Trang chủKinh tếNông nghiệpNuôi dê bán chăn thả

Nuôi dê bán chăn thả


Tạo sinh kế từ việc nuôi dê bán chăn thả

Vũ Muộn là một trong những xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Điều kiện tự nhiên của xã tương đối đặc thù với địa hình núi cao, mùa đông thường khắc nghiệt hơn so với các địa phương khác.

Nuôi dê bán chăn thả - hướng đi nhiều triển vọng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn- Ảnh 1.

Khu vực nuôi dê của hộ gia đình chị Đinh Thị Tứ, thôn Choóc Vẻn, xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

Do điều kiện tự nhiên đặc thù nên việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp luôn được chính quyền và các ngành chuyên môn đặc biệt quan tâm, khích lệ động viên và hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật.

Là hộ dân có kinh nghiệm nuôi dê bán chăn thả hơn chục năm nay, chị Đinh Thị Tứ (thôn Choóc Vẻn, xã Vũ Muộn) cho biết, trước đây gia đình chủ yếu nuôi thả dê tại khu vực núi cao. Thế nhưng, những năm gần đây, người dân phát triển trồng rừng nhiều nên diện tích chăn thả bị thu hẹp, gia đình đã chuyển sang nuôi dê bán chăn thả.

Theo chị Tứ, nuôi bán chăn thả giúp việc chăm sóc đàn dê được tốt hơn do kịp thời bổ sung thức ăn, theo dõi tình hình dịch bệnh. Với đàn dê hơn 60 con, chị Tứ xuất bán được từ 30 đến 40 con dê thịt thu về được hơn 70 triệu đồng mỗi năm.

Trên cơ sở các mô hình nuôi dê bán chăn thả đã thành công tại xã Vũ Muộn, nhận thấy đây là hướng đi nhiều triển vọng, năm 2023, chính quyền địa phương đã định hướng, hỗ trợ người dân phát triển đàn dê từ nguồn vốn của Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn, từ đó khắc phục khó khăn, nâng cao thu nhập cho người dân.

Nuôi dê bán chăn thả - hướng đi nhiều triển vọng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn- Ảnh 2.

Chị Nông Thị Thơm, thôn Trung Tâm, xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn chăm sóc đàn dê được cấp phát từ dự án tại chuồng trại của gia đình. Ảnh: Chiến Hoàng

Là người được cấp phát dê từ dự án hỗ trợ sản xuất, với 7 con dê ban đầu, sau một năm gia đình chị Nông Thị Thơm, thôn Trung Tâm, xã Vũ Muộn đã sở hữu đàn dê 14 con.

Chị Thơm chia sẻ, ở Vũ Muộn dù xung quanh bao bọc bởi rừng nhưng lại chủ yếu là rừng đặc dụng, rừng tự nhiên, phòng hộ, rừng sản xuất rất ít nên việc phát triển kinh tế hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, bởi vậy khi được nhà nước giúp đỡ cấp phát dê từ dự án, chị rất phấn khởi.

Nuôi dê bán chăn thả - hướng đi nhiều triển vọng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn- Ảnh 3.

Chị Nông Thị Thơm, thôn Trung Tâm, xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn khi chia sẻ ý nghĩa của việc hỗ trợ đàn dê từ dự án đối với người dân nghèo tại địa phương. Ảnh: Chiến Hoàng

“Việc nhà nước hỗ trợ dê cho các hộ nghèo đã góp phần giúp người dân có sinh kế. Nuôi gà nuôi lợn đầu tư nhiều hơn nuôi dê. Nuôi dê thức ăn chủ yếu là các loại lá cây có sẵn trong tự nhiên nên khi được hỗ trợ dê giống thì đầu tư thức ăn không nhiều, nhất là lại không phải đối ứng. Ngoài cỏ tự nhiên, thi thoảng gia đình cũng cho ăn dặm thêm ngô, đây cũng là những thứ gia đình trồng được.

