Trang chủKinh tếNông nghiệpNuôi sò huyết ví như con đặc sản đại bổ, ở Cà...

Nuôi sò huyết ví như con đặc sản đại bổ, ở Cà Mau vừa cho sò huyết đẻ thành công ra con giống


Dự án “Thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau” nhằm đáp ứng nhu cầu con giống trong sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh.

Ðây là dự án khoa học, công nghệ với mục tiêu xây dựng quy trình kỹ thuật sinh sản, ương sò huyết giống đầu tiên tại tỉnh Cà Mau, góp phần ứng dụng khoa học vào sản xuất thực tiễn.

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi thuỷ sản lớn nhất cả nước, với khoảng 305.000 ha, chiếm gần 30% diện tích nuôi thuỷ sản cả nước và chiếm khoảng 40% vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Thời gian qua, mô hình nuôi sò huyết kết hợp với nuôi tôm tại các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn, Ðầm Dơi, Phú Tân phát triển mạnh; ngoài mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm, còn có loại hình ương nuôi sò huyết trên biển và trên sông.

Ông Hàn Thanh Phong, Phó trưởng phòng Quản lý tài nguyên thiên nhiên Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Thư ký dự án, cho biết: “Cà Mau có hơn 305.000 ha nuôi thuỷ sản, trong đó có gần 90% nuôi tôm quảng canh, phần diện tích này thích hợp cho việc nuôi kết hợp các đối tượng khác như sò huyết. 

Ðồng thời, Cà Mau có rất nhiều bãi bồi có cát pha bùn, thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của sò huyết. Diện tích rừng ven biển của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau 26.600 ha, là tiềm năng rất lớn cho việc nuôi sò huyết”.

Mô hình nuôi sò huyết xen canh trong thời gian qua đã chứng minh được tính hiệu quả, diện tích nuôi ngày càng được mở rộng trên địa bàn tỉnh. 

Cụ thể, năm 2018, Sở KH&CN tỉnh Cà Mau có quyết định công nhận kết quả thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình nuôi sò huyết kết hợp trong vuông tôm”. 

Tuy nhiên, một trong những khó khăn, vướng mắc trong phát triển mô hình nuôi sò huyết là không chủ động được con giống tại địa phương, con giống để nuôi hiện nay chủ yếu từ tỉnh khác chuyển đến, môi trường không phù hợp nên khi thả nuôi bị hao hụt nhiều.

Anh Phan Văn Dự, thành viên, kỹ sư chính của dự án, thông tin: “Con sò huyết giống của các tỉnh Bến Tre, Quảng Bình… khi chuyển về Cà Mau thì tỷ lệ sống chỉ đạt 50%. Qua thời gian thử nghiệm, chọn lựa giống sò huyết bố mẹ tại Cà Mau, cho sinh trưởng thì tỷ lệ giống khi thả nuôi đạt trên 80%. Ðây là vấn đề đáng phấn khởi, nhận được quan tâm của người nuôi”.

Ông Phong chia sẻ: “Khi triển khai thực hiện mô hình, các thành viên đã đi thực tế và tham quan rất nhiều mô hình ương sò huyết giống ở Cần Giờ, kỹ thuật nghiên cứu nâng cao tỷ lệ sống của giống sò huyết nhân tạo tại tỉnh Bến Tre, sau đó mới bắt tay vào thực hiện.

img

Kiểm tra ấu trùng trong nước trong ao lót bạt của dự án nuôi sò huyết sinh sản và ương sò huyết giống ở tỉnh Cà Mau.

Dự án được triển khai từ tháng 2/2023, đến thời điểm hiện tại đã thành công việc thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất Cà Mau”.

“Ðể sò phát triển và giảm tối thiểu tỷ lệ hao hụt, các thành viên trong dự án lựa chọn giống bố mẹ tại tỉnh. Có nghĩa là, sẽ thu mua lại lượng sò đến lứa thu hoạch của các hộ nuôi. 

Sò huyết bố mẹ có khả năng ương trứng giai đoạn từ 7-10 tháng tuổi. Ðể biết được sò có ương trứng hay không thì mình bắt đầu tách sò. Trên cùng diện tích, chỉ cần tách khoảng vài chục con thì đánh giá được tỷ lệ ương trứng của cả diện tích. 

Sau khi thu mua về sẽ lựa chọn con sò huyết giống bố mẹ khoẻ mạnh, bắt đầu cho sinh sản. Ðể có chất lượng cao thì sò huyết bố mẹ chỉ cho sinh sản một lần, sau đó bán sò huyết thịt, có như vậy chất lượng sò giống mới đạt chuẩn theo yêu cầu”, anh Dự cho biết thêm.

Ðây là lần đầu tiên Cà Mau thực hiện thành công “Sinh sản và ương sò huyết giống”. Dự án này mang ý nghĩa lớn hướng đến tăng cường công tác ứng dụng khoa học, công nghệ vào thực tiễn sản xuất, giúp người nuôi chủ động về con sò huyết giống.

Dự án đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nuôi thương phẩm sò huyết, nhằm đa dạng hoá đối tượng nuôi, khai thác tối ưu tiềm năng, lợi thế điều kiện tự nhiên của tỉnh, mở ra hướng phát triển nghề nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vùng ven biển.

