Trang chủNewsThế giớiNút thắt chiến lược cho tân Tổng thống Mỹ

Nút thắt chiến lược cho tân Tổng thống Mỹ

Kết quả của cuộc đua vào Nhà Trắng như thế nào sẽ tác động mạnh đến khu vực Trung Đông, trong đó có xung đột giữa Israel và Palestine.

Kết quả của cuộc chạy đua vào Nhà Trắng không chỉ tác động mạnh mẽ đến khu vực Trung Đông. (Nguồn: Hoover Institution)
Kết quả của cuộc đua vào Nhà Trắng sẽ tác động mạnh mẽ đến khu vực Trung Đông. (Nguồn: Hoover Institution)

Đó là nhận định trong báo cáo mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) – viện nghiên cứu chính sách độc lập có trụ sở tại Washington DC về tương lai của quan hệ Mỹ-Trung Đông sau cuộc chạy đua nắm giữ chiếc ghế quyền lực bậc nhất thế giới vào ngày 5/11 tới.

Bài toán chưa có lời giải

Theo CSIS, Tân Tổng thống Mỹ, dù là bà Kamala Harris hay ông Donald Trump chiến thắng, cũng sẽ phải đối mặt với làn sóng mạnh mẽ kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột. Các quốc gia Trung Đông đã quen với việc trở thành tâm điểm trong các chiến lược của Mỹ, một số thậm chí còn xem đó như quyền lợi cho đất nước mình.

Sau khi giao tranh ở Dải Gaza bùng nổ cách đây hơn một năm, các chính sách ngoại giao mạnh mẽ của Mỹ đã tạm thời làm dịu đi những chỉ trích về việc Washington đang rời bỏ khu vực này. Tuy nhiên, các quốc gia Trung Đông vẫn phải đối mặt với sự bất ổn chính trị khi cuộc bầu cử Tổng thống tới đây sẽ làm thay đổi hướng đi của chính sách đối ngoại.

Sau khi giao tranh ở Gaza bùng nổ cách đây một năm, các chính sách ngoại giao mạnh mẽ của Mỹ đã tạm thời làm dịu những chỉ trích về việc Washington đang rời bỏ khu vực này. (Nguồn: Responsible Statecraft)
Sau khi cuộc xung đột ở Dải Gaza bùng nổ cách đây hơn một năm, sự can dự của Mỹ đã tạm thời làm dịu những chỉ trích về việc Washington đang rời bỏ khu vực này. (Nguồn: Responsible Statecraft)

Bên cạnh đó, hai ứng viên Tổng thống có sự khác biệt sâu sắc về thế giới quan, vậy nên chính sách Trung Đông cũng sẽ khác biệt, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan tới Iran, cuộc xung đột tại Dải Gaza và quan hệ của Mỹ với các nước vùng Vịnh – những quốc gia đang tìm cách thúc đẩy an ninh và quyền tự chủ. Trên thực tế, con đường mà Washington sẽ đi bắt đầu từ tháng 1/2025 vẫn là một ẩn số.

CSIS cho rằng chính quyền mới sẽ cần phải thiết lập cách tiếp cận với Iran trong những tuần đầu tiên của nhiệm kỳ. Kể từ khi Mỹ từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran vào năm 2018, chính sách của Tehran đã trở nên thách thức hơn trên nhiều khía cạnh.

Bên cạnh đó, tham vọng hạt nhân của Iran vẫn gia tăng; các lực lượng được cho là có sự hậu thuẫn của Tehran bao gồm Hamas, Houthi ở Yemen, Hezbollah ở Lebanon cùng một số nhóm chiến binh ở Iraq đã tăng cường hoạt động nhằm chống lại các đồng minh và lợi ích của Washington trong khu vực.

