Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNuôi cá mú, cá đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng...

Nuôi cá mú, cá đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở Kiên Giang, người ta tranh nhau mua


Nuôi một loài đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở một nơi của Kiên Giang, bắt hàng tấn, bán đắt tiền- Ảnh 1.

Ao nuôi cá bóng mú (cá bống mú, cá mú, cá song) của nông dân xã Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) dân nuôi dưới tán rừng phòng hộ.

“Với hơn 2 ha mặt nước nuôi, tôi thả từ 2.000 – 5.000 con cá giống mỗi đợt và cho thu hoạch khoảng 2-3 tấn cá mỗi năm. Nhờ nguồn thức ăn chủ yếu từ tự nhiên kết hợp với cho ăn dặm một ít thức ăn là cá phân (cá biển tạp loại nhỏ) nên lợi nhuận cao hơn so với nuôi công nghiệp, mỗi năm gia đình tôi lời khoảng 200 – 300 triệu đồng”, ông Khanh chia sẻ.

Ông Danh Trung, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) cho biết, gia đình trước đây thuộc diện hộ Khmer nghèo, đời sống khá khó khăn. 

Đến năm 2013, được chính quyền địa phương xem xét và tư vấn vào khu vực rừng phòng hộ nhận khoán đất rừng để chăm sóc, bảo vệ rừng, vừa nuôi trồng thủy sản để phát triển kinh tế. 

Theo ông Trung, khoảng 3 năm đầu do chưa có kinh nghiệm nên gia đình chỉ khai thác nguồn tôm, cá tự nhiên có sẵn trong vuông nên mỗi năm thu nhập chỉ khoảng 30 – 50 triệu đồng.

“Đến năm 2016, sau khi tìm hiểu một số mô hình nuôi trồng thủy sản, tôi mua cua giống và tôm sú giống về vèo khoảng 1 tháng rồi thả vào vuông, đồng thời sử dụng men vi sinh cải tạo nguồn nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong vuông. 

Nhờ đó, với 3 ha đất rừng giao khoán, mỗi năm gia đình tôi thu hoạch hơn 1 tấn tôm, cua, cá; lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng; gia đình cũng thoát nghèo và lo cho 2 con đi học được đủ đầy hơn”, ông Trung chia sẻ.

Nuôi một loài đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở một nơi của Kiên Giang, bắt hàng tấn, bán đắt tiền- Ảnh 2.

Nông dân tham quan mô hình nuôi cá bóng mú (cá mú, cá bống mú, cá song) của hộ ông Trần Duy Khanh tại xã Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang).

Gắn bó hơn 20 năm với nghề nuôi thủy sản trong rừng phòng hộ, ông Võ Văn Thu, xã Lình Huỳnh cho biết, với diện tích khoảng 5 ha nuôi tôm và cá tự nhiên gồm: tôm sú, cá đói, cá ngát, cá nâu mỗi năm thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng. 

Gần đây, để tăng hiệu quả kinh tế, ông Thu thả thêm tôm sú giống, cua biển, đồng thời sử dụng men vi sinh cải tạo nguồn nước, tạo tảo để làm thức ăn cho các loài thủy sản. Bên cạnh chăm lo phát triển kinh tế, ông Thu cũng thường xuyên thăm rừng để đề phòng lâm tặc vào khai thác cây rừng.

“Trước khi nhận đất rừng, các chủ rừng đều mưu sinh chủ yếu từ nguồn thủy hải sản tự nhiên, nhưng tôm cá rồi cũng giảm dần, đời sống các chủ rừng ngày khó khăn nên cây rừng cũng bị tàn phá. Nhờ chủ trương cho khai thác 30% diện tích nuôi trồng thủy sản mà đời sống người dân ở đây khấm khá hơn trước và cũng không còn xảy ra các vụ khai thác trái phép cây rừng như trước đây”, ông Thu cho hay.

Theo ông Lê Văn Giàu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hòn Đất, rừng phòng hộ của huyện khoảng 6.500 ha. 

