Trang chủDestinationsQuảng NinhNửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng:...

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng: Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn


Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã đề ra những chủ trương lớn phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, Nghị quyết Ðại hội XIII nêu rõ: phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp tại xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. (Ảnh Lê Hoàng Thái)

Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng, lĩnh vực nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, giữ vững vai trò trụ đỡ nền kinh tế. Toàn ngành đã nỗ lực lớn, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới tư duy để vượt qua khó khăn, thách thức, đạt các mục tiêu đề ra trong sản xuất, xuất khẩu và xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách

Xác định công tác xây dựng thể chế, chính sách là nhiệm vụ trọng tâm, giai đoạn 2021-2022, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều công việc hiệu quả. Riêng năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thành đúng tiến độ, trình Chính phủ ban hành 7 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 18 thông tư.

Thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thành rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, luật pháp, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Ðồng thời nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyển sang sản xuất và phân phối sản phẩm nông sản theo phương thức “đặt hàng tương lai” để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua việc tổng hợp, dự báo sản lượng, chất lượng hàng hóa và liên kết chào bán.

Bên cạnh đó, hoàn thành công việc trong Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tham gia xây dựng Ðề án tổng kết Nghị quyết, phối hợp báo cáo Bộ Chính trị, trình Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chủ trì xây dựng trình Chính phủ xem xét ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW. Ngoài ra, đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 150/QÐ-TTg ngày 28/1/2022.

Nông nghiệp tăng trưởng cao và bền vững

Năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, nhưng giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) vẫn tăng 2,85%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 48,6 tỷ USD. Năm 2022, giá trị gia tăng toàn ngành tăng cao nhất trong những năm gần đây, đạt 3,36%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD.

Năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, nhưng giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) vẫn tăng 2,85%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 48,6 tỷ USD. Năm 2022, giá trị gia tăng toàn ngành tăng cao nhất trong những năm gần đây, đạt 3,36%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD.

Trong năm 2023, tăng trưởng toàn ngành quý I ghi nhận mức 2,52%. Những thành quả đó có được là từ việc thực hiện quyết liệt, sát sao các nhiệm vụ của ngành nông nghiệp, như Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng nêu rõ: “Chú trọng phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản trong các chuỗi giá trị”.

Thực tế, về sản xuất nông nghiệp, việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn với năng suất, chất lượng ngày càng cao; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân nông thôn. Trên cả nước đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo trục sản phẩm chủ lực.

Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp, Phó Cục trưởng Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Lê Thanh Hòa cho biết: Giai đoạn 2021-2022, nhiều văn bản, chính sách về lĩnh vực này được ban hành, như: Quyết định số 858/QÐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030; Quyết định số 417/QÐ-TTg ngày 22/3/2021 phê duyệt “Ðề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030″…

Theo đó, thực hiện các cơ chế khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, nâng cao năng lực công nghiệp phụ trợ. Năm 2022, có 9 dự án chế biến với tổng mức đầu tư hơn 6.750 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động, tạo bước đột phá về chế biến và xuất khẩu nông sản.

Việc phát triển kinh tế hợp tác cũng đặc biệt được chú trọng theo quan điểm từ Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII: “Khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã, thu hút doanh nghiệp đầu tư, cải tiến quản lý nhà nước để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Giai đoạn 2021-2022, các hợp tác xã kiểu mới hiệu quả được nhân rộng; số lượng hợp tác xã, trang trại nông nghiệp tiếp tục tăng, dần thích nghi với cơ chế thị trường.

Riêng năm 2022, cả nước thành lập mới 980 hợp tác xã nông nghiệp, nâng tổng số hợp tác xã nông nghiệp lên gần 21.000. Ngoài ra, lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp cũng ngày càng lớn mạnh, đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Năm 2022, thành lập mới 821 doanh nghiệp nông nghiệp, nâng tổng số lên 14.995 doanh nghiệp, tăng hơn 9,8% so với năm 2021. Sự lớn mạnh của các hợp tác xã, doanh nghiệp đã góp phần quan trọng đưa nền nông nghiệp tiếp cận các xu thế phát triển trên thế giới như nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.

Theo Viện trưởng Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn Trần Công Thắng, phát triển kinh tế tuần hoàn đã được đề cập tới tại nhiều văn bản, chính sách thời gian qua như Quyết định số 687/QÐ-TTg ngày 7/6/2022 phê duyệt Ðề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; Quyết định số 150/QÐ-TTg ngày 28/1/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1658/QÐ-TTg ngày 1/10/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Ðiều này đã và đang thúc đẩy tiến trình chuyển đổi mô hình từ “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hoàn”, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Nhiều trái ngọt trong xây dựng nông thôn mới

Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng xác định rõ: “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; kết nối nông thôn với đô thị; tiếp tục đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn mới kiểu mẫu và bảo vệ môi trường sinh thái”. Ðến hết năm 2022, cả nước có khoảng 6.009/8.225 xã (73,06%) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 937 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 110 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Ðánh giá về những kết quả thực hiện giai đoạn 2021-2022, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết: Với phương châm thích ứng linh hoạt, ngành nông nghiệp đã thực hiện hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vận hành theo cơ chế thị trường, ứng dụng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó chuyển đổi số là động lực chủ yếu tạo giá trị gia tăng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Với phương châm thích ứng linh hoạt, ngành nông nghiệp đã thực hiện hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vận hành theo cơ chế thị trường, ứng dụng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó chuyển đổi số là động lực chủ yếu tạo giá trị gia tăng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Tập trung tăng cường công tác truyền thông, phổ biến thông tin và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nghị quyết khác liên quan.

Ðẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 150/QÐ-TTg ngày 28/1/2022. Theo đó, tiếp tục thực hiện chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Rà soát, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách, tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp. Ðồng thời thu hút các nguồn lực để thực hiện đột phá chiến lược trong phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa.

Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế; mở cửa thị trường, thúc đẩy tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Trong quá trình phát triển, có các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Những chiến lược thực tiễn nào có thể giúp Việt Nam tích hợp hạ tầng xanh và các hoạt động bền vững vào quy hoạch đô thị? Làm thế nào để các cá nhân, doanh nghiệp, chuyên gia và chính phủ có thể hợp tác đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh? Việt Nam có thể học hỏi gì từ các kinh nghiệm thực tiễn hiệu quả nhất của Đan Mạch trong việc giải quyết các thách thức...

Sơn La phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

Với hơn 2.150 ha chè, trên 10.400 ha cây ăn quả và hơn 3.000 ha rau màu, cùng hệ thống 80 ha nhà kính, nhà lưới và hơn 500 ha ứng dụng tưới tiết kiệm, Mộc Châu đang hiện thực hóa tiềm năng kinh tế dồi dào. Đặc biệt, hơn 350 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất đất nông nghiệp lên mức trung bình trên...

Phát động cuộc thi “Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô”

Kinhtedothi - Chiều 21/11, tại Cung Thanh niên Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức phát động cuộc thi “Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô - Sao Kim”. Phát động cuộc thi, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Trần Quang Hưng cho biết, cuộc thi "Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô - Sao Kim" nhằm phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, xung kích của...

Thủ tướng đưa ra 3 đề xuất vì tầm nhìn phát triển bền vững

Ngày 19/11/2024 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận. Tại Phiên thảo luận, các...

Hội nghị G20:Thủ tướng đưa ra 3 đề xuất vì tầm nhìn phát triển bền vững

Kinhtedothi - Trích dẫn câu ngạn ngữ nổi tiếng: “Chúng ta không thừa hưởng Trái Đất từ tổ tiên, chúng ta vay mượn nó từ các thế hệ tương lai”, Thủ tướng nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai. Ngày 19/11/2024 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

OCOP Quảng Ninh – Điểm tựa cho phát triển kinh tế nông nghiệp

Chương trình OCOP của Quảng Ninh được xây dựng từ những tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh. Và mục tiêu của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị do các doanh nghiệp, hộ sản xuất và kinh tế tập thể thực hiện. Bằng cách làm sáng tạo riêng có của Quảng Ninh, chương trình OCOP không chỉ mở ra nhiều...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Một ngày ghé thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Từ ngày 1-11-2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí vé đến hết tháng 12-2024. baoquangninh.vn Nguồn:https://chuyendoiso.baoquangninh.vn/mot-ngay-ghe-tham-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-3329253.html

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Bài đọc nhiều

Khám phá thác Khe San

Tiên Yên là mảnh đất được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng xen lẫn sông ngòi. Ở vùng đất này, bên cạnh thác Pạc Sủi nổi tiếng, còn có một điểm đến lý tưởng khác là thác Khe San. Với vẻ đẹp hoang sơ, đầy thơ mộng, thác Khe San sẽ đem đến những trải nghiệm đầy thú vị cho du khách. Từ trung tâm huyện Tiên Yên đến thác Khe San khoảng 9km,...

Hát nhà tơ – hát, múa cửa đình: Loại hình nghệ thuật độc đáo ở Vạn Ninh

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, hát nhà tơ - hát, múa cửa đình ra đời khoảng thế kỷ thứ X, thời nhà Lý và Vạn Ninh (Móng Cái) là một trong những cái nôi của hát nhà tơ - hát, múa cửa đình. Loại hình nghệ thuật này đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia hiện nay vẫn được bảo tồn với những nét độc đáo...

Cuốn từ điển về địa danh Quảng Ninh

Sách "Địa danh Quảng Ninh xưa và nay" dày 1.032 trang, khổ 16x24cm, do NXB Hồng Đức ấn hành. Đây là một công trình đồ sộ, được đánh giá như một cuốn từ điển tra cứu rất hữu ích về những tên đất, tên người, tên sông, tên núi ở Quảng Ninh xưa và nay. Để có được cuốn sách này, nhóm tác giả thực hiện đã phải sưu tầm, nghiên cứu trong nhiều năm trời. Ý tưởng thực...

Đáp ứng nhu cầu vay vốn cho người dân nuôi trồng thủy sản

Nhằm mục tiêu phát triển thủy sản bền vững, Quảng Ninh đã tích cực chuyển đổi phao xốp sang phao nổi HDPE. Do đó, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh (CSXH) Quảng Ninh đang tích cực giải ngân vốn tín dụng chính sách để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản (NTTS). Thực hiện chủ trương của tỉnh và huyện Vân Đồn, chị Lê Trình Trang, khu 8, thị trấn...

Vân Đồn: Hướng đến trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, địa hình biển đảo độc đáo, huyện Vân Đồn xác định du lịch tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác. Huyện phấn đấu năm 2023 thu hút khoảng 1,4 triệu lượt du khách. Để hoàn thành mục tiêu này, huyện đang tiếp tục triển khai các kế hoạch kích cầu, thu hút khách du lịch,...

Cùng chuyên mục

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Mới nhất

Ai thiết kế bộ nhận diện thương hiệu của Metro TP.HCM?

Những ngày này, người dân TP.HCM háo hức trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Ít ai biết logo...

Trời se lạnh, nhiệt độ thấp nhất 20 độ C

(NLĐO) - Hôm nay, thời tiết Nam Bộ chủ yếu trời se lạnh, có nắng gián đoạn, không mưa; có nơi có mưa rào về đêm. ...

Viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ mới

Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và...

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội kiến Bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba

(Bqp.vn) - Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng hội kiến Thượng tướng Álvaro López Miera, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Bộ trưởng...

Mới nhất