Những người thân cận với chính quyền ông Trump trước đây hy vọng sẽ được phục vụ trong nhiệm kỳ thứ hai của vị cựu Tổng thống, đồng thời cho rằng Iran là nút thắt chính cho mọi thách thức ở Trung Đông của Mỹ. Nhiều người ủng hộ mạnh mẽ việc thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Iran, phản ứng với các hành động của lực lượng ủy nhiệm và sẵn sàng sử dụng vũ lực chống lại Tehran cùng các lợi ích của nước này trong khu vực.

Tuy nhiên, theo CSIS, những người chỉ trích cách tiếp cận này lại cho rằng chính sách của ông Trump làm tan rã một liên minh quốc tế đang nỗ lực định hình hành vi của Iran, từ đó giải phóng Tehran khỏi các ràng buộc hạt nhân, khiến nước này trở nên nguy hiểm hơn nhiều so với trước đây.

Những người thân cận với chính quyền ông Trump trước đây hy vọng sẽ được phục vụ trong nhiệm kỳ thứ hai của cựu Tổng thống, đồng thời cho rằng Iran là “nút thắt” chính cho mọi thách thức ở Trung Đông của Mỹ. (Nguồn: CNN)
Những người thân cận với chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump cho rằng Iran là nút thắt chính cho mọi thách thức ở Trung Đông của nước Mỹ. (Nguồn: CNN)

Mặc dù tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã tuyên bố ý định hoà hoãn với phương Tây nhưng chính quyền Mỹ tiếp theo sẽ chỉ có rất ít lựa chọn khả quan. Vẫn chưa rõ liệu ông Pezeshkian có đủ khả năng thay đổi hướng đi chính sách của Iran trong vấn đề hạt nhân và các nhóm ủy nhiệm khu vực hay không. Các nhóm vũ trang liên kết với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo khẳng định, Mỹ cùng các đồng minh quyết tâm lật đổ nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Ngoài ra, ngay cả những người Iran ủng hộ sự hợp tác với phương Tây cũng sẽ nhìn nhận các đề xuất từ Washington với cái nhìn ngờ vực hơn. Người dân Iran không hài lòng khi chưa nhận được những lợi ích đã hứa hẹn từ thỏa thuận hạt nhân dưới thời Tổng thống Obama. Tehran cũng nhận ra, bất cứ tân Tổng thống Mỹ nào đều có thể rút khỏi thỏa thuận, như chính quyền ông Trump đã làm vào năm 2018. CSIS nhấn mạnh, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các cường quốc cũng khiến việc khôi phục một liên minh quốc tế nhằm kiềm chế Iran phổ biến hạt nhân trở nên khó khăn hơn nhiều.

Thử lửa chiến lược

Báo cáo của CSIS chỉ rõ, trong những năm qua, Iran đã không còn ưu tiên xây dựng quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ, thay vào đó tập trung giảm căng thẳng với các nước vùng Vịnh và tăng cường hợp tác với các quốc gia châu Á. Hơn nữa, kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra, Nga và Iran ngày càng đồng điệu về mặt chiến lược.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, trong khi triển vọng khu vực của Iran đang dần tươi sáng, tình hình trong nước dường như không quá khả quan. Nền kinh tế suy yếu, thế hệ trẻ ngày càng bất mãn cộng với việc lãnh tụ tối cao đã 85 tuổi mà không có người kế vị rõ ràng, dẫn đến một tương lai mờ mịt cho Iran, bất kể chính sách của Mỹ ra sao.

Cuộc xung đột ở Gaza vẫn luôn căng thẳng, con đường đi đến hòa giải ngày càng khó đoán định. Trong khi chính phủ Israel tiếp tục phản đối lệnh ngừng bắn với Hamas chừng nào lực lượng này “chưa bị tiêu diệt”. Trong khi đó, các nước Arab kiên quyết chỉ tham gia vào tiến trình hòa giải khi nhà nước Palestine được thành lập. Thế nhưng, hầu hết người Do Thái Israel lại cho rằng không thể tồn tại một nhà nước Palestine, bởi lo ngại sẽ dẫn đến một chính phủ có ý định tiêu diệt Israel.

