Trang chủKinh tếNông nghiệpNuôi cá chình như nuôi nhân sân trong ao đất, một ông...

Nuôi cá chình như nuôi nhân sân trong ao đất, một ông tỷ phú Kon Tum bắt bán 550.000 đồng/kg


Năm 2012, gia đình ông Trần Văn Đoàn từ tỉnh Cà Mau lên thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) sinh sống và phát triển kinh tế. 

Khi lên đây ông đã có ý định làm giàu từ các mô hình nuôi cá nước ngọt. Với kinh nghiệm nuôi cá ở quê, năm 2014, ông quyết định đầu tư mua hơn 1.000m2 đất bỏ hoang gần nhà để đào 3 ao (mỗi ao hơn 300m2) nuôi thử nghiệm 20kg (loại 10 con/kg) cá chình giống.

“Tuy có kinh nghiệm nuôi cá nhưng lúc đầu mới thả nuôi cá chình tôi cũng thấy lo vì thời điểm đó ở huyện Đăk Hà chưa có mô hình nuôi cá chình. Sợ cá nuôi thương lái không mua, không có đầu ra là không có thu nhập”- ông Đoàn chia sẻ.

Sau 18 tháng nuôi, cá chình phát triển tốt, gia đình ông Đoàn thu hoạch gần 3 tạ cá chình thương phẩm, trọng lượng từ 1,5 – 2kg/con. 

Thời điểm đó, ông bán cá chình đặc sản với giá 400.000 – 450.000 đồng/kg, lãi gần 100 triệu đồng, cao gấp 2 – 3 lần giống cá nước ngọt khác. 

Cứ như thế, ông Trần Văn Đoàn tiếp tục nhập thêm giống về nuôi trong các năm tiếp theo và đều đạt hiệu quả cao.

Có được nguồn vốn khấm khá từ nuôi cá chình, năm 2019, ông Đoàn mua 1,5ha đất canh tác lúa kém hiệu quả tại thôn Đăk Lợi (xã Đăk Ngọk) để xây nhà và đào 5 ao (5.000m2) nuôi cá chình.

Sau đó, gia đình ông ngưng nuôi ở 3 ao cũ và chuyển hẳn vào thôn Đăk Lợi sinh sống để tập trung nuôi cá chình ở 5 ao mới.

img

Ông Trần Văn Đoàn, nông dân nuôi cá chình thành công ở thị trấn Đăk Hà đã giúp hơn 20 hộ dân ở huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) xây dựng ao nuôi, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chình, chăm sóc cá chình. Ảnh: NS.

Theo ông Đoàn, cá chình dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn dễ kiếm. Về kỹ thuật giúp nuôi cá chình lớn nhanh, khi đào ao xong, phải cho nước vào ngâm gần 20 ngày, rồi rút sạch nước cũ và bơm nước mới vào. Sau đó, dùng vôi bột xử lý nước.

Mực nước phù hợp nuôi cá chình khoảng 1,5 – 2m. Để hạn chế các bệnh đường ruột, ông cho cá ăn 2 ngày/lần và theo giờ cố định.

Hiện mỗi ao ông Đoàn thả nuôi hơn 1.000 con cá chình giống. Sau 8 tháng, tùy vào kích cỡ, ông tiến hành tách đàn sang những ao khác. 

Cá chình nuôi khoảng 18 – 20 tháng cho thu hoạch. Từ lúc thả giống đến khi thu hoạch, cá phải được chuyển ao 2 lần. Việc này giúp làm sạch đáy ao, cá chình lớn nhanh.

Để có nguồn thức ăn cho cá chình, ông Đoàn đã thu mua những loại cá nhỏ của các hộ dân ở xã Đăk Ngọk đánh bắt tại các lòng hồ thủy điện. 

