Trang chủKinh tếNông nghiệpNước tràn đồng, dân Sóc Trăng nuôi cá đồng trong ruộng lúa...

Nước tràn đồng, dân Sóc Trăng nuôi cá đồng trong ruộng lúa kiểu gì mà hễ bắt lên là bán hết veo?

Một số vùng trũng tại tỉnh Sóc Trăng thời gian này nước dâng lên tràn đồng (thường gọi mùa nước nổi), nhiều nông dân không trồng lúa mà bao lưới xung quanh ruộng để nuôi cá đồng theo hình thức tự nhiên.

Mô hình nuôi cá đồng theo hình thức này bà con gọi là nuôi đăng quầng (quản lý cá trên đồng ruộng) cho hiệu quả kinh tế khá ổn định trong những năm qua.

Nhìn 30 công ruộng nước đầy đồng, ngập bờ và được bao lưới xung quanh, ông Lê Văn Thương ở ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) cho biết, mô hình nuôi cá đồng đăng quầng trên ruộng lúa này được ông làm khoảng 5 năm nay. 

Kết thúc vụ lúa Hè Thu, khi nước dâng tràn các cánh đồng (mùa nước nổi), ông bắt đầu bao lưới xung quanh ruộng để giữ nuôi cá đồng tự nhiên.

Ngoài cá đồng tự nhiên có trong ruộng lúa, ông đồng thời thả thêm 10kg giống cá rô đồng và 10 kg giống cá mè hoa để tăng sản lượng cá ruộng.

Ngoài ra, ông còn kết hợp nuôi hàng trăm con vịt. Ông Thương cho biết, từ mô hình nuôi cá đồng đăng quầng kết hợp nuôi vịt này, ông kiếm được thu nhập cũng trên 40 triệu đồng mỗi vụ.

“Nuôi cá đồng theo mô hình đăng quầng này tôi thấy rất hiệu quả, nông dân không phải bỏ đất vụ Thu Đông. 

Vụ cá đồng này tôi nuôi được 3 tháng rồi, có lẽ mỗi con có trọng lượng đạt 1kg đối với cá mè hoa. Còn cá đồng thì nhiều lắm. Khi nào tới thời điểm xuống giống vụ lúa Đông Xuân mới thu hoạch cá đồng để bán”, ông Thương chia sẻ thêm.

img

Nuôi cá đồng hình thức đăng quầng mùa nước tràn đồng (mùa nước nổi) khá phổ biến ở vùng trũng tỉnh Sóc Trăng. Ảnh Huy Minh.

Xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) có địa hình trũng thấp. Sau khi thu hoạch lúa Hè Thu, khoảng tháng 8 nước bắt đầu từ thượng nguồn đổ về kết hợp trời mưa, nước dâng lên ngập đồng nên người dân ở đây thường bỏ đồng, không trồng lúa. Mùa nước nổi thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11.

Những năm gần đây, để khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên đồng ruộng, bà con đã đầu tư mua lưới bao quanh ruộng thực hiện mô hình nuôi cá đồng đăng quầng. Cách làm này giúp bà con có thu nhập trong thời gian bỏ đồng chờ nước rút để sản xuất lúa vụ Đông Xuân.

Từ vài hộ đầu tiên, hiện nay mô hình nuôi cá đồng đăng quầng đã phát triển ở hầu hết tất cả các ấp trên toàn xã Mỹ Tú. 

Như ở ấp Mỹ Hoà, lâu nay bà con thường bỏ đồng không sản xuất trong mùa nước tràn đồng. Nhưng 2 năm nay, sau khi tham quan, tìm hiểu biết được hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá đồng đăng quầng mang lại, năm ngoái đã có vài hộ kết hợp nhau thực hiện mô hình.

Ông Phạm Văn Đổi ở ấp Mỹ Hoà cho hay, năm ngoái cả nhóm đã chọn 10ha ruộng để bao lưới xung quanh. 

Ngoài cá đồng có sẵn, nhóm hộ còn thả thêm 50kg cá giống các loại. Cuối vụ cũng thu lợi nhuận trên 30 triệu đồng. 