Mặc dù Tổng thống đương nhiệm Biden có ảnh hưởng nhất định đến chính sách của Israel, nhưng phải chịu nhiều áp lực từ nhiều phía. (Nguồn: Middle East Policy Council)
Mặc dù Tổng thống đương nhiệm Joe Biden có ảnh hưởng nhất định đến chính sách của Israel, nhưng phải chịu nhiều áp lực từ nhiều phía. (Nguồn: Middle East Policy Council)

Theo CSIS, kể từ sau sự kiện ngày 7/10/2023, Tổng thống Joe Biden luôn đón tiếp nồng nhiệt Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhằm tác động đến quyết định của Israel, nhưng dường như chưa mang lại hiệu quả. Ông Netanyahu đã nhiều lần từ chối lời đề nghị của ông Biden, cả về mặt chính trị và chiến lược. Mặc dù Tổng thống đương nhiệm Biden có ảnh hưởng nhất định đến chính sách của Israel, nhưng phải chịu nhiều áp lực từ hai phía: Một số người chỉ trích ông Biden vì ủng hộ chiến dịch của Israel dẫn đến hàng chục ngàn người thương vong, trong khi những người khác đổ lỗi vì Mỹ đã kiềm chế một đồng minh đang chiến đấu chống khủng bố.

Nhiều người cho rằng Thủ tướng Netanyahu đang chờ đợi thời cơ và hy vọng nhiệm kỳ Tổng thống mới của ông Donald Trump sẽ bớt gây áp lực lên Israel trong việc nhượng bộ cho khát vọng dân tộc của Palestine. Tuy nhiên, đây sẽ là một canh bạc đầy rủi ro cho ông Netanyahu nếu chỉ dựa vào ông Trump để kéo dài cuộc xung đột, bởi trước đây cựu Tổng thống Mỹ đã từng căng thẳng với ông.

Trong khi đó, chính quyền bà Kamala Harris có thể sẽ kế thừa và đi theo đường lối chính sách chung của ông Biden, cho dù có thể sẽ không ủng hộ Israel mạnh mẽ như vị Tổng thống đương nhiệm đang làm.

Chính quyền do Phó Tổng thống Harris lãnh đạo sẽ phản ánh sự phân cực ở Đảng Dân chủ trong vấn đề xung đột Gaza. (Nguồn: AFP)
Chính quyền do Phó Tổng thống Kamala Harris lãnh đạo sẽ phản ánh sự phân cực ở Đảng Dân chủ trong vấn đề xung đột Dải Gaza. (Nguồn: AFP)

CSIS khẳng định, chính quyền do Phó Tổng thống Harris lãnh đạo sẽ phản ánh sự phân cực trong Đảng Dân chủ. Nhiều cử tri thuộc các nhóm thiểu số đồng cảm với người Palestine, hầu hết các cử tri trẻ không xem Israel là một kẻ yếu thế. Mặc dù chính quyền của bà Harris sẽ khó thay đổi hướng đi trong chính sách của Mỹ, nhưng giọng điệu sẽ nhẹ nhàng hơn. Giờ đây, vấn đề cốt lõi giữa Washington và khu vực Trung Đông chính là: Kết cục của cuộc chạy đua này mang tính sống còn với cả hai phe Israel và Palestine. Tổng thống mới của Mỹ sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực yêu cầu chấm dứt cuộc xung đột, nhưng tình hình giao tranh dường như không thể khả quan.

