Trang chủSự kiệnNước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Luật bầu cử Tổng thống của Mỹ khá đồ sộ, phức tạp cả về quy trình và mối quan hệ giữa số phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri. Số thứ tự 60 của kỳ bầu cử năm 2024 gắn với ý nghĩa về một vòng tuần hoàn của tự nhiên, xã hội.

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024
Bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử… (Nguồn: BBC)

Nhiều chuyện trùng lặp, khác thường

Giống như 56 năm trước (1968), một ứng cử viên Đảng Cộng hòa tái tranh cử sau khi thua ở kỳ bầu cử trước đó. Sau 68 năm (1956), cử tri Mỹ một lần nữa lựa chọn giữa 2 ứng cử viên đối đầu lần thứ hai. Một số Tổng thống, ứng cử viên Tổng thống Mỹ từng bị ám sát như John F. Kennedy năm 1963, Robert F. Kennedy năm 1968 và Ronald Reagan năm 1981. Lần này, cựu Tổng thống Donal Trump ít nhất một lần bị ám sát hụt. Mới đây thôi, ngày 15/9, ứng cử viên đảng Cộng hòa bị tấn công bằng súng khi đang chơi golf ở thành phố West Palm Beach, bang Florida, may mắn vẫn an toàn.

Trong lịch sử Mỹ, từng có ít nhất 4 ứng cử viên Tổng thống vượt qua tai tiếng bê bối để đắc cử (Andrew Johnson năm 1828, Richard Nixon năm 1972…). Kỳ này, ông Donal Trump dính đến 4 vụ án hình sự, nếu đắc cử, thêm một trường hợp nữa. Trước đây, đã có 2 đương kim Tổng thống Mỹ quyết định không tái tranh cử (Harry Truman năm 1952, Lyndon Johnson năm 1968) với lý do khác nhau. Tổng thống Joe Biden cũng vậy, nhưng thời gian đến ngày bầu cử chỉ còn lại hơn 100 ngày, khiến người thay thế gặp bất lợi trong chặng nước rút của cuộc đua.

Nếu bà Kamala Harris đắc cử, lần đầu tiên Mỹ có nữ chủ nhân Nhà Trắng. Tuy nhiên, từ nay đến ngày kết thúc bầu cử Tổng thống năm 2024, biết đâu lại xảy ra những chuyện bất thường như vụ bạo loạn Đồi Capitol năm 2020. Quá trình bầu cử Tổng thống bộc lộ không ít vấn đề lớn trong lòng xã hội Mỹ.

Cuộc so găng căng thẳng và sự chia rẽ của nước Mỹ

Mở đầu cuộc tranh luận trực tiếp, hai ứng cử viên Tổng thống đã bắt tay thân thiện, nhưng không khí bao trùm vẫn là sự đối chọi gay gắt, từ phong cách, ngôn từ đến các nội dung cơ bản của nước Mỹ. Cuộc tranh luận cho thấy, hai ứng cử viên, rộng ra là hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thể hiện những khác biệt về tầm nhìn đối với cả chính sách đối nội và đối ngoại.

Vấn đề người dân Mỹ quan tâm hàng đầu, cũng là trọng điểm tranh luận là kinh tế, đời sống xã hội. Bà Kamala Harris khẳng định nạn “thất nghiệp lớn nhất từ thời kỳ đại suy thoái” khiến Tổng thống Joe Biden phải “dọn dẹp sạch mớ hỗn độn mà ông Donald Trump để lại”! Đối lại, ông Donald Trump chỉ trích lạm phát cao dưới thời Tổng thống Joe Biden là “thảm họa” của nền kinh tế. Hai ứng cử viên cũng có quan điểm trái ngược và công kích lẫn nhau trong việc nạo phá thai, vấn đề người nhập cư và tác động của nó đến kinh tế, xã hội.

Cựu Tổng thống và đương kim Phó Tổng thống cũng đối chọi nhau về chính sách đối ngoại, nhất là vấn đề liên quan đến các điểm nóng và cạnh tranh nước lớn. Ông Donald Trump mạnh mẽ khẳng định nếu cầm quyền thì “xung đột Ukraine, Trung Đông sẽ không xảy ra” và nếu đắc cử sẽ giúp chấm dứt ngay xung đột. Đối với cựu Tổng thống, Bắc Kinh mới là đối thủ hàng đầu và ông là “người duy nhất có thể đối đầu với Trung Quốc”. Nhưng điều quan trọng nhất, bằng cách nào thì ông lại lướt qua.

