Trang chủFigureNữ sinh viên ngành Điều dưỡng có 9 công bố quốc tế

Nữ sinh viên ngành Điều dưỡng có 9 công bố quốc tế

GD&TĐ – 4 năm học tại VinUni, Trần Ngọc Trân là đồng tác giả của 9 công bố quốc tế; trong đó có 2 bài đăng trên tạp chí thuộc nhóm Q1.

Cử nhân ngành Điều dưỡng - Viện Khoa học sức khỏe, VinUni Trần Ngọc Trân.
 

Cử nhân ngành Điều dưỡng – Viện Khoa học sức khỏe, VinUni Trần Ngọc Trân.

Học ngành Điều dưỡng, hướng nghiên cứu chính của Trân cho công bố quốc tế là y tế công cộng, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe phụ nữ, quản lý bệnh mãn tính, sức khỏe hành vi.

Cô trò chuyên Ams và “mối duyên” với ngành Điều dưỡng

Trần Ngọc Trân nguyên là học sinh chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Từ nhỏ, qua những câu chuyện bà kể về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, cảm nhận nỗi đau của chiến tranh và những mất mát khó lòng đong đếm, trong cô bé Ngọc Trân đã dần nhen nhóm khát khao muốn trực tiếp chăm sóc cho con người.

Mỗi lần thăm bà ốm, Trân quan sát thấy các điều dưỡng luôn là người sát sao, ra vào nhiều nhất trong phòng bệnh. Em tìm hiểu và nhận ra, ở các đất nước phát triển, bên cạnh hiệu quả điều trị, họ coi trọng chất lượng cuộc sống, sức khỏe tinh thần, quản lý triệu chứng, vì thế điều dưỡng rất được tôn trọng.

Xác định sẽ sang Úc học điều dưỡng nhưng không thành vì thời điểm tốt nghiệp THPT đúng đợt Covid-19 bùng phát, bố lại gặp một vài vấn đề sức khỏe. Lúc này, Trân tình cờ biết đến VinUni.

“Được trải nghiệm tiêu chuẩn đào tạo quốc tế chỉ cách nhà 30 phút, em chọn luôn đây sẽ là nơi mình gửi gắm 4 năm bản lề của cuộc đời”, Ngọc Trân chia sẻ.

Khi nghe nhiều người hỏi một cách ngạc nhiên “vì sao lại chọn ngành Điều Dưỡng?”, Trân nhận ra do mình chưa nói để mọi người hiểu đúng về ngành này.

“Em chưa bao giờ coi điều dưỡng là cấp dưới – bác sĩ ra y lệnh thì mình thực hiện. Trong một xưởng may, người may phải may theo những gì người cắt đã cắt. Vậy sao ta không coi người may là người theo lệnh của người cắt, mà lại coi điều dưỡng là người nghe lệnh của bác sĩ?

Với em, bác sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ của họ sau khi ra y cầu điều trị. Trách nhiệm của điều dưỡng là đưa ra chẩn đoán điều dưỡng (khác với chẩn đoán y khoa) và thực hiện bước tiếp theo trong luồng công việc đó”, Trân lý giải.

tran ngoc tran 2.jpg

Trần Ngọc Trân trong lễ tốt nghiệp tại VinUni.

Trong 4 năm học tại VinUni, Ngọc Trân và các bạn cùng ngành học được học về khoa học của giải phẫu bệnh lý, tâm lý học, hóa sinh, lý sinh, sinh lý bệnh, dược lý học, vi sinh, thống kê sinh học, nghệ thuật chăm sóc người bệnh, lòng trắc ẩn, cách giao tiếp với những nhóm người bệnh có nhu cầu sinh lý xã hội, đặc trưng văn hóa, tâm linh khác nhau…

Cùng với đó là học cách thiết kế kế hoạch chăm sóc, tổ chức chăm sóc, thực hành kỹ năng và tự chăm sóc người bệnh. Chăm sóc người bệnh có nghĩa là đối xử với họ như một con người toàn diện với sức khỏe tâm lý, bối cảnh xã hội của họ, không phải là một ca bệnh y tế đơn thuần.

“Đối với điều dưỡng, công việc không chỉ liên quan đến bệnh tật, mà còn là các mối quan hệ trị liệu được xây dựng khi sự tôn trọng, sự đáp ứng, lòng trắc ẩn, sự đáng tin cậy và chính trực được thể hiện. Họ là người nắm rõ thực tế của bệnh phòng, trải nghiệm của người bệnh, từ đó có những tác động to lớn trong bệnh viện. Đây là lý do tại sao điều dưỡng được đánh giá là nghề đáng tin cậy và đạo đức nhất trong 20 năm liên tiếp tại Mĩ”, Ngọc Trân tự hào chia sẻ về ngành mình theo đuổi.

