Trang chủKinh tếNông nghiệpNuôi bò vàng A Lưới- mô hình thoát nghèo bền vững

Nuôi bò vàng A Lưới- mô hình thoát nghèo bền vững


Trước đây, gia đình ông Lê Văn Chương (thôn Cân Tôm, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới) có hoàn cảnh khó khăn vì phát triển chăn nuôi, trồng trọt kiểu nhỏ lẻ, manh mún. Những năm trở lại đây, bằng việc đầu tư phát triển chăn nuôi bò vàng quy mô lớn, từ hộ nghèo, gia đình ông Chương đã có kinh tế khá giả nhờ thu nhập ổn định.

“Trước đây gia đình tôi có chăn nuôi bò nhưng số lượng nhỏ lẻ nên thu nhập chỉ như lấy công làm lãi, đời sống vì thế rất khó khăn. Từ khi được sự hướng dẫn, hỗ trợ của các cấp chính quyền, đoàn thể, tôi mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi bò vàng quy mô gia trại, số lượng lên cả trăm con. Hiện mỗi năm mô hình chăn nuôi bò vàng cho lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng”, ông Chương phấn khởi kể.

Tương tự gia đình ông Chương, nhiều hộ dân ở xã Hồng Thượng từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển chăn nuôi bò vàng. Theo Hội Nông dân xã Hồng Thượng, trước đây người dân ở xã chủ yếu phát triển chăn nuôi bò nhỏ lẻ, mỗi gia đình chỉ nuôi 1-2 con, nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Từ khi huyện có chủ trương phát triển chăn nuôi bò vàng số lượng lớn và áp dụng chặt chẽ khoa học kỹ thuật, số lượng đàn bò vàng ở địa phương ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.

Hiện Hồng Thượng là một trong những địa phương có số lượng bò vàng nhiều nhất huyện A Lưới. Toàn xã có hàng chục hộ dân phát triển chăn nuôi bò vàng số lượng lớn, tổng đàn bò ở xã đã lên hơn 1.000 con. Mô hình chăn nuôi bò vàng đã trở thành mô hình thoát nghèo hiệu quả, bền vững cho nhiều hộ dân.

Nuôi bò vàng A Lưới- mô hình thoát nghèo bền vững  - Ảnh 2.

Phương thức chăn nuôi của đồng bào vùng cao và điều kiện thời tiết đặc thù đã tạo nên hương vị riêng có của thịt bò vàng A Lưới.

Bò vàng A Lưới là giống bò vàng bản địa, có thớ thịt nhỏ, mịn và được chăn nuôi tự nhiên nên chất lượng thịt thơm ngon. Phương thức chăn nuôi của đồng bào vùng cao và điều kiện thời tiết đặc thù đã tạo nên hương vị riêng có của thịt bò vàng A Lưới.

Từ năm 2021, thịt bò vàng A Lưới được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Cũng trong năm này, Hội Nông dân huyện A Lưới được giao làm hồ sơ trình xin cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể và logo biểu trưng cho “Thịt bò vàng A Lưới”.

Tháng 2/2023, “Thịt bò vàng A Lưới” được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ. Đây là điều kiện, cơ hội tốt cho huyện giới thiệu, quảng bá thịt bò vàng A Lưới ra thị trường và thúc đẩy hoạt động chăn nuôi theo quy hoạch, mang lại hiệu quả cao cho các hộ dân, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

Cùng thời gian này, UBND huyện A Lưới triển khai thực hiện đề án phát triển đàn bò trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2025 với tổng kinh phí hơn 33,5 tỷ đồng. Theo mục tiêu đề ra, đến cuối năm 2025, tổng đàn bò ở huyện A Lưới đạt 12.000 con. Từ năm 2023 đến năm 2025, sẽ có khoảng 1.800 con bò cái hậu bị được nhập vào địa bàn huyện (gồm bò vàng và bò lai 25% máu ngoại), đồng thời có khoảng 1.200 con bò cái được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo.