Dê cũng dễ bán, không khó về đầu ra. Về bệnh của dê thì chúng tôi cũng được hỗ trợ thông qua tập huấn. Trên này núi cao, lạnh nên vào mùa đông dê cũng hay bị bệnh nên việc được tập huấn kỹ thuật, phát hiện và chữa trị bệnh cho đàn dê giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình chăm sóc đàn dê của mình”, chị Thơm cho biết thêm.

Từng bước giúp người dân thoát nghèo

Giống như chị Thơm, chị Đinh Thị Ân, thôn Choóc Vẻn, xã Vũ Muộn cũng đang sở hữu đàn dê hơn 40 con. Chị Ân cũng là một trong những hộ được hỗ trợ dê giống từ chương trình dự án hỗ trợ sản xuất của Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn.

Chị Ân nhận định, các chương trình hỗ trợ sản xuất phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi rất thiết thực. Người dân được hưởng lợi nhiều từ những chương trình dự án mà điển hình là dự án nuôi dê mà chị và bà con địa phương đang thực hiện.

Nuôi dê bán chăn thả - hướng đi nhiều triển vọng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn- Ảnh 4.

Ông Đinh Quang Duy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vũ Muộn thăm, kiểm tra chuồng trại tại khu vực chăn nuôi dê của chị Đinh Thị Ân (thôn Choóc Vẻn, xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn). Ảnh: Chiến Hoàng.

Theo những người nuôi dê bán chăn thả ở xã Vũ Muộn, khí hậu, thổ nhưỡng, diện tích đồi núi đá rộng và có nhiều khe nước nên rất thích hợp chăn nuôi dê. Bản tính dê là giống ưa sạch, núi đá càng cao, càng tách biệt dê càng phát triển mạnh.

Nhờ những lợi thế đó, người nuôi dê chỉ cần bỏ vốn ban đầu mua con giống, còn quá trình phát triển dê chủ yếu dựa vào đồi núi, thức ăn là từ cây cỏ tự nhiên. Tại xã Vũ Muộn, phần lớn người dân đều nuôi dê theo hình thức bán chăn thả.

Những hộ nghèo, khó khăn về nguồn vốn được hỗ trợ con giống thông qua chương trình hỗ trợ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã góp phần giúp người dân nơi đây có sinh kế ổn định.

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Vũ Muộn, toàn xã hiện có hơn 30 hộ nuôi dê với tổng đàn dê trên 700 con, tập trung chủ yếu tại các thôn Choóc Vẻn, Tốc Lù, Còi Có. Trong 30 hộ nuôi dê của xã có 11 hộ được hỗ trợ từ dự án, đàn dê đều đang phát triển tốt, có thu nhập ổn định.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đinh Quang Duy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vũ Muộn, huyện Bạch Thông nhấn mạnh, với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất mà cụ thể là mô hình nuôi dê, qua đánh giá ban đầu cho thấy nhiều hiệu quả.

“Với dự án này, các hộ thực hiện dự án không phải đối ứng, chỉ nhận và chăm sóc đàn dê được cấp phát, do đó cũng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên cái khó hiện nay là đất rừng sản xuất ít, nhiều hộ dân đã quy hoạch để trồng cây ăn quả, trồng rừng nên diện tích chăn thả cũng dần bị thu hẹp. Chính bởi đó mà mô hình nuôi dê bán chăn thả lại rất phù hợp”, ông Duy cho biết thêm.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Vũ Muộn, để hỗ trợ người nông dân phát triển chăn nuôi dê một cách bền vững, chính quyền địa phương đã phối hợp với ngành liên quan tổ chức mở lớp tập huấn kiến thức về khoa học kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh trên đàn dê; hỗ trợ nguồn vốn để người dân đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng đàn.

Với những điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê, nghề nuôi dê núi bán chăn thả tại xã Vũ Muộn của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn được đánh giá là hướng đi phù hợp và đem lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân còn nhiều khó khăn trên địa bàn xã, giúp thoát nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.





Nguồn: https://danviet.vn/nuoi-de-ban-chan-tha-huong-di-nhieu-trien-vong-o-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-tai-bac-kan-20241006214333477.htm

Cùng chủ đề

Hai tỉnh nào ở nước ta từng được sáp nhập rồi lại chia tách?

