Sáng 10/7 (giờ địa phương), núi lửa Karangetang trên đảo Siau, ngoài khơi bờ biển North Sulawesi (Indonesia) đã phun trào. Chính quyền địa phương đã đưa cảnh báo người dân và khách du lịch cần tránh xa khu vực nguy hiểm này.
Dung nham phun trào từ miệng núi lửa Karangetang trên đảo Siau, Indonesia. Ảnh tư liệu |
Người đứng đầu cơ quan địa chất Indonesia, ông Sugeng Mujiyanto cho biết núi lửa Karangetang bao gồm hai miệng núi lửa đang hoạt động, đã phóng tro nóng xa tới 2 km về phía Đông Nam.
Ông đề nghị người dân và du khách tại khu vực cần tránh các hoạt động trong bán kính từ 2,5 – 3,5 km quanh các miệng núi lửa, do có những nguy cơ tiềm ẩn từ dòng dung nham và mây nóng.
Kể từ tháng 5/2023, Indonesia đã nâng mức cảnh báo lên cấp độ 3, mức cao thứ hai trong hệ thống cảnh báo núi lửa. Động thái trên được đưa ra khi ngọn núi lửa cao 1.784 m này bắt đầu ghi nhận các hoạt động ngày càng tăng.
Núi lửa Semeru ở Indonesia phun trào
Núi lửa Semeru tại tỉnh Đông Java (Indonesia) đã phun trào 16 đợt trong ngày 19/4, tạo ra những dòng nham thạch dài 2 km từ miệng núi chảy xuống sườn Đông Nam.
Nhật Bản phát hiện sóng thần sau khi núi lửa ở Tonga phun trào
Sáng sớm 16/1, một trận sóng thần đã ập vào bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản sau vụ núi lửa phun trào dữ dội ở Tonga – đảo quốc nằm ở phía Nam Thái Bình Dương – hôm 14/1, khiến Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) kích hoạt cảnh báo sóng thần và phát đi những bản tin liên quan, đồng thời hối thúc các cư dân di chuyển đến những nơi cao hơn.
Theo TTXVN