Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNữ Phó giáo sư về nước với kỳ vọng cải thiện môi...

Nữ Phó giáo sư về nước với kỳ vọng cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân


Từ bỏ cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn ở nước ngoài, PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Hường đã lựa chọn trở về quê hương với mong muốn góp sức cho sự phát triển của ngành Hoá học Việt Nam đầy tiềm năng và kỳ vọng giải quyết được các vấn đề về môi trường, thực phẩm.

Với bề dày thành tựu học thuật và sự hướng dẫn từ những giáo sư xuất sắc tại Đại học Basel, Thụy Sĩ, PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Hường, sinh năm 1976, hiện là Giảng viên cao cấp, Phó Trưởng Bộ môn Hóa học Phân tích, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã mang về những phương pháp nghiên cứu tiên tiến, nổi bật là thành công trong nghiên cứu “Phân tích các dạng asen vô cơ trong nước ngầm” năm 2010.

Ngoài ra, cô còn nghiên cứu nhiều phương pháp và ứng dụng cho các lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam như kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, dược phẩm…

Nữ Phó giáo sư về nước với kỳ vọng cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân- Ảnh 1.

Nữ PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Hường đã từ bỏ cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn ở nước ngoài để trở về nước giảng dạy và nghiên cứu

Hành trình nỗ lực nơi xứ người

– PGS hãy chia sẻ về quá trình việc học tập, nghiên cứu của mình ở nước ngoài cùng những trải nghiệm của cô về lĩnh vực hoá học?

PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Hường: Sống và học tập ở nước ngoài là một thử thách với bất cứ ai. Mới đầu tôi cũng còn bỡ ngỡ nhưng may mắn được bạn bè, đồng nghiệp giúp đỡ. Khi học tập ở Basel, tôi được chỉ bảo tận tình bởi GS.TS Peter Christian Hauser. Tôi phải sử dụng một phương pháp mới với một đề tài khá khó nhưng thú vị “Phân tích asen vô cơ trong nước ngầm”, vốn đang là vấn đề đáng quan tâm tại Việt Nam lúc bấy giờ. Vậy nên tôi chọn đề tài này với hy vọng có thể góp phần nhỏ bé vào việc giảm thiểu ô nhiễm asen và môi trường ở quê nhà.

Học một phương pháp mới có rất nhiều trở ngại nhưng cũng rất thú vị, nhờ sự giúp đỡ của thầy, tôi đã chuyển giao thành công phương pháp này về Việt Nam. Cho đến nay, tôi vẫn đang thực hiện các hướng nghiên cứu sử dụng phương pháp này để giải quyết khá nhiều vấn đề còn tồn tại ở Việt Nam như: Ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, chất lượng dược phẩm,…

Phụ nữ làm khoa học đang phải đối mặt với nhiều định kiến

– Động lực nào đã khiến cô trở về Việt Nam để giảng dạy và nghiên cứu?

PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Hường: Đây là một câu hỏi khá thú vị! Trong thời gian học ở Đại học Basel, một số công ty dược phẩm lớn trên thế giới đã liên tục có lời mời làm việc gửi tới Trường với mức lương rất hấp dẫn. Nhóm nghiên cứu của tôi cũng có một bạn người Tây Ban Nha chuyển sang làm việc cho công ty Novatis và đảm nhận vị trí trưởng nhóm nghiên cứu.

Đứng trước những lựa chọn ở lại làm việc hay trở về Việt Nam, tôi hầu như không do dự với lựa chọn trở về. Trước hết, tôi muốn được ở gần gia đình. Đồng thời, động lực thôi thúc tôi trở về để góp một phần nhỏ bé vào nghiên cứu, giải quyết các vấn đề ở Việt Nam như tôi đã nêu ở trên.

Trong một lần phỏng vấn với Tạp chí Trường Đại học Basel, tôi cũng đã khẳng định mong muốn “etwas für Vietnam tun” (làm được điều gì đó cho Việt Nam).

Nữ Phó giáo sư về nước với kỳ vọng cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân- Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Hường trả lời phỏng vấn trên Tạp chí Đại học Basel, Thuỵ Sĩ

– Vậy khi về nước, thời gian đầu cô có gặp khó khăn gì trong quá trình làm việc không?

PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Hường: Những thách thức đầu tiên khi tôi mới bước vào con đường nghiên cứu, giảng dạy là điều kiện ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Ví dụ về thư viện tài liệu công bố, cho đến bây giờ, hầu hết các nhà khoa học Việt Nam đều phải tự xoay sở trong việc tiếp cận các công bố quốc tế, trong khi tôi được tiếp cận miễn phí toàn bộ dữ liệu quốc tế khi học tập ở Đại học Basel vào những năm 2005-2007.

Ngoài ra, các hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí,… trong giảng dạy và nghiên cứu cũng là những vấn đề mà tôi và nhiều nhà khoa học, giảng viên phải vượt qua.