Từ thành công ban đầu, mùa nước nổi năm nay, nhóm tiếp tục mở rộng diện tích lên 20ha diện tích nuôi cá ruộng với gần 10 hộ tham gia. Ông Đổi cho biết, cá đồng nuôi ruộng lúa nhanh lớn nên thu nhập dự kiến sẽ còn cao hơn nhiều.

Cũng theo ông Đổi, vụ này, Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) hỗ trợ trên 300 kg cá giống và lưới bao quanh ruộng, nông dân đối ứng vốn 50%. 

Đến hôm nay, trọng lượng cá đạt khoảng từ 3 – 5 con/kg, ruộng phía bên kia thì thả trước, cá đạt trọng lượng lớn hơn, khoảng 2 con/kg, còn cá chép thì nhanh lớn lắm.

img

Ông Lê Văn Thương ở ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) kiếm thu nhập vài chục triệu đồng mỗi năm từ mô hình nuôi cá đồng đăng quầng trong ruộng lúa mùa nước nổi. Ảnh Huy Minh.

Sau nhiều năm triển khai, mô hình nuôi cá đăng quầng ở xã Mỹ Tú đã trở nên phổ biến. Từ vài hộ với chỉ khoảng 10 ha ban đầu, nay đã phát triển lên trên 300 ha.

Đồng chí Lê Quốc Khởi – Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) cho biết, mô hình nuôi đăng quầng trong những năm qua luôn cho hiệu quả kinh tế ổn định. 

Đây là mô hình vốn đầu tư ít, dễ thực hiện, trong khi thức ăn của cá đều tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên tại ruộng. 

Nuôi đăng quầng không chỉ là mô hình mang lại thu nhập ổn định cho người dân, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn trong lúc nông nhàn mà còn có lợi ích giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, giảm chi phí phân bón cho mùa vụ lúa tiếp theo, tăng năng suất lúa.

Đồng chí Lê Quốc Khởi, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Tú (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) nhấn mạnh thêm: “Đối với xã, hiện tại cũng xác định mùa nước nổi người dân không thể nào sạ lúa được mà chuyển sang nuôi cá đăng quầng. 

Do đó, thời gian qua, UBND xã cũng đã có kiến nghị đến Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, UBND huyện, thứ nhất là có sự hỗ trợ về giống, lưới; thứ hai là hỗ trợ về kỹ thuật quản lý cá trên đồng ruộng đối với những hộ mới nuôi. Ngoài ra, tập huấn cho bà con để nắm bắt được kỹ thuật nuôi làm sao đạt hiệu quả cao nhất”.

Với hiệu quả kinh tế mang lại, mô hình nuôi cá đăng quầng mùa nước nổi được xem là mô hình nông nghiệp bền vững, mô hình nuôi thuỷ sản “thuận thiên”.





Nguồn: https://danviet.vn/nuoc-tran-dong-dan-soc-trang-nuoi-ca-dong-trong-ruong-lua-kieu-gi-ma-he-bat-len-la-ban-het-veo-20241114081150679.htm

Cùng chủ đề

Mùa lụt thành sản phẩm du lịch độc đáo của Hội An

Dịp cuối năm, du khách tới Hội An, Quảng Nam, được trải nghiệm một hình ảnh khác lạ về phố cổ. Lũ từ thượng nguồn đổ về khiến 1/2 phố đi bộ ngập trong nước đục. Và việc ngắm phố trong mênh mông nước đã trở thành một trải nghiệm kỳ thú. Khách Hàn Quốc trải nghiệm ngồi xích lô qua các con phố ngập lụt - Ảnh: B.D. Thủy điện từ thượng nguồn xả lũ khiến trung tâm phố cổ...

Miền Tây mùa nước nổi, thả chà dụ cá sông, hái bông điên điển, có nơi chim hoang dã bay rợp trời

Từ tháng 9 đến tháng 11, khi ghé thăm vùng ĐBSCL du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm mùa nước nổi đặc trưng của miền Tây với hàng loạt hoạt động hấp dẫn, mang đến những kỷ niệm khó quên. ...

Bắt la liệt cá linh, cá đồng, tôm sông mùa nước nổi An Giang, sao vẫn lo con nước bất thường?

