Trang chủNewsThời sựNước sạch ở đâu?

Nước sạch ở đâu?


Sống trên đất Thủ đô mà mỗi lần dùng nước phải dùng gáo bé tí, múc từng chút một, khổ hơn thời bao cấp” – chia sẻ đầy chua chát của bà Phạm Viết Xuân Phương về thảm cảnh mà những người dân tại khu đô thị Thanh Hà như bà phải gánh chịu, suốt cả thời gian dài vừa qua có lẽ cũng là điều rất đáng để những người có trách nhiệm phải suy ngẫm, phải quyết liệt hơn nữa trong việc tìm lời giải cho câu hỏi: Nước sạch ở đâu?.

“Khủng hoảng nước” – đó là cụm từ hoàn toàn chính xác để nói về thực trạng đang diễn ra tại khu đô thị Thanh Hà (Thanh Oai, Hà Nội) suốt nhiều ngày qua. “Không có nước sạch nên bát đũa, vật dụng nấu ăn, quần áo thay ra chất đống mà không thể rửa. Nước bây giờ khan hiếm, nhiều hộ thậm chí đi vệ sinh cũng không có nước để dội. Tình trạng này đã diễn ra 3 ngày nay khi bể chứa của 3 tòa chung cư HH03A – HH03B – HH03C không còn nước sạch cho người dân sử dụng”, đó là chia sẻ đầy bức xúc một người dân nơi đây trong ngày thứ 3 khu đô thị của họ trong cảnh mất nước.

nuoc sach o dau hinh 1

Cư dân ở chung cư trong Khu đô thị Thanh Hà phải dùng xô chậu đi lấy nước sạch. Ảnh: Anh Huy

Còn hơn mười ngày sau đó, ngày 25/10, theo các hộ dân tại đây, sau khi cư dân phản ánh về tình trạng chất lượng nước không đảm bảo an toàn và thiếu nước sinh hoạt thì đến nay, nước đã được cấp lại. Tuy nhiên, lượng nước đổ về nhỏ giọt, chỉ được từ 1-2 tiếng đồng hồ là tiếp tục bị cắt. Thêm vào đó, việc cấp nước lại “vô cùng tréo ngoe” khi thường diễn ra theo các khung giờ oái oăm như cấp lúc 9h sáng, lúc 1-2h đêm, khiến phần đa người dân đều không thể chờ đợi hứng nước. Trong khi đó, nguồn nước được cấp lại cũng không đảm bảo chất lượng.

Vì thế, “có nước cũng như không” là miêu tả không thể khác hơn về thảm cảnh mà những người dân khu đô thị Thanh Hà phải hứng chịu. Trước đó, “cuộc khủng hoảng nước” bắt đầu từ khoảng 19h30 ngày 14/10 khi cư dân thuộc tòa chung cư HH03A-B1.3, khu đô thị Thanh Hà phản ánh họ bất ngờ mất nước sinh hoạt. Nghĩa là “cuộc khủng hoảng nước 2023” kéo dài tới thời điểm này đã qua ngày thứ 10, tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Điều đáng nói là, trước đó, nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại khu đô thị Thanh Hà, ngày 18/10, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã có chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị bằng mọi biện pháp nhanh nhất cấp nước trở lại, ổn định lâu dài cho người dân khu đô thị Thanh Hà, nhưng đến nay việc khắc phục diễn ra rất chậm chạp. Cũng chính sự chậm chạp này đã dẫn tới sự bức bối, ngột ngạt, bào mòn sự chịu đựng của người dân.

Nhiều người dân tại Khu đô thị Thanh Hà khi được hỏi cho biết điều mong muốn nhất lúc này với họ là… bán được nhà, rẻ cũng bán, miễn là thoát ra khỏi được nơi mà với họ chẳng khác nào nơi đày ải, vừa khốn khổ vừa không đảm bảo chất lượng an toàn cuộc sống.

Điều đáng quan ngại hơn nữa là “cuộc khủng hoảng nước” thực tế không phải bây giờ mới diễn ra tại khu đô thị này. Trong lá thư kêu cứu khẩn cấp của hàng nghìn người dân Khu đô thị Thanh Hà gửi tới nhiều cơ quan ban ngành mới đây, nguồn nước mà họ được cung cấp không chỉ không ổn định mà còn không đảm bảo chất lượng, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng của hàng nghìn người dân.

Trong quá trình sử dụng nước do Công ty Thanh Hà và Công ty Nam Hà Nội cung cấp, kể từ năm 2017 đến nay người dân luôn nhận thấy nguồn nước mà mình được cung cấp có những biểu hiện bất thường như nước đục, mùi hôi tanh, mùi clo nồng nặc, nghiêm trọng hơn, khi sử dụng gây ra sự ngứa ngáy khó chịu, bị tróc da như tiếp xúc với hóa chất.

Trong suốt gần 6 năm qua, cư dân tại Khu đô thị Thanh Hà đã phản ánh và đối thoại nhiều lần với các công ty nước nêu trên nhưng không nhận được sự thay đổi tích cực về chất lượng nước cung cấp.

