Trang chủKinh tếNông nghiệpỞ Bắc Giang, trồng lúa thân thiện với môi trường là trồng...

Ở Bắc Giang, trồng lúa thân thiện với môi trường là trồng kiểu gì mà có tới 70.000 người tham gia?


Hiệu quả mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường

Tham dự Hội nghị tổng kết của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, chúng tôi biết đến Tổ nhóm nông dân Tuyên truyền vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam với 60 thành viên tự nguyện tham gia sinh hoạt trong tổ nhóm. 

Đây là một trong số những tổ nhóm ở Bắc Giang tham gia dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 3. 

Dự án đã hỗ trợ kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường cho nông dân; nâng cao nhận thức của nông dân, người tiêu dùng và các bên liên quan về lợi ích của phương pháp canh tác lúa, quảng bá sản phẩm lúa canh tác thân thiện với môi trường.

Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang nhân rộng mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường - Ảnh 1.

Các đại biểu tham quan mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường tại thôn Râm, xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Ông Dương Quang Huy – Tổ trưởng tổ nhóm cho biết: Trong thời gian triển khai thực hiện dự án chúng tôi đã được Ban quản lý dự án và các cấp Hội, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn 3 biện pháp kỹ thuật áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường.

Thực hiện quy chế sinh hoạt tổ nhóm, chúng tôi đã duy trì sinh hoạt tổ nhóm được trên 10 buổi với số lượng hơn 600 lượt người tham gia. Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang tổ chức 6 lớp tập huấn kỹ thuật, trong đó 2 lớp tập huấn về kỹ thuật tưới nước ướt khô xen kẽ cho hơn 150 lượt nông dân tham gia; tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch cho hơn 180 lượt thành viên tham gia, tuyên truyền về tác hại của việc đốt rơm rạ, phế phụ phẩm nông nghiệp đối với đất canh tác và môi trường; tổ chức 2 lớp tập huấn cho hơn 160 lượt nông dân tham gia được hướng dẫn kỹ thuật bón phấn đúng cách, hạn chế sử dụng phân bón hóa học.

Đến thời điểm vụ Mùa năm 2024, thông qua các buổi sinh hoạt tuyên truyền và các buổi tập huấn Tổ nhóm canh tác lúa thân thiện với môi trường thôn Bảo Lộc 1 chúng tôi đã tuyên truyền, vận động được 260/290 hộ nông dân trồng lúa áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường vào sản xuất lúa tại địa phương, đạt 89,6%, (tăng 245 hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật so với trước khi thực hiện dự án), trong đó có 123 hộ đã áp dụng đồng bộ cả 3 biện pháp kỹ thuật 60 hộ áp dụng 2 biện pháp và 40 hộ áp dụng 1 biện pháp.

Về diện tích áp dụng các biện pháp kỹ thuật được nhân rộng năm sau cao hơn năm trước. Vụ mùa năm 2024 toàn thôn có 53/60ha lúa được áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường, đạt 91,6%, (tăng 51,5 ha so với trước khi thiển khai thực hiện dự án); trong đó áp dụng 1 biện pháp kỹ thuật là 18ha; áp dụng 2 biện pháp là 5ha; áp dụng cả 3 biện pháp là 30ha.

Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang nhân rộng mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường - Ảnh 2.

Đại diện nhà tài trợ, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang tham quan khu trưng bày các sản phẩm được sản xuất, chế biến từ lúa canh tác theo phương pháp thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, Tổ nhóm nông dân còn được các cấp Hội còn tổ chức tuyên truyền các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường bằng hình thức sân khấu hoá như: “Hội thi tìm hiểu kiến thức kỹ thuật về canh tác lúa thân thiện với môi trường” qua các vòng thi từ xã đến huyện, tỉnh; tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; được hỗ trợ một phần vật tư (thóc giống, phân bón vi sinh, chế phẩm vi sinh sử lý rơm, rạ) từ nguồn ngân sách cho bà con áp dụng nhân rộng mô hình trồng Lúa thuần chất lượng J02 với tổng diện tích 30ha.

Giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, nông dân Bắc Giang phấn khởi

Tại xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, ông Nguyễn Hữu Thọ- Chủ tịch Hội Nông dân xã phấn khởi cho biết: Từ những kết quả tích cực đạt được của vụ xuân năm 2023, vụ mùa năm 2024 này, xã Tự Lạn là một trong 18 xã trên địa bàn 8 huyện tiếp tục thực hiện mô hình “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam”.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Tự Lạn cho biết: Phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường chú trọng vào các kỹ thuật canh tác mới, hiệu quả. Theo đó, các hộ tham mô hình thực hiện nghiêm túc các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường như cấy mạ non 2-2,5 lá; cấy thưa, cấy ít rảnh và áp dụng đồng thời 03 kỹ thuật: sử dụng hợp lý phân bón (sử dụng 20kg phân bón vi sinh thay thế 50% phân bón NPK); xử dụng rơm rạ đúng cách (100% các hộ tham gia mô hình xử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ làm phân bón; không đốt rơm rạ sau thu hoạch); tưới nước cho lúa theo nhu cầu phát triển của cây lúa (ướt, khô xen kẽ).

“Như kết quả của vụ Xuân năm vừa rồi, các hộ đã thu hoạch xong, năng suất bình quân đạt 280 kg thóc tươi/sào cao hơn lúa KD18 là 40 kg/sào, với giá bán ký kết hợp đồng với công ty là 6.500 đồng/kg, doanh thu/sào thóc tươi đạt 1,7- 2,1 triệu đồng”- ông Thọ cho biết.

Mô hình sử dụng giống J02 trong canh tác lúa thân thiện với môi trường đã giúp cho nông dân có một vụ mùa bội thu và đặc biệt, giúp nông dân xã Tự Lạn từng bước thay đổi nhận thức và hành vi trong canh tác lúa thân thiện với môi trường.

Để mô tiếp tục được nhân rộng, Chủ tịch Hội Nông dân xã đề nghị các cấp chính quyền, Hội Nông dân có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa về giống, phân bón, kỹ thuật mới cho các hộ tham gia mô hình và mở rộng các mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh. Làm tốt công tác đào tạo, tuyên truyền, cử các chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ nông dân từng bước làm thay đổi hành vi trong nhận thức từ đó thay đổi phương pháp canh tác lúa truyền thống sang canh tác lúa thân thiện với môi trường.

Theo báo cáo tổng kết của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, từ hơn 2,5 ha ban đầu, Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 3” đã thu hút trên 70.000 nông dân chuyển từ canh tác lúa truyền thống sang canh tác lúa thân thiện với môi trường với tổng diện tích trên 7.100 ha.

Qua đánh giá, diện tích lúa áp dụng kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường với diện tích lúa ruộng truyền thống cho thấy bộ rễ phát triển mạnh hơn; cấy lúa khoẻ hơn; cứng cây; khả năng chống lại sâu bệnh tốt hơn; khả năng đẻ nhánh khoẻ; tỉ lệ hạt chắc trên bông và số bông hữu hiệu trên khóm tăng; giúp năng suất cao hơn từ 20 – 30%.

Việc chuyển sang canh tác lúa thân thiện với môi trường giúp chi phí canh tác giảm. Cụ thể: giảm lượng giống (từ 1,5 – 2kg/sào xuống còn 0,7 – 1kg/sào), giảm lượng phân hóa học 20 – 30%; giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 50%, giảm lượng nước (30%).

Bên cạnh hiệu quả có được từ cắt giảm chi phí, năng suất lúa canh tác thân thiện với môi trường tăng từ 7 – 8 tạ/ha, giúp tăng hiệu quả kinh tế 9 – 10 triệu đồng/ha.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang Lã Văn Đoàn khẳng định, dự án đã góp phần tác động tích cực lên nhiều mặt: Kinh tế, xã hội, môi trường. “Nông dân Bắc Giang rất phấn khởi, đây là nền tảng cơ bản nhất để Hội Nông dân Bắc Giang triển khai nhân rộng mô hình” – ông Đoàn nói.

Thời gian tới, các cấp Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang tiếp tục phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng các kỹ thuật trong canh tác lúa thân thiện với môi trường. Hiện Hội Nông dân tỉnh đang trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, giai đoạn 2025-2030.





Nguồn: https://danviet.vn/o-bac-giang-trong-lua-than-thien-voi-moi-truong-la-trong-kieu-gi-ma-co-toi-70000-nguoi-tham-gia-20240929171552959.htm

Cùng chủ đề

Lan toả câu chuyện sản phẩm OCOP hấp dẫn, nông dân Bắc Giang tăng giá trị nông sản

Với sự đồng hành của các cấp Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, nhiều nông dân, HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã phát huy, lan toả quảng bá những giá trị đặc trưng của sản phẩm OCOP đến với cộng đồng, thị trường. Tự hào trái dứa Hương Sơn, phát huy lợi thế địa phương HTX dứa sạch Hương Sơn ở thôn Kép 11, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là 1 trong 63 HTX tiêu...

