Trang chủKinh tếNông nghiệpNuôi loại "cá tàu ngầm" trong ao ở Lâm Đồng, thấy nổi...

Nuôi loại “cá tàu ngầm” trong ao ở Lâm Đồng, thấy nổi lên toàn con to bự thế này đây


Ông Lê Văn Diệu – Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thuỷ sản nước ngọt miền Trung cho biết, từ tháng 3/2023, Trung tâm đã thực hiện Mô hình Nuôi cá tầm trong ao đất. Đây là dự án thực hiện với sự “đặt hàng” của huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng). 

Nuôi loại

Cá tầm Siberia phát triển tốt trong ao đất.

Ông Diệu chia sẻ, khác với những mô hình nuôi cá nước lạnh thường có ở Lâm Đồng như bể xi măng lót bạt, bể composite có sẵn hệ thống chảy từ nguồn suối hoặc các vùng nước hồ thủy điện sâu, mát, dòng chảy tự nhiên, Trung tâm đã quyết định thử nghiệm một mô hình khá đặc biệt.

Ông cho biết, không chỉ có những loại cá tầm đòi hỏi nước lạnh, khá nhiều loại cá tầm thích ứng được với nhiệt độ nước trung bình. Vì vậy, dự án quyết tâm thực hiện Mô hình Nuôi cá tầm trong ao đất, vận dụng ao nuôi truyền thống của những vùng không có nước chảy.

Dẫn khách đi thăm ao nuôi cá tầm, ông Lê Văn Diệu cho biết, ao nuôi chỉ là ao đất bình thường, không cần quá sâu, chỉ cần ở mức 1,5 m – 1,7m là đáp ứng được yêu cầu. Sau đó, bà con có thể làm lồng với chiều cao 1,3 m trở lên. Lồng được làm bằng khung sắt, ngăn khoang cá bằng lưới nhựa, phía dưới có lớp lưới dày lót đáy. 

Ông Diệu chia sẻ: “Lồng nuôi cá tầm trong ao đất không cần quá phức tạp, chủ yếu hiện tại chúng tôi đang sử dụng lồng nổi và lồng cố định. Đáy lồng chỉ cần cách đáy ao khoảng 30 cm là đủ môi trường cho cá sinh sống và phát triển. Đây là công nghệ đơn giản nhất, chỉ cần ao nuôi và lồng là đủ, không cần có thêm những công nghệ phụ trợ khác”.

Theo ông Lê Văn Diệu, từ tháng 3/2023, Trung tâm đã thả thử nghiệm cá tầm giống Siberia vào nuôi trong ao đất với mật độ từ 10 đến 13 con/m2, thấp hơn hình thức nuôi nước chảy truyền thống một chút. Mỗi con cá giống khoảng 50 gam, đến hiện tại đã có những con đạt 2 – 3 kg, tỷ lệ sống đạt 75 %, ngang với cá tầm nuôi tại các mô hình nước chảy. 

Có thể đánh giá, nuôi cá tầm trong ao đất đạt hiệu quả không kém so với các phương pháp nuôi cá tầm truyền thống khác của Lâm Đồng như nuôi cá tầm trong lòng hồ, nuôi cá tầm trong bể lót bạt… 

Hiện tại, bầy cá tầm nuôi trong ao đất đã có thể xuất bán, nhiều con đạt cân nặng vượt trội, mô hình được đánh giá thành công xuất sắc.

Ông Diệu cho biết, nuôi cá tầm trong lồng trong ao đất là công nghệ nuôi khá đơn giản, phù hợp với hầu hết các nông hộ ở hai vùng Đức Trọng và Lâm Hà. 

“Chúng tôi vận động nông dân, những nông hộ đã có sẵn ao đất trước đó đang nuôi các loại cá khác có thể đầu tư để chuyển sang nuôi cá tầm. Một ao rộng 1.500 m2, kể cả chi phí làm lồng lẫn chi phí giống cho 1.500 con chỉ khoảng 300 triệu đồng. Một năm có thể thu 2,5 tấn cá, doanh thu 500 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận có thể đạt tới 50 – 70%”.

Tuy nhiên, ông Lê Văn Diệu cũng đưa ra một vài khuyến cáo để nông dân tiếp cận với Mô hình Nuôi cá tầm trong ao đất. 