Đỉnh điểm là ngày 5/10/2023, hàng loạt cư dân xuất hiện những dấu hiệu ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe như: nổi mẩn ngứa, phồng rộp da, cay mắt, cay mũi, chảy nước mắt nước mũi, rụng tóc, tức ngực, khó thở, viêm nhiễm phụ khoa, đau mắt, chóng mặt, buồn nôn,…khi sử dụng nguồn nước do các công ty trên cung cấp. Đối với vật nuôi, hàng loạt cá, rùa và các sinh vật sống trong nước bị chết…

Rõ ràng, nước không chỉ là câu chuyện của sinh hoạt thường nhật, nó còn là vấn đề an sinh xã hội, là sức khỏe của người dân. Và khi đã liên quan tới an sinh của người dân, thì mọi yếu tố liên quan cần phải được xử lý minh bạch rõ ràng.

Trong câu chuyện ở Khu đô thị Thanh Hà, như nhìn nhận Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, đó không chỉ là trách nhiệm của bên cung cấp nước và bên sử dụng nước mà còn có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo sức khỏe, đời sống của nhân dân. Trong trường hợp có kết luận của cơ quan chức năng cho thấy nguồn nước không đảm bảo vệ sinh an toàn, có nhiễm khuẩn, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, đơn vị cung cấp nước sạch này phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Nếu gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã xảy ra đối với các hộ dân. Chính quyền địa phương cũng cần có trách nhiệm trong việc lựa chọn đơn vị cung cấp nước sạch. Trong trường hợp doanh nghiệp này không đảm bảo điều kiện, năng lực để cung cấp nước cho các hộ dân, có thể lựa chọn đơn vị thay thế. Đồng thời, xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong vụ việc này.

nuoc sach o dau hinh 2

Không chỉ tại riêng Khu đô thị Thanh Hà,  theo thống kê hồi tháng 5/2023 của Sở Xây dựng Hà Nội, hàng chục xã ở Hà Nội vẫn đang trong tình trạng thiếu nước sạch, hiện mới có khoảng 85% người dân khu vực nông thôn được tiếp cận nước sạch. Và chắc chắn, hiện tượng thiếu hụt nước sạch đã, đang không chỉ diễn ra trên đất Thủ đô. Việt Nam cũng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 là 95-100% người dân thành thị và 93-95% người dân ở nông thôn có nước sạch để dùng. Tuy nhiên, các con số thống kê đang cho thấy còn khoảng cách giữa mục tiêu và thực tế.

Và để mọi người dân có cơ hội tiếp cận nước sạch, sẽ còn quá nhiều việc cần phải làm trong đó, không thiếu một trong những đầu việc quan trọng là đẩy nhanh tiến độ các dự án nước sạch.

Cách đây 6 năm, một thống kê cho thấy, nhu cầu sử dụng nước sạch của Việt Nam đến năm 2020 sẽ tăng lên khoảng 10 triệu m3/ngày. Để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam cần tới 10,2 tỷ USD đầu tư cho các công trình cấp thoát nước mới, cải tạo và xử lý nước.

Để thu hút được hơn 10 tỷ USD, huy động nguồn lực tư nhân vào các dự án nước sạch được coi là lời giải cho bài toán đầu tư cho các dự án này khi nguồn vốn ODA bị cắt giảm. Nhưng điều quan trọng là phải có những cơ chế ưu đãi cụ thể, hấp dẫn – nhất là vấn đề vốn, để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia…

nuoc sach o dau hinh 3

Nhưng cho tới nay, tư nhân dường như vẫn đang quá e ngại khi đầu tư vào lĩnh vực này. Lý giải điều này, theo các chuyên gia là bởi Việt Nam đang thiếu khung pháp lý cho thị trường nước sạch, tạo ra nhiều mâu thuẫn, nghịch lý.

Đơn cử như nhiều đại biểu Quốc hội hồi năm 2019 từng đề xuất đây phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đề xuất này tiếp tục được các Hiệp hội liên quan nhắc lại vào năm 2020, tuy nhiên, đến nay vấn đề này vẫn đang bị bỏ ngỏ. Hiện chỉ có Nghị định 117 điều chỉnh trực tiếp vấn đề quản lý, cung cấp, khai thác nguồn nước.

Rõ ràng khi đường chạy pháp lý chưa thuận tiện, thì các tay đua nước sạch còn gian nan. Nói như các chuyên gia Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS), đã đến lúc cần có đánh giá toàn diện và thiết kế một hệ thống chính sách tổng thể để hoàn chỉnh thị trường kinh doanh nước sạch. Làm được như vậy, câu hỏi “nước sạch ở đâu?” mới thôi cất lên nhức nhối.

Nguyễn Hà



Nguồn

Cùng chủ đề

58 năm Nhà máy nước Thủ Đức: Trái tim cấp nước TP.HCM

Nếu ví dòng nước như máu nuôi sống cơ thể thành phố này, Nhà máy nước Thủ Đức chính là trái tim bơm dòng máu đến từng tế bào. Về quy chuẩn nước đầu ra khi cấp cho người dân, Sawaco cho biết theo...