Thành công của dự án góp phần cung cấp nguồn giống sò huyết ổn định, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh. Ðặc biệt là hướng đến mở rộng thị trường xuất khẩu, vì hiện nay nhu cầu xuất khẩu sò huyết ngày càng cao, bởi sò huyết có giá trị dinh dưỡng, đang được tiêu thụ rộng trong và ngoài nước.

Các mô hình nuôi sò đang ngày càng được phát triển nên nhu cầu nguồn sò giống phục vụ nuôi thương phẩm ngày càng cao. Vì vậy, thành công của dự án góp phần cung cấp nguồn sò giống phục vụ người nuôi.

“Sau khi dự án thành công thì tài liệu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo sò huyết có thể chuyển giao cho các địa phương. Sử dụng nguồn sò bố mẹ được thu gom từ tự nhiên trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chủ động nguồn sò giống cả về chất lượng và số lượng. 

Sò huyết giống được sản xuất trong tỉnh phục vụ các hộ nuôi, rút ngắn được thời gian vận chuyển, cùng với sự tương đồng về yếu tố môi trường góp phần tăng chất lượng con giống và tăng tỷ lệ thành công cho vụ nuôi”, ông Hàn Thanh Phong, Phó trưởng phòng Quản lý tài nguyên thiên nhiên Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chia sẻ.

Dự án có 2 đợt sản xuất, với quy mô 5 ao/đợt, thể tích 500 m3, với tổng diện tích 2.500 m3; mục tiêu mỗi đợt đạt từ 150 triệu con sò huyết giống trở lên. 

Ðến thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thành 1 đợt, kết quả vượt so với kế hoạch đề ra: 245 triệu con sò huyết giống (mục tiêu dự án ≥ 150 triệu con giống/đợt), vượt 95 triệu con so với mục tiêu đề ra; với kích cỡ khoảng 7 triệu con/kg (mục tiêu dự án là khoảng 10 triệu con/kg), tăng 30% so với kích cỡ sò giống đề ra. 

Dự án đang theo dõi, thu thập, phân tích các số liệu để xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật, phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau và đang tiếp tục đợt sản xuất thứ hai.





Nguồn: https://danviet.vn/nuoi-so-huyet-vi-nhu-con-dac-san-dai-bo-o-ca-mau-vua-cho-so-huyet-de-thanh-cong-ra-con-giong-20240815080429406.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Nghiên cứu làm tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ tới Cà Mau

Nội dung trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) diễn ra sáng nay.Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm tại Đồng bằng Sông Cửu Long, bao gồm: Dự án chống sạt lở, xâm nhập mặn; Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp; Xây dựng Trung...

Một Cà Mau bứt phá, vươn mình

Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ tạo ra những động lực mới để tỉnh vươn lên phát triển nhanh, mạnh, đột phá và bền vững trong tương lai.

Cà Mau thu hút đầu tư vào các dự án đột phá

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 459 dự án đầu tư đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 146.700,5 tỷ đồng. Tỉnh đặt mục tiêu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; thu hút đầu tư vào các dự án đột phá…

Dân miệt thứ trồng keo lai, chủ rừng có tiền tỉ như chơi

Gần đây người dân thuộc tiểu khu 34, xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang liên tục đề nghị cho họ trồng cây keo lai thay thế cây tràm đang rớt giá. Vì sao người dân ở xứ miệt thứ thích trồng cây keo lai? ...

Độc đáo cách dùng tre, lưới chế tạo ra những loại dụng cụ bắt cá “bách phát, bách trúng” ở Cà Mau

Ở xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau hiện có nhiều lão nông gắn bó cuộc đời mình với nghề làm lọp, lờ mấy chục năm qua, họ sống với quyết tâm giữ gìn, phát huy nghề truyền thống của ông cha để lại. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quy trách nhiệm hiệu trưởng

Trước việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo "chui" lớp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Bộ GDĐT khẳng định hiệu trưởng trường này có trách nhiệm liên quan. ...

Nghệ nhân ở Đà Lạt chăm vườn toàn “lão đào”, chưa Tết khách đã chốt 300 gốc, thu nhập hàng trăm triệu đồng

Ông Bùi Văn Sang (phường 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đang chăm sóc vườn đào khoảng 700 cây, riêng trong dịp xuân Ất Tỵ 2025, khách hàng đã đặt thuê 300 gốc với giá từ 3-10 triệu đồng/gốc. ...

Năm 1955, 5 hộ dân vào vùng đất dưới chân núi Mấu của Hải Dương khai hoang, nay đã thành xóm làng giàu có

Từ vùng đất khô cằn, hoang hóa, với sự cần cù, chịu khó của những người dân ngụ cư, khu Trại Trống (phường Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương) đã trở thành vùng đất màu mỡ. Qua hàng chục năm xây dựng, phát triển, diện mạo vùng đất này đã đổi...

Núi Sập ở An Giang cao 85m la liệt hòn đá hình thù kỳ dị, dân leo lên ví như vô chốn bồng lai

Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng... ...