Sau đó, ông đem về cho vào tủ lạnh với nhiệt độ từ -5 tới 0 độ C. Cứ 2 ngày 1 lần, ông lấy lúa xay thành bột rồi trộn với cá nhỏ đã ướp lạnh xay nhuyễn làm thức ăn. 

Khi được hỏi về cách chế biến thức ăn này, ông Đoàn cho hay: “Tôi chế biến nguồn thức ăn này là giảm được một nửa chi phí so với thức ăn công nghiệp hiện có. 

Thức ăn cho cá chình do mình tự làm đã tích hợp sẵn thuốc ngừa bệnh nên cá chình không mắc các bệnh đường ruột, bệnh gan; tỷ lệ cá sống đạt cao”.

Nhờ đảm bảo lượng thức ăn và tiêu chuẩn ao nuôi nên đàn cá chình sinh trưởng tốt. Với 5 ao nuôi, ông Đoàn thu hoạch luân phiên, đảm bảo có cá bán đều đặn.

Hiện, mỗi năm ông bán trên 3 tấn cá chình. Cá đạt trọng lượng 1,5kg/con trở lên có giá từ 500 – 550 nghìn đồng/kg. 

Nuôi cá chình không sợ đầu ra, dù giá cá khá cao nhưng có bao nhiêu là tiêu thụ hết, phần lớn bán cho các nhà hàng, khách sạn ở thành phố Kon Tum và TP.HCM. Nhờ đó, mỗi năm, ông Đoàn thu lãi trên 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí.

Mô hình nuôi cá chình của ông Đoàn đã mở ra hướng đi mới cho người dân ở xã Đăk Ngọk nói riêng và huyện Đăk Hà nói chung. 

Từ năm 2019 đến nay, ông đã giúp hơn 20 hộ trên địa bàn huyện Đăk Hà xây dựng ao nuôi, hướng dẫn kỹ thuật, chọn con giống và chăm sóc cá chình. 

Để nâng cao hiệu quả kinh tế, ông còn liên kết với các hộ nuôi và mỗi năm nhận bao tiêu gần 30 tấn cá chình thương phẩm, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng cho các gia đình.

Bà Y Sương – Chủ tịch UBND xã Đăk Ngọk, huyện Đắk Hà (tỉnh Kon Tum) cho biết: “Hiện nay, nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất sang nuôi cá chình. Điển hình là gia đình ông Trần Văn Đoàn cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. 

Từ mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con. Thời gian tới, địa phương sẽ cùng các ngành chức năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất loại cá này”.





Nguồn: https://danviet.vn/nuoi-ca-chinh-nhu-nuoi-nhan-san-trong-ao-dat-mot-ong-ty-phu-kon-tum-bat-ban-550000-dong-kg-20241014230534531.htm

Cùng chủ đề

Rau đắng đất là rau dại có hoạt chất saponin của nhân sâm, dân Tây Ninh đi hái bán đắt như tôm tươi

Mỗi năm, vào giữa tháng 11 trở đi, người dân một số địa phương tỉnh Tây Ninh bắt đầu xuống giống mía, giống mì. Trên các cánh đồng trồng lúa, trồng mì, trồng mía ở huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), trẻ em cũng có thể nhận...

Cá chình, cá đặc sản nạc thịt ví như nhân sâm nước, nuôi ở Bình Định, bán 500.000 đồng/kg

Từ diện tích đất trồng hoa màu kém hiệu quả, giữa năm 2019, anh Lê Thế Huy, ở thôn Chánh Thuận, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định), chuyển sang xây hồ xi măng để nuôi cá chình.Nuôi chình trong hồ xi măng giúp anh Lê Thế Huy, thôn Chánh Thuận, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.Anh Huy đầu tư hàng trăm triệu...

Chồi non được người Nhật ví là ‘nhân sâm Châu Á’ có nhiều ở nước ta giúp cải thiện giấc ngủ tốt, kéo dài...

