Bằng tâm huyết của mình, chị Trương Thị Bạch Thủy, dân tộc Khmer, Giám đốc Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, trong nhiều năm qua đã làm thay đổi diện mạo, khơi dậy sức sống mới cho làng nghề đan đát (miền Bắc gọi là đan lát) truyền thống Phú Tân và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.Thời điểm này, trên các triền đồi ở Tiểu khu 68, thị trấn Nông trường Mộc Châu (Mộc Châu, Sơn La) đang rực rỡ sắc vàng của những quả cam Ly chín mọng. Màu vàng bắt mắt của những quả cam chi chít treo trên cành thu hút rất đông du khách đến tham quan, chụp ảnh.Sáng 9/12, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã được đầu tư công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.Những Người có uy tín, trưởng thôn gương mẫu tại huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) với tinh thần trách nhiệm cao, không quản khó khăn đến từng hộ dân, bằng uy tín của mình đã trở thành cầu nối quan trọng đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa.Bằng tâm huyết của mình, chị Trương Thị Bạch Thủy, dân tộc Khmer, Giám đốc Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, trong nhiều năm qua đã làm thay đổi diện mạo, khơi dậy sức sống mới cho làng nghề đan đát (miền Bắc gọi là đan lát) truyền thống Phú Tân và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.Tại huyện miền núi Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (Trekking tour) trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.Với hơn 235 tỷ đồng thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà ở đối với các hộ đủ điều kiện.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người “thắp lửa” những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Với cách làm theo hướng đa dạng hóa nguồn lực trên tinh thần “ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều”, sau hơn 1 tháng triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, đến nay tỉnh Hà Giang đã có hơn 900 ngôi nhà được khởi công, xây dựng.Trong hai ngày 7 và 8/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam phối hợp UBND xã Phước Hà tổ chức bàn giao 126 bò cái giống sinh sản cho đồng bào Raglay thuộc diện hộ cận nghèo. Kinh phí hỗ trợ bò giống từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn gửi các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, tránh trường hợp lợi dụng chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát để phá rừng.Trong khuôn khổ Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024, tỉnh Khánh Hòa triển khai hỗ trợ đất ở cho 36 hộ, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 1.231 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 348 hộ, đầu tư xây dựng 5 công trình nước sinh hoạt tập trung tại các địa phương Khánh Vĩnh, Cam Lâm, và thành phố Cam Ranh.Nghị quyết số 17/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Bình Định ban hành sửa đổi và bổ sung một số quy định trong Nghị quyết số 39/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022, liên quan đến việc hỗ trợ muối i-ốt và các khoản hỗ trợ cho học sinh DTTS.
Đau đáu với nghề truyền thống
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nghề truyền thống đan đát ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, ngay từ nhỏ, chị Trương Thị Bạch Thủy đã học đan rổ tre để mang ra chợ bán. Học đến THPT, chị Thủy học thêm nghề thủ công mỹ nghệ và mạnh dạn xin mở cơ sở kinh doanh sản phẩm từ tre khi mới vừa 17 tuổi.
“Thế nhưng, do biến động của thị trường, các sản phẩm đan đát không cạnh tranh được với các mặt hàng gia dụng làm từ nhựa. Tôi phải rời làng nghề và kinh doanh nhiều thứ khác để mưu sinh. Tuy cuộc sống ổn định, nhưng lúc nào cũng đau đáu với nghề truyền thống của gia đình”, chị Thủy chia sẻ.
Trở về quê nội ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, chị đã tận dụng cơ duyên khi người tiêu dùng đã ý thức việc quay lại với các vật dụng làm từ tre để bảo vệ môi trường. Theo đó, chị Thủy đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Mây tre đan Thủy Tuyết.
Chị Thủy tâm sự, Phú Tân có nghề đan đát truyền thống, có nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề cao. Tuy nhiên người dân chỉ hoạt động nhỏ lẻ, không biết cách kinh doanh và phát triển làng nghề. “Địa phương sẵn có nguồn nguyên liệu, chỉ cần khéo léo sáng tạo sẽ có những sản phẩm thủ công độc đáo. Vì vậy tôi thành lập HTX để làm “cầu nối” xây dựng chuỗi liên kết thu mua, tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người dân trong vùng”, chị Thủy nói.
Hiện HTX là nơi nâng cao năng lực và kỹ năng hoạt động kinh tế của phụ nữ, giải quyết việc làm ổn định cho 32 xã viên và hơn 60 hội viên phụ nữ vùng lân cận. Mỗi hộ gia đình bình quân có thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng từ nghề đan đát nên mọi người rất gắn bó.
Đưa làng nghề vươn xa
Đến thăm khu trưng bày sản phẩm và khu chứa hàng của HTX Mây tre đan Thủy Tuyết, chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước những sản phẩm tinh xảo được chế tác từ bàn tay khéo léo của người nông dân Phú Tân.
Hiện tại, HTX Mây tre đan Thủy Tuyết có hơn 600 mặt hàng các loại, từ sản phẩm sinh hoạt, tiêu dùng, trang trí, du lịch đến tặng phẩm… được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Thụy Sĩ, Lào và các nước châu Âu.
“Làng nghề Phú Tân với 90% thợ là người dân tộc Khmer. Cùng với lợi thế có nhiều thợ giỏi trong làng nghề ở Sóc Trăng, HTX còn phát triển và ứng dụng cây tre vào xây dựng các công trình kiến trúc nhằm phát huy giá trị và bản sắc văn hóa con người Việt Nam”, chị Thủy cho hay.
Với những nỗ lực cống hiến của mình, chị Trương Thị Bạch Thủy đã vinh dự được công nhận là Nghệ nhân cấp Quốc gia của ngành nghề mây tre đan. Năm 2023, trong Cuộc thi ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp phát huy tài năng bản địa do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, chị Thủy và HTX mây tre đan Thủy Tuyết vinh dự đạt giải đặc biệt ở Hội thi cấp Vùng tổ chức tại tỉnh Bến Tre và giải Nhất cấp toàn quốc tổ chức tại Hà Nội.
Đây là niềm tự hào để chị Thủy tiếp tục hành trình đưa HTX Mây tre đan Thủy Tuyết phát triển, tiếp tục dự án khôi phục làng nghề và du lịch cộng đồng, duy trì làng nghề truyền thống và đưa các sản phẩm mây tre đan ở Sóc Trăng ngày càng bay xa.
Bà Dương Thị Trang, Bí thư Đảng ủy xã Phú Tân cho biết: Những nghệ nhân như chị Trương Thị Bạch Thủy là tấm gương tiêu biểu. Sự “hồi sinh” của làng nghề địa phương là tín hiệu vui. Nhiều sản phẩm đan đát làm bằng tre ra đời từ làng nghề đã không chỉ là sản phẩm gia dụng, mà còn là sản phẩm du lịch mang tính sáng tạo, khơi dậy cảm hứng, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hiện Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết giải quyết việc làm ổn định cho 32 xã viên và hơn 60 hội viên phụ nữ vùng lân cận. Mỗi hộ gia đình bình quân có thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng từ nghề đan đát nên mọi người rất gắn bó.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nu-nghe-nhan-dan-toc-khmer-lam-song-day-lang-nghe-1733714323420.htm