Trang chủKinh tếNông nghiệp“Nước” có thông, “Nông” mới bền

“Nước” có thông, “Nông” mới bền

Nông nghiệp luôn thể hiện rõ vai trò trụ đỡ, nhất là trong những năm vừa qua khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid và các tác động tiêu cực từ các bất định vô cùng lớn của kinh tế toàn cầu.

Cơ chế xác định giá đang là vướng mắc lớn nhất

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Hoàng Hiệp, ngành nông nghiệp Việt Nam có được thành quả như hiện nay có đóng góp rất quan trọng của hạ tầng nông nghiệp. “Đầu vào quan trọng của nông nghiệp là đất và nước. Vì vậy, nếu sử dụng hiệu quả nước thì chắc chắn nông nghiệp Việt Nam sẽ phát triển tốt hơn”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh. Cùng quan điểm, ông Shantanu Chakraborty – Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) và BĐKH có tác động sâu sắc đến ngành nông nghiệp. Làm sao khuyến khích sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, giảm lãng phí và thúc đẩy quản lý bền vững hệ thống thủy lợi là vô cùng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài của ngành nông nghiệp và sinh kế của hàng triệu người dân nói riêng, cho tăng trưởng và phát triển bền vững của Việt Nam nói chung, qua đó góp phần đạt được mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045.

“Nước” có thông, “Nông” mới bền

Nhưng bản thân các trụ cột trong hạ tầng ngành nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống công trình thủy lợi, yếu tố quan trọng của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế – xã hội đang gặp phải những vấn đề nan giải lớn đã tồn tại từ lâu và cần sớm giải quyết. Trong đó, nổi lên là vấn đề giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi. Những năm qua, hệ thống công trình thủy lợi luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Đảng và Nhà nước. Công tác quản lý dịch vụ thủy lợi theo hướng hiệu quả và bền vững đã và đang trở thành tâm điểm, với nhiều giải pháp, chính sách được ban hành và thực hiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và cạnh tranh giữa các ngành kinh tế sử dụng nước.

“Nước” có thông, “Nông” mới bền

Kể từ khi Luật Thuỷ lợi và các văn bản liên quan được ban hành, chính sách giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi, được cụ thể hóa trong Nghị định 96/2018/NĐ-CP, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng từ cơ chế phí trước đó sang cơ chế giá. Mục tiêu chính là tạo hành lang pháp lý để xây dựng và áp dụng giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi, cùng cơ chế hỗ trợ, hướng đến giảm chi phí sản xuất nông nghiệp cho người dân; đồng thời duy trì tính bền vững của ngành thủy lợi, tăng tính cạnh tranh cho ngành nông nghiệp.

“Việc sửa đổi Nghị định 96/2018/NĐ-CP cần hướng tới rõ ràng và đơn giản trong phương pháp xác định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi, đồng thời đảm bảo tính đúng đủ của chi phí trong quản lý vận hành. Cơ chế hỗ trợ tiền sử dụng nước cũng cần được đơn giản hóa, đảm bảo đúng đối tượng và khuyến khích nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước”, theo khuyến nghị của Nhóm nghiên cứu tư vấn ADB.

Sau gần 6 năm thực hiện Nghị định 96, mặc dù hầu hết các địa phương đã xây dựng phương án giá sản phẩm dịch vụ, song vẫn còn những hạn chế đáng kể. Phương pháp định giá chưa đầy đủ, cách xác định chi phí chưa thống nhất đang tạo ra khó khăn trong tính toán và không đảm bảo đúng nguyên tắc định giá. Hiệu quả thực hiện giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi vẫn chưa cao. Cùng với đó, quy trình và thủ tục ban hành giá dịch vụ thủy lợi cũng như chính sách hỗ trợ vẫn phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý cho các cơ quan thực hiện. Việc hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi làm cho người sử dụng nước có nhận thức nước là “miễn phí”. Các đơn vị cung cấp dịch vụ ít có động lực để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hiệu quả kinh doanh, nhất là khi giá dịch vụ chưa đảm bảo bù đắp đủ chi phí.

Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay, mức hỗ trợ thủy lợi phí giữ nguyên không thay đổi trong khi các chi phí đầu vào gia tăng, CPI tăng… gây khó khăn rất lớn cho ngành thủy lợi. Nguồn thu của các công ty thủy nông – ngoại trừ một số đơn vị có nguồn thu khác từ cấp nước sinh hoạt, phát điện cho thủy điện – rất thấp, chi phí tối thiểu cho lương, bảo trì sửa chữa hàng năm không đảm bảo, đời sống của cán bộ làm công tác thủy nông rất khó khăn.

Cần sớm sửa đổi theo hướng “tính đúng, tính đủ”

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, thủy lợi là vấn đề chuyên ngành đặc thù, trong khi các sản phẩm dịch vụ thủy lợi theo Luật Thủy lợi khá đa dạng, phục vụ đa mục tiêu. Việc định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi hiện nay tại Việt Nam được tiếp cận theo phương thức chi phí, bao gồm chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, khấu hao… Đây là những vấn đề hiện nay còn nhiều băn khoăn, đặc biệt là việc tính toán sao cho tính đúng, tính đủ các chi phí vào giá dịch vụ thủy lợi. Hiện nay, Bộ Tài chính cùng Bộ NN&PTNN đang cân nhắc, tính toán từ cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật của ngành nông nghiệp, các địa phương.

Thứ trưởng Lê Tấn Cận cho biết, Luật Giá 2023 đã được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2023 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, trong đó thẩm quyền định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi đã được sửa đổi, bổ sung căn bản so với quy định tại Luật Thủy lợi. Theo đó, Bộ Tài chính chỉ định giá tối đa khung giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNN, không định giá tối đa khung giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của các địa phương. UBND cấp tỉnh tự định giá cụ thể sản phẩm dịch vụ thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Do thẩm quyền định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi đã được sửa đổi bổ sung theo Luật Giá 2023 nên về trình tự định giá dịch vụ thủy lợi cũng cần phải được sửa đổi bổ sung cho phù hợp, gắn với thẩm quyền của các cấp và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan. Ngoài ra, một số nội dung về nguyên tắc, căn cứ và phương pháp định giá tại Luật Giá 2023 đã có sửa đổi bổ sung so với Luật Giá 2012, vì vậy cũng cần phải sửa đổi cho phù hợp.

Hiện nay, việc thực hiện Nghị định 96 đang tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc, một số nội dung còn thiếu, chưa hoặc không còn phù hợp với thực tế. Để khắc phục tồn tại hạn chế và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các quy định của Luật Giá 2023, Thứ trưởng Lê Tấn Cận cho biết, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNN sớm tháo gỡ và sửa đổi kịp thời những vướng mắc về giá dịch vụ thủy lợi.

Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhấn mạnh, việc có được cơ chế định giá và tính giá dịch vụ thủy lợi phù hợp sẽ góp phần ứng phó với BĐKH, khuyến khích áp dụng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp thông minh, hiệu quả, thích ứng với khí hậu, qua đó góp phần mang lại tương lai bền vững hơn cho nông nghiệp cũng như mang lại một tương lai bền vững hơn cho tất cả mọi người.





Source link

Cùng chủ đề

Agribank cùng ngành ngân hàng cam kết đáp ứng đủ nhu cầu vốn triển khai Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất...

Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ gia đình nông dân tại tỉnh Đồng Tháp tham gia "Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long", Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cùng ngành ngân hàng cam kết đáp ứng đủ nhu cầu vốn triển khai "Đề...

Nâng “chất” cho nông nghiệp tuần hoàn

Nông nghiệp tuần hoàn đối với Việt Nam vừa không mới vừa mới. Không mới bởi trên thực tế, những mô hình sản xuất nông nghiệp mang tính tuần hoàn đã được áp dụng ở Việt Nam từ nhiều năm. Mô hình kinh doanh bao trùm: Hóa giải thách thức phát triển nông nghiệp bền vững Tiếp vốn cho nông dân làm kinh tế ...

