Trang chủNewsThời sựNước lớn nể trọng Việt Nam hơn

Nước lớn nể trọng Việt Nam hơn

Khoảnh khắc cả phòng họp Đại hội đồng với đại diện của hơn 190 nước vỗ tay không ngớt khi kết quả số phiếu kỷ lục dành cho Việt Nam được công bố vẫn khiến nhiều người tự hào về hai chữ Việt Nam trên trường quốc tế.
Đại sứ Đặng Đình Quý giơ ngón tay cái sau khi kết quả Việt Nam trúng cử Hội đồng Bảo an với số phiếu kỷ lục vào tháng 6-2019. Ngồi cạnh ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung - Ảnh: AFP

Đại sứ Đặng Đình Quý giơ ngón tay cái sau khi kết quả Việt Nam trúng cử Hội đồng Bảo an với số phiếu kỷ lục vào tháng 6-2019. Ngồi cạnh ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung – Ảnh: AFP

Đã gần 2 năm sau khi Việt Nam kết thúc thành công nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, khoảnh khắc cả phòng họp Đại hội đồng với đại diện của hơn 190 nước vỗ tay không ngớt khi kết quả số phiếu kỷ lục dành cho Việt Nam được công bố vẫn khiến nhiều người tự hào về hai chữ Việt Nam trên trường quốc tế.

Đại sứ Đặng Đình Quý, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao, trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (2018 – 2022), là người đã có mặt trong giờ phút ấy.

Ông cũng là trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc trong cả hai lần nước ta đảm nhận ghế chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an.

Đậm dấu ấn Việt Nam

* Thưa ông, khoảnh khắc công bố kết quả Việt Nam nhận được 192/193 phiếu ủng hộ để lần thứ hai trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã để lại nhiều cảm xúc với người cả trong và ngoài nước. Ông có thể chia sẻ thêm về quá trình dẫn đến kết quả tuyệt vời này và đánh giá của bạn bè quốc tế?

– 192/193 là số phiếu kỷ lục trong lịch sử 74 năm của Liên Hiệp Quốc. Các nước bỏ phiếu cho Việt Nam là vì Việt Nam có lịch sử chống ngoại xâm rất hào hùng, vì độc lập tự do của dân tộc mình và cũng vì giá trị chung của nhân loại.

Đó còn là vì Việt Nam là một trong số ít nước thành công trong phát triển sau khi giành được độc lập và vì họ kỳ vọng Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò tích cực hơn vào công việc chung của cộng đồng quốc tế.

Nhưng để có được kết quả ấy, chúng ta đã kiên trì vận động 10 năm liền, ngay từ sau khi kết thúc nhiệm kỳ đầu Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (năm 2008 – 2009).

Chúng ta vận động để họ “nhường” mình thành ứng cử viên duy nhất của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vận động để họ bỏ phiếu cho mình mà không yêu cầu đánh đổi phiếu, không đặt điều kiện.

Hai năm đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực lần thứ hai, chúng ta đã tích cực góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế. Các hoạt động đó đã để lại dấu ấn khá rõ nét trong hoạt động của Hội đồng Bảo an, ngay trong giai đoạn thế giới phải đối mặt với thách thức chưa từng có là COVID-19.

Bạn bè quốc tế đánh giá Việt Nam thế nào thì khó biết chính xác. Tuy nhiên, cảm nhận của tôi là những việc chúng ta làm tại Hội đồng Bảo an trong nhiệm kỳ thứ hai Ủy viên không thường trực đã làm cho nước lớn nể trọng hơn, bạn bè quý mến hơn.

Nguồn: Bộ Ngoại giao - Dữ liệu: DUY LINH

Nguồn: Bộ Ngoại giao – Dữ liệu: DUY LINH

* Trong thời gian ông làm trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã hai lần đảm nhận ghế chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an. Có câu chuyện nào khiến ông nhớ nhất trong quãng thời gian này không?

– Làm chủ tịch luân phiên là trách nhiệm nhưng cũng là vinh dự lớn. Do thứ tự abc, nhiệm kỳ nào cũng có một số nước Ủy viên không thường trực chỉ được đảm nhận vị trí này một lần.

Việt Nam may mắn được hai lần. Lần đầu chúng ta ngồi vào ghế chủ tịch (tháng 1-2020) cũng là ngày đầu bắt đầu nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an. Trùng hợp đó cũng là ngày đầu tiên Liên Hiệp Quốc bước vào năm thứ 75 kể từ khi ra đời.

Ngồi ghế chủ tịch, điều hành theo kịch bản nhưng cầm búa gõ cũng là một việc khá áp lực, nhất là khi các nước có ý kiến khác nhau, khác các kịch bản đã định.