4 năm, đồng tác giả 15 bài báo khoa học

Mới đây, VinUni tổ chức lễ công nhận tốt nghiệp cho 145 sinh viên niên khóa đầu tiên (2020-2024). Trần Ngọc Trân là một trong số những gương mặt xuất sắc với trung bình môn trên 3.75/4.0 và thành tích nghiên cứu đáng khâm phục.

Trong 4 năm, Trân là đồng tác giả của tổng cộng 15 bài báo nghiên cứu khoa học; trong đó có 9 bài đăng trên tạp chí quốc tế uy tín, 2 bài ở vị trí first author (tác giả chính). 2 công bố khoa học do Ngọc Trân là đồng tác giả đã được đăng trên tạp chí khoa học thuộc nhóm Q1 – nhóm tạp chí cực kỳ khó đăng bài.

Công bố quốc tế đầu tiên Trân có được khá vất vả. Bài báo tập trung vào việc truy dấu vết tiếp xúc Covid-19, một chủ đề quan trọng trong thời kỳ đại dịch. Từ khi hoàn thành bài cho đến khi được đăng phải mất khoảng 2 năm và qua 10 tạp chí.

Tran Ngoc Tran 1.JPG

Mong muốn của tân cử nhân Trần Ngọc Trân là tham gia giảng dạy cho thế hệ điều dưỡng tiếp theo và tạo ra nghiên cứu có tác động thực sự lên cộng đồng.

Sau lần đầu khó khăn này, Ngọc Trân rút ra nhiều bài học. Em học kỹ năng đọc -hiểu tài liệu (số bài báo từng trích dẫn được ghi lại trong công cụ Endnote của Trân đã lên đến 1,100 bài sau 4 năm); tham gia vào mọi khâu của nghiên cứu đánh giá có hệ thống, định tính, định lượng và thử nghiệm lâm sàng.

Trân đã giúp nhóm nghiên cứu sức khỏe phụ nữ của Viện Khoa học Sức khỏe, VinUni giành 6 khoản tài trợ; riêng em có 1 khoản để tự thực hiện nghiên cứu của mình, viết 15 bài báo nghiên cứu khoa học (2 bài là tác giả đầu tiên), tham gia báo cáo tại 5 hội nghị trong nước, quốc tế.

Trước đây chưa từng đi nước ngoài, nhưng nhờ có nghiên cứu tại VinUni mà một mùa hè, Ngọc Trân đã có thể đi Philippines – Hàn Quốc – Nam Phi.

Đặc biệt, Ngọc Trân được tài trợ đi chương trình trao đổi nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chương trình AIDS ở Nam Phi (CAPRISA), cho phép em nghiên cứu sâu hơn về các thử nghiệm lâm sàng, hiểu sâu hơn về những thách thức liên quan đến ‘syndemics’ HIV, lao và Covid-19.

Khiêm tốn khi nói về con số bài báo khoa học của mình, Ngọc Trân cho rằng, nghiên cứu y tế công cộng thường mang lại những kết quả hữu hình có thể tác động trực tiếp (và nhanh hơn) đến cộng đồng, khiến việc xuất bản quốc tế thuận lợi hơn so với một số lĩnh vực STEM – khi kết quả có thể mang tính lý thuyết nhiều hơn hoặc yêu cầu xác nhận thực nghiệm sâu rộng.

Đưa lời khuyên với sinh viên khối ngành Sức khỏe mong muốn xuất bản trên phạm vi quốc tế, điều đầu tiên tân cử nhân ngành Điều dưỡng VinUni nhấn mạnh là “tính kiên nhẫn”.

Cùng với đó là việc tìm thầy cô hướng dẫn sẵn sàng dìu dắt mình và có một đội nhóm cùng làm nghiên cứu.

“Bài đầu tiên em mất 2 năm, song song em vẫn làm các bài khác. Nhưng 2 năm sau đó, tổng cộng bài của em lên tới con số 15 chính là nhờ đồng đội trong nhóm nghiên cứu ở trường”, Trần Ngọc Trân chia sẻ.

Sau khi tốt nghiệp, Ngọc Trân cho biết sẽ tiếp tục làm nghiên cứu, đi thực hành lâm sàng ít nhất 2 năm đầu và lấy chứng chỉ hành nghề quốc tế NCLEX trước khi đi du học về mảng ung bướu, chăm sóc giảm nhẹ.

Trân cũng muốn có thêm bằng về tin học y tế và y tế công cộng và hy vọng sau này có thể tham gia giảng dạy cho thế hệ điều dưỡng tiếp theo, song song với việc tạo ra nghiên cứu có tác động thực sự lên cộng đồng.