Chồi gừng được ví ‘nhân sâm Châu Á'Ở Nhật Bản có một loại thực phẩm được ví như "nhân sâm châu Á", được nhiều người yêu thích là chồi Myoga – chồi của cây gừng. Ở nước ta,...

Bệnh xá đảo Sơn Ca của huyện Trường Sa cấp cứu ngư dân bị cá biển cắn

Ngày 12/7, bệnh xá đảo Sơn Ca (huyện Trường Sa) đã tiếp nhận, cấp cứu ngư dân bị thương trong quá trình khai thác hải sản.Cụ thể, lúc 6 giờ 40, ngày 12/7, bệnh xá đảo Sơn Ca, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận, cấp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cơ hội nào cho Đỗ Hà Trang?

Lịch thi chung kết The Miss Globe 2024 của Đỗ Hà Trang diễn ra khi nào, ở đâu?Chia sẻ với PV Dân Việt, Á hậu Đỗ Hà Trang cho biết, chung kết The Miss Globe 2024 diễn ra vào lúc 19 giờ ngày 15/10 tại Albania....

Đồng hành xây dựng tương lai bền vững cho ngành chăn nuôi

Mới đây, ông Johan van den Ban - Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam đã có cuộc trao đổi về chủ đề "Tính bền vững - chìa khóa để tạo lợi thế cho ngành chăn nuôi Việt Nam". Ông Johan sinh sống tại Việt Nam...

8 ông tỷ phú nông dân đất Bình Dương book vé máy bay ra Hà Nội cổ cũ Nông dân Việt Nam xuất sắc

Chi hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bình Dương có 65 thành viên tham gia, đây là những tỷ phú nông dân mạnh nhất Bình Dương.Chi Hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bình Dương ra Hà Nội chúc mừng Nông dân xuất sắc, HTX tiêu biểuNgồi...

Nghị quyết về nông nghiệp tại Bình Định, cái gì cũng có, cũng làm, nhưng đột phá lại không lớn

Đề xuất, tham mưu ban hành chính sách chưa chặt chẽ, xuất phát từ cấp địa phươngNhiệm kỳ 2021 – 2026, UBND tỉnh Bình Định triển khai thực hiện 10 Nghị quyết về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, mà...

Nữ ứng viên Phó giáo sư sinh năm 1990 đang công tác tại trường đại học nổi tiếng, có 53 bài báo khoa học

Hội đồng giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách ứng viên được Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024.Danh sách mới nhất còn lại 598 ứng viên...

Bài đọc nhiều

Sâu chít, con động vật chưa chịu chuyển kiếp nằm trong thân cây, lôi ra là thành đặc sản Lào Cai

Con sâu chít là loại ấu trùng sống trong thân cây chít - đặc sản nổi tiếng ở nhiều tỉnh phía Bắc, trong đó có Lào Cai. Thoạt nhìn, sâu chít có hình dáng giống nhộng tằm nhưng nhỏ và dài hơn. Theo kinh nghiệm của người...

Một ông nông dân Bến Tre nuôi tôm càng, con động vật bơi giật lùi, tự lột vỏ, mong bán chợ toàn cầu

Trước khi nuôi tôm càng lột cấp đông, anh Nam đã là nhà cung ứng dịch vụ nuôi trồng thủy sản nhiều năm trong nghề."Bí quyết" nuôi tôm càng lột cấp đôngChính vì nhiều năm kinh nghiệp trong nghề nuôi trồng thủy sản, nên anh Nam...

Đồng hành xây dựng tương lai bền vững cho ngành chăn nuôi

Mới đây, ông Johan van den Ban - Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam đã có cuộc trao đổi về chủ đề "Tính bền vững - chìa khóa để tạo lợi thế cho ngành chăn nuôi Việt Nam". Ông Johan sinh sống tại Việt Nam...