1. Tỉnh Nghĩa Bình được chia...

Thầy thuốc trẻ lên vùng cao khám, phát thuốc miễn phí cho người dân vùng bão lũ

Việc tổ chức các chương trình tầm soát và chăm sóc sức khỏe cộng đồng sẽ giúp cán bộ y tế và người dân sớm ổn định, khắc phục hậu quả sau bão lũ, đồng thời tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng.Chương...

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Ngày 5/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024. Để triển khai đầy đủ, đồng bộ các quy định về phát triển và quản lý chợ phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát huy hiệu quả hoạt động các chợ trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn...

Vườn lan rừng hoa tuôn như suối của một nông dân Bắc Kạn, nuôi cả một loài động vật hoang dã

Gia đình ông Lê Tuấn Bảo (sinh 1957) ở tổ 10, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) có thu nhập mỗi năm hơn 600 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp gồm trồng lan rừng, nuôi lợn rừng lai, nuôi...

Hơn 70 người một xã ốm cùng triệu chứng, chưa rõ nguyên nhân

Sáng 22-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Tạc Văn Nam, giám đốc Sở Y tế Bắc Kạn, cho hay trong hai ngày 20 và 21-9, tại Bắc Kạn ghi nhận hơn 70 trường hợp nhập viện với biểu hiện nôn, sốt, đau bụng.Trong số đã nhập viện, hiện một số người còn sốt, đau đầu, đau bụng nhưng không có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Choáng vì con vừa vào lớp 1, ban phụ huynh muốn trích quỹ lớp để “có lời trước nhận cô giáo lớp 2”

Trích quỹ lớp để chọn giáo viên dạy lớp 2Mới đây, một phụ huynh có con học lớp 1 bất ngờ và hoang mang chia sẻ trong một hội nhóm đông thành viên là cha mẹ học sinh về chuyện sử dụng quỹ lớp. Theo đó,...

Tránh tình trạng học lệch?

Chấm dứt mỗi địa phương một kiểu Bộ GD&ĐT lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở một xã có trên 65% tỷ lệ đồng bào dân tộc Dao ở Yên Bái

Thuận lợi trong xây dựng nông thôn mới nâng cao Xã Minh An (huyện Văn Chấn) được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối tháng 12/2021. Từ năm 2021 đến nay, chính quyền xã xác định việc...

Một làng ở Vĩnh Phúc dân ngồi nhà làm bánh quê mà nhận lương ngon, bánh đặc sản lạ tên ngõa

Cơ sở làm bánh cuốn của ông Đào Văn Hiển, thôn Hòa Loan hiện cung ứng ra thị trường gần 7 tạ bánh cuốn mỗi ngày. Là nghề truyền thống của địa phương, song để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, trong những...

Một huyện của Sóc Trăng dân trồng hẹ bẻ bông làm rau đặc sản, hễ hái là thương lái tranh nhau mua

Điểm đặc biệt của loại rau hẹ này là cho thu hoạch bông (nụ, hoa) quanh năm và thu hoạch được cả lá lẫn bông từ đó tạo thêm nguồn nông sản dồi dào và đa dạng cung ứng cho thị trường.Những năm gần đây hẹ...

Bài đọc nhiều

Nông dân Việt Nam xuất sắc đến từ Hải Dương đề nghị Nhà nước hỗ trợ đầu tư kho lạnh cho cà rốt

Nông dân Việt Nam xuất sắc với nguyên tắc kinh doanh "không được ép giá nông dân"Ông Nguyễn Đức Mệnh Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 đến từ Hải Dương cho biết: Công ty cổ phần Chế biến nông sản thực phẩm Tân Hương...

Đây là loại gạo đặc sản ở Điện Biên, hễ ai nhìn thấy là muốn mua về nấu cơm ngon

Xây dựng thương hiệu gạo Tâm ThiệnRời quê lúa Thái Bình, chị Trần Thị Hương Quế lên mảnh đất Điện Biên lập nghiệp. Thời gian đầu mới lên, chị Quế còn phải đi làm thuê đủ nghề để kiếm sống. Sau nhiều năm vất vả với...