Tháng 4-2021, lần thứ hai chúng ta làm chủ tịch đúng lúc COVID-19 hoành hành dữ dội ở New York. Cả tháng Hội đồng Bảo an họp trực tuyến. Chủ tịch điều hành họp trực tuyến, đàm phán văn bản trực tuyến, vận động hành lang cũng trực tuyến. Lúc nào cũng sợ rớt mạng.

May cho Việt Nam, tất cả các cuộc họp trong tháng chủ tịch, đường truyền đều tốt, liên lạc giữa New York và Hà Nội luôn thông suốt (trong khi một số nước lớn lại luôn bị trục trặc tín hiệu).

Tháng chủ tịch thứ hai của chúng ta cũng rất thành công, Hội đồng Bảo an đã thông qua hai tuyên bố chủ tịch và một nghị quyết quan trọng về “bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với dân thường”, mang đậm dấu ấn Việt Nam.

* Mặc dù 10 nước không thường trực Hội đồng Bảo an được đánh giá cao về vai trò, cũng có ý kiến cho rằng các nước này đóng vai trò như trung gian hòa giải, điều phối quan hệ giữa 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an. Ông nghĩ gì về nhận định này?

Hòa giải thì có nhưng khó có thể nói là điều phối quan hệ giữa 5 nước thường trực. Trong một số vấn đề và ở một số thời điểm khi các nước thường trực có quan điểm khác nhau, các nước không thường trực phân công nhau tiếp xúc, vận động từng nước thường trực, “ngoại giao con thoi” để họ tìm được mẫu số chung.

Ví dụ điển hình là khi các cơ chế hỗ trợ nhân đạo xuyên biên giới Syria hết hiệu lực mà các nước thường trực có quan điểm khác nhau.

Nếu không gia hạn hoạt động của các cơ chế này thì hàng triệu người Syria sẽ bị đe dọa tính mạng do thiếu thuốc thang, lương thực, các nước không thường trực đã nỗ lực thuyết phục, thậm chí là lôi kéo tổng thư ký tạo sức ép.

Cuối cùng, cơ chế được gia hạn bởi có sự đoàn kết của các ủy viên không thường trực, 10 nước bỏ phiếu thuận trong khi 5 nước thường trực đều bỏ phiếu trắng.

Những nữ quân nhân Việt Nam lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Abyei và Nam Sudan năm 2022 - Ảnh: NAM TRẦN

Những nữ quân nhân Việt Nam lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Abyei và Nam Sudan năm 2022 – Ảnh: NAM TRẦN

Chỉ có lợi ích dân tộc

* Trong quá trình xử lý các công việc tại Hội đồng Bảo an, làm thế nào để Việt Nam dung hòa giữa vấn đề lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế, thưa ông?

– Năm 1964, Bác Hồ nói với cán bộ ngoại giao là: Làm gì cũng vì lợi ích dân tộc mà làm. Trong xử lý các vấn đề đối ngoại, lợi ích quốc gia – dân tộc vừa là gốc vừa là mục tiêu để định hướng hành động.

Có điều, phải xử lý hài hòa giữa lợi ích cụ thể và lợi ích toàn diện, lợi ích ngắn hạn và lợi ích dài hạn. Công việc ở Hội đồng Bảo an liên quan đến lợi ích trực tiếp của các nước lớn, các nước bạn bè, nhất là những nước ở các khu vực xung đột. Việc xác định lợi ích do vậy càng phải hài hòa.

* Nhiều người vẫn tin rằng đằng sau các cuộc họp, các kết quả được thông qua tại Liên Hiệp Quốc là kết quả của quá trình vận động hành lang, có qua có lại về sự ủng hộ. Ông có thể chia sẻ thêm nguyên tắc cơ bản của Việt Nam trong các cuộc tiếp xúc như vậy?

– Tôi cho rằng chúng ta phải cố gắng xử lý hài hòa. Nguyên tắc đối ngoại là vì lợi ích quốc gia – dân tộc và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nếu giữ nguyên tắc mà làm cho nước nào không bằng lòng với mình thì phải giải thích để họ thông cảm và khi có dịp làm được điều gì tốt cho họ thì cố gắng mà làm.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres trò chuyện với chiến sĩ "Mũ nồi xanh" Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10-2022. Ông dành nhiều tình cảm cho những người lính thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres trò chuyện với chiến sĩ “Mũ nồi xanh” Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10-2022. Ông dành nhiều tình cảm cho những người lính thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

* Hiện nay, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt, đặt các nước nhỏ vào tình thế khó xử hoặc buộc phải chọn bên. Là một nước có vị trí địa chiến lược, theo ông, Việt Nam đã xoay xở giữa các cuộc cạnh tranh của các nước lớn ra sao?