Có 3 xã phát triển mạnh các mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng gồm Thổ Sơn, Lình Huỳnh, Bình Sơn với các loài như tôm sú, tôm thẻ, cua biển, sò huyết và các loài cá. 

Những năm qua, đơn vị tổ chức trình diễn một số mô hình nuôi thủy sản do tỉnh đầu tư để các hộ dân tham khảo, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật lấy nước vào vuông nuôi, chọn con giống, chăm sóc thủy sản cho nông dân.

Ông Giàu đánh giá, các loài thủy sản được nuôi dưới tán rừng phòng hộ theo hướng an toàn sinh học, không sử dụng thức ăn và thuốc hóa học nên chất lượng thịt ngon hơn so với các mô hình nuôi theo hình thức công nghiệp hoặc bán công nghiệp. 

Hướng sắp tới, huyện phối hợp với các ngành liên quan, doanh nghiệp liên kết sản xuất nuôi trồng thủy sản theo quy trình VietGAP để nâng cao giá trị các loài vật nuôi và tăng thu nhập cho nông dân.

Nuôi một loài đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở một nơi của Kiên Giang, bắt hàng tấn, bán đắt tiền- Ảnh 3.

Ông Trần Duy Khanh, xã Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) nuôi cá bóng mú dưới tán rừng phòng hộ cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha.

Cũng là huyện có diện tích rừng phòng hộ ven biển khá lớn ở Kiên Giang, trên địa bàn huyện An Biên những năm gần đây khá đa dạng các mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng phòng hộ.

Ông Lê Văn Thuận, xã Nam Thái A, huyện An Biên (Kiên Giang) cho biết, trước đây gia đình nuôi kết hợp tôm- cua biển trong khu vực phòng hộ, nhưng những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu nên hiệu quả kinh tế của mô hình ngày càng giảm nên đến năm 2020 ông cùng một số nông dân địa phương tìm đến một số mô hình khác để chuyển đổi sản xuất.

Vào thời điểm đó, ông Thuận cùng một số nông dân trong xã được hỗ trợ từ Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, ông và một số hộ dân đã chuyển sang nuôi sò huyết dưới tán rừng. 

Tham gia dự án, nông dân được hỗ trợ 50% tiền con giống, chế phẩm sinh học, dụng cụ đo môi trường, được tập huấn kỹ thuật chọn con giống, xử lý nguồn nước nên mô hình đạt hiệu quả cao.

“Qua hơn 3 năm nuôi sò huyết cho thấy lợi nhuận mang lại tăng khoảng 3 lần so với nuôi tôm, cua biển. Hiện tại, sò huyết cỡ lớn khoảng 80 con/kg hiện có giá 140.000 đồng/kg; loại vừa từ 100 con/kg bán giá 90.000 đồng/kg. Sò huyết nuôi từ 10 – 12 tháng là thu hoạch và lợi nhuận trung bình của gia đình tôi khoảng 100 triệu đồng/ha/vụ”, ông Thuận cho hay.

Theo ông Trang Minh Tú, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Biên, rừng phòng hộ ven biển thuộc địa bàn huyện An Minh và An Biên có chiều dài 60 km, với diện tích trên 4.000 ha có điều kiện tự nhiên thích hợp nuôi các loài thủy sản như: tôm sú, tôm thẻ, cua, cá biển và nuôi sò huyết.

Cùng với các mô hình nuôi thủy sản truyền thống, khoảng 5 năm nay nhiều hộ nhận khoán đất rừng đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi sò huyết mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2-3 lần so với trước đây. Huyện hiện có hơn 5.000 ha nuôi sò huyết, bao gồm cả diện tích trong rừng phòng hộ ven biển. Năm 2023, sản lượng thủy sản ở khu vực rừng phòng hộ hơn 50.000 tấn, sò huyết trên 16.000 tấn.