Hết hồn, phát hiện con cá sấu trong bể cá Koi của nhà một người dân ở Lào Cai

Thông tin ban đầu, vào khoảng 6h ngày 5/10, anh Nguyễn Văn Hùng (SN 1985, trú tại số nhà 009, đường Nguyễn Quý Đức, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, Lào Cai) bất ngờ phát hiện một con cá sấu bơi vào bể cá Koi...

Vùng Thiên Cấm Sơn An Giang có loại đặc sản giàu canxi, là con động vật hoang dã 2 càng

Ốc núi có thể chế biến nhiều món, nhưng ngon nhất là luộc sả, luộc cơm mẻ, luộc lá chúc, xào tỏi, xào sa tế… bởi ốc giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên.Người dân trên núi Cấm cũng bật mí, ốc núi nơi đây...

Lộ diện 2 đặc sản lừng danh của Quảng Ngãi sẽ được nâng tầm lên OCOP 5 sao

Chiều 5/10, đại diện Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, đã có văn bản chỉ đạo về việc phối hợp hỗ trợ các sản phẩm có tiềm năng đạt OCOP 5 sao cấp T.Ư, thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024...

Cùng chuyên mục

Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở một xã có trên 65% tỷ lệ đồng bào dân tộc Dao ở Yên Bái

Thuận lợi trong xây dựng nông thôn mới nâng cao Xã Minh An (huyện Văn Chấn) được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối tháng 12/2021. Từ năm 2021 đến nay, chính quyền xã xác định việc...

Một làng ở Vĩnh Phúc dân ngồi nhà làm bánh quê mà nhận lương ngon, bánh đặc sản lạ tên ngõa

Cơ sở làm bánh cuốn của ông Đào Văn Hiển, thôn Hòa Loan hiện cung ứng ra thị trường gần 7 tạ bánh cuốn mỗi ngày. Là nghề truyền thống của địa phương, song để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, trong những...

Một huyện của Sóc Trăng dân trồng hẹ bẻ bông làm rau đặc sản, hễ hái là thương lái tranh nhau mua

Điểm đặc biệt của loại rau hẹ này là cho thu hoạch bông (nụ, hoa) quanh năm và thu hoạch được cả lá lẫn bông từ đó tạo thêm nguồn nông sản dồi dào và đa dạng cung ứng cho thị trường.Những năm gần đây hẹ...

Bình Định: Phấn đấu đến năm 2025 có 85% xã đạt chuẩn nông thôn mới

Theo đó, tỉnh Bình Định đề ra mục tiêu đến năm 2025, có 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) (tương đương 96 xã); trong đó, có 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao (tương đương 39/96 xã đạt chuẩn) và ít nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (tương đương 10/96 xã đạt chuẩn); không còn xã dưới 15 tiêu chí. Tiếp tục xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu...

Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa cấp cứu ngư dân Phú Yên bị đột quỵ

Ngày 6/10, nguồn tin từ Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân cho biết, Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đang điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Phú Yên đột quỵ.Ngay lập tức, đội ngũ y bác...

Mới nhất

Cảnh báo hệ lụy khi tự ý điều trị bệnh tại nhà

Tin mới y tế ngày 7/10: Cảnh báo hệ lụy khi tự ý điều trị bệnh tại nhàBệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa tiếp nhận và điều trị cho 2 trường hợp tự ý điều trị tại nhà dẫn đến tình trạng bệnh trở nặng. ...

Phiên chợ có một không hai, chỉ bán “đệ nhất danh quả”

(Dân trí) - Tại thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) có một phiên chợ chỉ họp khoảng vài tháng trong năm. Đặc biệt, chợ chỉ buôn bán duy nhất một món hàng đặc sản được mệnh danh "đệ nhất danh quả". Đến hẹn lại lên, chợ bưởi ở thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê) chỉ họp...

Tăng cường hợp tác giữa thành phố Le Havre và các địa phương của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm thành phố Le Havre của Pháp và có cuộc gặp làm việc với Thị trưởng thành phố Le Havre, ông Edouard Philippe. ...

Mới nhất