Trang chủKinh tếNông nghiệpỞ An Giang, nước sông Hậu đang đỏ phù san chảy ồ...

Ở An Giang, nước sông Hậu đang đỏ phù san chảy ồ ạt từ Campuchia sang, dân bắt cá linh non


Dân An Giang có câu “Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ”. Đó là tháng bảy âm lịch, thời điểm nước tràn đồng trên miệt đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Mùa đánh bắt cá của bà con khởi phát, kéo dài suốt mấy tháng cho đến khi nước giựt.

Tôi đến khu vực đầu nguồn sông Hậu thuộc xã Khánh Bình, Nhơn Hội (huyện An Phú, tỉnh An Giang) khi dòng nước cuộn đỏ phù sa vẫn ồ ạt chảy từ Campuchia sang. 

Trên cánh đồng ven biên, nước ngập gần tới ngực. Dân làm nghề hạ bạc từ mấy ngày trước đã tranh thủ đặt các luồng dớn chằng chịt nhằm đón đợt cá linh đầu mùa. Cách nhau vài mươi mét có một luồng dớn, như “thiên la địa võng” không để cho cá thoát thân. Mặc dù vậy, nhiều chủ dớn vẫn than cá chạy rất ít, không bằng các năm trước.

Ông Út Thành (ngụ ấp Bắc Đai, xã Nhơn Hội) vừa nhổ hơn 200m đăng dớn để dời luồng, vừa tâm sự, mấy năm trước, đầu mùa nước như thế này, mỗi ngày ông đổ được hơn 100kg cá linh, bán cho thương lái được 1 – 2 triệu đồng.

Vậy mà mấy ngày rồi, dớn ông chỉ thu hoạch chừng 20kg cá, đem bán lẻ tại chợ được khoảng 3.000 – 400.000 đồng là cùng. Lượng cá năm nay ít vì sụt giảm nguồn thủy sản nói chung trên lưu vực sông Mekong, cũng có thể do nước chưa về nhiều. Ông hy vọng, vài hôm nữa nước ngập đồng sâu hơn, các luồng dớn của ông sẽ trúng cá.

Cách chỗ ông Út Thành không xa, vợ chồng anh Long đang soạn lại mớ lưới cước, mấy cây đài. Quê anh ở xã Bình Chánh (huyện Châu Phú), nhưng năm nào họ cũng lên miệt trên này làm nghề cá. Anh cất cái trại nhỏ trên bờ kinh, mỗi ngày chạy ghe đi đặt dớn từ sáng sớm đến tối, chỉ ban đêm mới về nghỉ ngơi.

Anh chỉ chiếc ghe đang đậu gần cái trại vừa cất tạm, nói mọi năm vào mùa cá thì đổ 1 ngày là khẳm ghe, cỡ 1 – 2 tấn cá là chuyện thường. Mà không phải chỉ mình anh, hàng trăm hộ làm nghề cá ở đầu nguồn này đều trúng như vậy. Anh nhẩm tính, trừ mọi chi phí, sau mùa cá, gia đình anh rủng rỉnh vài chục triệu đồng.

Ở An Giang, nước sông Hậu đang đỏ phù san chảy ồ ạt từ Campuchia sang, dân bắt cá linh non- Ảnh 1.

Trên cánh đồng ven biên đầu nguồn sông Hậu (huyện An Phú, tỉnh An Giang), nước ngập gần tới ngực. Dân làm nghề hạ bạc từ mấy ngày trước đã tranh thủ đặt các luồng dớn chằng chịt nhằm đón đợt cá linh non đầu mùa. 

Nói xong, anh hướng ánh nhìn ra phía cánh đồng phía xa xa. Tôi đưa mắt theo anh, thấy thấp thoáng những chiếc xuồng câu lưới đang ngược xuôi tìm luồng cá đồng. Con nước vẫn đang cuồn cuộn đổ vào đất Việt nơi thượng nguồn. Trong khoảnh khắc ngắm nhìn đồng nước mênh mông, lòng tôi bỗng dâng lên niềm xúc động trước vẻ đẹp lãng mạn và yên bình nơi đây.

Có điều, với những người làm nghề đánh bắt cá như ông Út Thành hay anh Long, có lẽ họ chẳng bận tâm mấy đến cái đẹp hào nhoáng của cảnh vật. Cái mà họ thấp thỏm mong chờ từng ngày, là cá sẽ về nhiều hơn, sớm lấy lại vốn liếng.

