Trang chủKinh tếNông nghiệpỞ Bắc Kạn có một xóm 4 không- không đường, không điện,...

Ở Bắc Kạn có một xóm 4 không- không đường, không điện, không mạng, không trường, đến khổ!


Xóm “4 không” Đầu Đẳng

Xóm Đầu Đẳng (thôn Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) là một trong những xóm nằm biệt lập hoàn toàn với khu vực xung quanh bởi có dòng sông Năng chảy qua. 

Ở Bắc Kạn có một xóm 4 không- không đường, không điện, không mạng, không trường, đến khổ!- Ảnh 1.

Xóm Đầu Đẳng (thôn Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) có 15 hộ dân sinh sống, nằm tách biệt hoàn toàn với các khu vực xung quanh vì có dòng sông Năng chảy qua. Ảnh: Kiều Hải

Xóm Đầu Đẳng có “4 không” chỉ có 15 hộ dân sinh sống với khoảng 60 nhân khẩu đều là người dân tộc Tày, điều kiện kinh tế khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và đánh bắt thủy sản trên sông.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở đây lại chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết. Nhất là vào mùa mưa, nước lũ từ sông dâng lên cao gây ngập úng cây cối và hoa màu, ảnh hưởng đến sản lượng lương thực. 

Điều kiện cơ sở vật chất ở đây thiếu thốn rất nhiều thứ, xóm không có điện, không có đường đi lại, không có trường học, không có nước sạch, cũng không có internet.

Anh Nông Văn Thấm (xóm Đầu Đẳng, thôn Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) cho biết: “Gia đình tôi hiện có 4 nhân khẩu. Điều kiện sống của người dân ở đây hết sức khó khăn với nhiều hộ nghèo và cận nghèo. 

Do không có điện sinh hoạt nên chúng tôi phải sử dụng các thiết bị từ năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, thời gian sử dụng không thể kéo dài”.

Ở Bắc Kạn có một xóm 4 không- không đường, không điện, không mạng, không trường, đến khổ!- Ảnh 3.

Người dân xóm Đầu Đẳng muốn di chuyển đến những khu vực khác đều phải đi bằng thuyền. Ảnh: Hà Thanh

Cũng theo anh Thấm, do không có đường đi lại nên người dân muốn di chuyển đến những địa phương khác phải đi bằng thuyền mất rất nhiều thời gian. 

Từ xóm Đầu Đẳng ra trung tâm huyện Ba Bể mất 2,5 giờ đồng hồ. Trẻ em đi học mầm non, tiểu học phải đi bằng thuyền, mất cả tiếng đồng hồ mới đến được điểm trường. Còn những cháu muốn có điều kiện đi lại thuận tiện hơn thì các gia đình phải gửi ra ngoài trung tâm huyện để học.

“Chính vì không có đường đi lại nên người dân chúng tôi khi đánh bắt cá không thể mang ra chợ huyện bán mà chỉ bán tại chỗ. Chi phí đi lại bằng thuyền rất cao, nếu mang ra chợ bán thì trừ chi phí đi coi như không được lãi” – anh Thấm cho hay.

Chị Đồng Thị Sláy (xóm Đầu Đẳng, thôn Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) tâm sự, gia đình chị có 4 nhân khẩu với hai vợ chồng và hai con trai. 

Trước đây, khi các con chị còn đi học, do không có đường đi lại nên gia đình chị phải gửi con sang bên Na Hang, Tuyên Quang để học. Giờ các cháu đã đi làm ở những huyện khác trong tỉnh nên cũng đỡ vất vả hơn phần nào.

Ở Bắc Kạn có một xóm 4 không- không đường, không điện, không mạng, không trường, đến khổ!- Ảnh 5.

Xóm Đầu Đẳng (thôn Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) là xóm “4 không”: Không điện, không đường, không trường học, không internet. Ảnh: Kiều Hải

Ở Bắc Kạn có một xóm 4 không- không đường, không điện, không mạng, không trường, đến khổ!- Ảnh 6.

Vợ chồng chị Đồng Thị Sláy (xóm Đầu Đẳng, thôn Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) chuẩn bị dụng cụ đi đánh bắt cá trên sông Năng. Ảnh: Kiều Hải

Gia đình chị Ma Thị Hương (xóm Đầu Đẳng, thôn Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) có 4 nhân khẩu nhưng các con đều đi học xa nhà, chồng chị Hương cũng đi làm ăn xa, chỉ có mình chị ở nhà vừa lo việc đồng áng lại vừa tranh thủ đánh bắt thêm tôm cá về bán. Các con của chị đều ngoan ngoãn, học giỏi, cả hai cháu đều chuẩn bị đi du học nên dù cuộc sống khó khăn chị vẫn cảm thấy hạnh phúc.