Sản phẩm OCOP có thương hiệu, nông dân một huyện ở Bắc Giang bán cả nghìn tấn ổi hết nhanh vèo vèo

Sản phẩm Ổi Tân Yên được công nhận OCOP 4 sao, việc kinh doanh của HTX nông nghiệp Quyên Phong, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên , tỉnh Bắc Giang được nâng lên và đạt giá trị hiệu quả kinh tế rõ rệt. Lan toả những sản phẩm OCOP tiêu biểu của nông dân Tân Yên Sản phẩm OCOP "Ổi Tân Yên" là một trong những sản phẩm tiêu biểu của nông dân huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Bà...

Huyện ủy Ý Yên có tân Bí thư

Chiều 29/11, Huyện ủy Ý Yên công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định về công tác cán bộ. Theo các quyết định được công bố, ông Đinh Đức Tuyến, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện...

Xây dựng giai cấp nông dân Thủ đô nghĩ lớn, làm lớn

Theo Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh, cần xây dựng một giai cấp nông dân Hà Nội mang bản sắc riêng, thể hiện tầm vóc Thủ đô. ...

Hội Nông dân tỉnh Bình Phước tạo điều kiện cho hơn 30.000 hộ nông dân được vay vốn.

Ngày 21/11/2024, trong buổi làm việc với đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, đại diện lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Bình Phước đã cho biết, hơn 30.000 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được Hội Nông dân tỉnh giúp đỡ, tạo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Mưu sinh trong cái lạnh tê tái tại một ngôi chợ đầu mối ở Hà Nội

Giữa trời lạnh tê tái, người lao động tại chợ cá Yên Sở (quận Hoàng Mai) vẫn phải ngâm mình trong nước lạnh, tay trần bắt cá, khiêng đá lạnh để mưu sinh. Họ kiên cường bám trụ, vượt qua khó khăn để cung cấp hải sản cho người dân. ...

Đào khai thác titan ở một xã ven biển TT-Huế vô tình đụng trúng tháp Chăm cổ xưa xác lập kỷ lục

Với những giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt, Tháp Phú Diên, xã xã Phú Diên, huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã được xác lập kỷ lục là “Tháp Chăm cổ bằng gạch chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên...

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Phụ huynh vui mừng, nhà trường đồng thuận

TPHCM vừa đề xuất hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên GDTX hệ THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Cùng chuyên mục

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Đào khai thác titan ở một xã ven biển TT-Huế vô tình đụng trúng tháp Chăm cổ xưa xác lập kỷ lục

Với những giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt, Tháp Phú Diên, xã xã Phú Diên, huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã được xác lập kỷ lục là “Tháp Chăm cổ bằng gạch chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên...

Nguồn vốn chính sách giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Tại tỉnh Đắk Nông, những năm qua với “trợ lực” là nguồn vốn chính sách đã tiếp sức cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ có nguồn vốn này mà hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển sinh kế, ổn định sản xuất để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền...

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Mới nhất

Vì sao chủ tịch công ty bất động sản An Gia mua 1,5 triệu cổ phiếu AGG?

(NLĐO)- Mới đây, Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) công bố báo cáo tiến độ sử dụng vốn...

THACO đồng hành cùng Festival Hoa Đà Lạt lần 10 năm 2024

Ngày 5/12, tại Quảng trường Lâm Viên...

“Hổ mang chúa” SU-30MK2 bắn 96 quả đạn nhiễu rực sáng bầu trời Hà Nội

(Dân trí) - Tiêm kích SU-30MK2 của không quân Việt Nam thả 96 quả đạn nhiễu rực sáng bầu trời sân bay Gia Lâm trong lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Sáng 19/12, chuyến bay của tiêm kích SU-30MK2 cất cánh từ sân bay Kép (Bắc Giang) làm nhiệm vụ trinh sát khí tượng,...

Hoàn thiện quy định trong thiết kế công trình, nghiệm thu dự án

Những định hướng mới Trưởng phòng Nghiên cứu chiến lược và Cơ chế quản lý kinh tế ngành, Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng), thạc sĩ Vũ Quyết Thắng chia sẻ, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý...

Ngắm thành phố qua metro số 1

(Dân trí) - Từ khung cửa sổ tàu metro số 1, hành khách có thể thư thả ngắm nhìn thành phố mà không cần chen chúc giữa hàng nghìn chiếc xe trên đường về nhà sau một ngày đi học, đi làm hay cả khi đi chơi. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/ngam-thanh-pho-qua-metro-so-1-20241217153228496.htm

Mới nhất