Tháng 11, nước nổi còn gọi nước lũ đang rút dần ra sông mang theo nhiều tôm cá, trong đó có cá linh đặc sản. Ngư dân tỉnh An Giang sống ở các vùng đầu nguồn như huyện An Phú, thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc tập trung đánh...

Theo bóng chim trời

Du lịch khám phá đời sống chim hoang dã (birdwatching) đã ra đời và phát triển cả trăm năm qua trên thế giới và các tour du lịch ngắm chim thường có mức giá nhiều nghìn USD. Loại hình du lịch này đang trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, được đón nhận tại Việt Nam. Theo thống kê, nước ta có khoảng 920 loài chim đặc hữu, di trú và là "kho báu" vô giá của...

Xả nước tràn đồng đón phù sa, dân Vĩnh Long ra bắt cá sặt, cá rô đồng, cá trê, cá lóc bán hút hàng

Thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Vĩnh Long đã tranh thủ mở cống cho nước mang phù sa vào đồng ruộng. Việc này vừa đón phù sa, tháo chua rửa phèn, tăng độ phì nhiêu cho đồng ruộng, vừa mang theo nguồn lợi thủy sản, giúp người dân có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

kỷ luật hiệu trưởng ỏ kon tum vì buông lỏng quản lý

Buông lỏng quản lý thiết bị, vật tư được cấp, nhận bàn giao nhưng không đưa vào sử dụng… 2 cán bộ Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH-THCS Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) bị kỷ luật. ...

Vào tổ khuyến nông cộng đồng, làm không hết việc, thu nhập được tăng thêm

Chỉ sau 2 năm thực hiện Đề án thí điểm mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, những người mặc áo xanh đồng phục có dòng chữ "Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông" đã trở thành thương hiệu, thể hiện vai trò quan trọng trong kết nối...

Nuôi cá cảnh thành nghề “hot” ở TP.HCM

Cá cảnh được xác định là 1 trong 6 nhóm sản phẩm chủ lực của TP.HCM. Nghề này đang được TP.HCM xây dựng thành mô hình kinh tế giá trị hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp đô thị. ...

Diện mạo loạt bãi giữ xe rộng hàng nghìn m2 bám Metro 1

5 bãi đậu xe cá nhân dọc tuyến Metro 1 đã thành hình, đang được gấp rút thi công các hạng mục cuối cùng để đưa vào khai thác đồng bộ vào ngày 22/12 tới. ...

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Vào tổ khuyến nông cộng đồng, làm không hết việc, thu nhập được tăng thêm

Chỉ sau 2 năm thực hiện Đề án thí điểm mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, những người mặc áo xanh đồng phục có dòng chữ "Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông" đã trở thành thương hiệu, thể hiện vai trò quan trọng trong kết nối...

Nuôi cá cảnh thành nghề “hot” ở TP.HCM

Cá cảnh được xác định là 1 trong 6 nhóm sản phẩm chủ lực của TP.HCM. Nghề này đang được TP.HCM xây dựng thành mô hình kinh tế giá trị hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp đô thị. ...

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Mới nhất

Làm gì để cán bộ Hội LHTN Việt Nam gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau’?

Tân Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nêu giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ Hội 'gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau'. ...

Từ vụ trường Saigon Star: Tỉnh táo để không phải trả giá

Đây không phải là lần đầu tiên báo chí lên tiếng về các gói học phí dài hạn tại những trường quốc tế, thế nhưng vẫn có nhiều phụ huynh "nếm trái đắng" mà mới nhất là vụ trường Saigon Star... ...

Đánh giá kết quả công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Sáng 18/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy...

Nhiệm vụ và giải pháp phát triển mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập với chuẩn quốc tế

Phát triển mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập có cơ cấu hợp lý theo định hướng ưu tiên phát triển của quốc gia, ngành và lĩnh vực, hoạt động hiệu quả, tiếp cận với chuẩn mực quốc tế, làm nền tảng để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản, địa chất độc đáo của Đồng Nai

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh mới đây đã cùng lãnh đạo UBND tỉnh, sở, ngành, địa phương, các nhà khoa học và doanh nghiệp thực hiện khảo sát các thắng cảnh, tìm hiểu những giá trị địa chất,...

Mới nhất