Thứ nhất, bà con cần giữ nguồn nước sạch và ổn định, không canh tác nhiều quanh ao, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật trôi xuống ao qua những trận mưa. 

Nuôi cá tầm trong ao đất cần chú ý tới lượng bùn, phải bố trí lồng cá gần hố thoát bùn, thường xuyên xả bùn theo kế hoạch để đảm bảo nước ao sạch. 

Và để đảm bảo, nông dân có thể thả cá với mật độ thưa hơn các mô hình nuôi cá tầm khác. Cá tầm Siberia Nga có thể chịu đựng được nhiệt độ nước lên tới 28°C, vì vậy, con cá tầm hoàn toàn có thể sinh sống được ở điều kiện tự nhiên trong ao đất.

Cũng do yêu cầu thời tiết, nông dân cần lấy nguồn giống uy tín, rõ ràng, cá khỏe, được bảo hành từ công ty. 

Ông Lê Văn Diệu cho hay, nhận thấy hiệu quả của Mô hình Nuôi cá tầm trong ao đất, với chi phí thấp và tỷ suất lợi nhuận cao, trung tâm đang tìm kiếm các nông hộ để chuyển giao kĩ thuật, nhằm đem lại một mô hình kinh tế hiệu quả cho người nông dân.

Vừa qua, Hội Nông dân huyện Đức Trọng đã tổ chức tham quan, tìm hiểu mô hình và định hướng chuyển giao cho nông dân. 

Đây là một mô hình khá hiệu quả, phù hợp với điều kiện ao nuôi có sẵn cũng như mức đầu tư vừa phải, phù hợp với người nông dân. Hy vọng trong tương lai gần, sẽ có những ao đất của nông dân nuôi cá tầm bên cạnh những trại cá tầm đầu tư lớn với quy mô rộng. Đây cũng là một hướng mở cho những nông hộ vùng Đức Trọng, Lâm Hà để phát triển kinh tế.  





Nguồn: https://danviet.vn/nuoi-loai-ca-tau-ngam-trong-ao-o-lam-dong-thay-noi-len-toan-con-to-bu-the-nay-day-2024061811482727.htm

Cùng chủ đề

Bỏ việc lương 40 triệu/háng, từ Sài Gòn về Đà Lạt chỉ để trồng cà chua, vườn đẹp như phim luôn

Từ bỏ mức lương 40 triệu đồng mỗi tháng tại TP. Hồ Chí Minh, anh Châu Ngọc Hải đã quyết định về TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) để trồng cà chua, bước đầu mang lại hiệu quả cao. ...

Hoa dã quỳ nở rộ, “nhuộm vàng” đẹp như tranh ở vùng ngoại ô Đà Lạt

(Dân trí) - Những ngày này, hoa dã quỳ trên các triền đồi ở vùng ngoại ô Đà Lạt, Lâm Đồng bung nở, "nhuộm vàng" cả một vùng rộng lớn làm người dân, du khách thích thú. Đầu tháng 11, các triền đồi ở xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng được nhuộm vàng bởi hoa dã quỳ. Những đồi hoa này cách thành phố Đà Lạt khoảng hơn 10km nên thu hút nhiều người dân, du khách tham...

Hàng trăm “cây tỷ đô” bật gốc, gãy đổ sau 30 phút mưa lớn tại một huyện của Lâm Đồng

Chỉ sau 30 phút mưa lớn kèm lốc xoáy, hơn 200 cây sầu riêng tại huyện Đạ Tẻh (tỉnh Lâm Đồng) đã bị bật gốc, gãy đổ, gây thiệt hại nặng nề. ...

Festival hoa Đà Lạt hướng tới quy mô quốc gia, quốc tế

(NLĐO)- Festival hoa Đà Lạt khẳng định đây là thành phố Festival hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO ...

Xuất hiện nhiều vị trí có nguy cơ sạt lở đất đá ở Đà Lạt

(Dân trí) - Cơ quan chức năng xác định 5 vị trí xuất hiện các vết nứt đất, sạt lở, ảnh hưởng trực tiếp đến 5 hộ dân. Ngày 4/11, lực lượng chức năng thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng tổ chức kiểm tra khu vực có nguy cơ sạt lở đất tại xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt.Tại đây, cơ quan chức năng ghi nhận 5 vị trí xuất hiện các vết nứt đất, sạt lở đất đá....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tọa đàm “Quy trình nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật”

Chiều nay (8/11), tại Hà Nội, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam và VIPA tổ chức chuỗi tọa đàm "Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật" nhằm cung cấp thông tin giúp nông dân hiểu rõ, sử dụng thuốc bảo vệ...