Bên cạnh đó, các quốc gia vùng Vịnh đã gắn bó mật thiết với Mỹ trong nửa thế kỷ qua, kể từ khi Anh rút lui sau hơn một thế kỷ thống trị khu vực. Trong thế giới vận hành nhờ dầu mỏ, các quốc gia này là đồng minh quan trọng của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh và là khách hàng tiêu thụ hàng tỷ USD thiết bị quân sự mỗi năm. Trong khi đang tích cực thúc đẩy đa dạng hóa kinh tế và chuyển đổi năng lượng, các quốc gia này cũng tìm kiếm sự bảo đảm an ninh từ Washington song song với việc tự chủ chiến lược. Vì vậy, CSIS cho rằng, những nước vùng Vịnh không hề cảm thấy mâu thuẫn khi vừa theo đuổi các thỏa thuận phòng thủ chung với Mỹ, vừa tăng cường quan hệ công nghệ, quốc phòng, kinh tế với Trung Quốc và Nga.

Khúc quanh quan hệ

CSIS nhấn mạnh, đối với Mỹ, với chiến lược phòng thủ ngày càng xoay quanh sự cạnh tranh của các nước lớn. Washington xem mình là người tạo ra và bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc. Mỹ đã đầu tư hàng nghìn tỷ USD vào an ninh năng lượng, mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất năng lượng vùng Vịnh cũng như người tiêu dùng toàn cầu. Tuy nhiên, đối với các quốc gia vùng Vịnh vốn nghi ngờ về sự cam kết của Mỹ, cần phải giữ quan hệ chặt chẽ với tất cả các bên.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (thứ 2, trái) và các Ngoại trưởng Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) chụp ảnh chung tại cuộc họp ở Riyadh, Saudi Arabia, ngày 7/6/2023. (Nguồn: AFP)
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (thứ 2 bên trái) và các Ngoại trưởng Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) tại cuộc họp ở Riyadh, Saudi Arabia, ngày 7/6/2023. (Nguồn: AFP)

Cụ thể, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã giúp đàm phán trao đổi tù nhân Nga và Ukraine, Qatar trung gian giữa Mỹ với Taliban và Hamas. Tuy nhiên, Washington đã đưa ra cảnh báo khi thấy Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự ở UAE, Nga rót vốn vào Dubai và Saudi Arabia mở cửa đón đầu tư của Bắc Kinh vào lĩnh vực chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và thiết bị giám sát.

Theo CSIS, mặc dù Các quốc gia vùng Vịnh không phải là “con bài” cốt cán trong chiến lược khu vực của Mỹ, nhưng Washington cần tìm cách thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ, thu hút những nước này vào các nỗ lực về Iran và Gaza. Cựu Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích sự can thiệp quân sự của Mỹ ở Trung Đông và kêu gọi Washington “thống trị về năng lượng”. Động thái này có khả năng làm suy yếu nỗ lực của các quốc gia vùng Vịnh trong việc điều tiết thị trường. Ngoài ra, các quốc gia này cũng ngày càng thận trọng hơn với những hành động quân sự chống lại Iran của Mỹ, lo sợ phải hứng chịu sự trả đũa từ Tehran.

Như nhiều quốc gia khác, các chính phủ Trung Đông từ lâu đã quen với việc Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến an ninh nước mình, nhưng lại không có quyền tác động đến người nắm giữ chiếc ghế quyền lực. Đặc biệt, tại Trung Đông, các đời Tổng thống Mỹ thường không được ưa chuộng. Hơn hết, tất cả các lãnh đạo Trung Đông đều tin rằng họ sẽ tồn tại lâu hơn bất cứ ai chiến thắng cuộc đua tháng 11 của nước Mỹ. Ngoài ra, báo cáo từ CSIS chỉ rõ, công chúng Mỹ cũng ngày càng hoài nghi về sự can dự của Washington vào Trung Đông. Bất kể kết quả bầu cử ra sao, các quyết định khó khăn sẽ luôn chờ đợi tân Tổng thống và chính phủ các nước trong khu vực nhiều dầu mỏ này.