Ở Bắc Kạn có một xóm 4 không- không đường, không điện, không mạng, không trường, đến khổ!- Ảnh 7.

Thu nhập của người dân xóm Đầu Đẳng (thôn Bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Kiều Hải

Tiềm năng phát triển du lịch

Bên cạnh những khó khăn kể trên, xóm Đầu Đẳng có nhiều lợi thế về phát triển du lịch như nằm cạnh dòng sông Năng với không khí trong lành, mát mẻ. Ngoài ra, nơi đây còn có thác Đầu Đẳng được hình thành từ dòng sông Năng, hòa với phong cảnh rừng nguyên sinh Vườn Quốc gia Ba Bể, rất thích hợp cho phát triển du lịch trải nghiệm.

Ở Bắc Kạn có một xóm 4 không- không đường, không điện, không mạng, không trường, đến khổ!- Ảnh 8.

Thác Đầu Đẳng hùng vĩ nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể có nhiều lợi thế cho phát triển du lịch. Ảnh: Kiều Hải

Thác nước đổ từ trên cao xuống, va chạm vào đá, tạo nên tiếng ầm ầm vang rất xa. Dù đứng cách vài kilomet nhưng vẫn có thể nghe rất rõ âm thanh ấn tượng này. Chính vì sức hút trên mà thác Đầu Đẳng đã trở thành điểm đến du lịch thu hút nhiều du khách.

Tận dụng những lợi thế đó, người dân trong khu vực đã phát triển dịch vụ kinh doanh, buôn bán một số mặt hàng như đồ ăn, đồ uống, các sản phẩm từ đánh bắt thủy sản như tôm, cá, các sản phẩm từ tự nhiên của bà con trong vùng như mật ong, thuốc nam… để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Ở Bắc Kạn có một xóm 4 không- không đường, không điện, không mạng, không trường, đến khổ!- Ảnh 9.

Tận dụng lợi thế về du lịch các hộ dân ở xóm Đầu Đẳng đã phát triển dịch vụ kinh doanh, buôn bán một số mặt hàng như đồ ăn, đồ uống, các sản phẩm từ đánh bắt thủy sản của bà con trong vùng. Ảnh: Kiều Hải

Anh Nông Văn Thấm cho biết, những năm trước người dân còn phát triển các dịch vụ như ăn uống và lưu trú của du khách khi đến tham quan, trải nghiệm tại đây. Những ngày cao điểm, có khoảng 200 lượt khách đến trải nghiệm/ngày. Tuy nhiên do cơ sở vật chất còn thiếu thốn, điện không có nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu trú và thu hút du khách đến với nơi đây. Năm nay, lượng khách đến khu vực này giảm rõ rệt, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của người dân.

Trước những khó khăn đó, bà con mong muốn nhận được sự quan tâm hỗ trợ để đầu tư xây dựng đường giao thông, đưa điện lưới về với khu vực. Từ đó, giúp người dân thuận lợi phát triển sản xuất và giao thương hàng hóa, tạo đà thúc đẩy phát triển du lịch, tăng thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Ông Nguyễn Văn Đông – Chủ tịch UBND xã Nam Mẫu cho biết, do nhiều thôn bản trên địa bàn xã (trong đó có xóm Đầu Đẳng, thôn Bản Cám) có địa hình phức tạp, dân cư sống rải rác nên việc kéo điện lưới quốc gia về các khu vực này gặp nhiều khó khăn. 

Bên cạnh đó, do các thôn (trong đó có xóm Đầu Đẳng, thôn Bản Cám) nằm tách biệt hoàn toàn với xung quanh nên việc đầu tư xây dựng đường giao thông rất khó thực hiện và đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. 

Năm 2022 sau khi có đề xuất của xã, bên điện lực Ba Bể cũng đã phối hợp với xã về khảo sát tại khu vực xóm Đầu Đẳng nhưng do chi phí lớn nên địa phương phải chờ nguồn kinh phí từ trên cấp về mới triển khai thực hiện được.

Theo ông Đông, hiện đã đăng ký nhu cầu vốn đầu tư theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn I (2021 – 2025), trong đó có nhu cầu đầu tư mạng lưới điện cũng như xây dựng, cải tạo các công trình giao thông nông thôn ở những thôn vùng cao. Tuy nhiên, do nguồn vốn lớn nên phải chờ đến giai đoạn sau mới có thể triển khai thực hiện được. 





Nguồn: https://danviet.vn/o-bac-kan-co-mot-xom-4-khong-khong-duong-khong-dien-khong-mang-khong-truong-den-kho-20240710191500553.htm

Cùng chủ đề

Phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng vừa họp bàn công tác phối hợp quản lý, khai thác phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan.Theo dự thảo quy chế phối hợp, hai bên sẽ phối hợp trong các lĩnh vực: Thanh tra, kiểm tra, xử...