Có thể nói, điều đọng lại trong mỗi người khi đến miệt thượng nguồn mùa này chính là tinh thần lạc quan, sự hào sảng của bà con, dù mùa cá vẫn chưa về theo con nước. Như ông Thành, anh Long mà tôi vừa kể, dù có than phiền cá mắm còn ít quá, nhưng trong thẳm sâu họ luôn lạc quan rằng nhất định vài hôm nữa tình hình sẽ khác, họ sẽ trúng “khẳm ghe” mấy hồi.

Chị Thà (ấp Tắc Trúc, xã Nhơn Hội) đi thăm lưới cả buổi về chỉ được chừng 3kg cá rô đồng, mà chị cũng cười thật tươi. 

Chị nói đầu mùa thì giăng đủ ăn cũng được rồi, nước bêu hơn chút nữa chắc chắn cá sẽ dính nhiều. Thế nào chị cũng đem lưới về nhà treo lên cho cả xóm tới gỡ cá tiếp giống như năm ngoái, chớ một mình gỡ ngoài đồng ba bữa chưa xong. Rồi chị lại cười, cái cười hiền như con nước quê hương.

Chiều hôm đó, tôi ghé nhà anh Đồng Văn Lít, bên bờ bao Bắc Đai. Nói là nhà, chứ thực ra nó chỉ bằng cái trại nhỏ, lợp lá, lót vạt tre, phía dưới có mấy thùng phuy nổi trên mặt nước. Mọi người gọi vui là “nhà Sơn Tinh”, bởi nước dâng cao tới đâu, nhà sẽ nổi lên tới đó.

Anh vừa vót cần để cắm câu cá lóc, vừa bảo: “Mấy đêm rày, tôi nghe tiếng cá lóc đớp mồi dọc bờ bao. Vót xong trăm câu này, đem cắm chắc sẽ dính nhiều lắm. Cắm câu là việc phụ, chỉ làm chơi cho vui thôi.

Việc chính của tôi là trông giữ khoảng đồng trũng rộng 3ha, để cá mắm theo mùa nước nổi vào đó ở tự nhiên, đến gần Tết tôi mới tát đem bán. Năm rồi, tôi tát được 15 tấn cá các loại, trừ chi phí nhân công còn lời 40 triệu đồng”.

Sở dĩ anh phải cất trại coi chừng là vì sợ người ta vào đánh bắt trong khu vực đồng nhà, khiến cá đồng không dám ở lại. Suốt mấy tháng giữ “đồng cá” đôi khi cũng buồn chán, nên anh Lít đi cắm câu, đặt lọp, giăng lưới xung quanh đó. Chỉ là “làm chơi” thôi nhưng cá mắm ăn đâu có hết, anh đem ra chợ bán mỗi ngày cũng được vài trăm ngàn đồng.

Cơm chiều xong, tôi đi theo anh Lít cắm hết 100 cây cần câu mồi nhái dọc các bờ mẫu, bờ kinh nước vừa chụp lên. Móc mồi đến lưỡi câu cuối cùng thì mặt trời cũng vừa khuất bóng, màn đêm phủ dần trên cánh đồng biên trầm mặc.

Tiếng côn trùng vang lên, xen lẫn với tiếng ếch nhái, tiếng cá đớp mồi lao xao mặt nước. Ánh trăng thượng tuần chiếu lờ mờ hàng cây gần đó, nơi mấy đàn chim cò vừa mới đáp xuống sau ngày dài bay lượn kiếm mồi.

Ở An Giang, nước sông Hậu đang đỏ phù san chảy ồ ạt từ Campuchia sang, dân bắt cá linh non- Ảnh 2.

Anh Lít tìm thảm cỏ chỉ dày trên bờ kinh, bảo tôi cùng ngồi xuống, đợi lát nữa thăm câu một đợt trước khi trở về trại ngủ. Tôi nằm luôn trên vạt cỏ, nhắm mắt lắng nghe thanh âm vạn vật. Tôi kể, 20 năm trước, nước lên tôi đều bơi xuồng lên miệt này nhấp ếch.

