Trang chủKinh tếNông nghiệpNuôi hươu sao vốn là động vật hoang dã, nông dân Ninh...

Nuôi hươu sao vốn là động vật hoang dã, nông dân Ninh Thuận cắt nhung bán mà giàu hẳn lên


Trại nuôi hươu lớn nhất Ninh Thuận

Một ngày đầu tháng 9, PV Dân Việt có dịp về xã miền núi Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận để mục sở thị trang trại nuôi hươu sao của anh Nguyễn Hữu Trung ở thôn Tân Hòa. Đây là được xem là trại nuôi hươu sao đầu tiên và quy mô nhất ở Ninh Thuận.

Nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở Ninh Thuận- Ảnh 1.

Trại nuôi hươu sao ở huyện miền nùi Ninh Sơn, Ninh Thuận. Ảnh: Đức Cường

Toàn bộ trại hươu rộng gần 3ha, vừa xây dựng chuồng trại bài bản, vừa trồng cỏ phục vụ chăn nuôi khép kín.

Dẫn chúng tôi tham quan trại nuôi hươu sao với hàng chục con đang giai đoạn phát triển mạnh, anh Nguyễn Hữu Trung (44 tuổi) tự hào khoe thành quả sau gần 2 năm đầu tư nuôi hươu lấy nhung.

Anh Trung cho biết, cách đây 2 năm anh đầu tư hơn 500 triệu đồng xây dựng chuồng trại để thả nuôi 10 cặp hươu giống nhập về từ các tỉnh phía bắc.

Nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở Ninh Thuận- Ảnh 2.

Anh Nguyễn Hữu Trung, nông dân thành công với mô hình nuôi con đặc sản, con động vật hoang dã có giấy phép bên đàn hươu sao ở trại nuôi tại xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Đức Cường.

Với đặc tính dễ nuôi, ít bệnh nên đàn hươu phát triển rất nhanh. Hươu cái được anh thả nuôi tự do để sinh sản phát triển đàn. Riêng số lượng hươu đực được chăm sóc ở từng chuồng riêng lẻ để lấy nhung nhằm phát triển kinh tế.

Theo anh Trung, ở các tỉnh phía bắc có sự chênh lệch nhiệt độ rõ rệt, nắng nóng vào mùa hè và rét đậm vào mùa đông nên rất tốn công chăm sóc. Riêng ở Ninh Thuận có khí hậu nắng ấm quanh năm nên hươu nuôi thường cho thu hoạch nhung sớm hơn (khoảng 8 tháng sẽ thu hoạch) so với ở miền Bắc.

“Hươu được nuôi khoảng hơn 2 năm là bắt đầu cho nhung, nhưng do hươu còn tơ nên nhung nhỏ. Hươu nuôi 5 – 7 năm mới đạt độ trưởng thành sẽ cho nhung to và chất lượng. Từ lúc nhung bung mày đến khoảng 45 ngày sẽ đạt chuẩn thu hoạch, nếu để lâu hơn nhung sẽ giảm giá trị vì bị già…”, anh Trung cho hay.

Nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở Ninh Thuận- Ảnh 3.

Một con hươu đực được nuôi nhốt riêng để lấy nhung. Hươu sao vốn là loài động vật hoang dã nên dễ nuôi… Ảnh: Đức Cường

Cũng theo anh Trung, để tiết kiệm chi phí chăn nuôi, anh tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp và trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn xanh. Hươu đực thời kỳ cho nhung được anh chăm sóc kỹ để nâng cao chất lượng nhung thu hoạch.

“So với nuôi bò thì lượng thức ăn cho hươu mỗi ngày chỉ bằng 1/4. Hươu mỗi ngày chỉ ăn 2 lần sáng và chiều. Đặc biệt, giai đoạn hươu lên nhung thì bồi bổ thức ăn có hàm lượng tinh bột cao để nhung đạt trọng lượng cao, bán được giá…”,anh Trung cho hay.

Bên cạnh thu hoạch sản phẩm nhung từ hươu đực, thì hươu cái cũng mang lại nguồn thu nhập khá cao từ việc nuôi sinh sản để bán giống và bán thịt. Hươu giống được bán theo cặp (khoảng 50 triệu/cặp), riêng hươu thịt được thị trường thu mua với giá cả ổn định từ 200.000 – 250.000/kg.

Nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở Ninh Thuận- Ảnh 4.

Hiện trại hươu của anh Trung có 43 con, là trại nuôi hươu đầu tiên và cũng lớn nhất Ninh Thuận. Ảnh: Đức Cường

Nuôi động vật hoang dã có phép-hướng đi mới cho nông dân Ninh Thuận

Hiện nay, số lượng hươu của anh Nguyễn Hữu Trung đã tăng lên 43 con, trong đó có 25 con đực đang trong thời kỳ cho khai thác nhung.

Nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở Ninh Thuận- Ảnh 5.

Hươu thích nghi và phát triển tốt khi được nuôi ở xứ nắng Ninh Thuận. Ảnh: Đức Cường

“Nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi, hươu được chăm sóc và phát triển tốt nên cứ mỗi 8 tháng chúng tôi sẽ cắt nhung một lần (2 năm cắt 3 lần). Mỗi cặp nhung hươu sau khi thu hoạch có trọng lượng từ 800gram – 1,2kg, được bán với giá trung bình 15 triệu đồng/kg. Một con hươu nuôi lấy nhung đem lại nguòn thu 15 triệu đồng/năm…”, anh Trung cho hay.

Nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở Ninh Thuận- Ảnh 6.

Nhung hươu được thu sau khoảng 8 tháng/lần. Ảnh: Đức Cường

Cũng theo anh Trung, nếu biết chế biến ra các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ nhung hươu thì thu nhập sẽ còn tăng cao hơn nữa. Hiện anh Trung đã cho “ra lò” thêm 3 sản phẩm chế biến từ nhung hươu như: Nhung hươu thái lát ngâm mật ong 1,6 triệu đông/100gr; Nhung sấy khô thái bột 4,5 triệu đồng/hủ 100gr và nhung tam thất hạt sen 1,2 triệu đồng/hủ 100gr.

Tháng 3 vừa qua, anh Nguyễn Hữu Trung đã mạnh dạn thành lập Công ty TNHH nuôi và chế biến nhung hươu Sông Dầu.

Trong thời gian tới, anh Trung sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, đồng thời sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệp nuôi hươu sao cho các hộ dân có nhu cầu. “Đây là giống vật nuôi mới ở Ninh Thuận mang lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài cho nông dân. Do đó, tôi mong muốn được liên kết với nhiều hộ nuôi hơn nữa, hỗ trợ nguồn giống chất lượng cho bà con để cùng phát triển kinh tế, quảng bá sản phẩm nhung hươu Ninh Thuận đến thị trường…”, anh Trung cho hay.

Nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở Ninh Thuận- Ảnh 7.

Sản phẩm chế biến từu nhung hươu của công ty NHH nuôi và chế biến nhung hươu Sông Dầu. Ảnh: Đức Cường

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Hải, Phó chủ tịch phụ trách UBND xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết, mô hình nuôi hươu của anh Nguyễn Hữu Trung là mô hình mới ở địa phương. 

Tuy vốn đầu tư khá cao nhưng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với nuôi bò, dê, cừu…Bên cạnh đó, do không tốn nhiều thời gian chăm sóc nên người chăn nuôi vẫn có thể thực hiện được nhiều mô hình kinh tế cùng một lúc.

Sắp tới, nếu người dân có nhu cầu thì địa phương cũng sẽ kết hợp với anh Nguyễn Hữu Trung tổ chức thêm nhiều buổi chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi cho người dân nhằm phát triển kinh tế địa phương.





Nguồn: https://danviet.vn/nuoi-huou-sao-von-la-dong-vat-hoang-da-nong-dan-ninh-thuan-cat-nhung-ban-ma-giau-han-len-20240912193420949.htm

Cùng chủ đề

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại các đơn vị lâm nghiệp

Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác Ái. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom,...

Đi tìm kho báu của rừng già

Gần 10 năm kể từ ngày đầu tham gia bảo tồn động vật hoang dã, tôi đã may mắn có cơ hội gặp nhiều loài linh trưởng, trong đó có những loài bí ẩn nhất hành tinh. Chỉ có thể được tìm thấy ở rừng mưa nhiệt đới Việt Nam, rất ít người có cơ hội nhìn thấy và ghi hình được Voọc mũi hếch. Với chiếc mũi đặc trưng và đôi môi dày màu hồng nổi bật trên khuôn mặt...