Nuôi bò vàng A Lưới- mô hình thoát nghèo bền vững  - Ảnh 3.

Từ khi huyện A Lưới có chủ trương phát triển chăn nuôi bò vàng số lượng lớn và áp dụng chặt chẽ khoa học kỹ thuật, số lượng đàn bò vàng ở địa phương ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.

Để phát triển chăn nuôi bò bền vững, huyện tiến hành tập huấn cho nông dân, kỹ thuật viên và cán bộ thú y cơ sở. Trên địa bàn huyện cũng sẽ có 45ha cỏ được trồng mới, những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sẽ được chuyển sang trồng ngô, khoai lang, cây họ đậu… để tạo nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi bò.

Hiện tại huyện A Lưới có tổng đàn gia súc gần 20.000 con, trong đó riêng đàn bò hơn 13.000 con. Cùng với việc phát triển số lượng và chất lượng đàn bò vàng, thời gian qua, các cửa hang nông sản A Lưới được hình thành, góp phần quảng bá cho nông sản nơi đây, trong đó thịt bò vàng là một trong những mặt hàng đặc sản của địa phương với các sản phẩm đa dạng như thịt bò tươi, thịt bò khô, thịt bò một nắng…

Sản phẩm thịt bò vàng A Lưới trở thành một trong mặt hàng được đông đảo du khách chọn mua khi đến huyện miền núi này. Đồng thời, tại nhiều cửa hàng nông sản, hội chợ ở miền xuôi, nhất là ở TP.Huế, sản phẩm thịt bò vàng A Lưới được người tiêu dùng ưa chuộng.

Ông Nguyễn Văn Hải- Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ tăng cường tuyên truyền cho bà con nhân dân về phát triển chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi bò vàng. Huyện cũng quán triệt sâu rộng đến người dân việc phải đảm bảo chất lượng, xuất xứ nguồn gốc thịt bò để giữ thương hiệu sản phẩm, phát triển thị trường tiêu thụ, từ đó giúp người chăn nuôi bò vàng trên địa bàn phát triển kinh tế bền vững. 





Nguồn: https://danviet.vn/nuoi-bo-vang-a-luoi-mo-hinh-thoat-ngheo-ben-vung-20240930091035781.htm

Cùng chủ đề

A Lưới thoát nghèo và mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”

Thu nhập bình quân đầu người tăng 1,6 lần Đến xã Quảng Nhâm (huyện A Lưới), hỏi gia đình anh Nguyễn Hải Teo hầu như ai cũng biết, bởi đây là một trong những hộ dân thoát nghèo...

Độc đáo ngôi làng văn hóa chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế

  Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới được xây dựng tại xã Hồng Thượng diện tích 5 hécta vừa được khánh thành đưa vào sử dụng. Nơi đây trở thành điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của bà con các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu…  ...

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) chính thức thoát khỏi huyện nghèo năm 2024

Tuy nhiên, huyện A Lưới vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị, huyện tiếp tục phát huy những thành quả đạt được; phát triển...

Huyện A Lưới được công nhận thoát nghèo là mốc son đáng tự hào

A Lưới là một trong 74 huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021-2025, đồng thời là một trong 22 huyện nghèo toàn quốc được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 theo...

Nghề dệt zèng của đồng bào Tà Ôi ở A Lưới

Trong văn hóa của người Tà Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, tấm zèng (thổ cẩm) được coi là thước đo nhiều giá trị trong đời sống. Để làm ra loại zèng bền đẹp, có họa tiết, hoa văn tinh tế những người phụ nữ Tà Ôi phải trải qua nhiều công đoạn công phu, cầu kỳ.   Dệt zèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân tộc Tà Ôi, huyện miền núi A...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều phụ huynh cho con nghỉ học trong ngày đầu tuần

 Cô giáo "dỗi" - nhiều phụ huynh lo lắng cho con tạm nghỉ học Thông tin mới nhất, sáng ngày 30/9, có 24 học sinh lớp 4/3 Trường Tiểu học Chương Dương nghỉ học. Nhiều phụ huynh cho biết, tạm cho con nghỉ học trong ngày vì...