Đa số người dân Mỹ nhìn nhận chính sách đối ngoại của các Tổng thống dưới góc độ lợi ích; nhất là khả năng quản lý cạnh tranh nước lớn và tác động của nó đến việc làm, giá hàng hóa tiêu dùng và sử dụng thuế chi cho hỗ trợ, xử lý các mâu thuẫn, tranh chấp ở bên ngoài. Vấn đề này, ông Donald Trump có phần nhỉnh hơn.

Điểm nổi bật trong lần tranh luận này là 2 ứng cử viên tận dụng thời cơ, chỉ trích gay gắt, tập trung vào các điểm yếu của đối thủ hơn là đưa ra thông điệp, định hướng mới của mình. Kinh tế là vấn đề trọng tâm, ưu tiên hàng đầu, nhưng cả ông Donald Trump và bà Kamala Harris đều không đưa ra một chính sách rõ ràng nào.

Điều này cũng dễ hiểu, bởi đưa ra chủ trương, chính sách mới, cụ thể là điều khó, dễ gây va chạm, được lòng bộ phận cử tri này lại có thể mất phiếu ở nhóm cử tri khác. Mà mục đích chính của tranh luận trực tiếp là phê phán đối thủ, tranh thủ sự ủng hộ của cử tri, nhất là nhóm trung dung, chưa có quan điểm rõ ràng.

Theo đánh giá chung, đương kim Phó Tổng thống tự tin, chủ động hơn, thể hiện được thông điệp của mình và có sách lược thích hợp, khiến cho cựu Tổng thống không tận dụng được lợi thế từng trải, sa vào tự bào chữa trước các đòn tấn công của đối thủ. Kết quả thăm dò dư luận của hãng CNN ngay sau tranh luận cho thấy, hơn 63% người Mỹ được hỏi ý kiến thì nhận định bà Kamala Harris thể hiện tốt hơn.

Cuộc tranh luận trực tiếp, có thể là lần duy nhất, dễ làm rõ sự tương phản giữa hai ứng cử viên, nên rất quan trọng, thu hút đến 67,135 triệu người Mỹ theo dõi, vượt xa các lần trước. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nó thường không ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuối cùng. Cuộc bầu cử Tổng thống, tranh luận trực tiếp và thái độ của cử tri cho thấy cường quốc số một cũng có vấn đề, nước Mỹ đang chia rẽ sâu sắc.

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024
Ở thời điểm hiện tại, cán cân có phần nghiêng về đương kim Phó Tổng thống, nhưng tỷ lệ ủng hộ của 2 ứng cử viên không chênh lệch quá lớn. (Nguồn: Foreign Policy)

Khó đoán định và góc nhìn của thế giới

Ở thời điểm hiện tại, cán cân có phần nghiêng về Phó Tổng thống Kamala Harris, nhưng tỷ lệ ủng hộ của 2 ứng cử viên không chênh lệch quá lớn. “Ba mươi chưa phải là Tết”. Thời gian hơn 50 ngày đủ để ông Donald Trump và đội ngũ cố vấn tìm cách xoay chuyển tình thế. Hơn thế nữa, còn có nhiều yếu tố tác động, cả bên trong và bên ngoài, nên kết quả bầu cử khó đoán định.

Bốn vấn đề lớn có thể tác động mạnh đến kết quả bầu cử. Một là, xung đột Nga-Ukraine đột biến lớn, bất ngờ lan rộng ở Trung Đông. Hai là, nước Mỹ xảy ra khủng bố, bạo loạn lớn. Ba là, sự đối đầu ngày càng gay gắt giữa hai cực, giữa trật tự thế giới đơn cực và đa cực, một bên do Mỹ đứng đầu, chi phối, bên kia do Trung Quốc, Nga dẫn dắt. Bốn là, kinh tế Mỹ gặp khó khăn, suy thoái.

Ba vấn đề đầu ít nhiều có liên quan đến nhau và có thể tác động đến vấn đề thứ tư. Chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ cố giữ để từ nay đến ngày bầu cử, các đột biến trên không xảy ra. Nhưng điều đó không hoàn do Mỹ quyết định trăm phần trăm. Ngoài ra, kết quả bầu cử còn liên quan đến lợi ích và quan điểm của các cộng đồng sắc tộc lớn ở xứ cờ hoa. Do đó, số liệu thăm dò, dự báo có thể bị đảo lộn, chưa biết điều gì sẽ xảy ra.

