Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNữ giảng viên miệt mài nghiên cứu ứng dụng công cụ số...

Nữ giảng viên miệt mài nghiên cứu ứng dụng công cụ số trong giảng dạy


Thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy, TS. Ngô Thị Huyền (SN 1984), giảng viên Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai), đã góp phần chuyển đổi số trong giáo dục.

Từ năm 2020, TS Ngô Thị Huyền bắt đầu quan tâm nhiều đến các công cụ số và thử nghiệm trong các tiết giảng. Chị thường chia sẻ kết quả ứng dụng qua các bài báo, tham luận tại các hội thảo.

Điển hình là nghiên cứu “Đổi mới phương thức giảng dạy các môn lý luận chính trị cho sinh viên các trường kỹ thuật trong bối cảnh chuyển đổi số” tại Hội thảo quốc gia do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2021. Nghiên cứu này nêu bật sự cần thiết và các nhân tố quyết định hiệu quả của việc chuyển đổi, đó là nhà trường, giảng viên và sinh viên.

Sau đó, TS Ngô Thị Huyền tiếp tục có một nghiên cứu khác, đó là “Chuyển đổi số trong giáo dục – từ quan điểm Đại hội XIII của Đảng đến quá trình dạy học các môn Lý luận chính trị tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay”. Nghiên cứu này bàn chi tiết hơn trên phương diện nội dung chương trình, phương pháp và phương tiện giảng dạy. Theo đó, lồng ghép nội dung chuyển đổi số vào các bài học, tạo chuyển biến về nhận thức; phương pháp dạy học, đề tài chỉ ra phương pháp giúp giảng viên có thể ưu tiên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực (phương pháp làm việc nhóm, nêu vấn đề,…) nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên, khuyến khích sinh viên tìm kiếm thông tin trên internet. Quá trình này giúp sinh viên hình thành kỹ năng chọn lọc thông tin, nhận diện được các kênh chính thống, đáng tin cậy, hình thành kỹ năng ứng xử trong môi trường số.

“Giảng viên cần nhanh chóng thay đổi phương tiện, phương thức dạy học dựa trên nền tảng số. Đối với các môn lý luận chính trị, ở cấp độ nhận thức từ 1 đến 3 theo thang đo Bloom (nhớ- hiểu- vận dụng), có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật số như youtube, zoom, facebook, quizizz, socrative, kahoot,… Đối với cấp độ nhận thức từ mức 4 đến 6 của thang đo Bloom (phân tích – đánh giá – sáng tạo), các công cụ số thường được giảng viên ưu tiên lựa chọn là facebook, moodle. Cấp độ nhận thức này đòi hỏi sinh viên phải có khả năng phân tích, đánh giá vấn đề và sự sáng tạo”, TS. Ngô Thị Huyền cho biết.

Nữ giảng viên miệt mài nghiên cứu ứng dụng công cụ số trong giảng dạy- Ảnh 1.

TS Ngô Thị Huyền trình bày về giải pháp ứng dụng công cụ số trong giảng dạy

Các đề tài được chị thường xuyên chia sẻ dưới dạng giải pháp thực tiễn. Cụ thể như 2021 với giải pháp “Giảm áp lực học tập các môn lý luận chính trị từ việc khuyến khích sinh viên làm tiểu luận bằng video phỏng vấn”, thay vì viết bài luận, sinh viên thực hiện bài tập bằng cách ứng dụng các công cụ số để thực hiện một bài tập dưới dạng video. Còn giải pháp “Áp dụng phương pháp học tập kết hợp để nâng cao hiệu quả dạy và học các môn lý luận chính trị tại Trường Đại học Lạc Hồng”, hoặc giải pháp “Ứng dụng phương pháp thực chiến trong tổ chức dạy, học các môn Lý luận chính trị”,… đều là kết quả của một quá trình thử nghiệm, đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai tại nơi chị làm việc.

Để đo lường mức độ hiệu quả, và đảm bảo tính khách quan, TS. Ngô Thị Huyền áp dụng các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Việc quan sát có thể thấy được phản ứng của sinh viên đối với từng phương pháp, nhưng để biết mức độ đáp ứng của từng giải pháp và thuyết phục thì phải có các nghiên cứu định lượng. Sau mỗi giải pháp, tôi thường áp khảo sát sinh viên và đánh giá hiệu quả từ các số liệu thu thập. Từ thay đổi nhỏ, dần dần ứng dụng nhiều hơn, thực tiễn hơn ở các tiết học, phù hợp với các kiểu học tập khác nhau của từng nhóm sinh viên.