Đây là loài vật nuôi mới đang giúp các cựu chiến binh ở Lâm Đồng tăng thu nhập hẳn lên

Cựu chiến binh Vũ Thanh Sơn, Thôn 4, xã Đam B'ri rất hào hứng giới thiệu về loại vật nuôi mới của gia đình: con ếch. Ông cho biết, ếch được gia đình chọn nuôi là ếch đồng. Ếch được nuôi trong bể lót bạt, xung...

Đang giữ chức vụ cao ở tuổi 38

Theo danh sách ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 từ Hội đồng Giáo sư Nhà nước, năm nay ứng viên giáo sư trẻ nhất nước là PGS.TS Trần Quốc Trung, ứng viên...

Sầu riêng, thanh long, xoài… rất được ưa chuộng ở Trung Quốc, “mong chờ có thêm nhiều trái cây chất lượng từ Việt Nam”

Lễ hội do Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ Công thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hiệp hội rau quả Việt Nam tổ chức. Lễ hội sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/9 tại Trung tâm phân phối nông sản...

Bài đọc nhiều

Bão giật tung nóc nhà, một gia đình nông dân 7 người ở Hải Dương, chung tay cho ngày trở về

Ông Đinh Ngọc Dậu, Chủ tịch UBND xã Thái Tân cho biết, đó là gia đình bà Nguyễn Thị Năng thuộc diện hộ cận nghèo của địa phương. Trong cơn bão số 3 vừa qua, do bão mạnh, gió giật, cuốn bay toàn bộ phần nóc...

TP Bảo Lộc của Lâm Đồng đã chi hàng tỷ đồng để tạo sinh kế, bò giống trao tận tay người nghèo

Thành phố Bảo Lộc ngày nay là một trong hai trung tâm lớn của tỉnh Lâm Đồng nằm ở độ cao 800 - 1.000m. TP. Bảo Lộc nổi tiếng với cây chè với lịch sử lâu đời. Đây cũng là địa phương có nghề trồng dâu,...

Là một trong 3 “điểm nóng”, tỉnh Bình Định ra Nghị quyết về hỗ trợ ngư dân lắp thiết bị giám sát hành trình

Bình Định đưa ra cách làm mới để giải quyết vấn đề cấp báchHĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về việc hỗ trợ kinh phí lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) cho tàu cá có chiều dài từ 12 m...

không để chậm trễ hỗ trợ đồng bào ảnh hưởng bão lũ

Về phía đầu cầu TP Hà Nội, dự hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền, cùng đại diện các sở, ban, ngành và 30 quận, huyện, thị xã. 344 người chết và mất tích Bão số 3 (tên quốc tế Yagi) là cơn bão mạnh, dị thường. Cường độ bão tăng rất nhanh, duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài và là cơn bão...

Vô rừng ngập mặn ở Nhơn Trạch của Đồng Nai thấy la liệt đặc sản nước lợ, người ta tranh nhau mua

Rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên quý giá, là thành phần quan trọng của hệ sinh thái carbon xanh có ý nghĩa rất quan trọng trong góp phần làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Là tỉnh công nghiệp nhưng Đồng Nai có vùng rừng ngập...

Cùng chuyên mục

Đây là loài vật nuôi mới đang giúp các cựu chiến binh ở Lâm Đồng tăng thu nhập hẳn lên

Cựu chiến binh Vũ Thanh Sơn, Thôn 4, xã Đam B'ri rất hào hứng giới thiệu về loại vật nuôi mới của gia đình: con ếch. Ông cho biết, ếch được gia đình chọn nuôi là ếch đồng. Ếch được nuôi trong bể lót bạt, xung...