Cập nhật mới nhất về hướng di chuyển của bão số 7 Yinxing

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (08/11), vị trí tâm bão số 7 Yinxing ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. ...

Hội viên nông dân tiêu biểu vui mừng thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trước thềm Hội nghị toàn quốc biểu dương hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2019 - 2024, các đại biểu đã thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, nơi Bác Hồ đã sống và làm việc suốt 15 năm cuối...

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào khi những đóng góp của mình đã được Ban lãnh đạo Công ty CP...

Học sinh, sinh viên Hà Nội “đầu trần, phóng như bay” khi tham gia giao thông

Học sinh, sinh viên không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, kẹp ba khi đi xe máy điện, xe máy quá phân khối so với độ tuổi quy định... là những hình ảnh dễ bắt gặp trên các tuyến phố của Hà Nội. ...

Bài đọc nhiều

Trồng sắn dây trong bao xi măng ở Phú Yên, cả làng tò mò, đào củ sắn dây dễ như ăn kẹo, có tiền

Đến phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hò, tỉnh Phú Yên gặp chị Nguyễn Thị Nga là một trong những người đầu tiên ở địa phương trồng sắn dây trong bao xi măng với quy mô nửa sào đất (250 m²). Với 1m2 trồng 04 gốc, diện tích 250 m2 chị...

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

Ea Kar (Đắk Lắk): Hoạt động tín dụng chính sách tại các Điểm giao dịch xã phát huy hiệu quả

Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) phối hợp với chính quyền các địa phương, các hội đoàn thể triển khai hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch xã, thị trấn. Qua đó giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công...

Sơn La: Ngành chăn nuôi và thú y được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số

Được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số, hiện cơ bản các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản đã được Sơn La số hóa.Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã ra Diễn đàn Tỉnh trưởng Hành lang kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông năm 2024 lần thứ 8. Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do ông Trịnh Xuân Trường -...

Con số xuất khẩu nông sản kỷ lục chứng minh hiệu quả công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đã đạt 46,28 tỷ USD, chứng minh chất lượng nhiều loại nông sản của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường trên thế giới. Con số này cũng chứng tỏ công tác quản...

Cùng chuyên mục

Tọa đàm “Quy trình nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật”

Chiều nay (8/11), tại Hà Nội, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam và VIPA tổ chức chuỗi tọa đàm "Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật" nhằm cung cấp thông tin giúp nông dân hiểu rõ, sử dụng thuốc bảo vệ...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Cập nhật mới nhất về hướng di chuyển của bão số 7 Yinxing

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (08/11), vị trí tâm bão số 7 Yinxing ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. ...

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào khi những đóng góp của mình đã được Ban lãnh đạo Công ty CP...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Mới nhất

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền mà chính quyền của ông Biden...

Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo

TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải...

Tỉnh nào có diện tích rừng lớn nhất cả nước?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-nao-co-dien-tich-rung-lon-nhat-ca-nuoc-ar906183.html

Điều chỉnh thiết kế 2 dự án đường giao thông quan trọng

Cả 2 dự án đường bộ ven biển đoạn tuyến qua khu vực cầu Cửa Tùng và Cửa Việt, Tuyến đường kết nối Cảng hàng không Quảng Trị với Quốc lộ 1 đang được xem xét điều chỉnh thiết kế nhằm phù hợp với thực tế và quy hoạch. Quảng Trị: Điều chỉnh thiết kế 2 dự án đường giao...

Tiền Giang: Đánh thức tiềm năng du lịch làng cổ gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát huy thế mạnh du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp được xem là định hướng quan trọng gắn với mô hình du lịch sinh thái sông nước và vườn cây ăn trái đặc sản mà địa phương đang nỗ lực khai thác hiệu quả. Trung bình mỗi năm, Đông Hòa Hiệp đón...

Mới nhất