Nông dân xứ Thanh khẳng định vai trò nòng cốt trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn

Hộ nông dân Bùi Văn Soạn (SN 1961), dân tộc Mường, thôn Hoàng Vĩnh, xã Cẩm Phú, huyện Cẩm Thủy cũng là một điển hình trong việc đưa nông nghiệp lên bước tiến mới. Những năm qua, ông nông dân Bùi Văn Soạn đã chủ động xây dựng mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Theo đó, với diện tích 90ha trồng keo giấy...

Nỗ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Thủ đô

Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành nông nghiệp Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình khuyến nông trong trồng trọt và chăn nuôi theo đúng kế hoạch và khung thời vụ. Cây trồng đã sinh trưởng phát triển tốt, lúa vụ xuân cho thu hoạch năng suất, chất lượng cao. Điển hình như mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm được thực hiện...

Cùng chuyên mục

Tôn vinh 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024

Đây là sự kiện đặc biệt nằm trong chuỗi Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024. Chương trình do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ NN&PTNT tổ chức nhân kỷ niệm 94 Năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2024).  Dự lễ tôn vinh có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Trung ương Đảng,...

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Tập trung tháo gỡ vướng mắcNguồn vốn thực hiện lớn, trong quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc phát sinh nên năm 2022 và 2023, tổng vốn giao thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh chỉ hơn 51 tỷ đồng. Để kịp thời hoàn thành mục tiêu Dự án 3, năm 2024, UBND tỉnh Sơn La giao tổng kế hoạch vốn thực hiện là 527,124 tỷ đồng. Điều này...

Đồng hành xây dựng tương lai bền vững cho ngành chăn nuôi

Mới đây, ông Johan van den Ban - Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam đã có cuộc trao đổi về chủ đề "Tính bền vững - chìa khóa để tạo lợi thế cho ngành chăn nuôi Việt Nam". Ông Johan sinh sống tại Việt Nam...

8 ông tỷ phú nông dân đất Bình Dương book vé máy bay ra Hà Nội cổ cũ Nông dân Việt Nam xuất sắc

Chi hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bình Dương có 65 thành viên tham gia, đây là những tỷ phú nông dân mạnh nhất Bình Dương.Chi Hội Nông dân tỷ phú tỉnh Bình Dương ra Hà Nội chúc mừng Nông dân xuất sắc, HTX tiêu biểuNgồi...

Nghị quyết về nông nghiệp tại Bình Định, cái gì cũng có, cũng làm, nhưng đột phá lại không lớn

Đề xuất, tham mưu ban hành chính sách chưa chặt chẽ, xuất phát từ cấp địa phươngNhiệm kỳ 2021 – 2026, UBND tỉnh Bình Định triển khai thực hiện 10 Nghị quyết về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, mà...

Mới nhất

Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực thủy sản

Theo báo cáo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, giai đoạn 2019 – 2024, đã có 26 dự án nuôi thủy sản nước ngọt được triển khai thực hiện thông qua chương trình khuyến nông với 20 tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học và kỹ thuật nuôi trong ao đầm, trong...

Phân loại hội chứng tắc ruột và các dấu hiệu bệnh thường gặp

Hội chứng tắc ruột cần được xử trí sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm như mất nước, vỡ thận, nhiễm trùng máu,... Bài viết sau sẽ giúp bạn phân loại hội chứng...

Số mô, tạng hiến từ người chết não có xu hướng tăng

Trong 9 tháng năm 2024, có 25 ca chết não hiến mô, tạng, góp phần làm tăng số tạng hiến từ người chết não (87/829 bệnh nhân ghép, tương đương 10,49%). Theo báo cáo của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, ca chết...

Liệu thị trường cà phê có chạm đáy?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/10/2024, thị trường cà phê thế giới tiếp tục chứng kiến một ngày giao dịch ảm đạm. Giá Robusta trên sàn London giao dịch ở mức 4.427 - 4.828 USD/tấn, giảm từ 48 đến 86 USD/tấn so với ngày hôm trước. Cùng lúc, giá cà phê Arabica trên...

Mới nhất