Chưa kể đối với việc phụ nữ làm khoa học thì khó khăn hầu như lớn hơn rất nhiều khi còn phải đối mặt với nhiều định kiến (cười).

Tự khắc phục những khó khăn ấy, đến giờ, có thể nói, tôi rất vui và tự hào vì nhiều sinh viên của mình sau khi ra trường, đang giữ các vị trí cán bộ kỹ thuật cao. Nhiều bạn tý chọn con đường du học để phát triển nghề nghiệp. Nhiều bạn thì đang theo đuổi sự nghiệp giảng dạy, trở thành đồng nghiệp của tôi…

Trong những năm gần đây, tôi cũng giúp được nhiều bạn sinh viên xin được các học bổng danh giá của châu Âu, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc).

Nữ Phó giáo sư về nước với kỳ vọng cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân- Ảnh 3.

PGS.TS Ánh Hường (bìa trái) nghiên cứu thực địa

Lương là yếu tố quan trọng nhưng không phải tiên quyết…

– Luôn gắn bó với thế hệ trẻ trong quá trình học tập và nghiên cứu, cô đánh giá việc nghiên cứu khoa học của các bạn trẻ hiện nay như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Hường: Hiện nay, theo quan sát của tôi, nhiều sinh viên chưa xác định được đam mê hay mục tiêu tương lai, dẫn đến trong quá trình học không có phương hướng và không tập trung vào các nội dung chuyên môn cần thiết sau này. Trong khi đó, khi còn học tâp và nghiên cứu ở nước ngoài, tôi thấy số lượng sinh viên trong trường Đại học không nhiều như ở Việt Nam, nhưng tất cả các bạn ý đều đã xác định được nghề nghiệp định hướng của mình trong tương lai nên rất tập trung cho việc học tập chuyên môn sâu của mình.

– Cô nhận xét thế nào về vấn đề chảy máu chất xám ở Việt Nam? Việt Nam cần có những chính sách nào để thu hút nhân tài trong ngành khoa học tự nhiên trở về nước làm việc?

PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Hường: Về vấn đề chảy máu chất xám, không chỉ Việt Nam, mà nhiều quốc gia đang phát triển đều gặp phải. Theo tôi, các yếu tố có thể cân nhắc để thu hút nhân tài trong các ngành khoa học tự nhiên quay trở về nước làm việc là tiền lương, điều kiện nghiên cứu khoa học (chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị,…).

Tiền lương là yếu tố quan trọng nhưng không phải tiên quyết, các điều kiện để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học thuận lợi mới là yếu tố quyết định để thu hút các nhà khoa học về nước làm việc. Nhiều quốc gia có các chính sách rất tốt về vấn đề này có thể tham khảo như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore,…

– Trân trọng cảm ơn PGS.TS vì những chia sẻ!



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/nu-pho-giao-su-ve-nuoc-voi-ky-vong-cai-thien-moi-truong-nang-cao-chat-luong-song-cua-nguoi-dan-20240616102750739.htm

Cùng chủ đề

Đa u tủy xương: Chất lượng sống người bệnh được nâng cao nhờ tiến bộ điều trị

Chẩn đoán bệnh còn khó khăn Bệnh đa u tủy xương (Multiple Myeloma) là một bệnh máu ác tính, thường gặp ở người trên 65 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh tích luỹ ác tính tế bào dòng plasmo trong tuỷ...

TP.HCM: Ra quân trồng cây, tổng vệ sinh xây dựng cảnh quan xanh

Theo trung tướng Nam, phát huy những kết quả đạt được từ lần đầu tiên, Bộ Tư lệnh tiếp tục phối hợp UBND quận 7 phát động lễ ra quân tổng vệ sinh môi trường với số lượng tham gia gấp 5 lần. "Với ý chí quyết tâm, tinh thần phấn đấu, nỗ lực cao hơn, mục tiêu đặt...

Người đàn ông đột quỵ sau khi giác hơi chữa đau lưng, đau vai gáy tại nhà

Chiều 4/6, thông tin từ Bệnh viện Quân y 175 cho biết, vừa điều...

The Wisteria- chốn về hiện thực hóa mọi nhu cầu sống

The Wisteria sở hữu bộ sưu tập căn hộ đa dạng với 840 căn hộ 2PN, 3PN, 4PN, Dual-Key, Duplex… đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau giúp chủ nhân tương lai tự do sáng tạo, thoải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trải nghiệm quy trình làm hồng vành khuyên treo gió cùng phụ nữ dân tộc Nùng

Mời bạn theo dõi chị Vương Thị Thương (Giám đốc HTX nông sản Toàn Thương) lựa chọn những trái hồng vành khuyên đạt tiêu chuẩn và ứng dụng công nghệ chế biến sâu của Nhật Bản để làm ra những sản phẩm hồng treo gió ngọt thơm, mang đậm đặc...