Thiệt hại 1.800 tỷ đồng sau bão lũ, Hà Nội dồn lực khôi phục trồng trọt

Bão lũ gây thiệt hại nghiêm trọng Vụ Mùa năm 2024, Hà Nội tổ chức gieo trồng hơn 93.000ha lúa, hoa màu, cây ăn quả, hoa - cây cảnh các loại. Đợt bão lũ vừa qua gây mưa to, gió lớn, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến 57.230ha (chiếm 52% diện tích gieo trồng cây hàng năm, 44% diện tích cây ăn quả). Số liệu thống kê cho thấy, ít nhất 36.086ha lúa vụ Mùa đã bị ảnh hưởng, trong...

Sầu riêng, thanh long, xoài… rất được ưa chuộng ở Trung Quốc, “mong chờ có thêm nhiều trái cây chất lượng từ Việt Nam”

Lễ hội do Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ Công thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và Hiệp hội rau quả Việt Nam tổ chức. Lễ hội sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/9 tại Trung tâm phân phối nông sản...

Đặc sản mùa mưa ở núi Cấm của An Giang là con động vật hoang dã bò chậm chạp-con ốc núi

Ốc núi, đặc sản của Thiên Cấm Sơn hùng vĩ, xã An Hảo, TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang.Anh Trần Văn Bình (người chuyên bắt ốc núi) cho hay: “Ốc núi chủ yếu ăn cây cỏ, cây thuốc trên núi Cấm nên hương vị rất thơm ngon, người ta cũng truyền miệng nhau ăn chúng sẽ nên thuốc. Do đó, từ chỗ là món ăn dân dã, ốc núi trở thành đặc sản được nhiều người săn đón....

Các địa phương tập trung khôi phục sản xuất sau bão, lũ

Nhu cầu giống cho sản xuất lớnBão, lũ gây thiệt hại nặng đối với diện tích nông nghiệp ở nhiều địa phương miền bắc cho nên hiện nay nhu cầu hạt giống và cây giống để phục hồi, khôi phục sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt là rất lớn. Trong đó, với cây lúa cần 15 nghìn tấn giống để sản xuất vụ đông xuân 2024-2025; rau các loại cần 112,5 tấn và hơn 1.000 tấn giống ngô....

Mới nhất

Sinh viên Việt Nam đoạt giải nhất cuộc thi Tech4Good khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Đội Việt Nam với sự tham gia của 6 sinh viên đến từ 4 trường đại học hàng đầu tại Việt Nam, gồm: Mai Thị Phượng, Nguyễn Thị Thu Trang và Đinh Hoàng Anh (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông);...

Đâu là bang quan trọng nhất trong bầu cử tổng thống Mỹ 2024?

(Dân trí) - Với 19 phiếu đại cử tri, bang Pennsylvania được coi là chiến trường cạnh tranh khốc liệt nhất giữa ông Trump và bà Harris trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Với 19 phiếu đại cử tri, Pennsylvania là bang rất quan trọng trong cuộc đua ghế tổng thống Mỹ (Đồ họa: Al Jazeera) Hôm 21/7, ông...

Hàng loạt hoạt động văn hóa tại phố cổ Hà Nội chào mừng kỷ niệm ngày 10/10

Ngày 10/10/1954 là một cột mốc quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội.   Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ...

Bị truy thu tiền phụ cấp, hàng nghìn giáo viên lo lắng

Mặc dù năm học 2024-2025 mới chỉ bắt đầu gần một tháng nhưng cô Trần Thị Thơm (giáo viên Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Ea Kpam, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) cùng nhiều giáo viên trong...

Người dân bắt đầu lưu thông qua cầu phao Phong Châu, Phú Thọ

VOV.VN - Bắt đầu từ 6h sáng nay (30/9), người, xe thô sơ, xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu cả hai chiều. Việc di chuyển của người dân có sự giám sát của lực lượng chức năng nhằm đảm...

Mới nhất