“Bên cạnh mang lại lợi nhuận từ 50-60 triệu đồng/ha, các mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng phòng hộ, nhất là nuôi sò huyết còn tạo việc làm cho hàng trăm người dân ở địa phương với nguồn thu nhập ổn định từ 8 – 9 triệu đồng/tháng. Đặc biệt là người dân đã thấy được lợi ích, hiệu quả của việc bảo vệ rừng kết hợp với nuôi trồng thủy sản, góp phần cùng địa phương bảo vệ rừng phòng hộ”, ông Tú cho biết thêm.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, năm 2011 tỉnh ban hành quy định về trồng, bảo vệ rừng và sử dụng rừng phòng hộ ven biển và đến nay đã giao khoán cho hơn 1.900 hộ dân thực hiện trồng rừng và khai thác diện tích mặt nước nuôi thủy sản.

Nuôi một loài đặc sản thịt ngon ngọt dưới tán rừng ở một nơi của Kiên Giang, bắt hàng tấn, bán đắt tiền- Ảnh 4.

Rừng phòng hộ ven biển xã Lình Huỳnh (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang).

Thời gian đầu một số hộ dân nhận giao khoán đất rừng chưa ý thức nhiều trong bảo vệ rừng. Sau đó, nhờ các ngành liên quan và chính quyền địa phương, đặc biệt là cán bộ kiểm lâm, ban quản lý rừng đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân nắm rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng. Cùng đó, một số mô hình nuôi trồng thủy sản, nuôi dê cũng được tổ chức nhân rộng để giúp tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân.

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, việc quản lý rừng thời gian qua được triển khai tích cực, hạn chế các đối tượng lâm tặc và một số người dân chặt phá rừng làm củi, đốt than. Các mô hình kinh tế dưới tán rừng phòng hộ thực sự phát huy hiệu quả, giúp cải thiện sinh kế cho người dân, nhất là đối với hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số ven biển.

“Để phát triển bền vững mô hình thủy sản dưới tán rừng, tỉnh tập trung tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết sản xuất để tạo đầu ra ổn định; quan tâm đầu tư, triển khai những chương trình, dự án hỗ trợ người dân tham gia, tiếp cận các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất và nuôi trồng thủy sản, kết hợp phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng. 

Cùng đó, ngành nông nghiệp tỉnh tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt quan trắc môi trường, kiểm tra chất lượng nguồn nước, con giống đảm bảo cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản của người dân”, ông Toàn nhấn mạnh.





Nguồn: https://danviet.vn/nuoi-ca-mu-ca-dac-san-thit-ngon-ngot-duoi-tan-rung-o-kien-giang-nguoi-ta-tranh-nhau-mua-20240601002855188.htm

Cùng chủ đề

Phú Quốc đứng thứ 4 trong 10 ‘điểm đến nhiệt đới giá phải chăng nhất thế giới’

Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang của Việt Nam được vinh danh trong số 10 điểm du lịch nhiệt đới có giá cả phải chăng nhất trên thế giới, theo các chuyên gia du lịch của tạp chí Mỹ Travel+Leisure. Mặc dù để đến được Phú Quốc, du khách phải đi các chuyến bay nối chuyến dẫn đến chi phí vé máy bay cao hơn hầu hết các điểm đến khác trong danh sách, song đó không nên là...

Phú Quốc – Đảo lớn nhất Việt Nam

Phú Quốc, thiên đường nhiệt đới nằm trong Vịnh Thái Lan, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam nằm ở phía Tây Nam, cũng là hòn đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo nhỏ to khác nhau tại đây. Phú Quốc cùng với các hòn đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, đảo có diện tích 589,23 km², trải dài từ vĩ độ 9°53′ đến 10°28′ độ vĩ bắc và kinh độ từ 103°49′...

Một nông dân Kiên Giang có 12ha nuôi tôm công nghệ cao, bắt hơn 200 tấn, lãi hàng chục tỷ

Tôm công nghiệp hiện là một trong những mô hình sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang). Thời gian qua, Kiên...