Phụ nữ dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, nâng tầm sản vật quê hương

Trong thế giới đầy biến động hôm nay, những người phụ nữ dân tộc thiểu số đang chứng minh rằng họ không chỉ là những người giữ gìn văn hóa truyền thống, mà còn là những nhà tiên phong trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để...

Ngày hội Giáo dục STEM tại quận Tân Phú

Sáng tác truyện tranh bằng AI, làm mô hình nhà chống lũ, nước hoa khô… và nhiều sản phẩm sáng tạo, ứng dụng thú vị khác đã thu hút đông đảo học sinh tiểu học, trung học cơ...

Truyền thông có vai trò rất quan trọng đối với phát triển bền vững

Đó là khẳng định của hầu hết các diễn giả, chuyên gia tại Hội thảo Chuyên đề “Vai trò của Lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững” diễn ra tại TP. Vũng Tàu...

Sinh viên Việt Nam có cơ hội thực hành tại các khách sạn thuộc tập đoàn quốc tế

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược giữa trường Quản trị Khách sạn Quốc tế Thái Bình Dương và Tập đoàn Swiss Belhotel International từ New Zealand với các đối tác trong lĩnh vực...

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Cùng chuyên mục

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Thêm một lựa chọn đột phá cho người học ngoại ngữ

(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, sự kiện ra mắt sản phẩm giáo dục được trình diễn bằng công nghệ 3D mapping hiện đại, đẹp mắt và vô cùng ấn tượng với thông điệp “FSEL - Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi của bạn”. ...

Bê bối nữ sinh trường làng lọt top cuộc thi Toán toàn cầu, thầy giáo làm hộ bài

TRUNG QUỐC - Ban tổ chức (BTC) Toán học toàn cầu xác nhận, Khương Bình (17 tuổi) - nữ sinh học trung cấp nghề gian lận để lọt vào chung kết cuộc thi. Ngày 3/11, NetEase đưa tin, Ban tổ chức (BTC) cuộc thi Toán học toàn cầu 2024, chính thức xác nhận, Khương Bình - nữ sinh (17 tuổi) năm nhất khoa Thiết kế thời trang của Trường Trung cấp dạy nghề Liên Thủy (Trung Quốc) gian lận trong...

Học ngoại ngữ tương tác cùng AI có gì hấp dẫn?

(NLĐO)- Học ngoại ngữ tương tác cùng AI hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi trong hiệu quả học ngoại ngữ của hàng triệu học sinh, sinh viên ...

Lật ngược thế cờ ở phút chót, 10X TP.HCM giành vòng nguyệt quế Olympia

Trận tuần 3 tháng 1 quý I Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25 diễn ra chiều nay (3/11) chứng kiến màn tranh tài của bốn thí sinh: Trần Minh Quyết (THPT B Thanh Liêm, Hà Nam), Đinh Gia Bảo (Liên cấp thành phố Giáo dục Quốc tế IEC, Quảng Ngãi), Lê Tiến Trọng Nghĩa (THPT Trung Phú, TP.HCM) và Đặng Ngọc Quân (THPT chuyên Bắc Ninh, Bắc Ninh).Kết quả chung cuộc, Lê Tiến Trọng Nghĩa (THPT Trung...

Mới nhất

Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban tổ chức, kết thúc đợt 2 (tháng 10), tính đến ngày 31/10, đã có hơn 4.500 thành viên cả trong và ngoài ngành Công Thương tham gia cuộc thi. Theo thống kê của Ban tổ chức, Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương đợt 2 (tháng 10) tiếp tục có sự tham...

Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử

(Dân trí) - Nhiều người Ukraine đã không giấu được nỗi lo lắng trước kịch bản ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). AFP đưa tin, nhiều người Ukraine đang lo lắng theo dõi những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử...

Giá nội địa giảm tuần thứ 5 liên tiếp

Giá cà phê trong nước tuần qua tiếp tục giảm sâu, với mức giảm từ 3.300 đến 3.500 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng 106.000 – 106.500 đồng/kg. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 4/11/2024 tiếp tục chịu áp lực giảm do ảnh hưởng của vụ thu hoạch tại Việt Nam và điều...

Thủng lưới phút cuối, Thanh Hóa mất điểm đáng tiếc

Trận đấu giữa Thanh Hóa và Hà Nội tại vòng 6 V.League 2024-2025 diễn ra với thế trận đôi công hấp dẫn. Với lợi thế sân nhà, đại diện xứ Thanh là đội sở hữu nhiều cơ hội nguy hiểm hơn trong hiệp 1.Phút thứ 6, tiền về Nguyễn Thái Sơn nhận đường chuyền từ cánh phải, rồi...

Hai bức tranh chính sách Trump – Harris

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chuẩn bị tới giờ G, cùng điểm qua những nét nổi bật trong chính sách của hai ứng viên Donald Trump (đảng Cộng hòa) và Kamala Harris (đảng Dân chủ). Thanhnien.vn Nguồn:https://thanhnien.vn/hai-buc-tranh-chinh-sach-trump-harris-185241101152623341.htm

Mới nhất