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả. Nhiều hoạt động thúc đẩy đầu tư Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, thời gian qua, Trung tâm đã phối hợp với các Sở, ngành, địa phương...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn

Ngày 13/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn. Cùng dự làm việc có lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và đại diện các hộ dân tổ cộng đồng bảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Trên cao nguyên Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu xuất hiện một vườn cà chua công nghệ cao, mới vụ đầu đã thu 200...

Vườn cà chua hữu cơ rộng hơn 2ha của HTX Mý Dao lần đầu được trồng tại thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Cây cà chua phát triển tốt và cho thu hoạch trên 100 tấn/ha, trị giá hơn 2 tỷ đồng. ...

Khí tài quân sự “khủng” của Việt Nam xuất hiện tại Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024

Trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024, hàng loạt khí tài quân sự tiên tiến, hiện đại của Việt Nam được trưng bày và giới thiệu. Đáng chú ý, mẫu máy bay huấn luyện và trinh sát TP-150 chạy bằng xăng ôtô A95 do Việt Nam sản xuất lần đầu xuất hiện, thể hiện bước tiến đáng...

Phụ huynh “lách luật” đưa con ra nước ngoài lấy bằng tú tài bị từ chối nhận hồ sơ vào đại học ở Macau

Các trường ở Macau, đặc biệt ít phụ thuộc vào học phí từ sinh viên đại lục hơn so với Hong Kong, đã áp dụng chính sách nghiêm ngặt hơn bằng cách cấm không cho phép sinh viên không thi "gaokao" nộp đơn. ...

Tỷ lệ hộ nghèo ở Sóc Trăng chỉ còn hơn 1,3%, số người đi lao động ở nước ngoài đạt 155%

Toàn tỉnh Sóc Trăng còn gần 4.500 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,34 %, hộ cận nghèo, toàn tỉnh còn hơn 17.000 hộ, chiếm tỷ lệ 5,1%. Từ tháng 7/2023 đến nay, toàn tỉnh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 544 người, đạt...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Cùng chuyên mục

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Trên cao nguyên Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu xuất hiện một vườn cà chua công nghệ cao, mới vụ đầu đã thu 200...

Vườn cà chua hữu cơ rộng hơn 2ha của HTX Mý Dao lần đầu được trồng tại thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Cây cà chua phát triển tốt và cho thu hoạch trên 100 tấn/ha, trị giá hơn 2 tỷ đồng. ...

Tỷ lệ hộ nghèo ở Sóc Trăng chỉ còn hơn 1,3%, số người đi lao động ở nước ngoài đạt 155%

Toàn tỉnh Sóc Trăng còn gần 4.500 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,34 %, hộ cận nghèo, toàn tỉnh còn hơn 17.000 hộ, chiếm tỷ lệ 5,1%. Từ tháng 7/2023 đến nay, toàn tỉnh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 544 người, đạt...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Làm bò một nắng kiểu gì mà đạt sao OCOP, anh nông dân Bình Thuận bán đặc sản đắt hàng?

Ông Nguyễn Thúc Phước Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Bình (Bình Thuận) cho biết Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện vừa công nhận thêm những mặt hàng nông sản, đặc sản đạt sao OCOP năm 2024, trong đó có sản phẩm bò một nắng của...

Mới nhất

Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển sản...

Thông tin mới vụ nữ phụ xe buýt bị tông đến đa chấn thương

(NLĐO) - Lực lượng chức năng đã xác định được người tông. Còn nữ phụ xe buýt vẫn hôn mê chưa tỉnh. ...

Bố và con – đôi bạn đồng niên đặc biệt của trường Y

Clip bố học Đại học Y cùng con gái (Video: NVCC).Năm ngoái, cô con gái Thanh Bình (SN 2005) thi đỗ vào trường Đại học Y Dược Thái Bình, chuyên ngành Y học dự phòng. Cùng năm đó, ông Thành (SN 1980), bố nữ sinh trúng tuyển ngành Y khoa theo hệ liên thông đại học.Gần hai năm...

Mới nhất