Nuôi ếch nhảy dày đặc ở bể xi măng, một người Kiên Giang làm cách gì mà hóa ra lại bán nhanh?

Cùng với cây lúa, con tôm là thế mạnh chủ lực, xã Đông Yên (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) có nhiều mô hình nuôi thủy sản nước ngọt cho hiệu quả kinh tế cao như nuôi cá, lươn, ếch… Hiện toàn xã có 30 hộ nuôi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chàng trai lan tỏa “ẩm thực mẹ làm” ra thế giới, được Forbes bình chọn “30 Under 30 Asia”

Tạp chí Forbes đã công bố danh sách "30 Under 30 Asia", trong đó, Đồng Văn Hùng vinh dự là một trong 4 đại diện đến từ Việt Nam, cũng là người duy nhất xuất hiện trong hạng mục Truyền thông, tiếp thị và quảng cáo. Cảm xúc của anh như thế nào khi...

Hội Nông dân Hà Nam tổ chức phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam đã trình bày nội dung cơ bản của Dự thảo Nghị quyết về "Quy định nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp...

Cá thát lát cườm đẹp mã, dân Hậu Giang nuôi thành công ao đất, bắt 10 tấn, bán 65.000 đồng/kg

Cá thát lát là một loài thủy sản chủ lực của tỉnh Hậu Giang, có giá trị kinh tế cao, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện của môi trường. Vì thế nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã tận dụng điều kiện sẵn...

Tháng 6 sẽ xuất hiện bao nhiêu đợt nắng nóng? Bao nhiêu cơn bão/ áp thấp nhiệt đới trên biển Đông?

Tháng 6 sẽ xuất hiện bao nhiêu đợt nắng nóng gay gắt? Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 6/2024, Phó Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy...

Bài đọc nhiều

Doraemon vượt Conan thành anime ăn khách nhất Việt Nam

Kể từ lần đầu được dịch ở Việt Nam vào năm 1992, đến nay đã 32 năm, Doraemon vẫn là "thương hiệu bất bại ở Việt Nam" và được yêu thích qua nhiều thế hệ.Cách đây ít năm, một số khán giả trung thành của bộ truyện tranh gốc từng lo ngại trẻ em thế hệ mới sẽ không đọc truyện tranh...

Hơn 5.600 bài thi sáng tác văn học thiếu nhi ‘Tình bạn diệu kỳ’

Nguồn: https://tuoitre.vn/hon-5-600-bai-thi-sang-tac-van-hoc-thieu-nhi-tinh-ban-dieu-ky-20240602212743844.htm

Hội Nông dân Hà Nam tổ chức phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam đã trình bày nội dung cơ bản của Dự thảo Nghị quyết về "Quy định nội dung, nhiệm vụ chi duy tu, bảo dưỡng và xử lý cấp...

NSƯT sống ở Australia hé lộ thời điểm về Việt Nam

Ốc Thanh Vân chia sẻTrên trang cá nhân, Ốc Thanh Vân tiết lộ cô sắp về Việt Nam khi các con bước vào kì nghỉ đông ở Australia. Hồi tháng 3 vừa qua, nữ diễn viên về Việt Nam cùng chồng để nhận danh hiệu NSƯT.Cô chia sẻ khi về TPHCM, cô sẽ đi chơi cùng ông xã. "Hồi tháng 3, về nhà chớp nhoáng có mấy ngày thôi mà tận hưởng lắm" - Ốc Thanh Vân nói....

Toàn cảnh tuyến đường gần 1.200 tỷ đồng nối TPHCM với Bình Dương

TPO - Tỉnh Bình Dương triển khai xây dựng công trình đường Trục chính Đông-Tây với số vốn đầu tư gần 1.200 tỷ đồng nối tới làng đại học và Bến xe Miền Đông mới TPHCM. Công trình hoàn thành giúp người dân Bình Dương và TPHCM thuận lợi hơn trong giao thương. Đây là tuyến đường huyết mạch, nối từ TP.Dĩ An (Bình Dương) đến...