Hồi đó, ếch nhiều lắm, mấy anh em tôi đi nhấp một chuyến 10 ngày có thể sắm được cả chỉ vàng. Bây giờ, nhiều cánh đồng bao đê, cá ếch giảm đi đáng kể, nên dân quê tôi bán xuồng ghe gần hết rồi. Mỗi người tìm công việc khác mưu sinh, chớ bám sông nước thì bấp bênh quá.

Tôi bỏ nghề câu lưới, nhấp ếch lâu rồi, nhưng nằm trên cánh đồng biên tự nhiên hồi ức lại sống dậy rõ mồn một. Tôi chìm vào giấc ngủ lúc nào không biết, thấy mình như đang nằm trên chiếc xuồng có che tấm cà rèm, miên man giữa trập trùng sóng nước.

Đến khi trăng lặn, anh mới gọi tôi dậy, theo anh đi thăm câu. Đúng như dự đoán của anh, cá lóc dính câu khá nhiều. Thăm hết trăm câu là cái rọng tôi quảy thấy hơi nặng, chắc cũng cỡ 10kg cá.

Có mấy cần dính ếch, nhưng anh gỡ ra rồi thả đi, bảo là còn hơi nhỏ, để lớn hơn mới bắt. Chúng tôi trở về trại, rọng cá vô cái túi lớn làm bằng lưới cước, sau đó tắm rửa xong thì đi ngủ. Cũng như lúc trên bờ kinh, tôi ngủ một giấc ngon lành vì gió đồng mát rượi.

Khi thức dậy, tôi bắt gặp hình ảnh mặt trời rực lên một mảng màu hồng khổng lồ in bóng xuống cánh đồng nước bao la. Xa xa là bóng anh Lít đang nhổ câu. Có lẽ lúc nãy anh thấy tôi còn ngủ mê quá nên không gọi dậy đi cùng.

Tôi cũng không ra chỗ anh, mà đứng ngắm nhìn chuyển động đầu tiên của ngày mới. Ghe câu lưới, ghe đổ dớn chạy nườm nượp về phía chợ. Tôi nhìn thấy ghe của ông Út Thành, của vợ chồng anh Long và cả ghe của chị Thà nữa.

Nhổ câu xong, chúng tôi đem cá ra chợ bán. Dù đầu mùa nước cá chưa nhiều, trong đó có cá linh non, nhưng chợ vẫn họp vô cùng sôi động. Những người dân quần áo còn ướt sũng vì trầm lâu trong nước, đem thau cá, rọng cá lên bán cho thương lái. Nụ cười hào sảng lại nở trên môi, trước khi họ trở lại cánh đồng với niềm mong mỏi hôm sau cá đồng, trong đó có cá linh non sẽ nhiều hơn.

Tôi tạm biệt anh Lít và bà con để trở về thành phố. Trước khi quay đi, anh Lít dặn tôi tháng sau lên nữa. Khi ấy, nước trên đồng ngập sâu chừng 2,5m, cá mắm nhiều vô số kể, chớ không phải ít như lúc này. Tôi bắt tay anh Lít thật chặt, hứa nhất định sẽ trở lên đúng thời điểm.

Tôi muốn được sống lại hồi ức về mùa nước nổi miền Tây, nơi tôi đã ngụp lặn suốt tuổi thơ tươi đẹp. Nhưng điều tôi mong muốn nhiều hơn là thấy bà con miệt đầu nguồn này được mùa cá bội thu. Khi ấy, chắc hẳn nụ cười của mọi người sẽ đẹp hơn bao giờ hết. Tôi tin là như vậy.





Nguồn: https://danviet.vn/o-an-giang-nuoc-song-hau-dang-do-phu-san-chay-o-at-tu-campuchia-sang-dan-bat-ca-linh-non-20240819235833594.htm

Cùng chủ đề

Mùa nước đổ, đầu nguồn sông Hậu ở An Giang dân nuôi dày đặc thứ cá gì, toàn con to bự?

Qua cầu Cồn Tiên quẹo trái chạy theo Đường tỉnh 957, nhìn xuống dòng sông Châu Đốc nước đỏ ngầu phù sa. Mùa nước đổ, đàn cá tra được tắm mát bởi dòng phù sa mát lành và lớn nhanh. Gặp ông Vân (64 tuổi, ngụ thị...

Cá linh non xuất hiện dày ở mùa nước nổi Đồng Tháp, giá con sản vật mùa lũ 200.000 đồng/kg

Hiện nay, sản vật cá linh non mùa nước nổi đang được bày bán nhiều ở các chợ trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nên giá bán cá linh non đã giảm “nhiệt”.Vớt cá linh non bán cho khách hàng tại một chợ...