Giaoducthoidai.vn

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn/nu-sinh-vien-nganh-dieu-duong-co-9-cong-bo-quoc-te-post690687.html

Cùng chủ đề

Vinmec khai trương Phòng khám đa khoa quốc tế tại Vinhomes Ocean Park

Phòng khám đáp ứng những nhu cầu về sức khỏe cấp thiết nhất, hoàn thiện hệ sinh thái của đại đô thị Vinhomes cũng như các vùng phụ cận phía Đông Thủ đô. Ngày 3/8, Hệ thống y tế Vinmec chính thức khai trương Phòng khám đa khoa quốc tế Vinmec đầu tiên tại Vinhomes Ocean Park (Hà Nội). Phòng khám sẽ cung cấp các dịch vụ y tế ban đầu như nội khoa, nhi khoa, xét nghiệm nhanh, siêu...

“Di sản” để lại của các tân cử nhân VinUni

Đó là cuốn "Cẩm nang phát triển nghề nghiệp". Chất xám trong trong tài liệu này đậm đặc và hữu ích, vượt xa cả yêu cầu của một tài liệu nội bộ, thậm chí có thể xuất bản và lưu hành rộng rãi.Những ấn phẩm đặc...

Chuyên gia ĐH Pennsylvania: ‘VinUni là nguồn cảm hứng của chúng tôi’

Ngày 29/6, 145 sinh viên khóa đầu tiên của VinUni tốt nghiệp. 25% tân cử nhân sẽ tiếp tục được đào tạo sau đại học tại top trường danh tiếng thế giới như Harvard, Cornell, Pennsylvania… 32% được các tập đoàn toàn cầu mời làm việc ngay khi chưa tốt nghiệp với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn, lên tới 7.500 USD/tháng. Trong số đó, có nhiều sinh viên xuất sắc thuộc Viện Khoa học Sức khỏe....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghị lực chinh phục ước mơ của nam sinh người Thái sau hai lần trượt đại học

GD&TĐ - Với khát vọng thoát nghèo bằng con chữ, em Lò Văn Thướng chưa bao giờ nghĩ đến hai từ “bỏ cuộc” trên hành trình theo đuổi màu xanh áo lính. Năm 16 tuổi, Lò Văn Thướng một mình xuống thành phố học tập và bắt đầu cuộc sống tự lập. Ảnh NVCC. Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Lò Văn Thướng - cựu học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa (Thanh Hoá) xuất sắc đạt...

Hành trình trở thành thủ khoa của nam sinh Thái Nguyên

GD&TĐ - Với tổng điểm 28,8, Trần Quốc Tuấn (học sinh trường THPT Chu Văn An) đã trở thành thủ khoa đầu vào khối A00 trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hành trình trở thành thủ khoa trường Đại học Kinh tế Quốc dân của nam sinh Thái Nguyên. Hành trình đặt chân đến cổng trường đại học Trần Quốc Tuấn, học sinh lớp A2K49 trường THPT Chu Văn An đã xuất sắc trở thành thủ khoa khối A00 trường Đại...

Bí quyết thành công của chàng trai khởi nghiệp từ 24 triệu đồng

GD&TĐ - Năm 2012, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với bao ước mơ, anh Mai Văn Úy ở xã Liên Phương (Hưng Yên) quyết tâm tự mình gây dựng sự nghiệp. Anh Úy kiểm soát các mặt hàng đang kinh doanh tại siêu thị. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Mai Văn Uý xin vào làm tại một công ty phát hành sách ở thành phố với mức lương 10 triệu đồng/tháng. Anh vừa làm vừa học...

Đoạt học bổng toàn phần nhờ… kể chuyện

GD&TĐ - Lê Tấn Điền - sinh viên năm 4 khoa Ngôn ngữ Anh, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) chinh phục học bổng toàn phần YSEALI. Lê Tấn Điền (trái) giành học bổng của Chính phủ Mỹ. Ảnh: NVCC Lê Tấn Điền chinh phục học bổng toàn phần YSEALI dựa vào hình thức kể chuyện về hành trình hoạt động xã hội của mình. Đó là câu chuyện về bình đẳng giới. Tự tin...

Hợp tác giáo dục bền chặt là minh chứng cho tình hữu nghị Việt Nam – Angola

GD&TĐ - 50 năm đã trôi qua, nhưng lĩnh vực giáo dục luôn luôn được nói đến khi nhắc tới quan hệ Việt Nam - Angola. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đồng chí Manuel Domingos Augusto, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng phụ trách đối ngoại Đảng Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola (MPLA).   Chiều 20/8, tại Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã có buổi tiếp đồng chí Manuel Domingos Augusto, Uỷ viên Bộ...