Cùng chuyên mục

Lee Hyori, Jennie và những sao nữ Hàn Quốc thống trị lĩnh vực quảng cáo

Giọng ca “You & Me" là thần tượng Kpop có tầm ảnh hưởng đáng nể trong lĩnh vực thời trang, được mệnh danh là “nữ hoàng sold-out” và liên tục tạo ra những xu hướng thời trang hot trong giới trẻ.Hiện tại, Jennie cũng là đại sứ hàng đầu của Chanel và Calvin Klein. Cô liên tục tham dự các show diễn của Chanel, lên bìa tạp chí thời trang và được chọn làm người mẫu trong các...

Đồng Nai tối ưu hóa tài nguyên số và quản lý dữ liệu

Các chuyên gia thông tin về dữ liệu số tại hội nghị. Ảnh: CTV Trong thời gian qua, việc gia tăng sử dụng các thiết bị thông minh và thực hiện quy trình một cửa liên thông, dịch vụ công trực tuyến, cơ sở dữ liệu tại Trung tâm tích hợp dữ liệu dẫn đến tình trạng tăng trưởng nhanh về dung lượng. Để nâng cao hiệu quả ứng dụng hệ thống camera giám sát, thực hiện tối ưu hóa...

Toàn cảnh tuyến đường gần 1.200 tỷ đồng nối TPHCM với Bình Dương

TPO - Tỉnh Bình Dương triển khai xây dựng công trình đường Trục chính Đông-Tây với số vốn đầu tư gần 1.200 tỷ đồng nối tới làng đại học và Bến xe Miền Đông mới TPHCM. Công trình hoàn thành giúp người dân Bình Dương và TPHCM thuận lợi hơn trong giao thương. Đây là tuyến đường huyết mạch, nối từ TP.Dĩ An (Bình Dương) đến...

Lý do dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột chậm tiến độ

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn (gọi tắt là BQLDA) tỉnh Đắk Lắk vừa ký công văn phản hồi một số cơ quan báo chí về nguyên nhân chậm tiến độ tại Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn...

Họa sĩ Văn Đa – Hòa sắc màu cho cuộc đời chung

Qua những khung hìnhTôi rất nhớ, trong một cuộc họa sĩ Văn Đa và nhà thơ Vũ Cao cùng các bạn văn nghệ trở lại Núi Đôi (Sóc Sơn, Hà Nội). Các cụ tuổi đều ngót nghét 80...

Mới nhất

Những thông tin cần thiết cho chuyến du lịch Pù Luông

Pù Luông, Thanh Hóa đang là một trong những điểm đến hot nhất gần đây. Trước những xô bồ của cuộc sống, du lịch Pù Luông chính là lựa chọn hoàn hảo để bạn được hòa mình với thiên nhiên trong lành, mát dịu và mang đến cảm giác bình yên nhất.  Thông tin về Pù Luông Pù Luông là khu...

Lễ cưới người Dao Lô Gang

Người Dao Lô Gang ở Ba Chẽ, Quảng Ninh, hiện vẫn tổ chức đám cưới theo nghi lễ truyền thống. Được dự một đám cưới của người Dao Lô Gang nơi đây, du khách sẽ thực sự ấn tượng với những trang phục độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Cùng tác giả Đào Công Quỳnh, khám phá trang...

Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của cuộc đấu tranh chống thực dân và đế quốc

Hội thảo do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc và Cơ quan Cao ủy Cựu kháng chiến và Cựu thành viên Quân đội Giải phóng Maroc tổ chức, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Maroc của Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam, do...

Du lịch Ninh Thuận bứt phá từ lợi thế riêng biệt

Với mục tiêu đón 3,2 triệu lượt du khách trong năm 2024, phấn đấu doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng, Ninh Thuận đã hợp tác với nhiều tỉnh, thành phố để xây dựng các chương trình, tour, tuyến du lịch riêng biệt. Lợi thế “tiểu sa mạc”... Ninh Thuận có bờ biển trải dài 105 km cùng...

Mới nhất

Nơi đáy biển