Khắc phục sự cố sạt lở đường vành đai phía Tây thành phố

Mái taluy dương trên đường vành đai phía Tây Đà Nẵng bị mưa lớn cuốn theo đất đá tràn lấp một bên đường. BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng đã huy động máy móc, nhân lực khắc phục kịp thời sự cố sạt lở trên tuyến. ...

Bài đọc nhiều

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Biến đồi “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thánh trang trại tiền tỷ, trứng vịt to, tôm càng xanh to bự

Anh Lê Công Tuấn, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) đã biến vùng đồi khô cằn sỏi đá thành một trang trại trồng cam, bưởi, cây keo, nuôi vịt đẻ và nuôi tôm càng xanh to bự…đem lại doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm. ...

Liều nuôi cá đặc sản là chạch lấu, cá heo đuôi đỏ tại bể lót bạt ở Hậu Giang, bán 400.000 đồng/kg

Nuôi cá chạch kết hợp cá heo trong bể lót bạt cao su đang là mô hình triển vọng được UBND thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) quan tâm, bởi đây là mô hình nuôi cá đặc sản mới, có tiềm năng kinh tế cao. ...

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Nấm sò trắng, nấm bào ngư trồng thành công, treo la liệt, một nông dân Hà Tĩnh giàu hẳn lên

Gia đình bà Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã thành công với mô hình trồng nấm sò trắng, nấm sò xám thu nhập mỗi năm gần nửa tỷ đồng. ...

Cùng chuyên mục

Phát huy mọi nguồn lực đưa người dân thoát nghèo tại xã vùng 3 Krông Nô

Krông Nô( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là xã căn cứ cách mạng, thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng 3 đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 40 km, dọc theo quốc lộ 27. Toàn xã có 13 buôn, có 2.447 hộ với 9.675 khẩu, gồm có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 56% dân số, còn lại là các dân tộc khác. Phát...

Năm 1955, 5 hộ dân vào vùng đất dưới chân núi Mấu của Hải Dương khai hoang, nay đã thành xóm làng giàu có

Từ vùng đất khô cằn, hoang hóa, với sự cần cù, chịu khó của những người dân ngụ cư, khu Trại Trống (phường Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương) đã trở thành vùng đất màu mỡ. Qua hàng chục năm xây dựng, phát triển, diện mạo vùng đất này đã đổi...

Núi Sập ở An Giang cao 85m la liệt hòn đá hình thù kỳ dị, dân leo lên ví như vô chốn bồng lai

Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng... ...

Giúp người dân thoát nghèo là nhiệm vụ trọng tâm tại xã Yang Tao

Xã Yang Tao có 2.533 hộ với 10.158 khẩu, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 95,4%. Đến nay, theo kết quả rà soát của UBND xã Yang Tao, số hộ nghèo còn  580 hộ với 2,767 khẩu chiếm, 22,89 % tổng số hộ dân (giảm 4,41 % so với đầu năm 2024); đạt 100%  so với chỉ tiêu Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã giao đầu năm và đạt 100% so với chỉ tiêu Ủy...

Cần cơ chế hỗ trợ kỹ thuật công nghệ, vốn đầu tư mạnh mẽ để nông dân phát triển sản xuất

Gửi tâm tư đến Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) bày tỏ mong muốn các sở, ngành, địa phương và chính phủ có cơ chế hỗ trợ người nông dân ứng dụng mạnh...

Mới nhất

Công an Bình Dương ra quân cao điểm phòng chống tội phạm dịp Tết Ất Tỵ

Từ ngày 15/12/2024, Công an các đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh Bình Dương đồng loạt triển khai ra quân cao điểm phòng, chống tội phạm, bảo đảm ANTT trước, trong và sau Tết Ất Tỵ năm 2025. Sáng 15/12, Công an tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ ra quân cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội...

Chuỗi hoạt động chào mừng đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương

Ngày 7 /12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức Liên hoan Văn hóa - Thể thao chào mừng Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Bình Bương lần thứ IV năm 2024. Sự kiện là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số có dịp gặp gỡ, giao lưu...

Di dời tài sản tại dự án đất bị lấn chiếm rộng hơn 4.000m2 ở Hoàng Mai

TPO - Các lực lượng chức năng quận Hoàng Mai (thành phố Hà Nội) đã tiến hành di dời tài sản, quây tôn khu vực đất dự án bị lấn chiếm với diện tích hơn 4.000m2. 17/12/2024 | 10:39 ...

Tài xế ô tô đấm người túi bụi ở trung tâm TPHCM khai những gì?

Tài xế Quách Minh Nhựt khai rằng vì lo lắng với việc đưa con đi khám bệnh, trong khi đó lại bị người đi xe gắn máy nhắc nhở ngay cổng bệnh viện nên nóng giận, không kiểm soát được hành động. XEM CLIP: Cơ quan CSĐT Công an quận 1, TPHCM tối nay (16/12) cho biết đã làm rõ các...

Gạo biến động nhẹ, lúa tươi có xu hướng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, giá gạo biến động nhẹ, giá lúa tươi có xu hướng giảm. Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động ít với cả gạo và...

Mới nhất