Cá linh non, sản vật mùa nước nổi miền Tây đã về, nước lũ tràn đồng vùng đầu nguồn An Giang

Lũ vừa về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, báo hiệu mùa lũ năm nay nước dồi dào hơn. Như vậy, sau nhiều năm chỉ được đón lũ nhỏ, người dân miền Tây đang chờ một mùa nước nổi...

Mực nước đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ, sản vật mùa nước nổi bắt đầu về chợ

Nguồn: https://tuoitre.vn/muc-nuoc-dau-nguon-dbscl-tang-nhe-san-vat-mua-nuoc-noi-bat-dau-ve-cho-20240810142956273.htm

Cá cóc, loại cá đặc sản tên xấu xí, ăn ngon, nông dân An Giang nuôi thành công, bán 150.000 đồng/kg

Nhơn Hội là vùng đất biên giới còn nhiều khó khăn, nhưng với lợi thế sông nước, nông dân nơi đây đã mạnh dạn phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên sông, mang lại sinh kế ổn định. Ông Trần Văn Thiệu (ngụ ấp Bắc Đai, nuôi cá cóc trong bè trên sông hơn 10 năm) cho biết: “Cá cóc là loại cá có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc so...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Ở một nơi của Quảng Trị, dân trồng cây an xoa tốt um trên đồi, hễ cắt là bán giá hời, cả làng vui

Vừa được mùa, lại được các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao nên nông dân hết sức phấn khởi.Những ngày này, nhiều hộ gia đình trồng cây an xoa trên địa bàn huyện...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

dồn sức sản xuất cây vụ Đông, không để ruộng đồng bỏ hoang

Tích cực khắc phục sau thiên tai Trong cơn bão số 3, huyện Phúc Thọ không ghi nhận thương vong về người và thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng khá lớn. Thống kê của Phòng Kinh tế huyện cho thấy, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã khiến hơn 1.000ha lúa bị ngập, gãy, đổ, trong đó có 145ha bị ngập sâu. Gần 300ha rau màu...

Một tàu cá Quảng Ngãi dùng máy dò hiện đại bắt trúng luồng cá nục suông khổng lồ, thu gần 3 tỷ

Ngày 15/9, trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Lê Anh Tuấn, một ngư dân xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Tôi đang ở trên một tàu cá Quảng Ngãi có công suất 800CV, 7 ngày lênh đênh trên biển,...

Cùng chuyên mục

Áp thấp nhiệt đới sắp vào biển Đông thành bão số 4 có điều kiện hình thành giống bão YAGI

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định ban đầu về áp thấp nhiệt đới gần biển Đông, có khả năng cao vào biển Đông, thành bão số 4 và những vấn...

Cá sặc rằn, cá đồng xưa chạy hàng đàn rẻ như cho, nay nuôi ở Bình Dương, bán 65.000 đồng/kg

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thức, ngụ ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), một người nuôi cá sặc rằn cho thu nhập tốt hiện nay ở Phú Giáo.Ông Phùng Văn Thức cho biết, thời gian qua gia...

Trồng cây quế to bự lấy vỏ bán có mùi thơm, cay như ớt, nông dân Quảng Nam lãi gần 1 tỷ/ha

Quế đã trở thành cây lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân tại nhiều địa phương thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, với diện tích đất tự nhiên hơn 45.000ha cộng với...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

Mới nhất

iOS 18 chính thức được phát hành cho iPhone

Dù Apple Intelligence vẫn chưa xuất hiện cùng iOS 18, hệ điều hành vẫn chứa nhiều tính năng thú vị. Bản cập nhật iOS 18 được Apple phát hành lúc 0h ngày 17/9 (giờ Việt Nam), tương thích với iPhone SE 2, iPhone SE 3 và iPhone XR trở lên. Bốn mẫu iPhone 16 – iPhone 16, 16...

Hơn 300 doanh nghiệp tham gia giao thương, hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thể thao

Cầu nối thương mại cho doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thể thao Vietnam Sport Show: Kết nối kinh doanh cho doanh nghiệp thể thao Triển lãm Quốc tế Thể thao và Giải trí ngoài trời Việt Nam (Vietnam Sport Show 2024) quy...

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa...

Mới nhất