Xuất thân là dân khoa học xã hội và nhân văn, trước dịch Covid-19 bùng phát, các công cụ số mà Ngô Thị Huyền biết đến chỉ là zalo, facebook và chị sử dụng nó để giải trí là chính. Việc hiểu về các thuật ngữ mang tính công nghệ, kỹ thuật với chị không phải dễ dàng. Vì vậy, sau khi xem clip hướng dẫn mà vẫn không hiểu, hiểu không chắc chắn là chị lại hỏi thầy cô trong trường về các thuật ngữ. “Thuận lợi nhất là tôi luôn được lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện để biến ý tưởng thành hiện thực, được sinh hoạt chuyên môn trong môi trường khai phóng, cởi mở của Việt Nam” – chị Huyền cho hay.

Dần dần, chị đã biết cách sử dụng các “tài nguyên số” để ứng dụng vào công việc dạy và học. Cũng chính từ đó, chị bắt đầu say mê nghiên cứu để đưa ra các giải pháp hữu hiệu, thực tiễn và có khả năng đáp ứng ngay công việc giảng dạy, mang lại hiệu quả truyền tải cao. Các đề tài nghiên cứu lần lượt ra đời, tuy nhiên, chị cũng cho biết, sử dụng công nghệ số là điều nên làm, nhưng cần tránh việc phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ.

“Dù có tiên tiến cỡ nào, các công cụ cũng chỉ là phương tiện, hỗ trợ để công việc nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn chứ không thể thay thế thầy cô giáo. Bởi lẽ, dạy học là quá trình sáng tạo. Thay vì trang bị kiến thức, trong bối cảnh số, thầy cô đóng vai trò hướng dẫn, dẫn dắt người học đi tìm tri thức, thông qua kỹ năng tìm kiếm thông tin, tư duy phản biện trước khối lượng thông tin khổng lồ như hiện nay”, TS. Ngô Thị Huyền lưu ý.

Ngoài công việc chính là giảng dạy Triết học tại Trường Đại học Lạc Hồng, TS. Ngô Thị Huyền còn còn giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Những nghiên cứu của chị đã thổi một luồng gió mới vào công tác giảng dạy tại Đồng Nai.

* Không chỉ nghiên cứu các đề tài khoa học liên quan đến giảng dạy, TS Ngô Thị Huyền còn nghiên cứu các vấn đề về giáo dục, nhà nước, bình đẳng giới, triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh,… và đến nay có khoảng 40 bài báo thuộc các lĩnh vực này.

* Chị từng nhận giải Ba “Giải thưởng Sản phẩm truyền thông Khoa học công nghệ Đồng Nai” năm 2023 và 2024. Chị cũng từng đạt giải Nhì cuộc thi tìm hiểu văn hóa – lịch sử tỉnh Đồng Nai. Năm 2024 chị nhận Bằng khen UBND tỉnh Đồng Nai cho những cống hiến của mình đối với những đóng góp cho công tác giáo dục và đào tạo.



Nguồn: https://pnvnweb.dev.cnnd.vn/nu-giang-vien-miet-mai-nghien-cuu-ung-dung-cong-cu-so-trong-giang-day-20250107143831919.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mọi thứ con đều làm tốt!

Chia sẻ về con gái Nguyễn Ngọc Bảo Khanh - học sinh trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội (UNIS) - vừa trúng tuyển Đại học Washington & Lee (Mỹ) với học bổng khoảng 400.000 USD (trên...

Đến năm 2035, 90% học sinh được thực hành kỹ năng phòng, chống đuối nước

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1717/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). ...

Hàng ngàn khán giả cháy hết mình cùng Bia Saigon Special tại City Tết Fest

Trong thời khắc chuyển giao, chào đón năm mới 2025 tại Lễ hội countdown City Tết Fest, Bia Saigon Special với cương vị là nhà tài trợ bạch kim đã góp phần mang tới mùa Tết sung túc...

Cơ hội nhận giải thưởng hơn 660 triệu đồng cho các nữ doanh nhân

Các nữ doanh nhân có những giải pháp tiên phong trong 2 lĩnh vực sức khỏe và an ninh lương thực sẽ có cơ hội nhận hỗ trợ từ Quỹ Bayer Foundation tại Việt Nam với giải thưởng...

GDP năm 2024 của Việt Nam tăng ấn tượng 7,09%

GDP năm 2024 tăng trưởng cao thứ 4 trong giai đoạn 2011-2024, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022. ...

Bài đọc nhiều

Thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP HCM tại Gia Lai

(NLĐO) - Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP HCM tại Gia Lai đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. ...

Thay đổi bất ngờ về hình thức thi IELTS tại Việt Nam từ 29/3, thí sinh nên đọc ngay

Thông tin từ Hội đồng Anh, kể từ sau ngày 29/3, kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn sang hình thức thi trên máy tính. ...

UMT tạm đình chỉ công việc viện trưởng của bà Nguyễn Trà Giang để xác minh tố cáo

Hiệu trưởng Trường đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) vừa ban hành quyết định tạm đình chỉ công việc và chức vụ đối với TS Nguyễn Trà Giang - viện trưởng Viện Khoa học và quản lý thể dục thể thao UMT. ...