– Tôi thấy điều gì cũng có hai mặt. Các nước lớn cạnh tranh cũng tạo ra cơ hội vì khi cạnh tranh thì họ cần tập hợp bạn bè. Chúng ta làm bạn với tất cả các bên vì lợi ích quốc gia – dân tộc của mình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Xoay xở thế nào thì thiên biến vạn hóa. Đủ thực lực, bản lĩnh và vận dụng tốt bài học của ngoại giao Hồ Chí Minh về “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tôi tin chúng ta sẽ xử lý hài hòa quan hệ với các nước lớn.

Ngoại giao cần cái bắt tay, cái ôm

* Các sự cố phi truyền thống như COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến các hoạt động ngoại giao đa phương truyền thống, thưa ông?

Có chứ. Ngoại giao là tiếp xúc, trao đổi, tranh thủ, đàm phán… và vận động hành lang. Cần có giao lưu, tương tác thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, phong thái và cả những cảm nhận. Những điều này phải gặp trực tiếp, làm trực tiếp mới có hiệu quả. Một ánh mắt, một cái bắt tay, một cái ôm… có thể thay cho rất nhiều lời nói, chữ viết. Nhưng vì COVID-19, ta phải tìm phương cách khác để làm việc.

Tôi còn nhớ tháng 3-2020, tháng Trung Quốc làm chủ tịch, Hội đồng Bảo an mất gần 2 tuần mới thống nhất được phương thức họp trực tuyến, nhất là phương thức bỏ phiếu. Về cơ bản thì Hội đồng Bảo an hoàn thành các nhiệm vụ của mình, song cũng không thể tiến hành nhiều hoạt động cần thiết, nhất là các chuyến đi thực địa tại các khu vực xung đột.

111

Trong hai năm nhận trọng trách Ủy viên không thường trực, Việt Nam đã tham gia tất cả các hoạt động của Hội đồng Bảo an, hoàn thành tốt trách nhiệm chủ tịch hai ủy ban trực thuộc cơ quan này.

Việt Nam cũng đưa ra sáng kiến, chủ trì soạn thảo, đàm phán và trình Hội đồng Bảo an thông qua 2 nghị quyết, 3 tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Bảo an.

Đặc biệt, trong tháng đầu tiên đảm nhận ghế chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an (tháng 1-2020), Việt Nam đã lập kỷ lục về số bài phát biểu trong một phiên thảo luận mở của hội đồng với 111 bài phát biểu trong 3 buổi, 3 ngày quanh chủ đề: “Thượng tôn Hiến chương trong gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế”.

Việc đưa ra chủ đề này trong tháng đầu tiên của năm kỷ niệm lần thứ 75 Liên Hiệp Quốc ra đời là lý do quan trọng thu hút được số lượng kỷ lục bài phát biểu.

Tuoitre.vn

Cùng chủ đề

Mỹ quyết định tiếp tục viện trợ quân sự cho Israel

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken được cho là đã quyết định không thay đổi chính sách viện trợ quân sự cho Israel vào thời điểm hiện tại. ...

Công binh Việt Nam – Ấn Độ phối hợp rà phá mìn đảm bảo cho lực lượng gìn giữ hòa bình

Lực lượng công binh Việt Nam và Ấn Độ đã phối hợp cùng nhau để thực hành rà phá mìn, vật liệu nổ, đảm bảo an toàn cho các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. ...

Công binh, quân y, không quân Việt Nam thực hành ứng phó thảm họa tại Ấn Độ

Ngày 12-11, diễn tập song phương Việt Nam - Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc 2024 (VINBAX 2024) tại Ấn Độ tiếp tục với các hoạt động trong giai đoạn huấn luyện kỹ năng chuyên ngành. Theo thông tin từ...

Ông Trump chọn nhân vật ‘diều hâu’ với Trung Quốc làm cố vấn an ninh quốc gia

Nhiều vị trí trong chính quyền sắp tới của ông Trump đang dần được lấp đầy, từ cố vấn an ninh quốc gia cho tới đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Dân biểu Mike Waltz phát biểu tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng hòa (RNC) ở Milwaukee, bang Wisconsin, Mỹ vào ngày 15-7 năm nay - Ảnh: REUTERS Tối 11-11 giờ địa phương (sáng 12-11 theo giờ Việt Nam), Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn ông...

Việt Nam và Úc trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh

Ngày 8-11, tại Hà Nội, các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam và Úc đã tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thanh niên TP.HCM giao lưu cùng hai người treo cờ Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris

Buổi gặp gỡ không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mà còn thắp lên trong lòng thế hệ thanh niên TP niềm tự hào dân tộc và luôn nhớ về một thời chiến đấu đầy oai hùng, vinh quang. Buổi...

Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng

Hoàn thiện cơ chế chính sách tuyển dụng, đãi ngộ để giáo viên được thụ hưởng mức lương tương xứng với công sức của mình, nhất là giáo viên mầm non, những người đang công tác ở vùng sâu, vùng xa... Hoàn thiện chính...

Chứng khoán lại ‘tụt huyết áp’, hơn 500 cổ phiếu giảm giá

Với gần 550 cổ phiếu giảm điểm trong phiên cuối tuần, VN-Index lại mất thêm gần 14 điểm. Hàng loạt mã chứng khoán, ngân hàng mất 2-3% thị giá. Mở cửa giao dịch ngày 15-11, thị trường chứng khoán tiếp tục có diễn biến...

Saigon Co.op tổ chức tuần lễ trái cây tri ân ngày nhà giáo Việt Nam

Siêu thị giảm giá 20-25% cho hơn 100 loại trái cây, dành tặng hàng ngàn phần quà cho khách hàng thành viên trong khuôn khổ chương trình “Tri ân triệu cảm xúc". ...

Sáng chế được khen tại Việt Nam rồi… thôi, đại học nước ngoài lại trao học bổng

Một sinh viên sáng chế sản phẩm sáng tạo gặp khó khi tìm đường đưa sản phẩm ra thị trường Việt Nam. Nhưng cũng với nghiên cứu này, sinh viên đã nhận được học bổng du học của một trường nước ngoài. Phát biểu...

Bài đọc nhiều

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...
16:10:56

Hang Sơn Đoòng – bí ẩn bất tận

Nhiều thông tin về hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) được công bố với những bất ngờ mới trong đó có việc phát hiện một hệ thống hang ngầm (tunnel) nằm ở độ sâu 60m và nhiều hang động tiếp tục được tìm thấy. Với phát hiện có thể nói gây chấn động này, hang Sơn Đoòng vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn đối với các chuyên gia hang động, giới khoa học trong nước và thế giới... Vietnam.vn

Cùng chuyên mục

Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, đóng góp xứng đáng vào sự...

Ngày 15/11, với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững". Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Phước lần thứ IV - năm 2024 được chính thức khai mạc. Tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Y Thông; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,...

Chủ tịch nước dự Đối thoại không chính thức giữa nhà lãnh đạo APEC với khách mời

Sáng 15/11/2024 (giờ địa phương, đêm 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-du-doi-thoai-khong-chinh-thuc-giua-nha-lanh-dao-apec-voi-khach-moi-post993740.vnp

Đề nghị IMF tiếp tục đồng hành, tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô với Việt Nam

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hợp tác thực chất và hiệu quả giữa Việt Nam và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong thời gian qua, trong đó có các khuyến nghị quan trọng của Đoàn tham vấn Điều IV dành cho Việt Nam; đề nghị IMF tiếp tục đồng hành, duy trì các hoạt động đối thoại, tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô với Việt Nam trong thời gian tới. ...

“Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu

Chương trình năm 2024 là chuyến hành trình đầy tự hào, xúc động với các chương trình “giao lưu điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở 3 khu vực. Tại Chương trình, Tổng Bí thư Tô Lâm và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã trao tặng Giấy chứng nhận và Biểu trưng tôn vinh 25 điển...

Đà Nẵng: Điểm sáng trong triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Ngày 15/11, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các DTTS TP. Đà Nẵng lần II năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là dịp để Thành phố biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong vùng đồng bào DTTS;...

Mới nhất

Đề nghị IMF tiếp tục đồng hành, tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô với Việt Nam

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hợp tác thực chất và hiệu quả giữa Việt Nam và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong thời gian qua, trong đó có các khuyến nghị quan trọng của Đoàn tham vấn Điều IV dành cho Việt Nam; đề nghị IMF tiếp tục đồng hành, duy trì các...

Tuyên dương 60 giáo viên tiêu biểu xuất sắc toàn quốc

(ĐCSVN) - Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029; kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), tối 15/11 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và...

Tôn vinh 25 điển hình toàn quốc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Chương trình tôn vinh những điển hình trong trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với tên gọi Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và Đài...

41 HCV, 63 HCB cho nghệ sĩ tranh tài tại Liên hoan sân khấu cải lương 2024

(NLĐO) - Liên hoan bế mạc trong niềm hân hoan của đông đảo nghệ sĩ cải lương hướng về những tác phẩm sẽ sáng đèn sau những...

Doanh nghiệp cà phê chủ động đáp ứng Quy định chống phá rừng của EU

Dự kiến, Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) sẽ thực thi vào tháng 1/2025. Hiện doanh nghiệp cà phê Việt Nam đã có sự chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng các quy định. Dự kiến, Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) sẽ bắt đầu thực thi vào tháng 1/2025 đối với các...

Mới nhất