Không chỉ người Mỹ mà cộng đồng quốc tế cũng chăm chú hướng về cuộc bầu cử vào ngày 5/11. Bởi Mỹ là cường quốc số một và có sức chi phối trên nhiều lĩnh vực, khu vực. Vì quan hệ và lợi ích mà góc nhìn của mỗi liên minh, mỗi quốc gia về kết quả bầu cử khác nhau. Nhiều nước phương Tây, Liên minh châu Âu lo ngại ông Donald Trump thắng cử, sẽ hạn chế viện trợ cho Ukraine và đòi hỏi họ phải tự gánh vác công việc, chia sẻ, đóng góp nhiều hơn cho “cái ô” của Mỹ.

Thực tế, ông Donald Trump không thích gì nước Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Vấn đề quan tâm của ông là lợi ích của Mỹ; câu nói không đem tiền thuế của dân chi cho một nơi không mấy liên quan (Ukraine) là cách để tranh thủ sự ủng hộ của cử tri. Trong cuộc tranh luận trực tiếp, vấn đề châu Á hầu như không được đề cập, nhưng khu vực vẫn là mối quan tâm, nơi cạnh tranh lợi ích chiến lược của Mỹ.

Có thể nói, dù ai đắc cử Tổng thống thì Mỹ vẫn theo đuổi chính sách của đảng Cộng hòa hoặc đảng Dân chủ. Tổng thống mới có thể điều chỉnh chính sách ở mức độ chiến thuật, sách lược, còn các mục tiêu quốc gia cơ bản như duy trì vị thế cường quốc số một, vai trò dẫn dắt, ảnh hưởng và lợi ích chiến lược của Mỹ trên toàn cầu vẫn không thay đổi.

Mỗi nước, tổ chức có thể trông đợi vào những điểm có lợi trong chính sách của ứng cử viên Tổng thống Mỹ. Nhưng cơ bản, quyết định vẫn là giữ vững độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, để chủ động ứng phó với mọi biến động.

Baoquocte.vn

Nguồn:https://baoquocte.vn/nuoc-my-qua-lang-kinh-bau-cu-tong-thong-nam-2024-286386.html

Cùng chủ đề

Nga lên tiếng vụ ông Trump bị ám sát hụt: Đừng đùa với lửa

(Dân trí) - Nga đã bày tỏ quan điểm về mối liên hệ được cho là giữa nghi phạm ám sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ukraine. Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump vận động tranh cử ở Las Vegas ngày 13/9 (Ảnh: Reuters). Khi được hỏi về tuyên bố của Cục Điều tra Liên bang (FBI) Mỹ về vụ ám sát cựu Tổng thống Donald Trump, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày...

Ông Trump bị ám sát hụt lần 2, bạo lực chính trị đang trở thành điều bình thường ở Mỹ?

Sau nhiều thập kỷ không xảy ra bạo lực chính trị nhằm vào các ứng viên tổng thống của một trong hai đảng lớn, nước Mỹ đã trải qua hai sự cố trong vòng hai tháng và cả hai đều nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump. Theo kênh CNN, vào giữa tháng 7, ông Trump suýt bị một tay súng bắn vào đầu tại một cuộc vận động tranh cử ở Butler, bang Pennsylvania. Kẻ tấn công 20 tuổi...

Bà Harris nhắc đến Taylor Swift 28 lần

TPO - Trong tuyên bố mới, chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris tận dụng việc ông Trump "ghét Taylor Swift", lấy lòng người hâm mộ của nữ ca sĩ bằng cách nhắc tên bài hát của Swift đến 28 lần. Theo Variety, chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris tận dụng tuyên bố "Tôi ghét Taylor Swift" từ ông Trump. Phía bà Harris đưa ra tuyên bố dài, trong đó có 28 lần nhắc đến tên bài hát hoặc lời...

Xác định danh tính nghi phạm nổ súng trong vụ ám sát ông Trump ở Florida

  Các lực lượng chức năng đã bắt giữ và xác định danh tính nghi phạm trong vụ nổ súng được cho là âm mưu ám sát ông Trump ở Florida hôm 15/9. Theo CNN, tay súng được cảnh sát quận Palm Beach xác định danh tính là Ryan Wesley Routh, hơn 50 tuổi. Nghi phạm mang theo một khẩu súng trường AK-47 có gắn kính ngắm và đứng chỉ cách ông Trump khoảng 300-450 mét khi ông Trump đang chơi golf và...