PGS.TS Phạm Quang Huy thôi chức phó trưởng ban đào tạo Đại học Kinh tế TP.HCM

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) vừa công bố quyết định về công tác nhân sự đối với PGS.TS Phạm Quang Huy - phó trưởng ban đào tạo Đại học Kinh tế TP.HCM. Quyết định do giám đốc Đại học Kinh tế TP.HCM...

Không còn là ‘nền giáo dục vượt khó’

Năm 2025, ngành giáo dục đứng trước cơ hội lớn để vươn mình với những chính sách đột phá lần đầu được thực thi; bước qua thời kỳ của 'nền giáo dục vượt khó'. ...

Cùng chuyên mục

Đề thi khảo sát đầu vào lớp 6 tại TP.Thủ Đức dự kiến có thay đổi

Mới đây, Phòng GDĐT TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã công bố cấu trúc đề thi khảo sát đầu vào lớp 6 với dự kiến thay đổi đáng chú ý. ...

Vì sao hiệu trưởng bị kỷ luật vẫn tiếp tục làm hiệu trưởng?

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Thuận (Quảng Ngãi) chỉ đạo thu sai quy định, bị phụ huynh tố cáo và nhận kỷ luật khiến trách vừa được bổ nhiệm lại, tiếp tục làm hiệu trưởng trường này. Bổ nhiệm lại đúng quy định,...

Có nên đổ xô đăng ký học ngành trí tuệ nhân tạo, công nghệ bán dẫn?

Các ngành công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và công nghiệp bán dẫn hiện nay đang được xem là các lĩnh vực cốt lõi tại nhiều quốc gia. Nhưng thí sinh có tố chất nào mới nên đăng ký học...

Vì sao bỏ xét tuyển sớm?

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) dự kiến bỏ xét tuyển sớm vì phương thức này chỉ có lợi cho những học sinh yếu, trong khi mục tiêu ban đầu là dành cho học sinh xuất sắc. Xét tuyển...

Chính thức bỏ thi chứng chỉ IELTS trên giấy tại Việt Nam từ ngày 30/3

Từ ngày 30/3, kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn sang hình thức thi trên máy tính. Các thí sinh đã đăng ký thi trên giấy trước thời điểm này được chọn thi sớm trên giấy hoặc thi trên máy. Ngày 7/1, Hội đồng Anh và IDP Việt Nam – hai đơn vị được cấp phép tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS tại Việt Nam - đã cùng thông báo việc các...

Mới nhất

HLV Kim Sang-sik: ‘Cầu thủ muốn khoác áo đội tuyển Việt Nam phải trung thành và tận tâm’

HLV Kim Sang-sik đã có những câu chuyện hay về đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trong buổi trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên chiều 7.1. Phỏng vấn HLV Kim Sang-sik * Khi đội tuyển Việt Nam lọt vào bán kết AFF Cup, ông từng nói “tôi đã có kế hoạch cho cả trận chung kết”. Điều đó cho thấy...

Tiết lộ về Đặc khu kinh tế Johor-Singapore, Malaysia kỳ vọng điều gì?

Ngày 7/1, trong chuyến thăm Malaysia của Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và các bộ trưởng nội các cấp cao, hai quốc gia Đông Nam Á này đã công bố thỏa thuận về Đặc khu kinh tế Johor-Singapore (JS-SEZ).

Công ty cung cấp hồ sơ sai sự thật ‘thổi’ mỏ cát 1 tỷ lên 370 tỷ nhận phạt

Doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ cát hơn 370 tỷ đồng ở Quảng Nam bị phạt 17 triệu đồng vì hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để đăng ký tham gia đấu giá. Ngày 7/1, ông Nguyễn Minh Hiếu, quyền Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn (Quảng Nam), đã ký quyết định về việc...

Quốc hội sẽ họp bất thường xem xét lập một số bộ, cơ cấu thành viên Chính phủ khóa mới

Kỳ họp bất thường của Quốc hội tới đây sẽ xem xét 7 nội dung cấp thiết trong sắp xếp tổ chức bộ máy, trong đó có việc thành lập một số bộ của Chính phủ khóa 15; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 16. Sáng 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Thương vụ M&A nghìn tỷ của KIDO Foods chưa “thuận buồm xuôi gió”: Nutifood chỉ kiểm soát về cổ phần, KIDO tuyên bố vẫn...

Dù tỷ lệ sở hữu không còn chi phối, song theo đại diện KIDO cho biết các thương hiệu Merino và Celano mà KDF đang sử dụng để kinh doanh vẫn là thương hiệu do Tập đoàn sở hữu. CTCP Tập đoàn KIDO (mã chứng khoán KDC) vừa công bố dự thảo họp ĐHĐCĐ bất thường, dự kiến diễn ra...

Mới nhất