Dù ai trở thành chủ nhân mới của Nhà Trắng, quan hệ Mỹ-Anh sẽ vẫn là một trụ cột vững chắc trong chính sách đối ngoại của cả hai nước. (Nguồn: ABC)
Bất kể kết quả bầu cử ra sao, các quyết định khó khăn sẽ luôn chờ đợi tân Tổng thống Mỹ và chính phủ các nước Trung Đông. (Nguồn: ABC)

Tựu trung, Trung Đông sẽ tiếp tục là một bài toán phức tạp đối với bất kỳ chính quyền nào của Mỹ trong thời gian tới. Bối cảnh khu vực ngày càng đa dạng, các mối quan hệ phức tạp giữa những quốc gia vùng Vịnh, sự hiện diện của các cường quốc như Trung Quốc và Nga, đang đặt ra thách thức lớn cho các chính sách về an ninh của Mỹ. Đối với các nhà lãnh đạo Trung Đông, với tư duy dài hạn và sự kiên định trước những biến động chính trị tại Washington, duy trì quyền tự chủ và củng cố vị thế khu vực là ưu tiên quan trọng.

Ngoài ra, chính quyền tân Tổng thống sẽ đối mặt với nhiều quyết định khó khăn khi phải cân nhắc giữa sự gắn bó truyền thống với đồng minh Trung Đông và sự thay đổi không ngừng của môi trường quốc tế. Bất kể là ai đắc cử trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, bài toán về an ninh, ảnh hưởng và hợp tác ở Trung Đông vẫn sẽ là phép thử cho bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược của Washington trong một thế giới ngày càng phân cực.





Nguồn: https://baoquocte.vn/quan-he-voi-trung-dong-nut-that-chien-luoc-cho-tan-tong-thong-my-292558.html

Cùng chủ đề

Đại cử tri bỏ phiếu xác nhận ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Hôm 17.12, đại cử tri ở 50 tiểu bang đã họp để xác nhận kết quả bầu cử tại từng bang, theo đó ông Donald Trump đủ phiếu để thành Tổng thống Mỹ kế tiếp khi thắng Phó tổng thống Kamala Harris với...

Ông Trump gọi cho các thượng nghị sĩ Cộng hòa để sớm triển khai chính sách

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến ưu tiên thông qua các dự luật về an ninh biên giới, năng lượng và cắt giảm thuế, khi chuẩn bị sẵn vấn đề này với phe Cộng hòa tại thượng viện. ...

Ông Trump ăn tối với tỉ phú Mark Zuckerberg

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 27.11 dùng bữa tối với CEO Meta Mark Zuckerberg tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở tiểu bang Florida (Mỹ) để thảo luận về 'chính quyền tương lai'. ...

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Ngày 25/11, đảng Dân chủ Mỹ thông báo sẽ bầu lãnh đạo mới vào đầu tháng 2/2025. Đây được xem là điểm khởi đầu quan trọng sau thất bại của tổ chức này trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.

Hai vụ án hình sự đối với ông Trump chính thức bị bãi bỏ

Hai vụ án hình sự liên quan Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã bị bãi bỏ theo đề nghị của công tố viên đặc biệt Jack Smith. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Syria ban bố lệnh giới nghiêm ở thành phố Homs, 14 quan chức chính phủ lâm thời thiệt mạng do bị phục kích

Một vụ phục kích đẫm máu vừa xảy ra tại tỉnh Tartus, miền Tây Bắc Syria, khiến 14 quan chức thuộc Bộ Nội vụ lâm thời thiệt mạng và 10 người khác bị thương.

Yên Bái phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền

Ngày 25/12, Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Yên Bái phối hợp với Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

“Sợi dây ràng buộc” hé lộ lý do Thủ tướng Hungary Orban chọn hướng tiến gần hơn về phía Nga?

Hợp tác kinh tế Hungary-Nga vẫn đang tiến triển bất chấp xung đột quân sự ở Ukraine sắp tròn 3 năm và EU vẫn chưa thỏa mãn với những lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow.

Giá neo cao, người trồng trúng đậm, hồ tiêu xuất khẩu lập kỷ lục 7 năm

Giá tiêu hôm nay 26/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.