Người ủng hộ đòi bảo vệ ông Trump bằng hoặc hơn Tổng thống Joe Biden

Những người ủng hộ ông Donald Trump yêu cầu cựu Tổng thống cần được mật vụ tăng cường bảo vệ sau khi một nghi phạm âm mưu ám sát ông bị bắt vào ngày 15/9. Theo NY Post, nghi phạm ám sát được nhận diện là Ryan Routh, 58 tuổi, đến từ Hawaii. Đối tượng đã bị bắt giữ sau khi một mật vụ phát hiện nòng súng trường kiểu AK-47 của tên này qua hàng rào ở câu lạc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Argentina xử lý “bom nợ” bằng liệu pháp sốc

Ngày 15/9, Tổng thống Argentina Javier Milei trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội, nhấn mạnh mục tiêu xóa bỏ thâm hụt tài chính lâu năm của quốc gia.

Mở ra nhiều cơ hội hợp tác du lịch-điện ảnh giữa Việt Nam và Mỹ

Chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh Việt Nam tại Mỹ sẽ được tổ chức từ ngày 23-25/9, tại thành phố San Francisco và thành phố Los Angeles, bang California với chủ đề "Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới".

Nhiều trường đại học quyên góp hàng tỷ đồng cho vùng lũ, không nhận hoa khai giảng

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh không tổ chức khai giảng, quyên góp hàng tỷ đồng cho vùng lũ, không nhận hoa trong lễ khai giảng...

New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

New Zealand mong muốn tận dụng nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ song phương để tăng cường khả năng phục hồi và chống chịu trong tương lai của Việt Nam trước thảm họa thiên tai.

Iran muốn siết tình thân với Nga và Trung Quốc, “hiến kế” xóa bỏ hiểu lầm với châu Âu, nói gì về bầu cử...

Ngày 16/9, trả lời phỏng vấn trực tuyến kênh truyền hình nhà nước Iran, Ngoại trưởng nước này Abbas Araghchi đưa ra bình luận về các mối quan hệ của Tehran với Nga, Trung Quốc và châu Âu.

Bài đọc nhiều

Thiếu tá công an đột tử khi chống lũ trở về

(VTC News) - Sau khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Thiếu tá Trần Đông, Trưởng công an xã Vận Hội trở về cơ quan thì không may đột tử. Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, Thiếu tá Trần Đông đột tử tại phòng làm việc lúc 10h ngày 15/9, khi vừa hoàn thành nhiệm vụ chống lũ và khắc phục hậu...

Truyền thông Mỹ nêu danh tính đối tượng nổ súng nhằm vào ông Trump

Truyền thông Mỹ cho biết nghi phạm vừa nổ súng vào sân golf của ông Trump ở Florida có tên là Ryan Wesley Routh, 58 tuổi, sống tại bang Hawaii. Nghi phạm Ryan Routh. (Nguồn: New York Post/TTXVN) Ngày 15/9, truyền thông Mỹ dẫn lời các quan chức thực thi pháp luật cho biết đã xác định được danh tính đối tượng nổ súng nhằm vào ông Donald Trump - ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa. Tờ New...

Đã khôi phục cấp điện cho 98% khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn của các đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đến sáng ngày 16/9 đã khôi phục vận hành được 1.626/1.678 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão. Tính đến sáng nay 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng...

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình truyền hình trực tiếp "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Cùng tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng...

Những con mèo có thể tạo bước ngoặt trong bầu cử tổng thống Mỹ

Khi những "quý cô nuôi mèo chứ không có con" bị đem ra bàn tán ở cả 2 bên chiến tuyến của cuộc bầu cử, những chú mèo đang trở thành tâm điểm trong chiến dịch tranh cử lần này. Mọi thứ khởi đầu từ một phát ngôn của ông JD Vance vào năm 2021. Thời điểm đó, ông vẫn chưa trở thành ứng viên tranh cử phó tổng thống của đảng Cộng hòa. “Đây là một sự thật cơ bản”,...

Cùng chuyên mục

Đồng Tháp: Hơn 15,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

NDO - Đến cuối giờ chiều 16/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp đã tiếp nhận hơn 15,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp Võ Chí Hữu tiếp nhận số tiền ủng hộ và trao thư cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp. (Ảnh: HỮU NGHĨA) Chiều 16/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...

