều

Hành động để tuyên truyền thuyết phục hơn

Tiếp nhận nhiều phản ánh của người dân và qua khảo sát thực tế, các bạn trẻ trong CLB Chú Ve Xanh và ÐVTN các phường của TP Cà Mau nhận thấy tuyến bờ kè và bờ sông tại khu vực chợ Nông sản Phường 7 và khu vực bờ kè trên địa bàn Phường 8 rất ô nhiễm. Lượng rác tấp vô hai bên bờ kè rất nhiều, khi nước rút, rác tích tụ bốc mùi hôi...

Xuất phát chặng 5 từ TP Cà Mau

Ông Đào Sĩ Tuấn (bên phải), Phó giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh An Giang, Trưởng Ban Tổ chức giải, tặng quà lưu niệm Sở VH,TT&DL tỉnh Cà Mau.   Trước lễ xuất phát, Ban Tổ chức đã trao các giải thưởng dọc đường và chặng 4 cho 8 tay đua có thành tích tốt nhất.   Đồng thời, trao Áo Trắng sau 4 chặng cho tay đua Lâm Thị Thùy Dương (số đeo 75, đội TP Hồ Chí Minh - Vinama); Áo...

Ðảng viên đi trước…

Ðảng viên Nguyễn Việt Khái không chỉ gương mẫu, năng nổ và trách nhiệm trong công tác, mà còn là hạt nhân tiêu biểu lan toả, nhân rộng tinh thần khởi nghiệp của người trẻ, làm giàu cho bản thân và quê hương. Chăm lo xây dựng Ðảng Với 26 chi bộ, 459 đảng viên, Ðảng bộ xã Trần Hợi luôn là điểm sáng của toàn huyện Trần Văn Thời về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ...

Kiên quyết xử lý vi phạm trật tự đô thị

Vừa qua, trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm lấn chiếm lòng đường, hè phố trên địa bàn Phường 2 xảy ra sự việc không mong muốn, đó là mâu thuẫn và xô xát giữa lực lượng làm nhiệm vụ với người vi phạm. Theo thông tin chính thức từ UBND TP Cà Mau, vào lúc 7 giờ 30 phút sáng 22/7, Ðội Trật tự quản lý đô thị UBND Phường 2 ra quân sắp xếp trật...

Nâng chất dịch vụ công trực tuyến để phục vụ người dân tốt hơn

Đó là những mặt đạt được trong công tác cải cách hành chính tại TP Cà Mau mà Đoàn kiểm tra cải cách hành chính tỉnh Cà Mau ghi nhận trong chuyến kiểm tra vào ngày 3/8. Theo đó, đoàn đã tiến hành kiểm tra trực tiếp tại UBND TP Cà Mau và 2 đơn vị cấp xã, phường: Phường 5 và phường Tân Thành. UBND thành phố đã triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông...

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

“Số hoá” y tế cơ sở

Bác sĩ Phạm Văn Liêm, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, cho biết: “Phú Tân nằm cách xa trung tâm tỉnh, điều kiện giao thông không thuận lợi, người dân bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ y tế. Cùng với đó, do mặt bằng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong Nhân dân vẫn còn khá thấp, ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng cung cấp cũng như tiếp nhận các...

Người nuôi tôm chờ… giá

Nếu như trước đây về Lâm Hải nghe bà con kể chuyện làm giàu, khấm khá lên nhờ con tôm, con cua, thì vài năm trở lại đây, giá bán tôm, cua bấp bênh, tăng lên vài ngày rồi lại xuống, bà con nông dân “không biết đâu mà lần”. Ghé tham quan mô hình nuôi tôm, cua dưới tán rừng của hộ chị Ngô Ngọc Lượm, ấp Trại Lưới B, hỏi thăm về tình hình nuôi tôm, cua...

Ðảng viên đi trước…

Ðảng viên Nguyễn Việt Khái không chỉ gương mẫu, năng nổ và trách nhiệm trong công tác, mà còn là hạt nhân tiêu biểu lan toả, nhân rộng tinh thần khởi nghiệp của người trẻ, làm giàu cho bản thân và quê hương. Chăm lo xây dựng Ðảng Với 26 chi bộ, 459 đảng viên, Ðảng bộ xã Trần Hợi luôn là điểm sáng của toàn huyện Trần Văn Thời về công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ...

“Nóng” sản xuất lúa gạo và IUU

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% so cùng kỳ. Đáng quan ngại nhất là dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng hơn cùng kỳ, nhưng kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực này chỉ đạt 4,95 tỷ USD, giảm đến 25,4% so cùng kỳ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá phiên chất...

Mới nhất

WHO muốn áp thuế 20% với đồ uống có đường

Nếu không có các can thiệp hiệu quả, ước tính đến năm 2030 sẽ có gần 2 triệu trẻ em 5 - 19...

7km xuyên rừng ngập mặn của cao tốc qua Đồng Nai trước dịp thông xe

Nhiều hạng mục của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành nhánh phía Đông qua tỉnh Đồng Nai dài 7km đã hoàn thiện, dự kiến thông xe vào tháng 12, giúp kết nối quốc lộ 51 tới đường vào cảng Phước An. Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành nhánh Đông qua tỉnh Đồng Nai sở...

Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu

Với thanh khoản giao dịch thấp, hiệu ứng lan tỏa dòng tiền đến các nhóm ngành sẽ bị ảnh hưởng, các nhịp rung lắc có thể sẽ xuất hiện đan xen các phiên hồi phục tác động tới tâm lý nhà đầu tư. Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích...

Đề xuất ‘bêu’ tên người bỏ cọc trúng giá đất

(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất công khai tên các trường hợp trúng đấu giá nhưng bỏ cọc. ...

Ngày hội cổ phục Việt lan tỏa giá trị và nét đẹp văn hóa truyền thống

Nhằm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, chương trình biểu diễn cổ phục “Theo sợi chỉ vàng” đã diễn ra vào ngày 23/11 tại TP.HCM. Sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình “Mây thơm ngang đời - Di sản Trà và Văn hóa”, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

Mới nhất