Giá vàng giảm gần 100 USD trong 2 tuần, trong nước trầm lắng vào cao điểm cuối năm, nên có thêm Bitcoin trong rổ...

Giá vàng hôm nay 26/12/2024: Giá vàng thế giới bật tăng khi nhà đầu tư tranh thủ mua vào đợi nhịp phục hồi. Trong nước, cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều ít biến động, giao dịch trầm lắng trong những ngày cao điểm cuối năm. Điều gì đang xảy ra trên thị trường, chuyên gia nói gì về đầu tư trong năm 2025?

Bài đọc nhiều

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Ông Trump kiện chính phủ Mỹ về việc thanh lý vật liệu xây tường biên giới

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kiến nghị tòa án can thiệp việc chính phủ nước này đã bán các vật liệu xây dựng bức tường biên giới với Mexico vốn không sử dụng đến. ...

Thổ Nhĩ Kỳ gửi thông điệp cứng rắn tới chính quyền Syria mới lẫn Mỹ

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố Ankara sẽ làm 'bất cứ điều gì cần thiết' để đảm bảo an ninh của nước này nếu chính quyền Syria mới không thể giải quyết mối quan ngại về nhóm người Kurd mà...

Đại sứ Anh tại Mỹ mới được bổ nhiệm từng “vạ miệng” với ông Trump

Chính trị gia kỳ cựu Công đảng Anh Peter Mandelson, người vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ Anh tại Mỹ, gặp phản ứng vì từng có những nhận xét không hay về Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Syria ban bố lệnh giới nghiêm ở thành phố Homs, 14 quan chức chính phủ lâm thời thiệt mạng do bị phục kích

Một vụ phục kích đẫm máu vừa xảy ra tại tỉnh Tartus, miền Tây Bắc Syria, khiến 14 quan chức thuộc Bộ Nội vụ lâm thời thiệt mạng và 10 người khác bị thương.

Nga tấn công Ukraine ồ ạt trong ngày Giáng sinh?

Không quân Ukraine cáo buộc Nga đã phóng hơn 180 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) vào Ukraine trong ngày Giáng Sinh 25.12. ...

Nga dùng Bitcoin để đối phó lệnh cấm vận của phương Tây

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov ngày 25.12 thông báo các công ty Nga đã bắt đầu sử dụng Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác trong thanh toán quốc tế. ...

Ngoại trưởng Nhật nêu ‘quan ngại nghiêm trọng’ về hoạt động quân sự của Trung Quốc

Ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi ngày 25.12 đã nêu 'mối quan ngại nghiêm trọng' về việc Trung Quốc tăng cường quân sự, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản. ...

Mới nhất

Xuân Son cười tươi rói, tự tin ‘xé lưới’ Singapore

Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son rất tự tin trước trận tuyển Việt Nam đấu với Singapore, bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024 (AFF Cup). Tối 25/12, tuyển Việt Nam có buổi tập làm quen sân Jalan Besar, chuẩn bị cho trận đấu với Singapore tại bán kết lượt đi ASEAN Cup. Đây là buổi tập duy nhất của...

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- đại danh y, nhà văn hóa xuất sắc

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được biết đến không chỉ là một đại danh y nổi tiếng trong lịch sử y học Việt Nam mà còn là một nhà tư tưởng lớn và một danh nhân văn hóa thế giới. Những di sản mà ông để lại là nền tảng quan trọng để phát triển y...

Khơi thông luồng lạch, tạo đà phát triển cảng biển Hải Phòng

Luồng hàng hải Hải Phòng đoạn kênh Hà Nam là tuyến luồng huyết mạch giữ vai trò quan trọng của cửa ngõ giao thương miền Bắc. ...

Báo Hàn Quốc giải mã lý do Việt Nam hút khách du lịch

(CLO) Các tờ báo Hàn Quốc như Yonhap, Hankyung, Korea Herald đã đưa ra những lí do khiến du lịch Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến yêu thích đối...

Mới nhất

Lợi ích đi kèm rủi ro