Bức tranh sáng nhìn từ công ty niêm yết

Mùa báo cáo tài chính quý 3-2024 khép lại. Số liệu cho thấy mức tăng trưởng toàn thị trường được đóng góp chủ yếu bởi nhóm phi tài chính. ...

Giá heo hơi ngày 3/11/2024: Miền Bắc tăng nhẹ, đạt mốc 64.000 đồng/kg

DNVN - Ngày 3/11/2024, giá heo hơi tại miền Bắc có dấu hiệu phục hồi với mốc 64.000 đồng/kg xuất hiện trở lại. ...

Dồn dập tin vui: Xuất khẩu gạo và cà phê đua lập kỷ lục, rau quả thu 6,34 tỷ USD

Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay. Thông tin mới nhất từ Bộ NN-PTNT, 10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp ước đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Ngành nông nghiệp xuất siêu khoảng 15,2 tỷ USD,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 7/11

Tỷ giá trung tâm tăng 25 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,53 điểm hay giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng tăng 350-770 đồng một lít, kg... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 7/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11 ...

Nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt...

Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động". Đây là sự kiện thường niên, được...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11

Tỷ giá trung tâm tăng 10 đồng, chỉ số VN-Index tăng mạnh 15,52 điểm hay CPI tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 6/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 4/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 ...

Bài đọc nhiều

Trồng sắn dây trong bao xi măng ở Phú Yên, cả làng tò mò, đào củ sắn dây dễ như ăn kẹo, có tiền

Đến phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hò, tỉnh Phú Yên gặp chị Nguyễn Thị Nga là một trong những người đầu tiên ở địa phương trồng sắn dây trong bao xi măng với quy mô nửa sào đất (250 m²). Với 1m2 trồng 04 gốc, diện tích 250 m2 chị...

Con số xuất khẩu nông sản kỷ lục chứng minh hiệu quả công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Theo Bộ NNPTNT, xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đã đạt 46,28 tỷ USD, chứng minh chất lượng nhiều loại nông sản của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường trên thế giới. Con số này cũng chứng tỏ công tác quản...

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023

Trong các ngày 24, 25 và 29/10, Tổ khảo sát, thẩm định của tỉnh đã tiến hành khảo sát, thẩm định hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM kiểu mẫu của các xã Yên Chính và Yên Khang thuộc huyện Ý Yên; các xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Phú, Nghĩa Sơn thuộc huyện Nghĩa Hưng. Quá trình thẩm định và khảo sát, cả 5 xã đều đáp ứng 4/4 điều kiện công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo quy định...

Huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Thọ Xuân tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Thọ Xuân đã có nhiều bước...

Cùng chuyên mục

Bắc Ninh kiểm tra, lập chốt giám sát 24/24h việc vận chuyển phế liệu ra vào làng nghề xã Văn Môn

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bắc Ninh do Đại tá Phạm Văn Lương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh làm Trưởng đoàn đã ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn;...

Vườn cà phê bị chặt phá với mục đích kỳ lạ gây hoang mang ở Gia Lai

Vườn cà phê chuẩn bị đến ngày thu hoạch thì bị kẻ gian phá hoại, gây thiệt hại cho một hộ dân. ...

Cập nhật mới nhất bão số 7 Yinxing, miền Bắc lại đón không khí lạnh tăng cường

Cập nhật tin bão mới nhất: Hồi 16 giờ (08/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,4 độ Vĩ Bắc; 117,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Dự báo ngày 11/11 không khí lạnh tiếp tục tăng cường đẩy đường đi của...

Bão số 7 sắp đổ bộ miền Trung, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống

Lo an toàn đê điều, hồ chứa Thông tin tại cuộc họp ứng phó bão số 7 cuối giờ chiều nay (8/11), Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất cấp 14, giật cấp 17. Trong những giờ tới, bão số 7 được nhận định sẽ tiếp tục...

Mang cà phê trộm đi bán, bị bắt vì sự tinh ý của chủ đại lý

Vào đại lý bán hơn 200kg cà phê xanh hái trộm, Ngô Văn Bảng, trú tại xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, một đối tượng từng có tiền án, bất ngờ khi bị bắt. ...

Mới nhất

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Mới nhất