Bài đọc nhiều

Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão. Đây là 1 trong 13 bức thuộc bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" do họa sĩ Lê Sa Long vẽ trong 5 ngày, từ 10-14/9.  Thủ tướng Phạm Minh...

Điều rất nguy hiểm của bão số 4

TPO - Thời gian di chuyển rất nhanh khiến cho bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới đang tồn tại trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền. Tuy nhiên, khi áp sát vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bão đi chậm lại, men theo đường bờ biển trước khi vào đất liền khiến thời gian ảnh hưởng lâu và vùng ảnh hưởng rất rộng. Vào 4 giờ sáng nay (18/9), tâm...

Đà Nẵng mưa trắng trời, đường phố mênh mông nước

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài trong sáng nay 18/9 khiến nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng bị ngập, phương tiện chết máy hàng loạt, giao thông gặp khó trong giờ cao điểm. Ghi nhận của phóng viên Dân trí, tối 17/9 đến sáng sớm 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại thành phố Đà Nẵng có mưa lớn, một số tuyến đường như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, Hải Phòng bị ngập. Tại giao lộ...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, miền Trung mưa to đến rất to từ hôm nay

Hiện áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Từ hôm nay (18-9) ở miền Trung bắt đầu có mưa to đến rất to. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 4h sáng 18-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h sáng 18-9, tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa...

Hợp tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Đến nay, Đội K92 tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập được 2.132 hài cốt liệt sĩ tại địa bàn 4 tỉnh Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampot và Kép, Vương quốc Campuchia.   Từ ngày 15 - 19/9, Đoàn công tác Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang về tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh...

Cùng chuyên mục

Bộ đội biên phòng Quảng Bình khẩn trương giúp dân trước bão

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình, các đơn vị đã triển khai lực lượng xuống địa bàn giúp nhân dân phòng, chống và ứng phó áp thấp nhiệt đới khẩn cấp.   Chiều 18.9, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình cho biết đến thời điểm 16 giờ ngày 18.9, trên biển còn 4 phương tiện với 24 ngư dân tỉnh Quảng Bình đang hành trình vào bờ. Số...

Tiếp nhận 1.432 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Đến 17h ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. Theo thông tin từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính đến 17h ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương tiếp nhận tổng số tiền 1.432 tỷ đồng. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt...

Quân đội huy động gần 270.000 người, 10 máy bay ứng phó áp thấp nhiệt đới

(Dân trí) - Đại tá Phạm Hải Châu, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn, cho biết quân đội đã huy động 268.806 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ và hơn 4.000 phương tiện sẵn sàng ứng phó áp thấp nhiệt đới. Chiều 18/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp với các bộ, ban ngành và trực tuyến với 11 tỉnh, thành...

Ngành Ngân hàng triển khai giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do bão

Theo thống kê sơ bộ của 4 ngân hàng là BIDV, Vietcombank, Agribank và VietinBank, có khoảng 13.494 khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 với số dư nợ khoảng 191.457 tỷ đồng.   Ngày 18/9, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã chủ trì buổi làm việc để trao đổi, triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới: Nguy cơ thành bão và gây lũ lụt

Tại cuộc họp với các bộ, ngành và các tỉnh miền Trung về ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão chiều 18/9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp quan ngại sẽ có một đợt mưa và không ngoại trừ sẽ xảy ra một trận lũ lụt như năm 2020. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, dự kiến áp thấp nhiệt đới sẽ hình thành bão...

Mới nhất

Gom góp yêu thương mùa trung thu cùng Bamboo Airways

Nâng niu niềm vui trẻ thơ Trung thu năm nay, nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ vẫn được lan tỏa đong đầy trên những chuyến bay đặc biệt của Bamboo Airways. Những chiếc đèn lồng giấy nhỏ xinh, mascot bé Măng đại diện Bamboo Airways là những món quà được Bamboo Airways chuẩn bị và...

Xót xa bữa cơm xóm nghèo ven sông Hồng sau lũ

NDO - Tại chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội), nhiều năm nay tồn tại một xóm trọ với hàng chục hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phần lớn bà con sống tại đây là người lao động với mức thu nhập rất thấp, ngoài ra còn có...

Trung tướng Phạm Trường Sơn dự Lễ khai giảng năm học 2024

(Bqp.vn) - Sáng 18/9, Học viện Hậu cần tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.Các đại biểu dự buổi lễ.Tham dự buổi lễ có Trung tướng, PGS, TS Phan Tùng Sơn, Giám đốc...

Không chủ quan trước tình hình mưa lớn do ATNĐ/bão gây ra

Thứ trưởng nhấn mạnh, vùng mây dông của ATNĐ/bão rất rộng lớn và bất kỳ nơi nào trong vùng mây đó cũng có thể gây dông,...

Mới nhất