Mặt trận Tổ quốc đã phân bổ hơn 1.000 tỷ đồng hỗ trợ các địa phương bị bão lũ

TPO - Ban Vận động cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương bị ảnh hưởng bị bão lũ với tổng số tiền là 650 tỷ đồng. Như vậy, sau cả hai đợt, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã phân bổ tổng số tiền là 1.035 tỷ đồng. Theo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính...

Nga lên tiếng vụ ông Trump bị ám sát hụt: Đừng đùa với lửa

(Dân trí) - Nga đã bày tỏ quan điểm về mối liên hệ được cho là giữa nghi phạm ám sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ukraine. Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump vận động tranh cử ở Las Vegas ngày 13/9 (Ảnh: Reuters). Khi được hỏi về tuyên bố của Cục Điều tra Liên bang (FBI) Mỹ về vụ ám sát cựu Tổng thống Donald Trump, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày...

Ông Trump bị ám sát hụt lần 2, bạo lực chính trị đang trở thành điều bình thường ở Mỹ?

Sau nhiều thập kỷ không xảy ra bạo lực chính trị nhằm vào các ứng viên tổng thống của một trong hai đảng lớn, nước Mỹ đã trải qua hai sự cố trong vòng hai tháng và cả hai đều nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump. Theo kênh CNN, vào giữa tháng 7, ông Trump suýt bị một tay súng bắn vào đầu tại một cuộc vận động tranh cử ở Butler, bang Pennsylvania. Kẻ tấn công 20 tuổi...

TS Nguyễn Ngọc Huy: “Vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhắc tới bão số 3”

(Dân trí) - "Nhìn lại thiệt hại sau bão số 3, tôi ngồi đờ người ra, tay run và mất tới 45 phút viết được bản tin dự báo thời tiết", TS Nguyễn Ngọc Huy chia sẻ cảm xúc.   "Nhìn lại thiệt hại sau bão số 3, tôi ngồi đờ người ra, tay run và mất tới 45 phút viết được bản tin dự báo thời tiết". Đây là những dòng chia sẻ của TS Nguyễn Ngọc Huy, người nổi...

Mới nhất

12:37:03

Xúc động những hình ảnh tiếp sức người dân Làng Nủ và vùng lũ

VOV.VN - Ở những nơi lũ bắt đầu rút, nhiều đoàn cứu trợ tiếp tục vận chuyển những chuyến hàng “0 đồng” từ khắp cả nước... đến vùng lũ, vùng cao để trao tận tay các hộ gia đình gặp khó khăn, bị thiệt hại do bão lụt gây ra.   VOV.VN Nguồn:https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/xuc-dong-nhung-hinh-anh-tiep-suc-nguoi-dan-lang-nu-va-vung-lu-post1121547.vov

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố thêm 13.358 trang sao kê

Chiều 16-9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đăng tải 13.358 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trong ngày 13-9. Cán bộ, công chức, viên chức TP.HCM quyên góp tiền hỗ trợ bà con bị thiệt hại do thiên tai ở miền Bắc - Ảnh:...

Trao Kỷ lục Việt Nam cho Wolfoo Game

Trong khuôn khổ sự kiện kỷ niệm 10 năm thành lập của Sconnect Việt Nam (Sconnect) vừa diễn ra tại Hà Nội, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã vinh danh và trao chứng nhận xác lập kỷ lục là “Đơn vị sản xuất và phát hành series Wolfoo Game cho trẻ em đạt chứng nhận...

Quảng Ninh tổng vệ sinh dọn dẹp bãi biển và phố phường

VOV.VN - Nhiều người dân thức dậy từ 5 giờ sáng để cùng nhau dọn công viên, ngõ xóm. Cả vạn thanh niên và các lực lượng ra quân dọn bãi biển, góp sức giúp Hạ Long, Quảng Ninh sớm sạch đẹp trở lại.   VOV.VN Nguồn:https://vov.vn/xa-hoi/quang-ninh-tong-ve-sinh-don-dep-bai-bien-va-pho-phuong-post1121584.vov

Những bãi đá hoang sơ tuyệt đẹp bên vịnh Chân Mây – Lăng Cô

(Dân trí) - Khu vực vịnh Chân Mây - Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) có rất nhiều bãi đá hoang sơ, không chỉ tạo sức hút đối với khách du lịch mà cả những người đam mê câu cá. Vịnh Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) được ví như chốn "bồng lai tiên cảnh" nhờ sở...

Mới nhất