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Đẩy nhanh tiến độ đưa nước sạch về cho đồng bào DTTS

Đưa nước sạch về cho đồng bào DTTS là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao đời sống người dân. Từ nguồn vốn của Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến...

Đại học Bách khoa Hà Nội vô địch thi thiết kế đô thị sáng tạo thông minh

NDO - Phát động vào tháng 8 vừa qua, Cuộc thi đã thu hút hơn 30 đề tài từ các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô gửi tham gia. Ban tổ chức đã làm việc để chọn ra 10 đề tài xuất sắc nhất để bước vào Vòng chung kết được tổ chức ngày 10/12/2024 tại Trường đại học Kiến trúc Hà Nội. Thực hiện các hoạt động của Chương trình...

Luật Thủ đô tạo cơ chế để Hà Nội triển khai hiệu quả sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi-Theo PGS.TS Bùi Thị An, Luật Thủ đô (sửa đổi) được triển khai, tức là Hà Nội đã được trao thêm “cờ” vào tay rồi, đây là điều kiện quan trọng để Hà Nội thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy đạt hiệu quả cao theo chỉ đạo, định hướng của T.Ư. Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội cho rằng, với Thủ đô...

Đăk Tô (Kon Tum): Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS

Thực hiện Dự án 1 “giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt đến từng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo Nhân Dân phối hợp trao tặng hàng nghìn phần quà Tết cho công nhân tại tỉnh Hưng Yên

(CLO) Chiều 20/12, tại công trường Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons tổ chức chương trình “Xây Tết 2025”. ...

Phát hiện mảnh khuôn đúc trống đồng tại thành cổ Luy Lâu

(CLO) Một mảnh khuôn đúc ngoài của mặt trống đồng, có đầy đủ các họa tiết hoa trang trí vừa thu được trong cuộc khai quật di tích thành cổ Luy Lâu. ...

Triển lãm về di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

(CLO) Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác” sẽ diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh từ ngày 25 - 28/12. ...

Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch

(CLO) Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Nga không kích đáp trả dữ dội nhiều mục tiêu quân sự ở Ukraine

(CLO) Quân đội Nga đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công trả đũa vào các mục tiêu quân sự ở Ukraine sau khi Kiev thực hiện cuộc tấn công tên lửa vào khu vực Rostov của Nga, sử dụng vũ khí do Mỹ và Vương quốc Anh cung cấp....

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Một năm làm nhiều việc lớn

Từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” cùng với sự tham gia đóng góp, hỗ trợ của các tập thể, cá nhân..., Mặt trận các cấp tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 2.896 nhà Đại đoàn kết, trị giá hơn 157 tỷ đồng. ...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Hai VĐV Việt Nam vô địch Giải bóng bàn Mỹ mở rộng 2024

Sáng 21-12, hai VĐV Đỗ Lê Vân Chi, Đỗ Lê Vân Linh đã xuất sắc đánh bại đối thủ Emily Quan, Abigail Yu (Mỹ) với tỉ số 3-2 để giành HCV nội dung đôi nữ lứa tuổi U17 Giải bóng bàn Mỹ mở rộng 2024. Vân Chi (trái) và em Vân Linh trong trận chung kết U17 đôi nữ - Ảnh: US Open 2024 Hai chị em ruột Vân Chi (14 tuổi) và Vân Linh (13 tuổi) hiện đang là học...

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm nhất đại học, Nhàn đi làm phục vụ bàn ở các nhà hàng ăn uống. Cuối năm thứ 3, cậu...

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định phải vào Khánh Hòa mua đá

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định vượt hàng trăm km vào Khánh Hòa tìm nguồn đá đảm bảo chất lượng. ...

Mới nhất

Hai VĐV Việt Nam vô địch Giải bóng bàn Mỹ mở rộng 2024

Sáng 21-12, hai VĐV Đỗ Lê Vân Chi, Đỗ Lê Vân Linh đã xuất sắc đánh bại đối thủ Emily Quan, Abigail Yu (Mỹ) với tỉ số 3-2 để giành HCV nội dung đôi nữ lứa tuổi U17 Giải bóng bàn Mỹ mở rộng 2024. Vân Chi (trái) và em Vân Linh trong trận chung kết U17 đôi nữ -...

Có tiền cũng không mua được

Mới đây, bức ảnh một nhóm bạn tái hiện khoảnh khắc trong chuyến du lịch đầu tiên của họ 50 năm về trước đã thu hút sự chú ý của nhiều người. ...

Việt Nam có 11,8 triệu ha đất đang bị sa mạc hoá

Biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người gây ra khiến 11,8 triệu ha đất của nước ta đang bị sa mạc hoá. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước ta có khoảng 1,2 triệu ha đất bị suy thoái nặng, 3,8 triệu ha đất suy thoái trung bình và 6,8 triệu ha đất suy thoái...

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm...

Mới nhất