Tìm giải pháp liên kết phát triển du lịch và điện ảnh

Ngày 10/9, Báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Văn hóa tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới".

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước

Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI ới chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Chăm trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh...

Tổ chức cuộc thi ảnh trực tuyến “Trải nghiệm và khoảnh khắc du lịch Huế”

Cuộc thi ảnh du lịch trực tuyến với chủ đề "Trải nghiệm và khoảnh khắc du lịch Huế" năm 2024 được tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Huế. Tăng cường truyền...

Hà Giang – Điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu châu Á

Đây là hạng mục quan trọng trong hệ thống các giải thưởng của WTA, tập trung đánh giá các tiêu chí liên quan như bảo tồn văn hóa và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái tự nhiên. Sự kiện này cũng là sự ghi nhận những nỗ lực của tỉnh Hà Giang trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, cảnh quan thiên nhiên để phát...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Áp thấp nhiệt đới sắp vào biển Đông thành bão số 4 có điều kiện hình thành giống bão YAGI

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định ban đầu về áp thấp nhiệt đới gần biển Đông, có khả năng cao vào biển Đông, thành bão số 4 và những vấn...

Cá sặc rằn, cá đồng xưa chạy hàng đàn rẻ như cho, nay nuôi ở Bình Dương, bán 65.000 đồng/kg

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thức, ngụ ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), một người nuôi cá sặc rằn cho thu nhập tốt hiện nay ở Phú Giáo.Ông Phùng Văn Thức cho biết, thời gian qua gia...

Trồng cây quế to bự lấy vỏ bán có mùi thơm, cay như ớt, nông dân Quảng Nam lãi gần 1 tỷ/ha

Quế đã trở thành cây lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân tại nhiều địa phương thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, với diện tích đất tự nhiên hơn 45.000ha cộng với...

Nhiều trường đại học không tổ chức, không nhận hoa ngày khai giảng, chuyển hàng tỷ đồng đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, TS Trần Đình Lý, hiệu phó Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cho hay: "Theo kế hoạch sáng 17/9 trường sẽ tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025. Lễ Khai giảng là một sự kiện quan trọng, có...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Bài đọc nhiều

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Ở một nơi của Quảng Trị, dân trồng cây an xoa tốt um trên đồi, hễ cắt là bán giá hời, cả làng vui

Vừa được mùa, lại được các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao nên nông dân hết sức phấn khởi.Những ngày này, nhiều hộ gia đình trồng cây an xoa trên địa bàn huyện...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

dồn sức sản xuất cây vụ Đông, không để ruộng đồng bỏ hoang

Tích cực khắc phục sau thiên tai Trong cơn bão số 3, huyện Phúc Thọ không ghi nhận thương vong về người và thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng khá lớn. Thống kê của Phòng Kinh tế huyện cho thấy, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã khiến hơn 1.000ha lúa bị ngập, gãy, đổ, trong đó có 145ha bị ngập sâu. Gần 300ha rau màu...

Một tàu cá Quảng Ngãi dùng máy dò hiện đại bắt trúng luồng cá nục suông khổng lồ, thu gần 3 tỷ

Ngày 15/9, trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Lê Anh Tuấn, một ngư dân xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Tôi đang ở trên một tàu cá Quảng Ngãi có công suất 800CV, 7 ngày lênh đênh trên biển,...

Cùng chuyên mục

Áp thấp nhiệt đới sắp vào biển Đông thành bão số 4 có điều kiện hình thành giống bão YAGI

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định ban đầu về áp thấp nhiệt đới gần biển Đông, có khả năng cao vào biển Đông, thành bão số 4 và những vấn...

Cá sặc rằn, cá đồng xưa chạy hàng đàn rẻ như cho, nay nuôi ở Bình Dương, bán 65.000 đồng/kg

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thức, ngụ ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), một người nuôi cá sặc rằn cho thu nhập tốt hiện nay ở Phú Giáo.Ông Phùng Văn Thức cho biết, thời gian qua gia...

Trồng cây quế to bự lấy vỏ bán có mùi thơm, cay như ớt, nông dân Quảng Nam lãi gần 1 tỷ/ha

Quế đã trở thành cây lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân tại nhiều địa phương thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, với diện tích đất tự nhiên hơn 45.000ha cộng với...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

Mới nhất

Sập giàn giáo tại dự án cầu chui cao tốc Tuyên Quang

Theo thông tin ban đầu, khi đang đổ bê tông mặt cầu chui, giàn giáo đỡ sắt thép bất ngờ bị sập khiến một công nhân bị thương nặng. Nạn nhân là anh T.V.T (SN 1988, trú huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Ngay sau khi tai nạn xảy ra, anh T được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện...

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO - Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường...

Mới nhất